MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, April 28, 2012

Muddy Waters Vùng nước đục



Muddy Waters

Vùng nước đục
By PATRICK M. CRONIN
April 24, 2012

By PATRICK M. CRONIN
April 24/4/2012

THIS month’s maritime standoff between China and the Philippines in the South China Sea isn’t the first time the region’s navies have gone toe-to-toe. But while past tensions revolved around resources under the ocean floor, this most recent event is part of a growing strategic rivalry pitting Chinese power against the United States and its East Asian allies. How Washington responds may determine the prospects for continued peace in the Pacific.

Tình trạng bế tắc hàng hải tháng này giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông không phải là lần đầu tiên lực lượng hải quân của khu vực này va chạm. Nhưng trong khi căng thẳng qua xoay quanh nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương, sự kiện này gần đây nhất là một phần của một sự cạnh tranh chiến lược phát triển quyền lực của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh Đông Á của nó. Washington phản ứng như thế nào có thể xác định triển vọng cho hòa bình tiếp tục ở Thái Bình Dương.

The latest crisis arose after the pocket-size Philippine Navy, with an old United States Coast Guard cutter as its new flagship, tried to apprehend Chinese fishermen it claimed were operating illegally near the Scarborough Shoal. China then sent two surveillance vessels — part of a recent effort to protect its claims in the East and South China Seas — to block the Philippine ship.

Cuộc khủng hoảng gần nhất xảy ra sau khi lực lượng hải quân Philippines nhỏ bé, với chiếc tàu tuần duyên cũ mua của Mỹ được coi như soái hạm mới, cố bắt ngư dân Trung Quốc mà theo Hải quân Philippines là đang hoạt động bất hợp pháp gần bãi Hoàng Nham. Sau đó, Trung Quốc đã đưa đến hai tàu hải giám - một phần của nỗ lực mới đây nhằm bảo vệ những yêu sách của mình tại vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, để ngăn cản tàu Hải quân Philippines.

The message was stark: escalate and risk a violent run-in with the Chinese Navy, or stand down and negotiate with Beijing from a position of weakness.


Trung Quốc gửi thông điệp rõ ràng: Hoặc leo thang và mạo hiểm tranh chấp quyết liệt với Hải quân Trung Quốc, hoặc xuống nước và đàm phán với Bắc Kinh ở thế yếu.
Manila wisely chose the latter, first substituting a civilian vessel for its combat vessel, and then containing the dispute through diplomatic channels. But China was also sending a flare to Washington, to the effect that American efforts to strengthen the military capacity of its regional allies would be checked.

Manila đã sáng suốt chọn cách thứ hai, trước tiên là thay thế tàu chiến bằng một tàu dân sự, và sau đó kiềm chế tranh chấp thông qua các kênh ngoại giao. Nhưng Trung Quốc cũng đồng thời cảnh báo Washington rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường năng lực quân sự của các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng sẽ bị ngăn chặn.
It’s easy to see the standoff as an act of quasi-aggression, but it’s not. Because China is looking for influence rather than spoiling for a fight, it will seek a minimal show of force, as it did in the Scarborough incident by sending surveillance vessels instead of warships. Drawing attention to its rapid military modernization or its intensifying nationalist sentiment, after all, could undermine China’s core interests.

Tình trạng bế tắc này có thể coi là một hành vi bán xâm lược, nhưng không hẳn như vậy. Vì Trung Quốc đang muốn xây dựng ảnh hưởng hơn là gây chiến, nên Trung Quốc sẽ chỉ phô trương sức mạnh ở mức thấp nhất, như là Trung Quốc đã làm trong vụ Scarborough - chỉ điều động các tàu hải giám thay vì tàu chiến đến đây. Suy cho cùng, thu hút sự chú ý của thế giới vào quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng hay vào nỗ lực thổi bung chủ nghĩa dân tộc không phục vụ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

The key take-away from the recent showdown is that the United States needs to remain coolheaded. Not only are such skirmishes at sea inevitable, but they are also of minor consequence — assuming they are managed shrewdly. Given our allies’ overlapping interests in the South China Sea, we are bound to feel pressure to act aggressively against what appears to be Chinese expansionism.



Điều quan trọng cần rút ra từ vụ này là nước Mỹ cần giữ một cái đầu lạnh. Những va chạm kiểu này không chỉ chắc chắn sẽ còn xảy ra nữa mà hệ quả của chúng cũng không đáng kể - với giả định là các va chạm được xử lý một cách khôn ngoan. Khi xét đến lợi ích trùng lặp của các đồng minh của Mỹ tại Biển Đông, nước Mỹ chắc chắn thấy mình phải hành động một cách mạnh mẽ để chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

But as wiser heads in the United States have understood for decades, China is not truly expansionist. Its mercantilist international policies have material rather than imperial ambitions. China is testing the limits, not necessarily trying to pick a fight.

Nhưng như những bộ óc thông minh nhất của Mỹ đã hiểu rõ từ nhiều thập kỷ rằng Trung Quốc không hoàn toàn là kẻ bành trướng. Chính sách đối ngoại theo lối trọng xuất khẩu của Trung Quốc xuất phát từ tham vọng vật chất chứ không hẳn từ tham vọng đế quốc. Trung Quốc đang tìm xem giới hạn là ở mức nào, chứ không nhất thiết là kẻ gây chiến.

And we would do well to remember that for all their differences, China and the United States are not the cold war ideological adversaries of old. They both benefit enormously from an open global maritime commons. Globalization is possible only because of the unfettered sea lanes over which the vast majority of goods and resources move around the world. And the South China Sea, which joins the Indian and Pacific Oceans, is the narrow throat of our globalized economy.

Cho dù bất đồng, nhưng Trung Quốc và Mỹ không phải là địch thủ ý thức hệ thời chiến tranh lạnh trước đây. Cả hai nước đều hưởng lợi ích to lớn từ những chuẩn mực chung về hàng hải toàn cầu. Toàn cầu hóa chỉ có thể trở thành hiện thực nhờ các tuyến đường biển thông thương, qua các tuyến đường biển này một khối lượng lớn hàng hóa và tài nguyên được lưu thông trên toàn thế giới. Và Biển Đông, vùng biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là yết hầu đối với nền kinh tế toàn cầu hóa.
That said, we shouldn’t ignore the underlying risk in such incidents, either. At least in the South China Sea, China’s military might will continue to bump up against the American Navy’s role as guarantor of freedom of the seas.

Mặc dù vậy, nhưng Mỹ cũng không nên phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn trong những vụ như thế này. Chí ít ở khu vực Biển Đông, sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ tiếp tục va chạm với Hải quân Mỹ trong vai trò là người bảo đảm tự do trên biển.
Nor will the two powers always see eye to eye. The United States has a treaty commitment to help defend the Philippines, but it has always been careful to maintain neutrality over sovereignty disputes. American diplomatic exertions have thus gone into supporting multilateral approaches that would make it more difficult for one power — China — to coerce its neighbors.

Không phải lúc nào hai cường quốc cũng đồng ý với nhau. Mỹ có hiệp ước cam kết giúp bảo vệ Philippines, nhưng Mỹ luôn hành xử thận trọng để duy trì tính trung lập trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, ngoại giao của Mỹ hỗ trợ cách tiếp cận đa phương - cách tiếp cận này sẽ gây khó khăn hơn cho Trung Quốc trong việc chèn ép các nước láng giềng.
China, on the other hand, prefers to deal with the players in the region one by one, starting with a country like the Philippines, which it knows lacks the military capacity to defend its disparate islands.


Mặt khác, Trung Quốc thích đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp trong khu vực, bắt đầu với một nước như Philippines - nước mà Trung Quốc biết rằng thiếu khả năng quân sự để bảo vệ các đảo của mình.
While the current standoff may be under control, more are likely to occur, especially as our allies turn to us for protection — something we may see at next week’s meeting between the United States and the Philippines in Washington. And it hasn’t helped that soon after the dispute began, the United States and the Philippines started a long-planned military exercise nearby involving thousands of soldiers, sailors and Marines.

Mặc dù tình hình bế tắc hiện nay có thể kiểm soát được, nhưng những sự việc tương tự sẽ xảy ra nhiều hơn, khi các nước đồng minh quay sang Mỹ và yêu cầu Mỹ bảo vệ họ, điều mà chúng ta sẽ thấy trong cuộc gặp tới đây giữa Mỹ và Philippines tại Washington vào tuần sau. Một điều không hay là ngay sau khi xảy ra bế tắc tại Scarborough, Mỹ và Philippines triển khai đợt tập trận được lên kế hoạch từ trước ở khu vực gần đó với hàng ngàn lính thủy, bộ, hải quân.

At the same time, separate disputes are guaranteed to continue among the countries around the South China Sea — including Malaysia, Vietnam and Japan as well as China and the Philippines — as long as oil and natural gas continue to be discovered under its waters.


Đồng thời, các tranh chấp khác chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra giữa các quốc gia quanh Biển Đông, bao gồm Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Philippines - chừng nào dầu khí còn được phát hiện ở Biển Đông.
Should a fight erupt, China is increasingly ready to rumble. Years of double-digit growth in its defense budgets are providing a historic land power with a blue-water naval capability and missile and air forces that put the American military presence in East Asia at risk.

Nếu chiến sự bùng nổ, Trung Quốc ngày càng sẵn sàng tham chiến. Ngân sách quốc phòng ở mức tới 2 con số trong nhiều năm qua đã trang bị cho một cường quốc lục địa khả năng hải quân biển sâu, tên lửa và không quân đủ để gây rủi ro cho sự hiện diện quân sự Mỹ tại Đông Á.
This new reality, in short, recommends a specific course of action, one we are at risk of losing sight of: namely, to understand that China is testing the waters and sending signals but nothing more — but also to respond with precise, measured steps to ensure it doesn’t push the limits too far.

Tóm lại, thực tế mới này buộc Mỹ phải một chương trình hành động cụ thể, điều mà Mỹ dễ có nguy cơ không nhận ra, đó là: phải hiểu được rằng Trung Quốc đang thử một cách làm mới và gửi đi không có gì khác ngoài tín hiệu, nhưng Mỹ phải phản ứng với những bước đi chính xác và có chừng mực để bảo đảm rằng Trung Quốc không đẩy các giới hạn đi quá xa.

The maritime drama near Scarborough Shoal is just another salvo in a growing strategic rivalry that can be managed but not resolved. A resolute but prudent American position that seeks region-wide cooperation on common rules, but backed by American strength, remains the best means of keeping the waters tranquil.

Màn kịch trên biển gần bãi Scarborough chỉ là một vụ ồn ào của cuộc cạnh tranh chiến lược đang gia tăng mà chỉ có thể dàn xếp chứ không thể giải quyết triệt để. Lập trường cương quyết song thận trọng của Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác hợp tác khu vực dựa trên những nguyên tắc chung, được yểm trợ bằng sức mạnh của Mỹ, vẫn sẽ là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình ở vùng biển này.


Patrick M. Cronin is the director of the Asia program at the Center for a New American Security and the editor and a co-author of “Cooperation From Strength: The United States, China and the South China Sea.”
Tác giả Patrick Cronin là Giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới và biên tập viên và là đồng tác giả của "Hợp tác Từ Thế Mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông."

Translated by Mỹ Anh
http://www.nytimes.com/2012/04/25/opinion/the-philippines-china-and-the-us-meet-at-sea.html?_r=1

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn