MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, April 25, 2012

America’s Place in the New World Vị trí của Mỹ trong thế giới mới




A copy of the legendary Château Maisons-Laffitte, on the outskirts of Beijing.


Một bản sao của Château Maisons-Laffitte huyền thoại, ở vùng ngoại ô của Bắc Kinh.
America’s Place in the New World

Vị trí của Mỹ trong thế giới mới
By CHARLES A. KUPCHAN
CHARLES A. KUPCHAN
April 7, 2012
April 7/4/2012


IT’S election season again, and the main contenders for the Oval Office are knocking themselves out to reassure Americans that their nation remains at the pinnacle of the global pecking order. Mitt Romney recently declared that “this century must be an American century.” Not to be outdone, President Obama insisted in his State of the Union address that “anyone who tells you that America is in decline” doesn’t “know what they’re talking about.”

Lại một mùa bầu cử nữa, và các ứng cử viên chính chạy đua vào Phòng Bầu Dục đang ra sức thuyết phục người Mỹ rằng đất nước của họ vẫn đang ở đỉmh cao trong trật tự toàn cầu. Mitt Romney gần đây tuyên bố rằng “thế kỷ này phải là một thế kỷ Mỹ”. Không chịu thua, Tổng thống Obama khẳng định trong Thông điệp Liên bang rằng “bất cứ ai nói rằng Mỹ đang đi xuống đều không hiểu là họ đang nói cái gì”.
Mr. Romney and Mr. Obama might overdo it a bit, but they’re actually not far off the mark. Despite two draining wars, sluggish growth and a diffusion of power from the West to China and the “rising rest,” a combination of economic resilience and military superiority will keep the United States at or near the top for decades.

Ông Romney và ông Obama có thể hơi quá lời một chút, nhưng họ không xa thực tế bao nhiêu. Cho dù có hai cuộc chiến tranh hao người tốn của, sự tăng trưởng chậm chạm và phân tán quyền lực từ phương Tây cho Trung Quốc và “phần còn lại đang nổi lên” của thế giới, thì sự kết hợp giữa khả năng kiên cường về kinh tế cùng sự vượt trội về quân sự sẽ giữ cho Mỹ ớ vị trí đỉnh cao hoặc gần đỉnh cao trong nhiều thập kỷ nữa.        

Still, they’re missing the point. The most potent challenge to America’s dominance comes not from the continuing redistribution of global power, but from a subtler change: the new forms of governance and capitalism being forged by China and other rising nations.

Tuy nhiên, họ vẫn bỏ qua một điểm quan trọng. Thách thức lớn nhất với sự thống trị của Mỹ không đến từ sự tái phân phối quyền lực toàn cầu đang diễn ra, mà từ một sự thay đổi tình thế hơn: các mô hình quản trị và chủ nghĩa tư bản mới mà Trung Quốc và các nước mới nổi đang áp dụng.

The democratic, secular and free-market model that has become synonymous with the era of Western primacy is being challenged by state capitalism in China, Russia and the Persian Gulf sheikdoms. Political Islam is rising in step with democracy across the Middle East. And left-wing populism is taking hold from India to Brazil. Rather than following the West’s path of development and obediently accepting their place in the liberal international order, rising nations are fashioning their own versions of modernity and pushing back against the West’s ideological ambitions.

Mô hình dân chủ, thế quyền và thị trường tự do lâu nay vốn đồng nghĩa với kỷ nguyên của sự thống trị của phương Tây giờ đang bị thách thức bởi chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Trung Quốc, Nga và các nước vùng Vịnh Pécxích. Hồi giáo mang tính chính trị đang nổi lên đồng thời với dân chủ ở khắp Trung Đông. Và chủ nghĩa dân túy thiên tả đang được củng cố từ Ấn Độ tới Braxin. Thay vì đi theo con đường phát triển của phương Tây và ngoan ngoãn chấp nhận vị trí cua mình trong trật tự quốc tế tự do, các nước đang nổi lên lại xây dựng những mô hình hiện đại riêng và đẩy lùi các tham vọng tư tưởng của phương Tây.

As this century unfolds, sustaining American power will be the easy part. The hard part will be adjusting to the loss of America’s ideological dominance and fashioning consensus and compromise in an increasingly diverse and unwieldy world.

Khi bước sang thế kỷ này, việc duy trì quyền lực Mỹ sẽ là phần việc dễ dàng. Phần việc khó là điều chỉnh lại trong bối cảnh mất sự thông trị về tư tưởng của Mỹ và tạo ra sự đồng thuận và nhượng bộ trong một thế .giới ngày càng đa dạng và khó kiểm soát.


If American leaders remain blind to this new reality and continue to expect conformity to Western values, they will not only misunderstand emerging powers, but also alienate the many countries tired of being herded toward Western standards of governance.

Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục phớt lờ thực tế mới này và mong đợi sự tuân theo các giá trị phương Tây, họ sẽ không chỉ hiểu lầm về các cường quốc đang nổi lên, mà còn làm mất lòng nhiều quốc gia đã chán việc tuân theo các tiêu chuẩn về quản trị của phương Tây.

This transition won’t be easy. Since the founding era, the American elite and the public have believed in the universality of their model. The end of the cold war only deepened this conviction; after the collapse of the Soviet Union, democratic capitalism seemed the only game in town. But the supposed “end of history” didn’t last. Many developing nations have recently acquired the economic and political wherewithal to consolidate brands of modernity that present durable alternatives.

Sự chuyển đổi này sẽ không hề dễ dàng. Kể từ thời kỳ thành lập, giới tinh hoa và công chúng Mỹ đã tin vào sự phổ quát của mô hình Mỹ. Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh chỉ làm sâu sắc thêm niềm tin này. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, chủ nghĩa tư bản dân chủ dường như trở thành mô hình duy nhất. Nhưng cái được cho là “sự kết thúc của lịch sử” (theo cách gọi của học giả nổi tiếng Francis Fukuyama-ND) đã không tồn tại được lâu. Nhiều quốc gia đang phát triển gần đây đã có đủ sức mạnh về kinh tế và chính trị để củng cố các mô hình mới có thể thay thế lâu dài.

The last 30 years of Chinese development, for example, look nothing like the path followed by Europe and North America. The West’s ascent was led by its middle class, which overturned absolute monarchy, insisted on a separation of church and state and unleashed the entrepreneurial and technological potential vital to the Industrial Revolution. In contrast, the authoritarian Chinese state has won over its middle class, and with reason: its economy outperforms those of Western competitors, enriching its bourgeoisie and lifting hundreds of millions out of poverty.

Chẳng hạn, quá trình 30 năm phát triển của Trung Quốc không hề giống với con đường mà châu Âu và Bắc Mỹ đã đi. Con đường của phương Tây được dẫn dắt bởi giai cấp trung lưu, giai cấp đã lật đổ sự toàn trị, kiên trì nguyên tắc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước, giải phóng tiềm năng kinh doanh và kỹ thuật công nghệ có vai trò tối quan trọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại, nhà nước toàn trị tại Trung Quốc đã chiến thắng trước giai cấp trung lưu, và với lý do: nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn các đối thủ phương Tây, làm giàu cho tầng lớp tư sản và giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo.

And in today’s fast and fluid global economy, the control afforded by state capitalism has its distinct advantages, which is precisely why Russia, Vietnam and others are following China’s lead.


Và trong nền kinh tế toàn cầu nhanh và dễ biến động hiện nay, sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản nhà nước có những lợi thế rõ rệt. Đây là lý do vì sao Nga, Việt Nam và nhiều nước khác đang đi theo mô hình Trung Quốc.

The Middle East is similarly set to confound American expectations. Participatory politics may be arriving in the region, but most of the Muslim world recognizes no distinction between the realms of the sacred and the secular; mosque and state are inseparable, ensuring that political Islam is returning as coercive regimes fall. A poll last year revealed that nearly two-thirds of Egyptians want civil law to adhere strictly to the Koran, one of the main reasons Islamists recently prevailed in the country’s parliamentary elections.


Tương tự, Trung Đông cũng đang có xu hương đi ngược lại mong đợi của Mỹ. Mô hình chính trị “toàn dân tham gia” có thể đang đến với khu vực này, nhưng hầu hết thế giới Hồi giáo vẫn thừa nhận không có sự tách biệt giữa thần quyền và thế quyền; nhà thờ và nhà nước không thể tách biệt, bảo đảm rằng Hồi giáo chính trị đang trở lại khi mà các chế độ độc tài sụp đổ. Một thăm dò vào năm ngoái cho thấy gần hai phần ba người Ai Cập muốn luật dân sự phải phù hợp với Kinh Koran, một trong những lý do chính giải thích vì sao người Hồi giáo gần đây đã vượt lên trong cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này.


And Egypt is the rule, not the exception. If nothing else, the Arab Spring has shown that democratization does not equal Westernization, and that it is past time for Washington to rethink its longstanding alignment with the region’s secular parties.

Và Ai Cập là điển hình, không phải là ngoại lệ. Mùa Xuân Arập đã chứng tỏ rằng dân chủ hóa không đồng nghĩa với phương Tây hóa, và giờ là lúc Oasinhtơn phải nghĩ lại sự gắn bó lâu dài với các đảng thế quyền trong khu vực.


True, rising powers like India and Brazil are stable, secular democracies that appear to be hewing closely to the Western model. But these countries have democratized while their populations consist mainly of the urban and rural poor, not the middle class. As a result, both nations have embraced a left-wing populism wary of free markets and of representative institutions that seem to deliver benefits only to a privileged elite.

Đúng, các cường quốc đang nổi như Ấn Độ và Braxin là các nền dân chủ ổn định, thế quyền và có vẻ như đi gần với mô hình phương Tây. Nhưng các nước này đã dân chủ hóa trong lúc phần lớn dân số của họ là dân nghèo thành thị và nông thôn, chứ không phải là tầng lớp trung lưu. Kết quả là, cả hai nước này đã đi theo chủ nghĩa dân túy thiên tả, thận trọng với thị trường tự do và các thể chế đại diện dường như chỉ mang lại lợi ích cho giới tinh hoa có đặc quyền.

Rising democracies are also following their own paths on foreign policy, foiling America’s effort to turn India into a strategic partner. New Delhi is at odds with Washington on issues ranging from Afghanistan to climate change, and it is deepening commercial ties with Iran just as America is tightening sanctions. Standing up to America still holds cachet in India and Brazil, one reason New Delhi and Brasília line up with Washington less than 25 percent of the time at the United Nations.

Các nền dân chủ đang nổi cũng đang đi theo con đường riêng trong chính sách đối ngoại, làm hỏng nỗ lực của Mỹ muốn biến Ấn Độ thành một đổi tác chiến lược. Niu Đêli bất đồng với Oasinhtơn về các vấn đề từ Ápganixtan tới biến đổi khí hậu, và giờ đang tăng cường quan hệ thương mại với Iran trong lúc Mỹ đang thắt chặt các lệnh cấm vận. Việc đứng lên phản đối Mỳ vẫn nhận được sự hoan nghênh tại Ấn Độ và Braxin, một lý do vì sao Niu Đêli và Brasilia chỉ ủng hộ Oasinhtơn chưa đầy 25% tại Liên hợp quốc.

Washington has long presumed that the world’s democracies will as a matter of course ally themselves with the United States; common values supposedly mean common interests. But if India and Brazil are any indication, even rising powers that are stable democracies will chart their own courses, expediting the arrival of a world that no longer plays by Western rules.

Oasinhtơn từ lâu mặc định rằng các nền dân chủ của thế giới sẽ đương nhiên liên minh với Mỹ; các giá trị chung đồng nghĩa với lợi ích chung. Nhưng nếu Ấn Độ và Braxin là một chỉ dấu nào đó, thì ngay cả các cường quốc đang nổi với các thể chế dân chủ ổn định sẽ đi theo con đường riêng của mình, hình thành nên một thế giới không còn tuân theo các luật chơi của phương Tây.

The 21st century will not be the first time the world’s major powers embraced quite different models of governance and commerce: during the 17th century, the Holy Roman Empire, Ottoman Empire, Mughal Empire, Qing Dynasty and Tokugawa Shogunate each ran its affairs according to its own distinct rules and culture.


Thế kỷ 21 sẽ không còn là lần đầu tiên các cường quốc lớn của thế giới đi theo các mô hình quản trị khác nhau: hồi thế kỷ 17, Đế chế Rôma, Đế chế Ốttôman, Đe chế Mogul, Triều Thanh ở Trung Quốc hay Mạc Phủ Tokugawa ở Nhật Bản đều xử lý các vấn đề theo các luật lệ và văn hóa riêng biệt của mình.

But these powers were largely self-contained; they interacted little and thus had no need to agree on a set of common rules to guide their relations.


Nhưng các cường quốc đó gần như đã tự kiềm chế. Họ rất ít giao lưu với nhau và vì thế không cần phải đồng thuận về các luật lệ chung cho mối quan hệ giữa các nước.

This century, in contrast, will be the first time in history in which multiple versions of order and modernity coexist in an interconnected world; no longer will the West anchor globalization. Multiple power centers, and the competing models they represent, will vie on a more level playing field. Effective global governance will require forging common ground amid an equalizing distribution of power and rising ideological diversity.

Ngược lại, thế kỷ này sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử trong đó các viễn kiến khác nhau về trật tự và tính hiện đại cùng tồn tại trong một thế giới liên kết chặt chẽ; phương Tây sẽ không còn bám vào toàn cầu hóa. Các trung tâm quyền lực, và các mô hình mà họ đại diện có tính chất cạnh tranh nhau, sẽ ganh đua trên một sân chơi bằng phẳng hơn. Mô hình quản trị toàn cầu hiệu quả sẽ đòi hỏi phải tạo ra một khoảng sân chung trong bối cảnh phân chia quyền lực bình đẳng và sự đa dạng về tư tưởng.

With that in mind, Washington should acknowledge that America’s brand of capitalism and secular democracy must now compete in the marketplace of ideas.

Với suy nghĩ đó, Oasinhtơn thừa nhận rằng mô hình chủ nghĩa tư bản của Mỹ và dân chủ thế quyền giờ sẽ phải cạnh tranh trên sân chơi đối với các ý tưởng.


To be sure, even as it adopts a more pluralistic approach, the United States should defend not just its interests, but also its values. It should continue to promote democracy, stand resolute in the defense of human rights and do what it can to stop indiscriminate violence of the sort unleashed by Syria’s government.

Một điều chắc chắn là ngay cả khi có cách tiếp cập đa nguyên hơn, Mỹ nên bảo vệ không chỉ lợi ích của mình, mà còn cả các giá trị. Mỹ nên tiếp tục thúc đẩy dân chủ, kiên quyết bảo vệ nhân quyền và làm những gì có thể để chấm dứt bạo lực bừa bãi giống như điều mà chính phủ Xyri đang làm.


But American leaders do their country no service when they trumpet a new American century or topple governments in the name of spreading Western values. Doing so will drive away the very nations the United States needs on its side to confront dangerous pariahs and manage a world in which power is broadly shared.

Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ không làm lợi gì cho đất nước mình khi họ hô hào một thế kỷ Mỹ mới hay lật đổ các chính phủ nước ngoài dưới danh nghĩa truyền bá giá trị phương Tây. Làm như vậy sẽ đẩy ra xa chính các quốc gia mà Mỹ cần sự ủng hộ để đối đầu với các phần tử nguy hiểm và điều hành một thế giới trong đó quyền lực được chia sẻ rộng rãi.

Standing by its own values while also recognizing that there are alternative forms of responsible and responsive governance would ultimately elevate the nation’s moral authority, making it more likely that other countries would be as respectful of America’s preferences as America should be of theirs.

Việc theo đuổi các giá trị của riêng mình trong khi vẫn thừa nhận rằng có những mô hình quản trị có trách nhiệm khác thay thế rốt cuộc sẽ làm gia tăng tính thuyết phục về đạo đức của nước Mỹ, tạo thêm khả năng các nước khác sẽ tôn trọng những ưu tiên của Mỹ giống như Mỹ tôn trọng họ.
Charles A. Kupchan is a professor of international relations at Georgetown, a senior fellow at the Council on Foreign Relations, and the author of “No One’s World: The West, the Rising Rest, and the Coming Global Turn.”
Charles A. Kupchan là giáo sư quan hệ quốc tế tại Georgetown, là chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và là tác giả của "Thế giới không của riêng ai: Phương Tây, phần còn đang lên, và Chuyển biến toàn cầu đang đến"


http://www.nytimes.com/2012/04/08/opinion/sunday/americas-place-in-the-new-world.html?_r=2&sq=Kupchan&st=Search&scp=2&pagewanted=all

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn