MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, May 23, 2012

China’s Foreign Policy Debate Tranh luận về chính sách ngoại giao của Trung Quốc



China’s Foreign Policy Debate
Tranh luận về chính sách ngoại giao của Trung Quốc

By Bhaskar Roy
Bhaskar Roy


17-05-2012

Foreign policy debates are normal in any big and influential country.  The best minds in the country are tapped by the government to assess different views to elicit opinion what the people want, what the external environment portends and, finally, prepare responses and actions.  China, as a one-party state may not have problems of opposition parties snapping at its heels like in India, but unlike in Maoist era today Chinese leaders have to take into consideration different voices within the system represented in the Party’s politburo and its 9-member standing committee.

Các cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao là chuyện bình thường ở bất cứ cường quốc và quốc gia có tầm ảnh hưởng nào. Các nhà thông thái trong nước được chính quyền tham khảo để đánh giá những quan điểm khác nhau hầu tìm ra điều mà dân chúng muốn, những điều môi trường bên ngoài báo trước và cuối cùng là chuẩn bị phương cách đáp ứng và hành động. Trung Quốc, một quốc gia độc đảng, không có vấn đề đảng đối lập theo sát gót như ở Ấn Độ, nhưng không giống như thời Mao-ít, ngày nay lãnh đạo Trung Quốc phải lưu tâm đến những tiếng nói khác biệt bên trong hệ thống qua chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng.

According to Li Wei, a lecturer at the Renmin University of China’s School of International Studies (Feb 20, 21st Century Business Herald), an intense debate is currently on in the country’s foreign policy establishment examining whether Deng Xiaoping’s dictum “hide your strength, bide your time” is still relevant.

Theo ông Lý Vệ (Li Wei), một giảng viên trường Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, Đại học Renmin (theo báo Century Business Herald, ngày 20-21 tháng 2 năm 2012), một cuộc tranh luận sôi nổi về chính sách ngoại giao hiện tại đang xảy ra, khảo sát nguyên tắc “che dấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ” của Đặng Tiểu Bình có còn hợp thời hay không.

It is not for the first time that Deng’s policy has been questioned.  He crafted this policy, which has more advise, around 1991-92 when China was isolated internationally following the June, 1989 Tiananmen Square incident.  Deng decided to build an economically and militarily powerful China in a stable atmosphere.  His special advice was not to confront the USA. To many Chinese experts, China has achieved that status especially after replacing Japan as the world’s No.2 economic power this year.  Again, a section among China’s foreign policy elite, especially the military establishment, began to show bravado from the very early years of this century.  It may be recalled that around  2004, a theoretical proposal was mooted by a Chinese scholar that the region between the middle east to  western pacific should be controlled by China.

Đây không phải là lần đầu tiên chính sách của Đặng Tiểu Bình bị đặt nghi vấn. Ông đã đặt ra chính sách này với nhiều khuyến khích, vào khoảng năm 1991-1992 khi Trung Quốc đang bị thế giới cô lập theo sau vụ thảm sát Thiên An Môn hồi tháng 6 năm 1989. Ông Đặng quyết xây dựng một nước Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và quân sự, trong môi trường ổn định. Lời khuyên đặc biệt cho ông ta là đừng đối đầu với Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia Trung Quốc, Trung Quốc đã đạt được vị thế đó, nhất là sau khi thay thế Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới trong năm nay. Một lần nữa, một phân bộ trong giới chức lo về chính sách ngoại giao Trung Quốc, nhất là về lĩnh vực quân sự, đã bắt đầu phô trương sức mạnh vào những năm đầu của thế kỷ này. Cũng cần nên nhắc lại rằng, vào khoảng năm 2004, một học giả Trung Quốc đưa ra đề nghị là Trung Quốc nên kiểm soát khu vực từ Trung Đông tới Tây Thái Bình Dương.

Currently, however, China is at another major transformation in history following the 1978 policy of reform and opening, again steered by Deng Xiaoping.  The once in ten years leadership transition is to take place in autumn, this year.  It has been hit by serious scandals like the Bo Xilai incident in February-March, and the more recent case of blind activist Chen Guangchen who took asylum in the US embassy in Beijing for six days.  The USA’s Asia-Pacific “pivot” has heightened China’s security concerns and challenges its ambition to dominate the region.

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang đứng trước một chuyển biến lớn khác trong lịch sử, theo sau chính sách đổi mới và mở cửa do Đặng Tiểu Bình chủ xướng năm 1978. Sự thay đổi lãnh đạo mỗi 10 năm sẽ xảy ra vào mùa thu năm nay. Trung Quốc đã bị mất uy tín do các vụ bê bối như sự cố Bạc Hy Lai hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay, và trường hợp mới đây về nhà hoạt động dân chủ khiếm thị Trần Quang Thành, người đã lánh nạn trong Đại Sứ quán Hoa Kỳ 6 ngày. Sự chuyển hướng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã gia tăng sự quan ngại về an ninh và thách thức tham vọng bá quyền trong khu vực của Trung Quốc.

Therefore, practicing or discarding Deng’s dictum is engaged in the debate on two fundamental questions, “is the US in decline?” and “what is the basic direction of China’s diplomatic strategy?”

Vì thế, việc thực thi hay bãi bỏ nguyên tắc của Đặng Tiểu Bình được đưa vào cuộc tranh luận về hai câu hỏi căn bản, “Phải chăng Hoa Kỳ đang suy thoái?” và “Đường lối căn bản của chiến lược ngoại giao Trung Quốc là gì?”


Accordingly to Li Wei’s article, Professor Wang Yizhou, author of the book “Creative Involvement: a New Direction in China’s Diplomacy”,  sees three basic issues that confronts China.

Theo bài viết của ông Lý Vệ, Giáo sư Wang Yizhou, tác giả của quyển sách “Sự tham gia khôn khéo: một đường lối mới trong chính sách ngoại giao Trung Quốc”, nhìn thấy 3 vấn đề căn bản mà Trung Quốc đang đối mặt.

First, China’s power growth leaves no room for vigorous development, and China is a source of growing concern and expectation in the international community.  There are growing international responsibilities as per its power.  If China fails to respond, it will fundamentally damage its “soft power”.

Thứ nhất, sức mạnh gia tăng của Trung Quốc đã không có chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ tiếp theo, và Trung Quốc là nguyên nhân cho mối lo ngại và mong đợi ngày càng nhiều của cộng đồng thế giới. Cần có sự gia tăng về trách nhiệm quốc tế, khi sức mạnh Trung Quốc gia tăng. Nếu Trung Quốc không có khả năng đáp ứng điều này, về căn bản họ sẽ hủy hoại “sức mạnh mềm” của chính họ.


Next, China faces a series of pressing diplomatic issues.  Can it shelve disputes now with its current power?

Kế đến, Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề ngoại giao cấp bách. Liệu Trung Quốc có thể giải quyết các tranh chấp đang xảy ra bằng sức mạnh hiện có của họ?


Third, the traditional diplomacy of hiding strength and biding time is proving incapable of protecting Chinese interests abroad.

Thứ ba, chính sách ngoại giao truyền thống về che dấu sức mạnh và chờ đợi thời cơ đã chứng tỏ không có khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.


The above three points are brief statements of Prof. Wang’s thesis especially when China has entered the global stage in full regalia.  Therefore, China can no longer remain in a position where it pleads that it is still a developing country and avoid international responsibility, and claim greater power status at the same time to make the best out of the business  leaving  others to do the dirty job.


Ba vấn đề nêu trên là phát biểu ngắn gọn trong phân tích của Giáo sư Wang, nhất là khi Trung Quốc bước vào sân khấu thế giới trong tư thế có uy quyền. Vì vậy, Trung Quốc không thể ở lại vị thế van nài rằng mình vẫn còn là một nước đang phát triển và tránh né trách nhiệm với thế giới, và đồng thời đòi hỏi tư thế cường quốc để tranh giành lợi thế trong mậu dịch, để cho những nước khác đổ vỏ.


Li Wei described the two sides in the debate as “internationalists” and “realists”. Both agree that Deng’s policy is no longer relevant and support China’s  active involvement in international affairs, the two groups have fundamental differences over specific diplomatic approaches and strategies.  The internationalists disapprove the use of force, urge self-restraint, advocate compliance with international norms, utilize the international system to participate in global governance while putting emphasis on the role of society – not just sovereign power.


Ông Lý Vệ diễn tả hai phía của cuộc tranh luận là “quốc tế gia” và “thực tế gia”. Cả hai phía đồng ý rằng, chính sách của Đặng Tiểu Bình không còn thích hợp và ủng hộ sự tham gia tích cực vào công việc thế giới của Trung Quốc. Hai nhóm này có những khác biệt căn bản về các cách tiếp cận ngoại giao và chiến lược tiêu biểu. Các quốc tế gia không đồng ý với việc sử dụng vũ lực, khuyến cáo tự kiềm chế, chủ trương tuân theo các thông lệ quốc tế, dựa vào hệ thống vận hành quốc tế để tham gia vào việc điều hành thế giới, trong lúc nhấn mạnh vai trò trách nhiệm với xã hội – không chỉ quyền tối cao.   


The realists strongly favour strong military power and demonstrate strength to the international community, if necessary.  This view represents the assertive behaviour of China that has been witnessed recently, especially in the context of territorial disputes in the South China Sea and to a lesser extent in the East China Sea.   This opinion advocates securing the growing Chinese interests overseas that are direly needed to keep the development machine growing.  Today, China is sorely dependent on import of energy and raw material like iron ore.

Các thực tế gia đặc biệt ưa thích quyền lực quân sự lớn mạnh và sẵn sàng phô diễn sức mạnh với cộng đồng quốc tế, nếu cần. Quan điểm này tiêu biểu cho thái đội quyết đoán của Trung Quốc được chứng kiến gần đây, nhất là qua diễn tiến của các tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông và với cường độ nhẹ hơn ở vùng biển Hoa Đông. Quan điểm này cổ võ việc bảo vệ lợi ích ở nước ngoài đang gia tăng của Trung Quốc, thiết yếu để nuôi sống bộ máy phát triển (kinh tế) gia tăng. Ngày nay, Trung Quốc lệ thuộc rất nhiều vào vấn đề nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô như quặng sắt.

The weakness in China analysis is the fact that very little is known about what is happening in the 9-member Politburo Standing Committee that lays down finally what is to be done.  Certainly, the Party General Secretary, currently Hu Jintao, holds the deciding vote.  But Hu is not Mao, and not even Deng.  Although the final decision of this group is to be carried out, there are certainly differences.  Interest sections are stronger today than they were two decades ago, and influence decisions.  The military holds a much higher position and say in strategic foreign policy like territorial issues than the foreign ministry does.  In Li Wei’s definition the military falls in the group of realists.

Điểm yếu trong các phân tích về Trung Quốc là, rất ít điều được biết về những gì xảy ra bên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 ủy viên, là những người nắm quyền quyết định cuối cùng về những gì được thi hành. Chắc chắn rằng Tổng Bí thư hiện nay là Hồ Cẩm Đào là người nắm giữ lá phiếu quyết định. Nhưng ông Hồ Cẩm Đào không phải là Mao Trạch Đông, và cũng không phải Đặng Tiểu Bình. Mặc dù quyết định cuối cùng của nhóm này sẽ được thi hành, chắc chắn sẽ có những sự khác biệt. Các nhóm lợi ích ngày nay có quyền thế hơn hai thập niên trước, và tác động lên những quyết định. Quân đội nắm giữ vị thế cao hơn và có tiếng nói mạnh mẽ về chính sách ngoại giao chiến lược, như các vấn đề lãnh thổ, hơn là bộ ngoại giao. Theo định nghĩa của Lý Vệ thì quân đội thuộc về nhóm thực nghiệm gia.


The test of the influence of the two groups appears to have been reflected to an extent by China’s postures with the Philippines over the sovereignty of the Scarborough Shoal or Huangyan islands in the South China Sea.

Sự thử nghiệm về tác động của hai nhóm có vẻ như được phản ánh phần nào qua thái độ của Trung Quốc đối với Philippines về chủ quyền ở bãi cạn Scarborough, còn gọi là đảo Hoàng Nham ở Biển Đông.

On May 7, Ms. Fu Ying, China’s Vice Minister for Foreign Affairs summoned the Philippine Charge d’Affairs Alex Chua in Beijing and warned that China had made all necessary preparations to respond if the Philippine side caused the situation over the Huangyan  islands to escalate.  On May 8, the authoritative People 's Daily commentary served an ultimatum to the Philippines that when it was intolerable there was no need for restraint.  The PLA newspaper, the Liberation Army Daily, warned (May 10) in the same context, that China will not give up half an inch of China’s territory.  Senior PLA leaders like Maj. Gen. Luo Yuan also went on the offensive.


Vào ngày 7 tháng 5, bà Phó Oánh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã triệu tập ông Alex Chua đại biện Philippines ở Bắc Kinh và cảnh báo rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ để đối phó nếu phía Philippines làm tình hình căng thẳng tại đảo Hoàng Nham gia tăng. Ngày 8 tháng 5, trong mục bình luận của Nhân Dân Nhật báo, tờ báo có thẩm quyền, đã đưa ra tối hậu thư cho Philippines rằng, khi Trung Quốc không chịu đựng được nữa thì sẽ không cần kềm chế. Báo của Quân Giải Phóng Nhân Dân TQ (PLA), tờ Nhật báo Quân đội Giải Phóng, hôm 10 tháng 5 cũng đã cảnh báo tương tự như thế, rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ nửa tấc đất trong lãnh thổ của mình. Các lãnh đạo cao cấp của PLA như Thiếu tướng La Viện cũng lên tiếng công kích.


There was, however, a sudden de-escalation of rhetorics from the Chinese side.  A war with the Philippine was ruled out for now by the Ministry of Defence.     But the impression  left was that Beijing was not willing to go by international rules and laws on territorial disputes it claimed as its own.  This, from all accounts, was a temporary respite.  The Philippine also backed down.

Tuy nhiên, giọng điệu của Trung Quốc đã thuyên giảm bất thình lình. Bộ Quốc phòng đã loại bỏ khả năng về một cuộc chiến với Philippines. Nhưng ấn tượng để lại là, Bắc Kinh không muốn tuân theo các luật lệ quốc tế về các tranh chấp lãnh thổ mà họ tuyên bố như thể đó là của chính họ. Điều này, từ mọi phương diện, là một sự tạm nghỉ. Philippines cũng xuống giọng.




Beijing’s decision to calm down the situation was dictated by the US interest in the region.  The US and the Philippines have a military alliance, though it is ambiguous if the US will intervene militarily if the Philippines was attacked.  The US and the Philippines conducted a joint military exercise in April which included retrieving an island occupied by a foreign force.  The message was unmistakable to China.


Quyết định giảm bớt căng thẳng tình hình của Bắc Kinh bắt nguồn từ lợi ích của Hoa kỳ trong khu vực. Hoa Kỳ và Philippines có một hiệp ước quân sự, mặc dù vẫn còn mù mờ về sự can thiệp của Hoa Kỳ trong trường hợp Philippines bị tấn công. Hoa Kỳ và Philippines đã thực hiện một cuộc diễn tập quân sự chung hồi tháng 4, gồm việc lấy lại một hòn đảo bị quân ngoại quốc chiếm giữ. Thông điệp đó rõ ràng là nhắm tới Trung Quốc.


Further, the new US-Vietnam relationship which has extended to military contacts from 2011 has disturbed China.  Beijing sees an US initiated move to create an alliance with the weak countries in South East Asia to counter China.  Beijing’s thrust in the East China Sea over the sovereignty of the Senkaku islands with Japan has created another tense situation.  But East China Sea situation is different.  The countries concerned, Japan and South Korea are no weak countries.  Both also have strong military alliance with the US, and Washington has military presence in both countries.

Hơn nữa, quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như mở rộng các cuộc tiếp xúc quân sự từ năm 2011 đã gây khó chịu cho Trung Quốc. Bắc Kinh cho đây là một hành động khởi đầu của Hoa Kỳ để xây dựng liên minh với các nước yếu kém ở Đông Nam Á nhằm chống lại Trung Quốc. Áp lực của Bắc Kinh ở khu vực biển Hoa Đông về chủ quyền trên các đảo Senkaku với Nhật bản đã tạo nên một tình hình căng thẳng khác. Nhưng tình thế ở biển Hoa Đông thì khác. Các quốc gia liên hệ, Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là các nước yếu kém. Cả hai cũng có liên minh quân sự mạnh mẽ với Hoa Kỳ, và Hoa Thịnh Đốn có quân đội hiện diện ở cả hai nước.

These considerations must have influenced China and its realists to make a temporary withdrawal.  But these are  festering  issues.  The future still seems unstable.  The international focus has truly shifted to Asia and the Asia Pacific region.
Những suy xét này chắc hẳn đã tác động lên Trung Quốc và các nhà thực nghiệm trong quyết định rút lui tạm thời. Nhưng đây là các vấn đề ung nhọt. Tương lai dường như vẫn còn mất cân bằng. Sự quan tâm của quốc tế rõ ràng đã chuyển sang châu Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.




Translated by Trần Văn Minh


http://www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers51%5Cpaper5038.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn