MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, May 4, 2012

Chinese Values? NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRUNG HOA?



Chinese Values?

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TRUNG HOA?

Thế nào là những giá trị Trung Hoa?
Joschka Fischer
Project Syndicate
Saturday, May 5, 2012
Joschka Fischer
Project Syndicate
Saturday, May 5, 2012
Joschka Fischer
Project Syndicate
5/5/2012

BERLIN – There can be little reasonable doubt today that the People’s Republic of China will dominate the world of the twenty-first century. The country’s rapid economic growth, strategic potential, huge internal market, and enormous investment in infrastructure, education, and research and development, as well as its massive military buildup, will see to that. This means that, in political and economic terms, we are entering an East and Southeast Asian century.

BÁ LINH – Hiện nay có thể có chút nghi ngờ hợp lý rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa to lớn, và đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu và phát triển, cũng như sự tăng cường xây dựng quân đội to lớn của Trung Hoa, đã cho thấy điều đó. Điều này có nghĩa là, về chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước vào một thế kỷ Đông Á và Đông Nam Á.

BERLIN – Có thể đang tồn tại một nỗi nghi ngại nhỏ nhưng không phải là thiếu căn cứ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thể giới trong thế kỷ 21. Bằng chứng cho nhận định này là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân cao, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa khổng lồ, đầu tư rất lớn vào hạ tầng, giáo dục, nghiên cứu & phát triển đồng thời với việc tăng cường đáng kể lực lượng vũ trang. Điều đó có nghĩa là, đứng về phương diện chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước vào một thế kỷ của Đông Á và Đông-Nam Á.

Lest we forget, the outcome for the world would have been far worse if China’s ascent had failed. But what will this world look like? We can foresee the power that will shape its geopolitics, but what values will underlie the exercise of that power?

Vì sợ rằng chúng ta quên, nhưng hậu quả đối với thế giới sẽ còn tồi tệ hơn nếu sự đi lên của Trung Hoa thất bại. Nhưng thế giới này sẽ như thế nào? Chúng ta có thể thấy trước quyền lực về địa chính trị của Trung Hoa, nhưng những giá trị nền tảng gì sẽ làm nên việc thực hiện quyền lực đó?

Vì sợ rằng chúng ta có thể quên nên cần phải nhớ rằng kết cục của thế giới này sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu như con đường đi lên của Trung Quốc thất bại. Tương lai của thế giới này rồi sẽ ra sao? Chúng ta có thể thấy trước thế lực nào sẽ định hình môi trường địa-chính trị của thế giới, thế nhưng các giá trị nào sẽ làm nền móng cho cách hành xử của thế lực đó?

The official policy of “Four Modernizations” (industrial, agricultural, military, and scientific-technological) that has underpinned China’s rise since the late 1970’s has failed to provide an answer to that question, because the “fifth modernization” – the emergence of democracy and the rule of law – is still missing. Indeed, political modernization faces massive opposition from the Chinese Communist Party, which has no interest in surrendering its monopoly of power. Moreover, the transition to a pluralist system that channels, rather than suppresses, political conflict would indeed be risky, though the risk will grow the longer one-party rule (and the endemic corruption that accompanies it) persists.

Chính sách của Trung Hoa về "Bốn Hiện đại hóa" (công nghiệp, nông nghiệp, quân sự, và khoa học - công nghệ) đã củng cố sự trỗi dậy của Trung Hoa kể từ cuối những năm 1970 đã không giúp được việc trả lời cho câu hỏi đó, bởi vì "Năm hiện đại hóa" vẫn còn thiếu - đó là sự phát triển của nền dân chủ và giá trị của pháp luật. Thật vậy, hiện đại hóa chính trị phải đối mặt với đa số chống đối từ Đảng Cộng sản Trung Hoa, vì họ không quan tâm đến việc từ bỏ quyền lực đơn nguyên. Hơn nữa, hầu như mọi tư tưởng đều chỉ quan tâm đến ngăn chặn việc chuyển đổi sang một hệ thống đa nguyên, xung đột chính trị thực sự sẽ là rủi ro, và nguy cơ sẽ phát triển một nền cai trị độc đảng kéo dài (và đặc quyền tham nhũng đi kèm với nó) vẫn còn tồn tại.

Chủ thuyết chính thức về “bốn hiện đại hóa” (bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, quân sự và khoa học-công nghệ) làm trụ cột cho sự trỗi dậy của Trung Quốc từ cuối những năm 1970 đã không thể trả lời câu hỏi nêu trên, bởi lẽ còn thiếu mất một “hiện đại hóa thứ năm” nữa, đó là sự nổi lên của dân chủ và pháp quyền. Quả thực, quá trình hiện đại hóa về chính trị đang gặp phải sự chống đối toàn diện và mạnh mẽ từ phía ĐCS Trung Quốc vì đảng này không muốn từ bỏ vị thế độc tôn của mình. Hơn nữa, giai đoạn quá độ sang một hệ thống đa nguyên sẽ khởi nguồn mà không ngăn chặn những xung đột chính trị có thể mang tính rủi ro, mặc dù rủi ro cũng sẽ gia tăng khi sự nắm quyền chỉ bởi một đảng vẫn được duy trì dài lâu hơn (và nạn tham nhũng tràn lan cùng đồng hành với nó).


Ideologically, Chinese leadership’s rejection of human rights, democracy, and the rule of law is based on the contention that these supposedly universal values are a mere stalking horse for Western interests, and that repudiating them should thus be viewed as a matter of self-respect. China will never again submit to the West militarily, so it should not submit to the West normatively either.

Về y thức hệ, lãnh đạo Trung Hoa từ chối các quyền con người, dân chủ, và pháp quyền. Trên cơ sở sự bất đồng với những giá trị được cho là phổ quát của thế giới, thì Trung Hoa cho là nó như một con chim mồi (*stalking horse) chỉ vì lợi ích của phương Tây, và họ khước từ, do đó họ xem việc này như là một vấn đề của lòng tự trọng (self-respect). Trung Hoa sẽ không bao giờ bàn luận trở lại với phương Tây về quân sự, vì vậy quân sự không nên đem ra làm chuẩn mực của phương Tây.

Về mặt tư tưởng, việc các lãnh tụ Trung Quốc chối bỏ nhân quyền, dân chủ và pháp quyền dựa trên luận điểm bất đồng cho rằng những giá trị hiện nay dù giả sử là mang tính toàn cầu đi chăng nữa, thì chẳng qua cũng chỉ là bình phong bảo vệ quyền lợi của Phương Tây và từ chối chúng phải được coi là việc biết tự trọng. Trung Quốc sẽ không bao giờ phải quy phục Phương Tây về quân sự cho nên cũng sẽ không cần quy phục các quy chuẩn khác của Phương Tây.

And here we return to the concept of “Asian values,” originally developed in Singapore and Malaysia. But until this day, three decades later, its meaning remains unclear. Essentially, the concept has served to justify collectivist-authoritarian rule by aligning it with local tradition and culture, with autonomy defined in terms of otherness – that is, differentiation from the West and its values. Thus, “Asian values” are not universal norms, but rather a self-preservation strategy harnessed to identity politics.

Và ở đây chúng ta quay trở lại với khái niệm "những giá trị châu Á", ban đầu được phát triển tại Singapore và Malaysia. Nhưng cho đến ngày nay, sau ba thập kỷ, ý nghĩa của nó vẫn chưa rõ ràng. Về cơ bản, khái niệm của chữ "phục vụ" là để biện minh cho chủ nghĩa tập thể, độc tài cai trị bằng cách quy kết nó với văn hóa và truyền thống địa phương, với quyền tự chủ quy định tại các điều khoản của sự khác biệt - có nghĩa là, sự khác biệt những nguyên lý giá trị giữa Trung Hoa và phương Tây. Như vậy, "những giá trị châu Á" không phải là những tiêu chuẩn phổ quát, mà là một chiến lược tự vệ đã được khai thác để đồng nhất văn hóa và truyền thống vào chính trị của Trung Hoa.

Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với luận thuyết về “những giá trị Á Châu” được phát triển ban đầu ở Singapore và Malaysia. Tuy nhiên cho đến ngày hôm nay sau ba thập niên, thì ý nghĩa của luận thuyết đó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Về bản chất, luận thuyết này được dùng để biện minh cho sự cầm quyền theo kiểu độc đoán tập thể [một hình thức của một ông vua tập thể – ND] nhưng biết cách hòa hợp với các truyền thống và văn hóa bản địa, với sự khẳng định ý thức tự lập theo cách nhấn mạnh những nét riêng đặc thù, có nghĩa là khác biệt với Phương Tây và những giá trị của nó. Như vậy thì “các giá trị Á Châu” không phải là những chuẩn mực mang tính phổ quát toàn cầu, mà đúng hơn, đó chỉ là chiến lược tự bảo toàn nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị.

Given the history of Western colonialism in Asia, the desire to maintain a distinct identity is both legitimate and understandable, as is the belief in many Asian countries – first and foremost China – that the time has come to settle old scores. But the effort to preserve one’s power, the need for a distinct “Asian” identity, and the desire to settle historical scores will not solve the normative question raised by China’s emergence as the century’s dominant power.

Với lịch sử chủ nghĩa thực dân ở châu Á của phương Tây, Trung Hoa mong muốn duy trì một bản sắc khác biệt là cả hai vấn đề hợp pháp và dễ hiểu, nó cũng như là niềm tin ở nhiều nước châu Á - đầu tiên và quan trọng nhất là Trung Hoa - mà đã có thời nó được dùng để bảo vệ các quan điểm cũ. Tuy nhiên, các nỗ lực để duy trì quyền lực của một quốc gia, nhu cầu cho một bản sắc riêng biệt "châu Á", và mong muốn giải quyết các quan điểm lịch sử sẽ không giải quyết được vấn đề quy phạm pháp luật làm trổi dậy một Trung Hoa mới nổi như là quyền lực thống trị của thế kỷ.

Nhìn vào lịch sử của chủ nghĩa thực dân Phương Tây ở Châu Á thì ý nguyện gìn giữ sự khác biệt về bản sắc là điều dễ thông cảm và chính đáng cũng như niềm tin ở nhiều quốc gia Á Châu và trước tiên là Trung Quốc là đã đến lúc phải thanh toán những món nợ cũ. Tuy nhiên nỗ lực bảo toàn quyền lực, nhu cầu về một sự khác biệt mang “bản sắc Á Châu” và ý nguyện thanh toán những món nợ lịch sử sẽ không thể giải quyết vấn đề có tính quy phạm được đặt ra khi Trung Quốc trỗi dậy với tư cách là một thế lực vượt trội trong kỷ nguyên này.

How that question is answered is crucially important, because it will determine the character of a global power, and thus how it deals with other, weaker countries. A state becomes a world power when its strategic significance and potential give it global reach. And, as a rule, such states then try to safeguard their interests by imposing their predominance (hegemony), which is a recipe for dangerous conflict if based on coercion rather than cooperation.

Làm thế nào để câu hỏi đó được trả lời là điều quan yếu, bởi vì nó sẽ xác định đặc trưng của một quyền lực toàn cầu, và do đó làm thế nào để Trung Hoa quan hệ với các quốc gia khác, những nước yếu hơn. Khi một quốc gia trở thành một cường quốc của thế giới thì tiềm năng và ý nghĩa chiến lược của nó phải đủ khả năng để tiếp cận toàn cầu. Và, như một quy luật, những quốc gia như vậy sau đó cố gắng bảo vệ lợi ích của mình bằng cách áp đặt sự ưu thế của mình (quyền bá chủ), đó là một công thức cho những xung đột nguy hiểm, nếu cường quốc đó chỉ biết dựa vào cưỡng chế hơn là hợp tác.

Trả lời cho câu hỏi này như thế nào có ý nghĩa quyết định bởi lẽ điều này sẽ xác định đặc tính của thế lực toàn cầu, và cả cái cách mà thế lực đó hành xử với các quốc gia khác yếu hơn. Quốc gia trở thành một thế lực toàn cầu khi mà ý nghĩa chiến lược và tiềm năng của nó đạt tới tầm cỡ toàn thế giới. Và theo quy luật, những quốc gia này khi đó sẽ cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách áp đặt tính vượt trội (bá chủ, lãnh đạo) của chúng. Điều này dẫn tới những xung đột nguy hiểm nếu chỉ có ép buộc mà đi thiếu một sự hợp tác.



The world’s acclimation to a global hegemonic structure – in which world powers guarantee an international order – survived the Cold War. The Soviet Union wasn’t ideologically anti-Western, because Communism and Socialism were Western inventions, but it was anti-Western in political terms. And it failed not only for economic reasons, but also because its internal and external behavior was based on compulsion, not consent.

Sự thích nghi của thế giới với một cấu trúc bá quyền toàn cầu còn lại sau chiến tranh lạnh - trong đó các cường quốc thế giới đảm bảo một trật tự quốc tế. Liên Xô không có ý thức hệ chống lại phương Tây, bởi vì chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những phát minh của phương Tây, mà Liên Xô chỉ chống phương Tây về lĩnh vực chính trị. Và nó đã thất bại không chỉ vì những lý do kinh tế, mà còn vì những hành vi đối nội và đối ngoại của Liên Xô được xây dựng trên sự ép buộc, và bất đồng.

Sự thích nghi của cộng đồng quốc tế đối với cơ cấu lãnh đạo toàn cầu (mà trong đó các thế lực toàn cầu đảm bảo một trật tự quốc tế) đã sống qua được qua thời Chiến tranh lạnh. Về mặt tư tưởng, Liên Xô chưa từng là thế lực chống Phương Tây bởi lẽ Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội đều là những sáng tạo của Phương Tây, tuy nhiên Liên Xô chống Phương Tây về phương diện chính trị. Liên Xô đã sụp đổ không chỉ bởi nguyên do kinh tế mà còn bởi cách hành xử trong nước và quốc tế dựa trên ép buộc mà không phải là sự ưng thuận.


By contrast, the United States’ economic and political model, and that of the West, with its individual rights and open society, proved to be its sharpest weapon in the Cold War. The US prevailed not because of its military superiority, but because of its soft power, and because its hegemony was based not on coercion (though there was some of that, too), but largely on consent.

Ngược lại, mô hình kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, và phương Tây, với các quyền cá nhân và xã hội cởi mở, đã tỏ ra là vũ khí sắc bén nhất của nó trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ chiếm ưu thế không phải vì ưu thế quân sự của nó, mà bởi vì quyền lực mềm của nó, và độc quyền của nó không dựa vào một nền tảng cưỡng chế (mặc dù nó cũng có tỷ lệ nhỏ cưỡng chế bên trong), nhưng phần lớn là dựa vào sự đồng thuận.

Trái ngược lại, mô hình kinh tế, chính trị của Mỹ và Phương Tây với quyền con người và một xã hội mở đã chứng tỏ là thứ vũ khí sắc bén nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ chiếm ưu thế không phải vì tính hơn hẳn về quân sự mà bởi quyền lực mềm của mình và còn bởi vì sự lãnh đạo của Hoa Kỳ không dựa trên ép buộc (mặc dù cũng có những trường hợp như vậy), nhưng chủ yếu vẫn là tự nguyện.


Which path will China choose? While China will not change its ancient and admirable civilization, it owes its re-emergence to its embrace of the contemporary Western model of modernization – the huge achievement of Deng Xiaoping, who put the country on its current path more than three decades ago. But the decisive question of political modernization remains unanswered.

Con đường nào để cho Trung Hoa sẽ lựa chọn? Trong khi Trung Hoa sẽ không thay đổi nền văn minh cổ xưa và đáng ngưỡng mộ của mình, thì nó lại công nhận sự trổi dậy của nó để lang chạ với những mô hình hiện đại hóa của phương Tây đương đại - những thành tựu to lớn của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước Trung Hoa như ngày hôm nay từ cách đây hơn ba thập kỷ. Nhưng câu hỏi quyết định về hiện đại hóa chính trị vẫn chưa có ai trả lời.

Vậy thì Trung Quốc sẽ chọn con đường nào? Khi mà Trung Quốc không thay đổi nền văn hóa lâu đời và đáng khâm phục của mình thì để có được vị thế phục hưng như ngày nay nó vẫn phải biết ơn việc đi theo mô hình hiện đại hóa Tây Phương – và đó chính là thành tựu vĩ đại của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước lên con đường phát triển hôm nay cách đây hơn ba thập kỷ. Tuy nhiên câu hỏi quyết định về hiện đại hóa chính trị vẫn chưa được trả lời.

Clearly, national interests, and sometimes pure power, play a part in how the US and other Western countries apply values like human rights, the rule of law, democracy, and pluralism. But these values are not mere ideological window dressing for Western interests; in fact, they are not that to any significant extent. They are indeed universal, and all the more so in an era of comprehensive globalization.

Rõ ràng, lợi ích quốc gia, và đôi khi là quyền lực thuần túy, đóng vai trò một phần ở Mỹ và các nước phương Tây khác nhờ vào áp dụng các giá trị nhân quyền, giá trị của pháp luật, dân chủ và đa nguyên. Nhưng các giá trị này không chỉ là cánh cửa sổ tư tưởng được trang trí bằng những tấm rèm đẹp cho lợi ích của phương Tây, trong thực tế, các giá trị đó là quyền căn bản của mỗi con người. Chúng như không khí để thở, và còn hơn thế nữa trong một thời đại toàn cầu hóa toàn diện.

Rõ ràng là quyền lợi quốc gia và đôi khi là quyền lực đơn thuần có vai trò trong cách thức mà Hoa Kỳ và các nước Phương Tây khác áp dụng những giá trị như nhân quyền, pháp quyền, dân chủ và đa nguyên. Nhưng những giá trị đó không phải là thứ hàng hóa để trưng bày tủ kính nhằm phục vụ lợi ích của Phương Tây; thực tế chúng không có ý nghĩa như vậy, và quả thực đó là những giá trị chung của nhân loại, nhất là trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa mọi mặt hiện nay.


The contribution of Asia – and of China, in particular – to the development of this universal set of values is not yet foreseeable, but it will surely come if the “fifth modernization” leads to China’s political transformation. China’s course as a world power will be determined to a significant extent by the way it confronts this question.

Sự đóng góp của châu Á - và đặc biệt Trung Hoa - đến sự phát triển của các giá trị có khuynh hướng toàn cầu là không thể dự đoán được, nhưng chắc chắn nó sẽ đến nếu công cuộc "Năm hiện đại hóa" dẫn đến sự thay đổi chính trị của Trung Hoa. Để Trung Hoa trở thành một cường quốc có tiếng nói quyết định đáng kể với thế giới, buộc Trung Hoa phải đối mặt với vấn đề thứ năm này.

Sự đóng góp của Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng vào quá trình phát triển tập hợp những giá trị chung của nhân loại hãy còn là điều chưa thể dự đoán hết được, thế nhưng điều này nhất định sẽ xảy ra nếu như công cuộc “hiện đại hóa thứ năm” dẫn dắt Trung Quốc tới một sự chuyển hóa về chính trị. Tiến trình của Trung Quốc với tư cách là một thế lực toàn cầu sẽ được xác định chủ yếu phụ thuộc vào cách mà quốc gia này trả lời cho câu hỏi vừa nêu.


Translated by BSHH

Translated by Phạm Gia Minh
Joschka Fischer was German Foreign Minister and Vice Chancellor from 1998-2005, a term marked by his strong defense of Germany’s participation in NATO’s intervention in Kosovo in 1999, followed by his strong opposition to the war in Iraq. Fischer entered electoral politics after participating in the anti-establishment protests of the 1960’s and 1970’s, and played a key role in the establishment of the German Green Party, which he led for nearly two decades.
Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó thủ tướng Đức giai đoạn 1998-2005, một thời kỳ được đánh dấu bởi quan điểm về quốc phòng mạnh mẽ của ông về sự tham gia của Đức trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo năm 1999, sau đó ông phản đối mạnh mẽ về chiến tranh ở Iraq. Fischer tham gia chính trị sau khi tham gia các cuộc biểu tình đối lập về chính trị xã hội trong những năm 1960s và 1970s, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Xanh của Đức, đảng mà ông đã lãnh đạo trong gần hai thập kỷ.

Joschka Fischer nguyên là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức từ 1998 tới 2005; trong thời gian đương chức, ông đã mạnh mẽ bênh vực việc Đức tham gia NATO can thiệp ở Kosovo năm 1999, sau khi mạnh mẽ chống chiến tranh Iraq. Fiscbu7o71cra tranh cử chính trị sau khi tham gia tham gia những cuộc phản kháng chống các thiết chế xã hội [anti-establishment] những năm 1960 và 1970, và đóng vai trò then chốt trong tổ chức Đảng Xanh nước Đức do ông lãnh đạo suốt gần hai thập niên.

http://www.project-syndicate.org/contributor/joschka-fischer

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn