MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, May 17, 2012

5 Myths About the Chinese Communist Party NĂM QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC



5 Myths About the Chinese Communist Party

NĂM QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

BY RICHARD MCGREGOR

RICHARD MCGREGOR
"China Is Communist in Name Only."

“Trung Quốc là chủ nghĩa cộng sản chỉ trên danh nghĩa”

Wrong. If Vladimir Lenin were reincarnated in 21st-century Beijing and managed to avert his eyes from the city's glittering skyscrapers and conspicuous consumption, he would instantly recognize in the ruling Chinese Communist Party a replica of the system he designed nearly a century ago for the victors of the Bolshevik Revolution. One need only look at the party's structure to see how communist -- and Leninist -- China's political system remains.

Quan niệm trên là sai lầm. Nếu Vladimir Lenin tái sinh ở Bắc Kinh vào thế kỷ 21 và tìm cách quay mắt khỏi các toà nhà chọc trời tráng lệ và sự tiêu dùng xa hoa của thành phố này, ông sẽ nhận ngay ra trong đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền một bản sao của hệ thống mà ông đã thiết kế gần một thế kỷ trước dành cho những người chiến thắng của cuộc Cách mạng Bônsêvích. Chỉ cần nhìn vào cơ cấu của đảng là thấy được hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn còn mang tính cộng sản – và theo chủ nghĩa Lênin như thế nào.


Sure, China long ago dumped the core of the communist economic system, replacing rigid central planning with commercially minded state enterprises that coexist with a vigorous private sector. Yet for all their liberalization of the economy, Chinese leaders have been careful to keep control of the commanding heights of politics through the party's grip on the "three Ps": personnel, propaganda, and the People's Liberation Army.

Đúng là từ trước đây rất lâu Trung Quốc đã vứt bỏ cốt lõi của hệ thống kinh tế cộng sản, thay thế chế độ kế hoạch tập trung cứng nhắc bằng các doanh nghiệp nhà nước có đầu óc kinh doanh cùng tồn tại với khu vực tư nhân đầy sức sống. Tuy nhiên, mặc dù việc tự do hoá nền kinh tế của họ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thận trọng giữ quyền kiểm soát các đỉnh cao chỉ huy hoạt động chính trị thông qua sự nắm chắc “3 P” của đảng: nhân sự (personnel), tuyên truyền (propaganda) và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).


The PLA is the party's military, not the country's. Unlike in the West, where controversies often arise about the potential politicization of the military, in China the party is on constant guard for the opposite phenomenon, the depoliticization of the military. Their fear is straightforward: the loss of party control over the generals and their troops. In 1989, one senior general refused to march his soldiers into Beijing to clear students out of Tiananmen Square, an incident now seared into the ruling class's collective memory. After all, the army's crackdown on the demonstrations preserved the party's hold on power in 1989, and its leaders have since worked hard to keep the generals on their side, should they be needed to put down protests again.

PLA là quân đội của đảng chứ không phải của đất nước. Không như ở phương Tây, nơi những sự tranh cãi thường nổi lên về việc chính trị hoá quân đội tiềm tàng, ở Trung Quốc, đảng không ngừng cảnh giác với hiện tượng ngược lại, hiện tượng phi chính trị hoá quân đội. Mối lo sợ của họ rất dễ thấy: sự mất quyền kiểm soát của đảng đối với các tướng lĩnh và binh lính của họ. Vào năm 1989, một vị tướng đã từ chối đưa các binh lính của ông đến Bắc Kinh để giải tán các sinh viên ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn, một vụ việc hiện nay vẫn khắc sâu trong ký ức chung của tầng lớp cầm quyền. Xét cho cùng, việc quân đội đàn áp các cuộc biểu tình đã duy trì sự nắm giữ quyền lực của đảng vào năm 1989, và các nhà lãnh đạo của đảng kể từ đó đã ra sức giữ các tướng về phía mình, phòng trường hợp cần đến họ để lại đàn áp các cuộc phản kháng.

As in the Soviet Union, the party controls the media through its Propaganda Department, which issues daily directives, both formally on paper and in emails and text messages, and informally over the phone, to the media. The directives set out, often in detail, how news considered sensitive by the party -- such as the awarding of the Nobel Peace Prize to Liu Xiaobo -- should be handled or whether it should be run at all.

Giống như ở Liên Xô, đảng kiểm soát giới truyền thông thông qua Ban Tuyên truyền, đưa ra các chỉ dẫn hàng ngày, cả chính thức bằng văn bản và bằng thư điện tử và các tin nhắn, lẫn không chính thức thông qua điện thoại, cho các phương tiện truyền thông. Những chỉ dẫn này chỉ ra, thường là rất chi tiết, tin tức mà đảng cho là nhạy cảm – chẳng hạn việc trao giải thưởng Nobel Hoà bình cho Lưu Hiểu Ba – cần phải được xử lý như thế nào hay liệu cuối cùng có nên đăng tải hay không.

Perhaps most importantly, the party dictates all senior personnel appointments in ministries and companies, universities and the media, through a shadowy and little-known body called the Organization Department. Through the department, the party oversees just about every significant position in every field in the country. Clearly, the Chinese remember Stalin's dictate that the cadres decide everything.

Có lẽ quan trọng nhất là đảng ra lệnh cho mọi sự bổ nhiệm nhân sự cấp cao ở các bộ và các công ty, các trường đại học và các phương tiện truyền thông, thông qua một thể chế mờ ám và ít được biết đến gọi là Ban Tổ chức. Thông qua ban này, đảng giám sát hầu như mọi vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đất nước này. Rõ ràng là người Trung Quốc nhớ mệnh lệnh của Stalin rằng các cán bộ quyết định mọi việc.

Indeed, if you benchmark the Chinese Communist Party against a definitional checklist authored by Robert Service, the veteran historian of the Soviet Union, the similarities are remarkable. As with communism in its heyday elsewhere, the party in China has eradicated or emasculated political rivals, eliminated the autonomy of the courts and media, restricted religion and civil society, denigrated rival versions of nationhood, centralized political power, established extensive networks of security police, and dispatched dissidents to labor camps. There is a good reason why the Chinese system is often described as "market-Leninism."

Quả thực, nếu người ta đánh giá Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên bảng đối chiếu mang tính định nghĩa của Robert Service, nhà sử học kỳ cựu của Liên Xô, thì những điểm tương đồng là đáng kể. Giống như chủ nghĩa cộng sản trong thời hoàng kim ở bất cứ nơi nào khác, đảng Cộng sản ở Trung Quốc diệt trừ hay làm suy yếu các đối thủ chính trị, xoá bỏ quyền tự quyết của các toà án và giới truyền thông, hạn chế tôn giáo và xã hội dân sự, gièm pha các cách giải thích đối địch về dân tộc, tập trung sức mạnh chính trị, thiết lập mạng lưới cảnh sát an ninh rộng khắp, và đưa những kẻ chống đối đến các trại lao động. Đây là lý do thích hợp giải thích tại sao hệ thống Trung Quốc thường được miêu tả là “Chủ nghĩa Lênin-thị trường”.

"The Party Controls All Aspects of Life in China."

Not anymore. No question, China was a totalitarian state under Mao Zedong's rule from 1949 until his death in 1976. In those bad old days, ordinary workers had to ask their supervisors' permission not only to get married, but to move in with their spouses. Even the precise timing for starting a family relied on a nod from on high.

“Đảng kiểm soát mọi lĩnh vực đời sống ở Trung Quốc”
Không còn nữa. Không nghi ngờ gì, Trung Quốc đã là một nhà nước chuyên chế dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến khi ông qua đời vào năm 1976. Trong thời kỳ tồi tệ đó, các công nhân bình thường không chỉ phải xin phép người giám sát họ mới được kết hôn, mà còn phải xin phép để được sông chung với vợ/chồng của họ thậm chí cả thời điểm chính xác để bắt đầu có con cũng phụ thuộc vào cái gật đầu từ cấp trên.

Since then, the Chinese Communist Party has recognized that such intensive interference in people's personal lives is a liability in building a modern economy. Under the reforms kick-started by Deng Xiaoping in the late 1970s, the party has gradually removed itself from the private lives of all but the most recalcitrant of dissidents. The waning in the 1980s and 1990s of the old cradle-to-grave system of state workplaces, health care, and other social services also dismantled an intricate system of controls centered on neighborhood committees, which among other purposes were used for snooping on ordinary citizens.

Kể từ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận ra rằng sự can thiệp quá mức như vậy vào cuộc sống riêng tư của người dân là cản trở cho việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại. Dưới các cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi động vào cuối những năm 1970, đảng này đã dần loại bỏ mình khỏi cuộc sống riêng tư của mọi người dân trừ những kẻ cứng đầu cứng cổ nhất trong những người bất đồng quan điểm. Vào những năm 1980 và 1990 sự suy yếu của chế độ cũ đảm bảo nơi làm việc trong nhà nước chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội khác suốt đời cũng đã xóa bỏ hệ thống kiểm soát phức tạp tập trung vào các uỷ ban địa phương, mà trong số các mục tiêu khác được sử dụng để theo dõi những người dân thường.


The party has benefited hugely from this shift, even if many young people these days have little knowledge of what the party does and consider it irrelevant to their lives. That suits party leaders perfectly. Ordinary people are not encouraged to take an interest in the party's internal operations, anyway. Powerful party organs like the Organization and Propaganda Departments do not have signs outside their offices. They have no listed phone numbers. Their low profile has been strategically smart, keeping their day-to-day doings out of public view while allowing the party to take full credit for the country's rapid economic growth. This is how China's grand bargain works: The party allows citizens great leeway to improve their lives, as long as they keep out of politics.

Đảng được hưởng lợi lớn từ sự thay đổi này, cho dù nhiều thanh niên những ngày này hầu như không biết đảng làm gì và cho rằng đảng không liên quan đến cuộc sống của họ. Điều này hoàn toàn hợp với các nhà lãnh đạo của đảng. Dù sao thì người dân thường không được khuyến khích quan tâm đến các hoạt động nội bộ của đảng. Các cơ quan đầy quyền lực của đảng như Ban Tổ chức và Ban Tuyên truyền không có bảng hiệu ở bên ngoài văn phòng của họ. Họ không công khai số điện thoại. Cách ứng xử kín đáo của họ về mặt chiến lược là rất thông minh, giữ các hoạt động hàng ngày của họ nằm ngoài tầm mắt của quần chúng trong khi cho phép đảng hưởng mọi công lao vì sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Việc này cho thấy sự thoả thuận lớn của Trung Quốc có tác động như thế nào: đảng cho phép các công dân quyền tự do cải thiện cuộc sống của họ, miễn là họ tránh xa chính trị.


"The Internet Will Topple the Party."

Nope. Bill Clinton famously remarked a decade ago that the efforts of Chinese leaders to control the Internet were doomed, akin to "nailing Jell-O to a wall." It turns out the former president was right, but not in the way he thought. Far from being a conveyor belt for Western democratic values, the Internet in China has largely done the opposite. The "Great Firewall" works well in keeping out or at least filtering Western ideas. Behind the firewall, however, hypernationalist netizens have a much freer hand.

“Internet sẽ lật đổ đảng”

Không đúng. Một thập kỷ trước đây, Bill Clinton đã có một nhận xét nổi tiếng rằng những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm kiểm soát Internet đã bị thất bại, giống như “việc gắn miếng thạch lên tường”. Hoá ra vị cựu tổng thống này đã đúng, nhưng không phải theo cách mà ông đã nghĩ. Còn lâu mới là chiếc băng tải cho các giá trị dân chủ của phương Tây, Internet ở Trung Quốc phần lớn làm điều ngược lại. “Bức tường lửa vĩ đại” rất có nhiều hiệu quả trong việc ngăn cản hay ít nhất là lọc bớt những tư tưởng của phương Tây. Tuy nhiên, đằng sau bức tường lửa, các cư dân mạng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan được tự do hơn rất nhiều.


The Chinese Communist Party has always draped itself in the cloak of nationalism to secure popular support and played up the powerful narrative of China's historical humiliation by the West. Even run-of-the-mill foreign-investment proposals are sometimes compared to the "Eight Allied Armies" that invaded and occupied Beijing in 1900. But when such views bubble up on the Internet, the government often skillfully manages to channel them to its own ends, as when Beijing used an online outburst of anti-Japanese sentiment to pressure Tokyo after a Chinese fishing-boat captain was arrested in Japanese waters. Such bullying tactics may not help China's image abroad, but they have reinforced support at home for the party, which the state media is keen to portray as standing up to foreign powers.


Đảng Cộng sản Trung Quốc thường tự phảu lên mình chiếc áo choàng chủ nghĩa dân tộc nhằm đảm bảo sự ủng hộ của dân chúng và thổi phồng câu chuyện kể đầy sức mạnh về việc Trung Quốc bị phương Tây làm nhục trong lịch sử. Ngay cả các lời đề nghị đầu tư nước ngoài bình thường đôi khi cũng được so sánh với “8 quân đội đồng minh” đã xâm lược và chiếm đóng Bắc Kinh vào năm 1900. Nhưng khi các quan điểm như vậy nổi lên đầy trên Internet, chính quyền thường xoay xở một cách khéo léo để hướng chúng vào những mục đích của chính mình, như khi Bắc Kinh sử dụng sự bùng nổ quan điểm chống Nhật Bản trên mạng để gây áp lực với Tôkyô sau khi thuyền trường một tàu đánh cá của Trung Quốc bị bắt giữ trong lãnh hải của Nhật Bản. Các chiến thuật đe doạ như vậy có thể không có ích cho hình ảnh của Trung Quốc ở bên ngoài, nhưng chúng tăng cường sự ủng hộ đối với đảng ở trong nước, mà phương tiện truyền thông nhà nước hăng hái miêu tả là chống lại các thế lực nước ngoài.


Through its Propaganda Department, the party uses a variety of often creative tactics to ensure that its voice dominates the web. Not only does each locality have its own specially trained Internet police to keep a lid on grassroots disturbances, the department has also overseen a system for granting small cash payments to netizens who post pro-government comments on Internet bulletin boards and discussion groups. Moreover, the dominant national Internet portals know that their profitable business models depend on keeping subversive content off their sites. If they consistently flout the rules, they can simply be shut down.

Thông qua Ban Tuyên truyền của mình, đảng sử dụng một loạt chiến thuật thường là sáng tạo nhằm đảm bảo rằng tiếng nói của họ chi phối mạng Internet. Không chỉ mỗi địa phương có các cảnh sát Internet được đào tạo đặc biệt của chính mình để ngăn chặn những vụ gây rối trong công chúng, ban này còn giám sát một hệ thống trả những khoản tiền mặt nho nhỏ cho các cư dân mạng, những người đăng tải các lời bình luận ủng hộ chính quyền lên các trang thông tin và các nhóm thảo luận trên Internet. Hơn nữa, các cổng Internet quốc gia chi phối hiểu rằng các mô hình kinh doanh sinh lợi của họ phụ thuộc vào việc loại bỏ nội dung chống đối ra khỏi trang web của họ. Nếu họ nhất quyết coi thường luật lệ, thì đơn giản là họ có thể bị đóng cửa.


"Other Countries Want to Follow the China Model."

Good Luck. Of course, many developing countries are envious of China's rise. Which poor country wouldn't want three decades of 10 percent annual growth? And which despot wouldn't want 10 percent growth and an assurance that he or she would meanwhile stay in power for the long haul? China undoubtedly has important lessons to teach other countries about how to manage development, from fine-tuning reforms by testing them in different parts of the country to managing urbanization so that large cities are not overrun by slums and shantytowns.

“Các nước khác muốn đi theo mô hình của Trung Quốc”

Chúc may mắn. Dĩ nhiên là nhiều nước đang phát triển ganh tỵ với sự nổi lên của Trung Quốc. Đất nước nghèo nào lại không muốn có một tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10% và một sự đảm bảo rằng ông hay bà ta trong khi đó sẽ tiếp tục nắm quyền trong một thời gian dài? Không còn nghi ngờ gì nữa là Trung Quốc có các bài học quan trọng dạy cho các nước khác về làm thế nào để quản lý sự phát triển, từ việc điều chỉnh các cuộc cải cách bằng cách thử nghiệm chúng ở các khu vực khác nhau của đất nước đến việc quản lý sự đô thị hoá để các thành phố lớn không bị tràn ngập bởi các khu ổ chuột và các khu nhà ở nghèo nàn xập xệ.

Moreover, China has done this while consciously flouting advice from the West, using the market without being seduced by its every little charm. For years, foreign bankers trekked to Beijing to sell the gospel of financial liberalization, telling Chinese officials to float their currency and open their capital account. Who could blame China's leaders for detecting the evident self-interest in such advice and rejecting it? China's success has given rise to the fashionable notion of a new "Beijing Consensus" that eschews the imposition of free markets and democracy that were hallmarks of the older "Washington Consensus." In its place, the Beijing Consensus supposedly offers pragmatic economics and made-to-order authoritarian politics.

Hơn nữa, Trung Quốc thực hiện việc này trong khi rõ ràng là coi thường lời khuyên của phương Tây, sử dụng cơ chế thị trường mà không bị cám dỗ bởi mỗi sự mê hoặc nhỏ bé của nó. Trong nhiều năm, các chủ ngân hàng nước ngoài lặn lội đến Bắc Kinh để rao giảng về tự do hoá về tài chính, kêu gọi các quan chức của Trung Quốc thả nổi đồng nội tệ của họ và mở tài khoản vốn của họ. Ai có thể khiển trách các nhà lãnh đạo Trung Quốc vì đã nhận thấy tính tư lợi rành rành trong một lời khuyên như vậy và từ chối nó? Sự thành công của Trung Quốc dẫn đến khái niệm hợp thời về một “Sự đồng thuận Bắc Kinh” mới tránh sự áp đặt các thị trường tự do và chế độ dân chủ đã là các dấu hiệu của “Sự đồng thuận Oasinhtơn” cũ hơn. Trong hoàn cảnh của nó, Sự đồng thuận Bắc Kinh được cho là đưa ra nguyên lý kinh tế thực dụng và chính trị độc đoán theo mệnh lệnh.


But look closer at the China model, and it is clear that it is not so easily replicated. Most developing countries do not have China's bureaucratic depth and tradition, nor do they have the ability to mobilize resources and control personnel in the way that China's party structure allows. Could the Democratic Republic of the Congo ever establish and manage an Organization Department? China's authoritarianism works because it has the party's resources to back it up.

Nhưng nhìn cận cảnh hơn vào mô hình Trung Quốc, và rõ ràng là nó không dễ để bắt chước. Hầu hết các nước đang phát triển không có bề dày và truyền thống quan liêu như của Trung Quốc, họ cũng không có khả năng huy động các nguồn lực và kiểm soát nhân lực theo cách mà cơ cấu đảng của Trung Quốc cho phép. Liệu Cộng hoà Dân chủ Cônggô có thể thiết lập và quản lý hay không một Ban Tổ chức? Chủ nghĩa độc đoán của Trung Quốc có hiệu quả bởi vì nó có các nguồn lực của đảng hậu thuẫn.

"The Party Can't Rule Forever."

Yes it can. Or at least for the foreseeable future. Unlike in Taiwan and South Korea, China's middle class has not emerged with any clear demand for Western-style democracy. There are some obvious reasons why. All three of China's close Asian neighbors, including Japan, became democracies at different times and in different circumstances. But all were effectively U.S. protectorates, and Washington was crucial in forcing through democratic change or institutionalizing it. South Korea's decision to announce elections ahead of the 1988 Seoul Olympics, for example, was made under direct U.S. pressure. Japan and South Korea are also smaller and more homogeneous societies, lacking the vast continental reach of China and its multitude of clashing nationalities and ethnic groups. And needless to say, none underwent a communist revolution whose founding principle was driving foreign imperialists out of the country.


“Đảng không thể cầm quyền mãi mãi”

Có đấy, đảng có thể. Hay ít nhất là trong một tương lai có thể dự đoán được. Không như ở Đài Loan và Hàn Quốc, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc không nổi lên với bất cứ một đòi hỏi rõ ràng về một chế độ dân chủ theo kiểu phương Tây. Có một số lý do hiển nhiên giải thích tại sao. Cả ba láng giềng châu Á gồm của Trung Quốc, kể cả Nhật Bản, đã trở thành các chế độ dân chủ tại các thời điểm khác nhau và trong những bối cảnh khác nhau. Nhưng tất cả họ đều được sự bảo trợ một cách hiệu quả của Mỹ, và Oasinhtơn có tính quyết định trong việc thúc đẩy thông qua sự thay đổi dân chủ hay thể chế hoá nó. Chẳng hạn, quyết định của Hàn Quốc tuyên bố tiến hành bầu cử trước Thế vận hội Ôlympích Xơun năm 1988 là do áp lực trực tiếp của Mỹ. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những xã hội nhỏ hơn và đồng nhất hơn, không có tầm với lục địa rộng lớn như Trung Quốc với vô số dân tộc và nhóm sắc tộc xung đột. Và không cần phải nói rằng không một quốc gia nào trong số họ trải qua một cuộc cách mạng cộng sản mà nguyên tắc sáng lập của nó là đánh đuổi quân đế quốc ngoại bang ra khỏi đất nước.

China's urban middle class may wish for more political freedom, but it hasn't dared rise up en masse against the state because it has so much to lose. Over the last three decades, the party has enacted a broad array of economic reforms, even as it has clamped down hard on dissent. The freedom to consume -- be it in the form of cars, real estate, or well-stocked supermarkets -- is much more attractive than vague notions of democracy, especially when individuals pushing for political reform could lose their livelihoods and even their freedom. The cost of opposing the party is prohibitively high. Hence the hotbeds of unrest in recent years have mostly been rural areas, where China's poorest, who are least invested in the country's economic miracle, reside. "Workers of the world unite! You have nothing to lose except your mortgages" doesn't quite cut it as a revolutionary slogan.


Tầng lớp trung lưu thành thị của Trung Quốc có thể mong muốn được hưởng nhiều quyền tự do chính trị hơn, nhưng họ không dám đồng loạt đứng lên chống lại nhà nước bởi vì họi sẽ mất quá nhiều thứ. Trong 3 thập kỷ qua, đảng đã ban hành hàng loạt cuộc cải cách kinh tế, ngay cả khi nó đàn áp sự chống đối. Quyền tự do tiêu dùng – dưới hình thái những chiếc xe ôtô, bất động sản, hay những siêu thị đầy ắp hàng hoá – hấp dẫn hơn rất nhiều những khái niệm mơ hồ về chế độ dân chủ, đặc biệt là khi các cá nhân thúc bách đòi cải cách chính trị có thể mất đi kế sinh nhai và thậm chí là cả quyền tự do của mình. Cái giá của việc chống lại đảng thì quá cao. Do đó, các ổ gây náo động trong những năm gần đây phần lớn là ở các khu vực nông thôn, nơi sinh sống của những người nghèo nhất của Trung Quốc được đầu tư ít nhất trong sự phát triển kinh tế thần kỳ của đất nước. “Người lao động toàn thế giới hãy đoàn kết! Các bạn chẳng có gì để mất ngoài những văn tự cầm cố của các bạn” không còn là một khẩu hiệu cách mạng.


All this is why some analysts see splits within the party as a more likely vehicle for political change. Like any large political organization, the Chinese Communist Party is factionalized along multiple lines, ranging from local fiefdoms (exemplified on the national stage by the "Shanghai Gang" under former President Jiang Zemin) to internal party networks (like the senior cadres tied to the Communist Youth League through Jiang's successor Hu Jintao). There are also clear policy disputes over everything from the proper pace of political liberalization to the extent of the private sector's role in the economy.

Tất cả những điều này là lý do giải thích tại sao một số nhà phân tích nhìn nhận những sự chia rẽ trong nội bộ đảng là một phương tiện có khả năng hơn cho sự thay đổi về mặt chính trị. Giống như bất cứ tổ chức chính trị lớn nào, Đảng Cộng sản Trung Quốc bị chia bè phái theo nhiều thành phần, từ các lãnh địa địa phương (tiêu biểu trên sân khấu quốc gia là phe nhóm Thượng Hải dưới thời nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân) đến các mạng lưới nội bộ đảng (như các cán bộ cấp cao có mối quan hệ chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản thông qua người kế thừa Giang Trạch Dân – Hồ Cẩm Đào). Cũng có những tranh cãi chính sách rõ rệt về mọi phương diện từ nhịp độ thích đáng của tự do hoá chính trị đến việc mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.


But highlighting these differences can obscure the larger reality. Since 1989, when the party split at the top and almost came asunder, the cardinal rule has been no public divisions in the Politburo. Today, top-level cooperation is as much the norm as debilitating factional competition. Xi Jinping, the heir apparent, is set to take over at the next party congress in 2012. Assuming his likely deputy, Li Keqiang, follows with the usual five-year term, China's top leadership seems set until 2022. For the Chinese, the United States looks increasingly like a banana republic by comparison.

Nhưng việc làm nổi bật những điểm khác biệt này có thể che khuất một thực trạng lớn hơn. Kể từ năm 1989, khi đảng bị chia rẽ ở thành phần lãnh đạo tối cao và gần như bị tan vỡ, nguyên tắc cơ bản là không có sự chia rẽ công khai trong Bộ Chính trị. Ngày nay, sự hợp tác cấp cao nhất đã trở thành một tiêu chuẩn cũng như việc làm suy yếu sự cạnh tranh phe phái. Tập Cận Bình, người thừa kế tương lai, đang chuẩn bị lên nắm quyền tại đại hội đảng sắp tới vào năm 2012. Giả sử người có khả năng sẽ đóng vai phó của ông, Lý Khắc Cường, sẽ tiếp theo ông với nhiệm kỳ thông thường 5 năm, giới lãnh đạo tối cao của Trung Quốc dường như được sắp đặt cho tới năm 2022. Người Trung Quốc, ngày càng có vẻ coi thường Mỹ.


The idea that China would one day become a democracy was always a Western notion, born of our theories about how political systems evolve. Yet all evidence so far suggests these theories are wrong. The party means what it says: It doesn't want China to be a Western democracy -- and it seems to have all the tools it needs to ensure that it doesn't become one.

Ý tưởng rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành một chế độ dân chủ luôn là một quan điểm của phương Tây, nảy sinh từ các luận thuyết của chúng ta về các hệ thống chính trị tiến triển như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay mọi bằng chứng cho thấy rằng các luận thuyết này là sai lầm. Đảng có ý như những gì họ nói: họ không muốn Trung Quốc trở thành một chế độ dân chủ phương Tây – và dường như họ có mọi công cụ cần thiết để đảm bảo rằng Trung Quốc không trở thành như vậy.




http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/01/02/5_myths_about_the_chinese_communist_party?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn