MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 12, 2012

China’s New Defence Budget: What Does It Tell Us? – Analysis Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?


China’s New Defence Budget: What Does It Tell Us? – Analysis

Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?

By Richard A. Bitzinger

Richard A. Bitzinger

April 9, 2012

09-04-2012

China’s new defence budget – particularly given the sizable and growing funding it dedicates to military R&D and procurement – demonstrates Beijing’s continuing resolve to gain military power commensurate with its growing soft power.

Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc – đặc biệt với sự phê chuẩn gia tăng ngân quỹ dành cho lãnh vực nghiên cứu & phát triển quân sự và mua sắm vũ khí & trang thiết bị, chứng tỏ Bắc Kinh quyết tâm trở thành cường quốc quân sự song hành với việc phát triển quyền lực mềm.

IN EARLY March, China released its defence budget for 2012, which broke the symbolic US$100 billion barrier for the first time. In fact, Chinese military expenditures will total US$106.4 billion (S$134 billion), an increase of 11.2 percent over 2011 – and this does not include possible hidden spending, which could add billions of dollars per year to the Chinese defence budget. No other country, save the United States, is in triple-digits (in billions of US dollars, that is) when it comes to defence spending.

China

Vào đầu tháng 3, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng năm 2012, lần đầu tiên đã phá kỷ lục 100 tỷ Mỹ kim. Đúng ra chi tiêu quân sự của Trung Quốc tổng cộng 106,4 tỷ Mỹ kim, gia tăng 11,2% so với năm 2011, và con số này không bao gồm những chi tiêu bí mật có thể cộng thêm vào ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều tỷ Mỹ kim/ năm. Ngoại trừ Hoa Kỳ, không quốc gia nào chi tiêu quốc phòng ở mức 3 con số (hàng tỉ đô-la).

China

Not only is China now the world’s second largest in terms of military expenditures, it greatly outspends every other country except the US. China overtook Japan in 2007 as the largest defence spender in Asia, and then the world’s number two-ranked United Kingdom in 2008. China’s new defence budget is more than twice as large as the third-highest spenders (a rough tie between the UK, France, and Russia, according to data provided by the Stockholm International Peace Research Institute). It outspends all of Southeast Asia’s militaries combined by a factor of better than three to one, and China’s defence expenditures are nearly three times that of its rising Asian rival, India.

Trung Quốc

Hiện Trung Quốc không những đứng thứ nhì thế giới về chi tiêu quân sự mà còn chi nhiều hơn mọi nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Năm năm 2007, Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, nước chi tiêu lớn nhất Á Châu về quốc phòng, và nước đứng thứ nhì thế giới là Anh Quốc vào năm 2008. Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nhiều hơn gấp đôi những nước đứng hạng ba (trong số những nước có chi tiêu gần ngang nhau như Anh, Pháp và Nga, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Trung Quốc chi nhiều hơn chi phí quân sự ở tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, với tỷ lệ hơn ba trên một, và gần bằng ba lần mức chi của đối thủ đang trỗi dậy của họ là Ấn Độ.

China is the only major country to experience double-digit real (i.e., after taking inflation into account) increases in military expenditures nearly every year since the end of the Cold War. China’s defence budget has risen, on average, 13 percent annually for the past fifteen years, resulting in a 500 percent or greater real increase in military expenditures since 1997.

Trung Quốc là nước lớn duy nhất có mức gia tăng hai con số (sau khi trừ đi lạm phát) về chi tiêu quân sự hầu như hàng năm kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc gia tăng trung bình 13% mỗi năm trong mười lăm năm qua, kết quả là gia tăng 500% kể từ năm 1997.

Where Does the Money Go?

Clearly, the People’s Liberation Army (PLA) has been on a spending spree for the past 15 years, but where does all this increased defence spending go? The Chinese insist that these increases in defence spending mostly go to addressing PLA quality-of-life issues: soldiers’ pay and benefits, building new barracks, etc., but this is patently false. For more than a decade, Chinese defence white papers have consistently stated that approximately one-third of all military expenditures goes to personnel, one-third to operations, and one-third to “equipment,” i.e., defence research and development (R&D) and procurement. Since these ratios have remained more or less constant since the late 1990s, this means that any increases in spending must be shared out equally among the three segments of the military budget.

Tiền đã đi đâu?

Rõ ràng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chi tiêu thả cửa trong 15 năm qua, nhưng những chi tiêu này đã đi vào đâu? Trung Quốc nhấn mạnh rằng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng hầu hết dành cho những vấn đề về chất lượng đời sống của Quân đội Nhân dân: lương quân nhân và phúc lợi, xây dựng trại lính mới v.v., nhưng điều này rõ ràng là không đúng. Hơn một thập kỷ qua, sách trắng quốc phòng Trung Quốc đã liên tục nói rằng, khoảng một phần ba chi tiêu cho nhân viên, một phần ba cho hoạt động, và một phần ba vào “quân cụ”, chẳng hạn như, nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm trang thiết bị. Do tỷ lệ này đã ở mức tương đối cố định từ cuối thập niên 1990, có nghĩa là bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải được chia đều trong ba lãnh vực ngân sách quân sự.

Such a division of the spoils has clearly benefited defence R&D and procurement. In 1997, for example, spending on equipment totaled some 25.6 billion yuan (approximately US$3 billion at the time), or roughly 32 percent of the overall Chinese defence budget. In 2009, the equipment budget was still around 32 percent of a total military budget of 400 billion yuan (US$58.8 billion) – and keep in mind that most Western militaries spend on average less than 20 percent of their budgets on equipment. If this roughly one-third percentage rate remains constant for the 2012 budget, then PLA expenditures for defence R&D and procurement this year are probably somewhere in the neighbourhood of US$35 billion.

Sự phân chia ngân sách như thế hẳn giúp ích cho việc nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm. Thí dụ, năm 1997, chi tiêu cho quân cụ tổng cộng là 25,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ đô la thời đó), hoặc khoảng 32% trên tổng ngân sách. Năm 2009, ngân sách cho quân cụ vẫn khoảng 32% tổng ngân sách quốc phòng là 400 tỷ nhân dân tệ (58.8 tỷ đô la) – và xin nhớ rằng hầu hết quân đội ở các nước phương Tây chi trung bình dưới 20% ngân sách cho quân cụ. Nếu tỷ số một phần ba giữ nguyên cho ngân sách năm 2012, thì chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển và mua sắm có thể vào khoảng 35 tỷ đô la.

In other words, Chinese spending on military equipment has grown more than ten-fold over the past 15 years – although with inflation the real increase is probably closer to six-fold. This growth in the equipment budget has permitted the PLA to significantly expand its acquisition of modern military equipment, including fourth-generation combat aircraft (such as the J-10 and locally built Su-27 fighters), new frigates and destroyers, and several types of nuclear – and conventionally powered submarines.

Nói cách khác, chi tiêu của Trung Quốc cho quân cụ đã gia tăng hơn mười lần trong 15 năm qua – cho dù tính vào lạm phát, gia tăng thực sự vẫn khoảng gần sáu lần. Sự gia tăng ngân sách quân cụ này đã cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mở rộng đáng kể việc mua sắm trang thiết bị hiện đại, bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ tư (như chiến đấu cơ J-10 và Su-27 sản xuất trong nước), hộ tống hạm, các khu trục hạm mới, và nhiều loại tàu ngầm chạy bằng nguyên liệu thông thường và hạt nhân.

More importantly, perhaps, military R&D spending has likely increased just as dramatically. Assuming a low average of 5 percent of overall defence spending being dedicated to defence R&D (similar to what the leading West European powers spend in this category), the Chinese could be allocating approximately US$6 billion a year to developing new weapons systems and researching new technologies – and this amount could easily be higher. In fact, the PLA already appears to be reaping the benefits of higher R&D spending, given the unveiling of its J-20 “fifth-generation” fighter, an antiship ballistic missile, and the stealthy, catamaran-hulled Houbei-class fast missile boat.

Quan trọng hơn, có lẽ chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển quân sự đã gia tăng đột ngột. Giả sử một mức trung bình thấp là 5% tổng ngân sách chi tiêu quốc phòng dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự (tương tự như những cường quốc quân sự phương Tây chi trong lãnh vực này), Trung Quốc có thể dành ra khoảng 6 tỷ đô la một năm để phát triển hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu kỹ thuật mới – và con số này có thể cao hơn một cách dễ dàng. Thực ra, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có vẻ như đang gặt hái thành quả của việc gia tăng chi tiêu trong nghiên cứu & phát triển, qua sự tiết lộ về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20, một loại tên lửa đạn đạo chống tàu, và tàu tên lửa tàng hình loại Houbei.

A Sign of Resolve

In its continuing adherence to annual double-digit increases in military spending, as well as its allocating a large portion of its defence budget to R&D and procurement, it is clear that Beijing is seeking to gain “hard” power – that is, military strength — commensurate with its growing economic, diplomatic, and cultural “soft” power.

Một dấu hiệu của sự quả quyết

Qua việc gắn kết liên tục với mức gia tăng chi tiêu 2 con số cho quân sự, cũng như dành riêng phần lớn ngân sách cho nghiên cứu & phát triển và bổ sung vũ khí & trang thiết bị, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách đạt được sức mạnh “cứng” – có nghĩa là sức mạnh quân sự, tương xứng với sức mạnh “mềm” về kinh tế, ngoại giao và văn hóa đang gia tăng.

Beyond this basic effort to acquire military strength for the sake of great-power status, it is obvious that China intends to use this new-found military power to advance its national interests. Key among these are its territorial claims in the South China Sea or protecting local sea lanes of communication vital to its energy supplies and trade; increasing pressure on Taiwan not to declare independence and to eventually accept some kind of reunification with the mainland; and to counter the rising American military presence in the Asia-Pacific – if not to establish itself as a credible rival to the US in this region.

Ngoài cố gắng căn bản này để đạt được sức mạnh quân sự cho danh vị cường quốc, rõ ràng là Trung Quốc có ý định dùng quyền lực quân sự mới có được này để gia tăng lợi ích quốc gia. Then chốt trong vấn đề này là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực biển Đông và bảo vệ đường biển giao thông trong khu vực quan yếu cho nhu cầu vận chuyển nhiên liệu và thương mại; gia tăng áp lực lên Đài Loan để không tuyên bố độc lập và cuối cùng sẽ chấp nhận một hình thức thống nhất nào đó với đại lục; và để chống lại sự hiện diện đang ngày càng gia tăng của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nếu không phải là tự thiết lập như một địch thủ tầm cỡ với Hoa Kỳ trong khu vực này.

Consequently, the phenomenon of large increases in Chinese defence spending, especially since they have been constant and consistent for more than a decade and a half, is a genuine cause for concern; China may be increasingly prone to using its growing military power to achieve, or underpin its efforts to achieve, its expressed national goals.

Do đó, hiện tượng gia tăng mạnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, nhất là từ khi họ gia tăng liên tục và đều đặn trong hơn 15 năm qua, là lý do quan ngại chính đáng; có thể Trung Quốc ngày càng có khuynh hướng dùng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ để đạt được, hay đặt nền tảng để cố gắng đạt được, mục tiêu quốc gia mà họ đã công bố.

Richard A. Bitzinger is a Senior Fellow with the Military Transformations Programme at the S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS), Nanyang Technological University. Formerly with the RAND Corp. and the Asia-Pacific Centre for Security Studies, he has been writing on military and defence economic issues for more than 20 years.

Tác giả: Richard A. Bitzinger là thành viên lâu năm của Chương trình Biến đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang. Trước kia cùng với công ty RAND và Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á -Thái Bình Dương, ông đã và đang viết về những vấn đề kinh tế quốc phòng và quân sự hơn 20 năm qua.




Translated by Trần Văn Minh

http://www.eurasiareview.com/09042012-chinas-new-defence-budget-what-does-it-tell-us-analysis/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn