MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, May 18, 2012

Backfired: Some Chinese question the party line on patriotism and dissent Phản tác dụng: Một số người Trung Quốc thắc mắc chủ trương của đảng về lòng yêu nước và bất đồng ý kiến




Backfired: Some Chinese question the party line on patriotism and dissent

Phản tác dụng: Một số người Trung Quốc thắc mắc chủ trương của đảng về lòng yêu nước và bất đồng ý kiến

May 19th 2012

19-5-2012
BEIJING “IF THE Philippines gives us such an opportunity, we will certainly seize it”, wrote a Chinese general, Luo Yuan, about the possibility of war over some uninhabited rocks in the South China Sea. A month-long stand-off between ships of the two countries disputing ownership of the remote Scarborough Shoal has been stirring predictably fiery rhetoric in China. Unusually, critics of knee-jerk nationalism have also been outspoken.

Bắc Kinh – “Nếu Philippines mang đến cho ta một cơ hội như thế, chắc chắn chúng ta sẽ nắm bắt nó” – tướng Trung Quốc La Viện (Luo Yuan) viết về khả năng chiến tranh bùng nổ tại một số hòn đảo không người ở trên Biển Đông. Vụ đối đầu kéo dài cả tháng nay giữa tàu của hai nước – hai bên tranh chấp quyền sở hữu bãi cạn Scarborough xa tít tắp – đã và đang khuấy động những ngôn từ nảy lửa, và có thể dự đoán được, ở Trung Quốc. Nhưng điều lạ là, cả những lời phê phán thứ chủ nghĩa dân tộc tự phát kia cũng đã được nói ra một cách rất thẳng thắn.


Only four years ago China was gripped by a nationalist upsurge that few in the country dared openly to question. It was triggered by anti-Chinese violence in March 2008 in the Tibetan capital, Lhasa. Plenty of Chinese divined Western support for the rioters. China’s preparations to hold the Olympic Games that August further fuelled patriotic sentiment, which welled up again in the wake of the global financial crisis. Many Chinese blamed the West, particularly America, for the financial mess and began speaking of the Communist Party with renewed respect for helping China weather the storm.

Cách đây 4 năm, Trung Quốc chìm trong một cơn bộc phát lòng yêu nước, mà hầu như khi ấy chẳng mấy ai ở đất nước này dám tỏ ra công khai nghi ngờ. Cơn bộc phát yêu nước đó được kích động bởi những vụ bạo lực chống người Trung Quốc nổ ra hồi tháng 3-2008 tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Nhiều người Trung Quốc đoán là phương Tây ủng hộ lực lượng nổi dậy. Thời điểm đó, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị tổ chức Thế Vận Hội vào tháng 8 cùng năm – sự kiện này càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa yêu nước, vốn dĩ đã bùng lên một lần nữa trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều người buộc tội phương Tây, nhất là Mỹ, đã gây rối loạn tài chính, và họ bắt đầu nói về Đảng Cộng sản với một tấm lòng biết ơn mới – biết ơn vì đã giúp Trung Quốc vượt qua cơn bão khủng hoảng.

Few in China doubt their government’s claim to Scarborough Shoal (or Huangyan island as Chinese call it) or indeed any of the islands within the so-called “nine-dashed line” (see map). Chinese belligerence over the South China Sea has backfired in recent years by pushing neighbours closer to America, but the issue has shown little sign of igniting a broader outbreak of jingoistic sentiment back home. Only a handful of Chinese gathered outside the Philippine embassy in Beijing. (Some 300 Filipinos protested in Manila.)


Rất ít người Trung Quốc nghi ngờ yêu sách chủ quyền mà chính phủ họ đưa ra đối với bãi cạn Scarborough (hay là Hoàng Nham đảo theo cách gọi của Trung Quốc), hoặc thậm chí đối với bất kỳ hòn đảo nào nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” (xem bản đồ). Trong mấy năm gần đây, tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây phản tác dụng, khi đẩy các nước hàng xóm xích lại gần Mỹ hơn; tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu cho thấy vấn đề có khả năng làm bùng lên một cơn bộc phát tư tưởng sô vanh (tư tưởng nước lớn) mạnh mẽ hơn nữa ở Trung Quốc. Chỉ có một nhóm người Trung Quốc tụ tập ngoài cổng đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh. (Có khoảng 300 người Philippines biểu tình ở Manila).

China’s neighbours are ever fretful about the possibility that popular nationalism in China might goad the country’s leaders into muscle-flexing abroad. Recently they have had particular cause to worry. The party is under enormous stress following the suspension of a Politburo member, Bo Xilai, last month and as it prepares for big changes in the leadership late this year. Signs of a slowing economy (see article) are adding to the party’s woes. Chinese leaders might be tempted to encourage some flag-waving and foreigner-bashing as a way of distracting the public from domestic problems. But recently unusual signs of resistance to such tactics have emerged. The troubles the party would like to disguise may well be inspiring some Chinese to be more critical.

Các nước láng giềng của Trung Quốc bực bội hơn bao giờ hết trước nguy cơ tình cảm dân tộc chủ nghĩa lan rộng ở Trung Quốc có thể kích động giới lãnh đạo Trung Quốc đi đến những hành động tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài. Gần đây, các nước láng giềng cũng có lý do đặc biệt để lo lắng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chịu sức ép khủng khiếp sau vụ thanh trừng ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai hồi tháng trước, cũng như sức ép khi họ đang phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn về lãnh đạo vào cuối năm nay. Thêm vào đó, các dấu hiệu về một nền kinh tế đang suy giảm cũng là mối lo của đảng. Giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cảm thấy không thể không khuyến khích ít nhiều tình cảm yêu nước và bài ngoại, như một cách để khiến công chúng xao lãng sự chú ý vào các vấn đề trong nước. Nhưng gần đây, các biểu hiện chống lại trò đó đã xuất hiện một cách bất thường. Những vấn đề mà đảng muốn che giấu lại rất có thể là những yếu tố kích thích một số người Trung Quốc phê phán (chính quyền) nhiều hơn.

This has been most obvious in public responses to the flight last month of a blind activist, Chen Guangcheng, to the American embassy in Beijing and his subsequent move to a Beijing hospital for treatment. Mr Chen is the first dissident since 1989 to have gained American diplomatic shelter in China. Yet even online nationalists, ever ready to accuse the West of interfering in China’s affairs, have been subdued. (Mr Chen still awaits a passport that would enable him to leave for study in America.)

Có thể thấy điều này rõ ràng nhất trong phản ứng của công chúng với cuộc đào tẩu hồi cuối tháng trước một nhà hoạt động bị mù – ông Trần Quang Thành. Ông chạy thoát vào đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, và sau đó được chuyển sang một bệnh viện tại Bắc Kinh để điều trị. Ông Trần là nhà bất đồng chính kiến đầu tiên, kể từ năm 1989, được bảo vệ nhờ quy chế ngoại giao của Mỹ trên đất Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả những nhân vật dân tộc chủ nghĩa trên mạng – hơn bao giờ hết đang sẵn sàng buộc tội Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc – cũng đã dịu giọng. (Ông Trần vẫn đang chờ được cấp hộ chiếu để có thể rời Trung Quốc sang Mỹ du học).


On May 4th several Beijing newspapers published editorials attacking Mr Chen and American diplomats, calling Mr Chen a “pawn” being used by American politicians to discredit China. Many microbloggers in China responded by attacking the newspapers, not Mr Chen. Late that night one of the papers, Beijing News, published what appeared to be an apology on its microblog account. It showed a photograph of a bedraggled clown smoking a cigarette, with the words: “in the deep still of the night, we take off our mask of insincerity and say to our real selves, we are sorry”. Censors later removed it, after thousands posted messages of support for the newspaper’s apparent change of heart. A Chinese news website, Caixin, called one of the editorials “inappropriate” and a “laughing stock”.


Vào ngày 4-5, một số tờ báo ở Bắc Kinh đã đăng tải những bài xã luận công kích ông Trần và các nhà ngoại giao Mỹ, gọi ông Trần là “con tốt” bị các chính trị gia Mỹ sử dụng để bôi nhọ Trung Quốc. Nhiều blogger Trung Quốc phản ứng bằng việc công kích lại mấy tờ báo đó, chứ không nhằm vào ông Trần. Khuya hôm qua, một trong các tờ báo này, là tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News), đã đăng tải trên blog một bài có vẻ giống như lời xin lỗi. Bài báo có bức ảnh một anh hề lôi thôi, hút xì gà, phía dưới có câu: “Trong sự tĩnh lặng sâu thẳm của màn đêm, chúng tôi cởi bỏ chiếc mặt nạ dối trá và nói với cái tôi chân thật của mình rằng, chúng tôi xin lỗi”. Sau đó các nhà kiểm duyệt đã xóa bài này, sau khi hàng nghìn người post những bình luận, thông điệp ủng hộ sự thay đổi của tờ báo. Một trang tin của Trung Quốc, trang Caixin, đã đánh giá một trong các bài xã luận là “không phù hợp” và làm người đọc “cười vỡ bụng”.


Attempts by state-run newspapers to discredit America’s ambassador to China, Gary Locke, for helping Mr Chen have also aroused little sympathy. On May 14th Beijing Daily tried to taunt Mr Locke by calling on him to reveal his assets. Liu Yadong, a senior editor of another official newspaper, Science and Technology Daily, pointed out on his microblog that public officials in America disclose their assets as a matter of course (Mr Locke’s are readily available). There have long been calls for similar disclosure in China, where official corruption is endemic, and the debate gave broader publicity to those calls. Deluged with criticism, Beijing Daily removed its posting.

Những nỗ lực của hệ thống báo chí quốc doanh nhằm hạ uy tín đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, ông Gary Locke, vì đã giúp đỡ ông Trần, cũng chỉ tạo được chút ít đồng cảm. Vào ngày 14-5, tờ Bắc Kinh Nhật Báo (Beijing Daily) ra sức chế nhạo ông Locke khi kêu gọi ông công khai tài sản. Liu Yadong, biên tập viên cao cấp của một tờ báo quốc doanh khác, tờ Khoa học Công nghệ Hàng ngày (Science and Technology Daily), viết trên blog rằng quan chức công vụ ở Mỹ bưng bít thông tin tài sản là chuyện thường (nhưng tài sản của ông Locke thì đã được công khai rồi). Từ lâu đã có những lời kêu gọi công khai tài sản tương tự ở Trung Quốc – đất nước mà tham nhũng lan tràn – và cuộc tranh cãi khiến cho những lời kêu gọi đó càng được biết đến nhiều hơn. Bị chìm ngập trong những comment phê phán chỉ trích, Bắc Kinh Nhật Báo đã phải dỡ bỏ bài viết trên blog.

Popular nationalism remains a powerful force, but the authorities are wary of giving it free rein, lest it turn against the party itself. Last month they ordered a nationalist website founded during the upsurge of 2008 (m4.cn, formerly Anti-CNN.com) to close its bulletin board. They did not want it stirring trouble again.

Tình cảm dân tộc chủ nghĩa phổ biến trong nước vẫn là một sức mạnh to lớn, nhưng chính quyền đã bắt đầu phải cảnh giác, không để nó được tự do quá, đề phòng nguy cơ chính đảng cộng sản bị nó chống lại. Tháng trước, chính quyền đã lệnh cho một website dân tộc chủ nghĩa như vậy – thành lập trong thời kỳ bộc phát cơn yêu nước của năm 2008 (webiste có địa chỉ m4.cn, trước là “Anti-CNN.com”) – phải đóng bản tin. Họ không muốn nó lại gây rắc rối thêm lần nữa.




Translated by Đan Thanh


http://www.economist.com/node/21555612

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn