MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 22, 2012

Václav Havel, playwright and president Václav Havel: Kịch tác gia – Tổng Thống




Václav Havel, playwright and president

Václav Havel: Kịch tác gia – Tổng Thống

Dec 18th 2011, 13:02 by E.L.

E.L.18/12/2011

EARLY in 1989, your correspondent, newly arrived in communist Czechoslovakia, passed an empty building in the Podoli district of Prague. Someone had written in the grime inside the window: “Svoboda Havlovi” [Freedom for Havel]. It was an interesting moment. The jailed playwright (as we used to call him) was behind bars for hooliganism following an opposition demonstration. The authorities could jail individuals. But they had lost the will, or the capability, to police the inside of shop windows.

Đầu năm 1989, người viết những dòng này – vừa chân ướt chân ráo tới Tiệp Khắc – đi ngang qua một ngôi nhà hoang trong quận Podoli ở Praha. Bên trong cửa sổ mờ tối có hàng chữ “Svoboda Havlovi” Tự do cho Havel]. Đấy là thời khắc thú vị. Kịch tác gia bị bỏ tù (chúng tôi thường gọi ông như thế) đang nằm sau song sắt vì gây rối trật tự công cộng diễn ra sau cuộc biểu tình của phe đối lập. Chính quyền lúc đó còn có thể bỏ tù người dân. Nhưng họ đã không còn ý chí hay không còn khả năng giữ trật tự đằng sau cửa sổ nữa.

The slogan (which was still there a year later when Mr Havel was president) was particularly striking because shop windows were the theme of one of Václav Havel's best-known essays. In "The Power of the Powerless", he ponders the presence of a banal communist propaganda poster, reading "Workers of the world, unite!" in a greengrocer's window.

Khẩu hiệu này (một năm sau, tức là khi ông Havel đã trở thành tổng thống, nó vẫn còn nguyên ở đấy) đặc biệt ấn tượng vì cửa sổ cửa hàng là đề tài của một trong những tiểu luận nổi tiếng nhất của Václav Havel. Trong tiểu luận Sức mạnh của thảo dân, đưa ra lí giải về khẩu hiệu tuyên truyền sáo rỗng của cộng sản: Vô sản thế giới liên hiệp lại!, đặt bên trong cửa sổ một cửa hàng rau:

Why does he do it? What is he trying to communicate to the world? Is he genuinely enthusiastic about the idea of unity among the workers of the world? Is his enthusiasm so great that he feels an irrepressible impulse to acquaint the public with his ideals? Has he really given more than a moment's thought to how such a unification might occur and what it would mean?

“Tại sao anh ta lại làm như thế? Anh ta định nói gì với thế giới? Có đúng là anh ta thực lòng hào hứng với ý tưởng đoàn kết giữa những người vô sản trên thế giới? Lòng nhiệt thành của anh ta lớn đến mức anh ta cảm thấy phải giới thiệu ngay với công chúng lý tưởng này? Liệu anh ta đã thực sự dành một giây phút nào để nghĩ về cách thức thực hiện sự đoàn kết ấy hay ý nghĩa của nó là gì hay không?

I think it can safely be assumed that the overwhelming majority of shopkeepers never think about the slogans they put in their windows, nor do they use them to express their real opinions. That poster was delivered to our greengrocer from the enterprise headquarters along with the onions and carrots. He put them all into the window simply because it has been done that way for years, because everyone does it, and because that is the way it has to be. If he were to refuse, there could be trouble. He could be reproached for not having the proper decoration in his window; someone might even accuse him of disloyalty. He does it because these things must be done if one is to get along in life. It is one of the thousands of details that guarantee him a relatively tranquil life "in harmony with society," as they say.

Tôi nghĩ, ta có thể yên tâm mà giả định rằng tuyệt đại bộ phận những người quản lí cửa hàng không bao giờ nghĩ về khẩu hiệu họ đặt trong cửa sổ, cũng như họ chẳng bao giờ dùng nó để thể hiện quan điểm thực sự của mình. Cái khẩu hiệu đó, cũng như hành và cà-rốt, đều được cấp từ trụ sở doanh nghiệp. Anh ta xếp tất cả lên cửa sổ vì đã làm như vậy trong nhiều năm, vì mọi người đều làm như thế, và vì đó là việc phải làm. Nếu từ chối, anh ta có thể gặp rắc rối. Anh ta có thể bị phê bình vì không có vật trang trí thích hợp trong cửa sổ, thậm chí có người còn tố cáo anh là không trung thành nữa. Anh ta làm vậy bởi vì cần phải làm thế, nếu muốn yên thân. Đó là một trong hàng ngàn tiểu tiết đảm bảo cho anh ta một cuộc sống tương đối yên ổn trong sự "hòa hợp với xã hội", như họ vẫn thường nói.”

That encapsulated the way many Czechs and Slovaks dealt with their fate after the Soviet-led invasion of 1968. To many outsiders the country seemed numb, the subject of a kind of moral castration. Resistance was useless: even if you changed the system, the Soviet tanks would crush what you attempted. So the only solution was to withdraw into internal (or, for a few, external) exile.

Đấy là cách sống của phần đông người Czechs và Slovaks sau cuộc xâm lược của Liên Xô vào năm 1968. Nhiều người nước ngoài cảm thấy dường như đất nước đã bị tê liệt, như thể đã bị hoạn mất phần đức hạnh rồi vậy. Phản kháng là việc làm vô ích: thậm chí nếu bạn có thay đổi được hệ thống thì xe tăng Liên Xô cũng sẽ đập tan những gì bạn đã làm được. Chỉ còn một giải pháp, đấy là rút vào bên trong (đối với một số người thì giải pháp là lưu vong).

The cocktail that fuelled totalitarianism was a mixture of fear and pretence: the greengrocer pretended to be loyal for fear of the consequences. Havel noted later in his essay:

Sợ hãi và giả vờ là món hổ lốn cung cấp dưỡng chất cho chế độ toàn trị: anh hàng rau giả vờ trung thành vì sợ hậu quả. Havel viết tiếp như sau:

If the greengrocer had been instructed to display the slogan "I am afraid and therefore unquestioningly obedient;' he would not be nearly as indifferent to its semantics, even though the statement would reflect the truth. The greengrocer would be embarrassed and ashamed to put such an unequivocal statement of his own degradation in the shop window, and quite naturally so, for he is a human being and thus has a sense of his own dignity. To overcome this complication, his expression of loyalty must take the form of a sign which, at least on its textual surface, indicates a level of disinterested conviction. It must allow the greengrocer to say, "What's wrong with the workers of the world uniting?" Thus the sign helps the greengrocer to conceal from himself the low foundations of his obedience, at the same time concealing the low foundations of power.

“Xin hãy để ý: nếu người bán rau được hướng dẫn bày khẩu hiệu: "Tôi sợ và vì thế tôi phục tùng vô điều kiện", anh ta sẽ phải để ý tới nội dung của nó, mặc dù tuyên bố ấy là đúng sự thật. Người bán rau sẽ cảm thấy bối rối và xấu hổ vì lời tuyên bố thẳng thừng về sự mất phẩm cách của anh ta trong cửa sổ cửa hàng, và cũng tự nhiên thôi, bởi anh là con người và vì thế mà có cảm nhận về phẩm giá của mình. Để vượt qua sự rắc rối này, lòng trung thành của anh phải được thể hiện dưới dạng một dấu hiệu - ít nhất là trên bề mặt từ ngữ - thể hiện một niềm tin bất vụ lợi. Nó phải cho phép người bán rau biện bạch: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại thì có gì sai?" Vì thế mà dấu hiệu này giúp cho người bán rau che giấu cái nguyên nhân “hèn kém” của sự phục tùng của mình, và cùng lúc, che giấu nền tảng “hèn kém” của quyền lực.”

But those shallow foundations were vulnerable to individual acts of disobedience. Havel concludes his essay thus:

Nhưng những động cơ thấp kém đó rất dễ bị tổn thương trước những hành động bất tuân đơn lẻ. Havel kết thúc tiểu luận của mình bằng những từ ngữ sau đây:

Let us now imagine that one day something in our greengrocer snaps and he stops putting up the slogans merely to ingratiate himself. He stops voting in elections he knows are a farce. He begins to say what he really thinks at political meetings. And he even finds the strength in himself to express solidarity with those whom his conscience commands him to support. In this revolt the greengrocer steps out of living within the lie. He rejects the ritual and breaks the rules of the game. He discovers once more his suppressed identity and dignity. He gives his freedom a concrete significance. His revolt is an attempt to live within the truth. . . .

That would come at a cost:

“Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng một ngày kia, trong lòng anh hàng rau nọ bỗng xảy ra một chuyện gì đó và anh thôi không đặt khẩu hiệu lên cửa sổ nữa, dù chỉ để cho lòng mình thấy thanh thản mà thôi. Anh không tham gia bầu cử nữa vì biết rằng đấy là trò nhảm nhí. Trong những cuộc hội nghị chính trị, anh bắt đầu nói những điều mình thực sự nghĩ. Thậm chí anh còn tìm được sức mạnh nội tâm, đủ sức bày tỏ tình đoàn kết với những người mà lương tâm buộc anh phải ủng hộ. Trong cuộc nổi dậy này, anh hàng rau đã bước ra khỏi “sống trong dối trá”. Anh vất bỏ nghi thức và phá vỡ các luật chơi. Anh tìm lại được bản sắc và nhân phẩm đã bị áp chế của mình. Anh cho rằng tự do là điều có ý nghĩa thực sự. Cuộc nổi dậy của anh là nỗ lực để sống trong sự thật…”

Anh ta sẽ phải trả giá:

He will be relieved of his post as manager of the shop and transferred to the warehouse. His pay will be reduced. His hopes for a holiday in Bulgaria will evaporate. His children's access to higher education will be threatened. His superiors will harass him and his fellow workers will wonder about him. Most of those who apply these sanctions, however, will not do so from any authentic inner conviction but simply under pressure from conditions, the same conditions that once pressured the greengrocer to display the official slogans. They will persecute the greengrocer either because it is expected of them, or to demonstrate their loyalty, or simply as part of the general panorama, to which belongs an awareness that this is how situations of this sort are dealt with, that this, in fact, is how things are always done, particularly if one is not to become suspect oneself. The executors, therefore, behave essentially like everyone else, to a greater or lesser degree: as components of the post-totalitarian system, as agents of its automatism, as petty instruments of the social auto-totality.

“Anh phải trả giá ngay lập tức. Anh ta không được làm quản lí nữa và bị chuyển đến nhà kho. Lương sẽ hạ. Hi vọng về một kì nghỉ ở Bulgaria sẽ không còn. Việc vào đại học của con cái bị đe dọa. Cấp trên sẽ quấy rầy và đồng nghiệp sẽ nghi ngờ anh. Nhưng phần lớn những người sử dụng những biện pháp trừng phạt đó không phải vì thâm tâm họ kết tội anh, mà vì sức ép của hoàn cảnh, cũng chính là hoàn cảnh đã từng buộc anh hàng rau phải trưng ra cái khẩu hiệu chính thức kia. Họ ngược đãi anh là vì những người khác nghĩ là họ phải làm thế, hoặc để chứng tỏ lòng trung thành của mình, hoặc chỉ đơn giản là một phần của khung cảnh chung, cùng với nó là nhận thức về cách xử lí những trường hợp như thế này, mà trên thực tế là cách mà người ta vẫn làm với những trường hợp như thế, đấy là nói nếu người đó không muốn trở thành kẻ bị nghi ngờ. Vì vậy mà những kẻ ngược đãi cũng hành xử như tất cả những người khác, dù mức độ nghiêm trọng khác có khác nhau: họ hành xử như một thành phần của hệ thống hậu toàn trị, như một tác nhân của cỗ máy tự động, như là một công cụ đáng thương của nó vậy, họ cũng ứng xử như mọi người khác, cao thấp tùy người: với tư cách là các thành tố của hệ thống hậu toàn trị, với tư cách là nhân viên của cỗ máy tự động, như là các công cụ đáng thương của hệ toàn trị-tự động của xã hội.”

Havel concluded with his most famous exhortation: to live in truth was to deny the communist system its legitimacy, and ultimately its power:

Havel kết thúc tiểu luận của mình bằng lời kêu gọi nổi tiếng: sống trong sự thật là phủ nhận tính chính danh của chế độ cộng sản và cuối cùng là phủ nhận quyền lực của nó:

Thus the power structure, through the agency of those who carry out the sanctions, those anonymous components of the system, will spew the greengrocer from its mouth....The greengrocer has not committed a simple, individual offence, isolated in its own uniqueness, but something incomparably more serious. By breaking the rules of the game, he has disrupted the game as such. He has exposed it as a mere game. He has shattered the world of appearances, the fundamental pillar of the system. He has upset the power structure by tearing apart what holds it together. He has demonstrated that living a lie is living a lie. He has broken through the exalted facade of the system and exposed the real, base foundations of power. He has said that the emperor is naked. And because the emperor is in fact naked, something extremely dangerous has happened: by his action, the greengrocer has addressed the world. He has enabled everyone to peer behind the curtain. He has shown everyone that it is possible to live within the truth. Living within the lie can constitute the system only if it is universal. The principle must embrace and permeate everything. There are no terms whatsoever on which it can co-exist with living within the truth, and therefore everyone who steps out of line denies it in principle and threatens it in its entirety...

“Như vậy là, cơ cấu quyền lực - thông qua hành động của những người thi hành những biện pháp trừng phạt, thông qua những thành tố vô danh của hệ thống - sẽ đẩy anh bán rau ra khỏi miệng của nó. Hệ thống - thông qua những thành phần đã bị tha hóa trong dân chúng - sẽ trừng phạt anh vì anh dám nổi loạn. Nó phải làm thế vì logic của cỗ máy tự động và tự vệ buộc nó phải làm thế. Vì tính độc đáo của nó mà cuộc tấn công của anh hàng rau không phải là cuộc tấn công mang tính cá nhân, đơn lẻ và biệt lập, mà là cái gì đó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bằng việc phá vỡ luật chơi, anh đã làm gián đoạn cuộc chơi. Anh đã chỉ ra rằng nó chỉ là một trò chơi. Anh ta đã đập tan thế giới của ảo tưởng, tức là đập tan cái cột cái của hệ thống. Anh đã lật đổ cơ cấu quyền lực bằng cách xé toạc những thứ đã giúp cố kết nó lại với nhau. Anh ta đã chứng minh rằng sống trong dối trá chính là sống dối trá. Anh ta đã phá vỡ cái mặt tiền được thần thánh hóa của hệ thống và vạch trần nền tảng thực sự của quyền lực. Anh đã nói rằng hoàng đế cởi truồng. Và bởi vì trên thực tế hoàng đế đang cởi truồng, cho nên đã xảy ra một chuyện cực kì nguy hiểm: bằng hành động của mình, anh hàng rau đã phát đi lời kêu tới toàn thế giới. Anh giúp mọi người nhìn vào hậu trường. Anh đã cho tất cả mọi người thấy rằng có thể sống trong sự thật. Sống trong dối trá chỉ có thể tạo thành hệ thống nếu mọi người đều làm như vậy. Nguyên tắc của nó phải bao trùm và ngấm vào tất cả. Không có gì có thể cho phép nó cùng tồn tại với sống trong sự thật, và vì vậy mà tất cả những người bước qua vạch đều phủ định nó về mặt nguyên tắc và đe dọa tính toàn vẹn của nó.”

Havel practised what he preached. He himself was denied higher education, as the scion of a famous bourgeois family. Others might have curried favour by writing plays praising the regime. But he worked as a stage-hand, and studied drama in his spare time. As Czechoslovak communist rule eased in the 1960s, his plays were performed, and gained public acclaim. By 1968, he was a well-known and successful playwright.

Havel đã làm đúng như những gì ông rao giảng. Do xuất thân từ gia đình tư sản nổi tiếng, ông không được vào đại học. Những người khác có thể được ưu ái vì viết những vở kịch ca ngợi chế độ. Nhưng ông lại làm nhân viên sân khấu và nghiên cứu kịch nghệ trong lúc rỗi rãi. Trong những năm 1960, khi chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc tỏ ra bớt nghiêm khắc hơn trước, kịch của ông bắt đầu được dựng và được công chúng hoan nghênh. Đến năm 1968, ông đã là một kịch tác gia khá thành công và nổi tiếng.

For him and the rest of the country's cultural elite, the Soviet-led invasion posed a sharp problem: emigrate, collaborate, or face the consequences. Philosophers became stokers, and poets street-sweepers. Havel took a job in a brewery (which he wrote about in his play "Audience"). In the mid 1970s he moved into active opposition to the regime, defending the underground rock group Plastic People of the Universe and, in 1977, signing the dissident declaration "Charter 77".

Cuộc xâm lăng của Liên Xô đã đặt ra cho Vaslav Havel và toàn thể giới tinh hoa văn hóa của đất nước vấn đề cấp bách sau đây: di cư, cộng tác hay đối mặt với hậu quả. Các nhà triết học trở thành người đốt lò, còn nhà thơ thì đi quét rác. Havel vào làm trong nhà máy bia (công việc này được ông mô tả trong vở kịch “Audience”). Giữa những năm 1970 ông chuyển hẳn sang phe đối lập với chế độ và đứng lên bảo vệ nhóm nhạc rock có tên là “Những người bằng chất dẻo của vũ trụ”, năm1977 ông kí tuyên bố Hiến chương 77.

The late 1970s were tough years for the captive nations of the Soviet empire. Havel was jailed from 1979 to 1984, during which he wrote the letters to his wife, Olga, that later became part of perhaps his best-known book. He also spent many days under arrest and interrogation. Out of jail, his every move, visitor, letter, phone call and utterance were subject to scrutiny by the StB, the secret-police servants of Czechoslovakia's communist masters.

Cuối những năm 1970 là giai đoạn khắc nghiệt đối với những nước bị bắt làm tù binh của đế chế Xô Viết. Havel bị bỏ tù từ năm 1979 đến năm 1984, đấy là giai đoạn hình thành những bức thư gửi cho bà Olga, vợ ông. Những bức thư này sau đó đã trở thành một phần cuốn sách nổi tiếng nhất của ông. Ông còn bị giam cầm và thẩm vấn nhiều ngày nữa. Tuy sau đó đã được thả, nhưng mỗi bước đi, mỗi người khách, mỗi bức thư và mỗi cuộc điện thoại, mỗi lời nói của ông đều bị cơ quan StB (Státní bezpečnost – cơ quan an ninh Tiệp Khắc) của các ông trùm cộng sản Tiệp Khắc theo dõi sát sao.

His last bout of imprisonment came in happier circumstances. Communism was crumbling across the whole of the Warsaw Pact. in Poland his close friends and allies from Solidarity were on the verge of meeting their exhausted persecutors across (or to be more precise around) the negotiating table. At his parole hearing in April, the journalists, diplomats and friends (not exclusive categories) in the courtroom listened as prison officials solemnly gave evidence of the prisoner’s good behaviour. They could say nothing about his rehabilitation, but he had certainly not broken any prison rules. The small, tubby figure beamed and winked. That evening brought a mighty celebration in the palatial rooms of his riverside apartment. Many of those present had spent the last 20 years as the victims of the regime's bullying: for some, the fate was menial labour. For others, it was broken marriages, or children whose life chances were blighted (the StB would often use threats to children's welfare to browbeat the stubborn). The sense of bravery and resistance, matched with impending triumph, was palpable. The regime itself might not know it, but its victims did: the days of the old grey men with cold grey faces were numbered.

Lần đi tù cuối cùng của ông chấm dứt trong những hoàn cảnh hạnh phúc hơn. Trong tất cả các nước thuộc khối Warsaw, chế độ cộng sản lần lượt sụp đổ. Bạn bè và đồng minh của ông trong phong trào Đoàn kết ở Ba Lan sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với những kẻ từng ngược đãi mình. Trong lần nghị án để có thể tạm tha ông vào tháng tư, các nhà báo, các nhà ngoại giao và bạn bè ông (họ thường đóng hai, thậm chí ba vai cùng một lúc) trong phòng xử thấy các quan chức nhà tù long trọng chưng ra bằng chứng về tư cách tốt của tù nhân. Họ không nói đến chuyện phục hồi, nhưng ông đã không vi phạm bất cứ qui định nào của trại giam. Ông chỉ ngồi im, mỉm cười và nháy mắt. Buổi chiều hôm đó – trong căn hộ sang trọng sát bờ sông của ông – đã biến thành ngày lễ thực sự. Nhiều người có mặt hôm đó đã phải chịu đựng sự ngược đãi của chế độ trong suốt 20 năm qua: có người phải đi làm đầy tớ. Một số khác thì gia đình tan vỡ hay con cái bị mất tương lai (StB thường đe dọa tương lai con cái nhằm khuất phục những kẻ cứng đầu). Lòng dũng cảm và kháng cự, sự háo hức chờ đợi chiến thắng đang cận kề, hiện diện khắp nơi. Có thể chế độ không biết điều đó, nhưng nạn nhân của nó thì biết: thời của những lão già với những bộ mặt nhăn nhó đang được tính từng ngày.

Havel was the de-facto leader of the Czechoslovak dissident movement, but it was not a role he enjoyed. He hated the intrusive phone calls from newspapers and radio stations, often retreating to his country cottage for some peace and quiet. He kept his appointments list on a small scrap of folded paper, sometimes entrusted to his beloved friend Zdeněk Urbánek, whose stately good manners and quavering English could deter even the pushiest television crews (many would turn up unannounced, determined to interview the "opposition leader" on the spot, regardless of convenience or even agreement). His habitual and even plaintive refrain was that he was a playwright, not a politician. His only desire was for a political system in which he could do the only job that he felt truly qualified to do.

Trên thực tế, Havel đã trở thành lãnh tụ của phong trào bất đồng ý kiến Tiệp Khắc, nhưng đấy không phải là vai trò làm ông thích thú. Ông không chịu được những cuộc điện thoại từ các tòa soạn báo và đài phát thanh và thường lui về nhà nghỉ của ông ở vùng quê cho yên tĩnh và thanh thản. Ông ghi danh sách những cuộc hẹn gặp vào một mảnh giấy nhỏ, đôi khi ông còn cử người bạn gần gũi nhất của mình là ông Zdeněk Urbánek, một người khéo léo và có vốn tiếng Anh đủ sức làm nản chí ngay cả những nhóm phóng viên truyền hình cao ngạo nhất (nhiều người tự tiện đến mà không hề báo trước, họ muốn phỏng vấn “lãnh tụ đối lập ngay tại trận” mà không thèm biết ông có đồng ý và có thấy thoải mái hay không). Havel thường nói rằng ông là nhà soạn kịch chứ không phải chính khách. Ước muốn duy nhất của ông là có một hệ thống chính trị, trong đó ông có thể làm công việc mà ông thích thú.

But events brushed such diffidence aside. After the riot police brutally broke up a student demonstration on November 17th 1989 Havel and his colleagues set up the Civic Forum—a determinedly non-partisan group that initially had no leaders.

Nhưng những sự kiện sau đó đã buộc ông phải từ bỏ thái độ khiêm nhường đó. Sau khi cảnh sát đàn áp dã man cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, Havel và bạn bè ông thành lập Diễn đàn nhân dân – đây là tổ chức không có lãnh tụ và dứt khoát không ngả về đảng phái nào.

But it was leadership that the demonstrators wanted as they swelled Wenceslas Square each day, always in greater numbers. As the regime opened negotiations with Civic Forum, and as heads rolled in both the party and the government, posters saying “Havel na Hrad” (Havel to the Castle) began appearing. In December he reluctantly agreed to run for president (forestalling an attempt to put forward the architect of the Prague Spring, Alexander Dubček). A bunch of cheeky Poles tried to get in on the act too, with posters saying “Havel na Wawel”. If the Czechoslovaks didn’t want him, they would make him king of Poland, to be crowned at the Wawel castle in Cracow.

Nhưng số người biểu tình chiếm giữ quảng trường Wenceslas càng ngày càng gia tăng, họ lại đang cần lãnh tụ. Khi chế độ bắt đầu đàm phán với Diễn đàn công dân và khi một số người, cả trong đảng lẫn chính phủ, bắt đầu mất chức thì cũng là lúc khẩu hiệu “Havel na Hrad” (Đưa Havel vào Lâu đài) bắt đầu xuất hiện trên đường phố. Tháng 12 ông miễn cưỡng ứng cử tổng thống (với mục đích ngăn chặn những cố gắng đưa kiến trúc sư của Mùa xuân Praha, ông Alexander Dubček, ra ứng cử). Một số người Ba Lan còn định tham gia vào chiến dịch này với khẩu hiệu “Havel na Wawel”. Nếu dân Tiệp Khắc không muốn ông làm tổng thống thì họ sẽ phong ông làm vua của Ba Lan, tức là ông sẽ lên ngôi trong lâu đài Wawel ở Cracow.

Havel confounded those who thought he was too dilettantish to be a proper president. He rollerskated through the corridors of Prague castle, exorcising the ghosts of the communist usurpers with his humanity and humour. His addresses to his fellow citizens on New Year's Eve 1989 and 1990 make illuminating and moving reading. In what would be a hallmark of his political approach, he made a point of lending support to beleaguered but like-minded figures abroad. He invited the Lithuanian leader Vytautas Landsbergis to Prague, as that country struggled to turn its declaration of independence from Soviet occupation into reality. He brought the Pope to Prague, overcoming the neurotic anti-Catholicism and secularism of some Czechs, who remember the counter-Reformation and priestly privilege as if they were yesterday. He was a close friend of the the Dalai Lama—almost the first foreign dignitary he received as president, and a visitor in the last days of his life. Others might counsel friendship with the mighty Chinese; for Havel matters of principle were just that. Having themselves been forgotten captives, the Czechs could not possibly forget the plight of the Tibetans, the Uighurs, the Belarusians and the Cubans.

Havel đã làm cho những người nghĩ rằng ông là dân nghiệp dư, không phù hợp với chức vụ tổng thống, phải bối rối. Ông bước nhanh qua hành lang Lâu đài Praha và dùng lòng nhân đạo và khả năng hài hước của mình để tống khứ bóng ma của những kẻ tiếm quyền cộng sản. Lời kêu gọi gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp năm mới 1989 và 1990 là những luận văn rất hay và cảm động. Trong những lời kêu gọi – sau này trở thành biểu tượng của cách tiếp cận chính trị của ông – Havel khẳng định rằng ông sẵn sàng giúp đỡ những người đồng chí hướng và đang chịu đau khổ ở nước ngoài. Khi nước Lithuania đang đấu tranh để biến tuyên ngôn độc lập khỏi sự chiếm đóng của Liên Xô thành sự thật, ông đã mời lãnh tụ nước này là ông Vytautas Landsbergis tới Praha. Ông đã vượt qua được thái độ bài Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và chủ nghĩa thế tục của một số người Czechs – những người vẫn coi phong trào phản-Cải cách và đặc quyền của giới tăng lữ như thể chuyện vừa mới xảy ra hôm qua – và mời Giáo hoàng tới Praha. Ông là bạn thân của Dalai Lama – Dalai Lama gần như là người đầu tiên đến thăm sau khi Havel trở thành tổng thống và cũng là khách trong những ngày cuối đời của ông. Một số người từng khuyên ông tỏ tình hữu nghị với nước Trung Quốc đầy quyền lực, nhưng đối với Havel nguyên tắc là nguyên tắc. Từng là những người bị chiếm đóng, người Czechs không thể quên được hoàn cảnh khốn khổ của người Tây Tạng, người Uighurs, người Bạch Nga và người Cuba.

He laid other ghosts of the past too: opening warm diplomatic ties with Israel and giving full co-operation to outside efforts to track down the many Arab terrorists who had trained in Czechoslavakia under communism. He also made a point of friendly ties with Germany—in those days a bogey figure for many Czechs and Slovaks, who feared that the expulsion of Sudeten and other Germans after 1945 was neither forgiven nor forgotten. He hosted the great Richard von Weizsäcker in Prague castle, issuing a carefully worded joint presidential declaration that, thanks to some fancy footwork with Czech grammar, squared the circles of Czech and German resentments about history.

Những bóng ma khác của quá khứ cũng bị Havel tống khứ: ông thiết lập quan hệ ngoại giao nồng ấm với Israel và hợp tác toàn diện với chính phủ nước ngoài nhằm tìm ra những tên khủng bố Arab đã từng được huấn luyện ở Tiệp Khắc thời cộng sản. Ông khẳng định phải có quan hệ hữu hảo với Đức – lúc đó nhiều người Czechs và Slovaks còn coi Đức là hiểm họa và sợ rằng Đức vẫn chưa quên và không tha thứ cho sự kiện là sau năm 1945 Tiệp Khắc đã xua đuổi người của họ ra khỏi vùng Sudete và những nơi khác. Ông đã tiếp Richard von Weizsäcker (Tổng thống Đức từ năm 1984 đến năm 1994 – ND) tại lâu đài Praha. Họ đã kí một bản tuyên bố chung với những lời lẽ rất thận trọng (nhờ sự mềm dẻo của ngữ pháp Tiệp), nhằm làm giảm những mối bất hòa của người Đức và người Tiệp về nhiều vấn đề lịch sử.

He did not succeed in saving Czechoslovakia from the depredations of ambitious politicians in Prague and Bratislava, who saw great possibilities for their own advancement in smaller and separate countries. But he returned as president of the Czech Republic in 1993 and again in 1998, piloting his country into the European Union and NATO. His great aim, he used to say, was that his countrymen could enjoy life untroubled by politics. But that was only one of his achievements. As a playwright and as an essayist, and as a philosopher of the human condition, his fame stretched far beyond the "small boring European country" whose return to freedom he had so lovingly overseen.

E. L.

Ông không thể giữ được Tiệp Khắc vì các chính trị gia đầy tham vọng ở Praha và Bratislava tin rằng họ có nhiều cơ hội thăng tiến khi quốc gia này bị phân chia thành những nước nhỏ bé hơn. Nhưng ông trở lại làm tổng thống Cộng hòa Tiệp trong cuộc bầu cử vào năm 1993 và năm 1998. Ông đã dẫn dắt đất nước vào Liên minh châu Âu và khối NATO. Ông thường nói rằng mục tiêu lớn nhất của ông là làm cho đồng bào mình có thể hưởng thụ cuộc sống không bị chính trị quấy rầy. Nhưng đấy chỉ là một trong những thành tựu của ông mà thôi. Ông còn là một kịch tác gia, một người viết tiểu luận và một triết gia nổi tiếng nữa, tiếng tăm của ông vượt ra ngoài biên giới của một “nước châu Âu nhỏ bé và chán ngắt”. Sự trở về với tự do của đất nước mình đã được ông dự báo từ trước bằng cả trái tim yêu thương của mình.

Translated by Phạm Nguyên Trường

http://www.economist.com/blogs/easternapproaches/2011/12/v%C3%A1clav-havel-memoriam

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn