MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 12, 2012

Children as delayed project - Phụ nữ Nga trì hoãn sinh con




Children as delayed project
Phụ nữ Nga trì hoãn sinh con

A wish to live for themselves as well as a blind faith in reproductive technologies more and more often force women to delay child-bearing, American scientists say. The number of women who delay child-bearing until they are 40 is growing in the world. When they are 40, as a rule, they are well –off, and they do not show a great deal of interest in boosting their careers any more, but their chances of giving birth are usually low.

Mong muốn được sống cho bản thân cũng như niềm tin mù quáng vào công nghệ sinh sản nhiều khiến phụ nữ ngày càng thường xuyên hơn trì hoãn việc mang thai –các nhà khoa học Mỹ phát biểu. Con số những phụ nữ trì hoãn việc mang thai cho đến tuổi 40 đang gia tăng trên thế giới. Khi đến tuổi 40, như một quy luật, họ có đủ năng lực về kinh tế và không còn hứng thú mạnh mẽ trong việc theo đuổi sự nghiệp của họ nữa, tuy nhiên vào lúc đó cơ hội sinh được con thường thấp.

Scientists from Yale University are concerned over the results of their research work: the point is that more and more women today decide to give birth when they are 40, believing in the might of reproductive medicine. However, what matters here are the values of the consumption society, experts say. Trouble-free life, comfort, self-realization, and eternal beauty – all these advantages force women to delay child-bearing. A “late debut” as a mother is a phenomenon that is widespread in the USA, Europe, and also in some Asian countries, including Japan, China, and South Korea, a demographer, Olga Isupova, says.

Các nhà khoa học từ Đại học Yale lo ngại trước các kết quả của một công trình nghiên cứu: điểm đáng chú ý là hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ quyết định sinh con ở tuổi 40, tin tưởng vào sức mạnh của y học trong sinh sản. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các hệ lụy của sự mất cân bằng xã hội. “Một cuộc sống êm đềm, thoải mái, sự tự do thể hiện bản thân và vẻ đẹp vĩnh cửu, tất cả những lợi thế này khiến phụ nữ trì hoãn việc có con. Một “sự khởi đầu trễ” với tư cách là một người mẹ đang là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Mỹ, Châu Âu mà còn ở một số nước châu Á bao gồm Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, Olga Isupova, một nhà nhân khẩu học, cho biết.

"Late maternity is linked to a lifestyle, to market economy, and to women’s plans for a career. And one more thing here. Modern social policy does not urge women to pay attention to self-realization and to their families simultaneously. Mothers are forced to quit their jobs."

“Mang thai muộn thường là hệ lụy từ phong cách sống, nền kinh tế thị trường và những kế hoạch của phụ nữ cho sự nghiệp. Và thêm một điều nữa, quan niệm của  xã hội hiện đại không khuyến khích người phụ nữ phải cùng một lúc vừa thăng tiến bản thân vừa chăm sóc gia đình. Nhiều bà mẹ bị buộc phải nghỉ công việc của họ.”

Late children are becoming popular in Russia too. In 2000 Russian women gave birth for the first time at 23-24 years on the average, and now at 25. It is not ruled out that Russia will soon come close to Germany, Spain, Britain and Switzerland regarding this index. There women gave birth for the first time at the age between 27 and 30. Today 50 per cent of women in the Russian megapolises give birth for the first time at the age from 27 to 30. As a rule, all these belong to the middle class. There are certain pluses in all that but still minuses prevail over the pluses, Head of the World Congress of Families (Russia) Alexei Komov.

Sinh con muộn cũng đang dần trở nên phổ biến ở Nga. Vào năm 2000, trung bình phụ nữ Nga sinh con lần đầu ở tuổi 23-24 và hiện nay là 25. Không loại trừ khả năng rằng Nga sẽ sớm đuổi kịp Đức, Tây Ban Nha, Anh và Thụy Sĩ về chỉ số này. Phụ nữ ở các nước đó sinh con lần đầu ở độ tuổi từ 27 đến 30 và ngày nay 50% phụ nữ ở Nga cũng có đặc điểm như vậy. Như một quy luật, tất cả họ đều thuộc tầng lớp trung lưu. Có một số ưu điểm nhất định trong chuyện đó tuy nhiên những nhược điểm vẫn còn chiếm ưu thế hơn. Người đứng đầu Đại Hội Gia đình thế giới (Nga), ông Alexei Komov, cho biết:
"As regards pluses, we should not forget that by 35 to 40 years women succeed in their careers, and what they decide when they are under 40 is their choice. That is why they pay paramount attention to bringing up children. But one should not forget that to give birth to a healthy child is a very difficult task for a woman under 40. Therefore, women resort to medical technologies, which are very expensive. From the demographic point of view, the best age for giving birth is 25 years."

“Về  mặt ưu điểm, chúng ta không nên quên rằng ở độ tuổi 35 đến 40, phụ nữ thường thành công trong sự nghiệp của họ và những gì họ quyết định khi cận 40 tuổi là sự lựa chọn của chính họ. Đó là lí do tại sao họ hết sức quan tâm đến việc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên mọi người không nên quên rằng để sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh là việc rất khó khăn cho những phụ nữ  ở 40 tuổi. Vì vậy họ nhờ tới những công nghệ y học rất đắt tiền. Từ quan điểm của nhân khẩu học, độ tuổi thích hợp nhất để sinh con là 25 tuổi.”



Theoretically the age limit for giving birth is 45. However, there are cases when older women gave birth to healthy children. Besides, medicine is developing fast, and new technologies appear, including the ones meant for taking care of premature children.

Về mặt lý thuyết, độ tuổi giới hạn để sinh con là 45. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ  nữ lớn tuổi sinh con khỏe mạnh. Ngoài ra, y học phát triễn rất nhanh và những công nghệ mới đã xuất hiện bao gồm  cả những người với công việc là chăm sóc trẻ đẻ non.

Translated by Phạm Thị Xuân Viên – Y2E


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn