MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 31, 2012

Vietnam and Burma Get Cozy Quan hệ Việt-Miến ngày càng nồng ấm


Vietnam and Burma Get Cozy

Quan hệ Việt-Miến ngày càng nồng ấm

By Xuan Loc Doan

March 29, 2012

Đoàn Xuân Lộc

29/03/12

Burma’s President Thein Sein arrived in Hanoi for an official visit on March 20, where he received a warm welcome from Vietnam’s leaders, including President Truong Tan Sang. Thetwo-day visit came at a time when the two countries have increasingly sought to enhance ties.

Ngày 20-3, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đến Hà Nội trong một chuyến thăm chính thức, được các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang, đón tiếp nồng hậu. Chuyến thăm hai ngày này diễn ra vào thời điểm hai nước đang nỗ lực phát triển quan hệ.

Links between Naypyidaw and Hanoi have intensified recently, with both countries exchanging high-ranking visits. Last June, Vietnamese Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai made a four-day trip to Burma. In November, Burma’s new commander-in-chief of armed forces Gen. Min Aung Hlaing visited Hanoi. A month later, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung went to Burma to attendthe 4th Summit of the Greater Mekong Subregion,which was held in Naypyidaw.

Gần đây, mối bang giao giữa Naypyidaw và Hà Nội đã được thắt chặt hơn nhiều, như việc hai nước có những chuyến thăm qua lại ở cấp cao. Tháng 6 năm ngoái, Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải sang thăm Myanmar bốn ngày. Tháng 11, tân Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đến Hà Nội. Sau đó một tháng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư của Các nước Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, tổ chức ở Naypyidaw.

On March 12, when Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh began his official trip to Naypyidaw, two destroyers of Burma’s navy arrived at Tien Sa Port in Da Nang for a three-day historic visit. A day later, a delegation of Ho Chi Minh City officials and entrepreneurs, led by Le Thanh Hai – secretary of the HCMC party committee and a member of the party’s Politburo – also toured Burma.

Ngày 12-3, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên đường thăm chính thức Naypyidaw, hai tàu khu trục của hải quân Myanmar đã đến cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng trong một chuyến thăm lịch sử, kéo dài ba ngày. Hôm sau, một phái đoàn quan chức và doanh nghiệp TP.HCM, do ông Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy TP.HCM kiêm ủy viên Bộ Chính trị của đảng – dẫn đầu, cũng sang Myanmar.

This flurry of interaction has come aboutin the context of the growing economic potential of Burma, unlocked by recent political change. In 2011 alone, the country received a record $20 billion in foreign direct investment – compared with just $302 million in 2010 and a total of $16 billion for the previous two decades combined.

Các hoạt động trao đổi qua lại nhộn nhịp này diễn ra trong bối cảnh nội lực kinh tế của Myanmar ngày càng tăng lên, khi được giải phóng bởi những thay đổi về chính trị. Riêng trong năm 2011, Myanmar nhận mức đầu tư trực tiếp nước ngoài cao kỷ lục, 20 tỷ USD, so với chỉ 302 triệu USD vào năm 2010 và tổng cộng 16 tỷ USD trong suốt hai thập niên trước đó cộng lại.

While investors clearly believe that there are huge opportunities for business in Burma, it seems that Vietnam has yet to exploit them significantly. Indeed, economic relations between Vietnam and Burma remain very underdeveloped – especially compared totheir respective relations with other ASEAN countries. For instance, in 2010 while 45.2 percent of Burma’s trade and 18.5 percent of Vietnam’s was with other ASEAN members, Vietnam only accounted for 0.9 percent of Burma’s trade and Burma merely 0.1 percent of Vietnam’s.

Trong khi các nhà đầu tư rõ ràng đều tin rằng kinh doanh ở Myanmar có những cơ hội khổng lồ, thì dường như Việt Nam lại chưa khai thác được điều đó một cách đáng kể. Quả thật, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar vẫn còn rất kém phát triển – đặc biệt khi so sánh với quan hệ giữa mỗi nước này với các quốc gia ASEAN khác. Ví dụ, vào năm 2010, 45,2% kim ngạch mậu dịch của Myanmar và 18,5% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các thành viên khác của ASEAN. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 0,9% tổng kim ngạch của Myanmar, còn Myanmar chỉ chiếm 0,1% của Việt Nam.

Thus, not surprisingly, the recent series of visits have strongly focused on fostering economic cooperation between the two countries. The first fruit of this is a pledge to increase the value their two-way trade from $170 million in 2010 to $500 million by 2015.

Do đó, không có gì lạ khi gần đây các chuyến thăm qua lại của hai nước tập trung rất mạnh vào hợp tác kinh tế. Thành quả đầu tiên là một cam kết tăng kim ngạch thương mại hai chiều từ 170 triệu USD năm 2010 lên 500 triệu USD từ nay tới năm 2015.

But economic cooperation isn’t the only factor that has prompted Hanoi and Naypyidaw to boost their bilateral ties. Other important factors – both at national and regional levels – have also played key roles in paving way for them to intensify relations.

Nhưng hợp tác kinh tế không phải nguyên nhân duy nhất khiến Hà Nội và Naypyidaw thúc đẩy quan hệ song phương. Các thành tố quan trọng khác – cả ở bình diện quốc gia lẫn khu vực – cũng đóng vai trò quyết định trong việc mở đường cho hai nước phát triển quan hệ.

For Burma, Thein Sein’s visit to Vietnam, the first leg of his three-country tour that includes Cambodia and Laos, is a result of its recent opening, as well as a key part of its continued efforts to increase its role in regional affairs and forums. Even though it became a member of ASEAN in 1997, Burma has never held the rotating chair of the regional bloc. Furthermore, it was often considered an “outcast” in the international community, and was even seen as a stumbling block in ASEAN’s relations with the European Union and other Western countries.

Đối với Myanmar thì chuyến thăm của ông Thein Sein sang Việt Nam – điểm dừng chân đầu tiên của ông trong ba nước Đông Dương – là kết quả của việc Myanmar mở cửa gần đây, cũng là một phần chủ chốt trong những nỗ lực không ngừng của đất nước này nhằm tăng cường vai trò của mình trong những vấn đề quốc tế, trên các diễn đàn quốc tế. Mặc dù Myanmar đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1997, nhưng họ chưa bao giờ giữ chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối. Hơn thế nữa, họ còn thường xuyên bị coi là “kẻ bị ruồng bỏ” trong cộng đồng quốc tế, thậm chí bị xem như chướng ngại vật, ngăn trở quan hệ của ASEAN với EU và các nước Tây Âu khác.

Yet its recent political reforms will allow it to chair ASEAN for the first time in 2014. As a chair of ASEAN, Burma will hold not only ASEAN’s annual summit, but also other important meetings, such as the ministerial meeting of the ASEAN Regional Forum and particularly the East Asia Summit – the two key ASEAN-plus forums, which involve a number of global and regional powers. During his visit, Thein Sein thanked Vietnam for having supported Burma to hold ASEAN’s chair in two years’ time.

Tuy nhiên, những cải cách chính trị gần đây của Myanmar sẽ cho phép họ làm chủ tịch ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2014 tới. Là chủ tịch ASEAN, Myanmar sẽ tổ chức không chỉ hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà còn nhiều sự kiện quan trọng khác, chẳng hạn hội nghị bộ trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN, và đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – hai diễn đàn ASEAN+ lớn, có sự tham dự của một số siêu cường thế giới và khu vực. Trong chuyến thăm của mình, ông Thein Sein cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ Myanmar giữ chức chủ tịch ASEAN sau 2 năm nữa.

Furthermore, given Burma’s overdependence on China at many levels, Burma now needs to diversify its international links in order to limit China’s dominance. In fact, it’s widely believed that one of the key reasons for its current political reform is its desire to balance China’s overwhelmed presence. In this sense, while Vietnam isn’t a major economic partner, Hanoi provides Burma’s leaders some leverage in their relations with Beijing. Like Burma, Vietnam is also concerned about the increasing assertiveness of their giant neighbor.

Hơn nữa, trong hoàn cảnh Myanmar đang phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc ở rất nhiều cấp độ, Myanmar đang cần đa dạng hóa quan hệ quốc tế của mình để hạn chế ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc. Trên thực tế, quan điểm phổ biến cho rằng một trong các lý do chủ yếu để Myanmar tiến hành đợt cải cách chính trị hiện nay là mong muốn của họ cân bằng lại sự hiện diện thái quá của Trung Quốc. Với ý nghĩa này, mặc dù Việt Nam không phải là đối tác kinh tế lớn của Myanmar, nhưng Hà Nội vẫn tạo cho Myanmar động lực nhất định trong quan hệ giữa Naypyidaw và Bắc Kinh. Cũng như Myanmar, Việt Nam đang lo ngại về thái độ ngày càng hung hăng của người láng giềng khổng lồ.

It seems clear that their respective posture vis-à-vis China and related strategic and security calculations are becoming a significant factor in their developing bilateral relations. Burma’s two recent visits – the trip of Gen. Min Aung Hlaing in November 2011 and the visit of Burma’s navy this month – are arguably the most significant visits to Vietnam.

Có vẻ như rõ ràng là lập trường của Myanmar và Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như những tính toán liên quan về an ninh và chiến lược, đang trở thành một thành tố quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia này. Hai chuyến thăm gần đây của Myanmar – của tướng Min Aung Hlaing vào tháng 11-2011 và của hải quân Myanmar tháng này – là hai chuyến thăm quan trọng nhất của họ tới Việt Nam.

Aside from his position as Burma’s new army chief, the symbolic importance of Min Aung Hlaing’s visit is due to its timing. It took place in the aftermath of Burma’s unilateral decision to suspend the $3.6 billion Chinese-funded Myitsone Dam project. Furthermore, instead of going to China as his predecessors did, he chose Vietnam for his first official trip.

Ngoài việc ông Min Aung Hlaing là tân tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thì tầm quan trọng có tính biểu tượng của chuyến đi của ông còn do thời điểm thích hợp của nó. Nó diễn ra như là kết quả của quyết định đơn phương từ phía Myanmar đình chỉ dự án Đậm Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ. Hơn thế nữa, thay vì sang Trung Quốc như người tiền nhiệm, ông lại chọn Việt Nam làm điểm đến của chuyến thăm chính thức đầu tiên.

It’s also worth noting that the first-ever trip of Burma’s two military ships arrived in Vietnam on the same day as Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh held talks with his counterpart Wunna Maung Lwin. During this meeting, “the two sides discussed the importance of maintaining peace and stability in the [South China Sea] with disputes settled in peaceful ways in accordance with international laws.” The same message was also stressed during Thein Sein’s meeting with his Vietnamese counterpart.

Cũng cần lưu ý rằng chuyến đi đầu tiên của hai tàu quân sự Myanmar tới Việt Nam là vào cùng ngày với sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tổ chức đối thoại với người đồng nhiệm Wunna Maung Lwin. Trong cuộc gặp, “hai bên thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, theo luật quốc tế”. Thông điệp tương tự cũng được nhấn mạnh trong cuộc gặp giữa ông Thein Sein và người đồng nhiệm phía Việt Nam.

Such a discussion and message is unlikely to please China because Beijing has maintained that third-party nations shouldn’t get involved in the dispute. In this context, the support of Burma – a country that doesn’t have any disputing claims in the South China Sea – for Hanoi’s approach of solving disputes peacefully and complying with international law is symbolically important. This is particularly the case given that Burma was formerly a strong ally of China. Thus, increasingly close Burma-Vietnamese relations, combined with Burma’s position as chair of ASEAN in 2014, could significantly enhance Vietnam’s position within ASEAN in its dealing with China.

Cuộc hội đàm đó và thông điệp đó có lẽ sẽ không làm hài lòng Trung Quốc, bởi lẽ Bắc Kinh vẫn luôn nói rằng nước thứ ba không nên tham gia vào tranh chấp. Trong hoàn cảnh này, sự ủng hộ mà Myanmar – quốc gia không có yêu sách nào trong vấn đề Biển Đông – dành cho đường lối của Hà Nội – giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật quốc tế – có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đặc biệt đáng nói khi mà Myanmar trước đây vốn là đồng minh mạnh mẽ của Trung Quốc. Do vậy, quan hệ ngày càng thân thiết giữa Myanmar và Việt Nam sẽ nâng cao một cách đáng kể vị thế của Việt Nam trong ASEAN, trên khía cạnh quan hệ với Trung Quốc.

Xuan Loc Doan is a research associate at the Global Policy Institute.

Đoàn Xuân Lộc là nghiên cứu viên ở Viện Chính sách Toàn cầu.


Translated by Đan Thanh



http://the-diplomat.com/asean-beat/2012/03/29/vietnam-and-burma-get-cozy/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn