MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, March 13, 2012

A Pox on Both Your Houses Trò chuyện với vị giáo sư song tịch



A Pox on Both Your Houses

Trò chuyện với vị giáo sư song tịch

By Katy Waldman

March 7, 2012

Katy Waldman

07-03-2012

Why Minxin Pei will argue that America does capitalism better than China—barely—at the Slate/Intelligence Squared live debate on March 13.

Vì sao Giáo sư Minxin Pei lại cho rằng Mỹ thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Trung Quốc – chỉ duy nhất có tại cuộc tranh luận trên tạp chí Slate/ Intelligence Squared, sẽ được tường thuật trực tiếp vào ngày 13 tháng 3.

Minxin Pei wears many hats: Born in Shanghai, he became a dual Chinese-American citizen after moving to the United States to attend graduate school at Harvard. He has served as director of the China Program at the Carnegie Endowment for International Peace and teaches government at Claremont McKenna College. Pei is the author of China’s Trapped Transition and From Reform to Revolution—and despite his harsh words for both the Chinese and American economic systems, he’s also a bit of a jokester. (When I asked him how the United States fit into the global balance of power, he subtracted points for the Washington Dulles International Airport.) Pei has high hopes and fears for his two home countries: He thinks China and America should embrace their growing interdependence, but he’s dismayed at the greed shown by both Communist Party bureaucrats and leaders of what he calls the “Capitalist Party of the United States.”

Giáo sư Minxin Pei có nhiều điểm đặc biệt: sinh ra ở Thượng Hải, trở thành công dân có quốc tịch kép Trung – Mỹ sau khi đến Mỹ hoàn tất các chương trình sau đại học tại Havard. Ông từng giữ cương vị Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Viện Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace), và hiện đang giảng dạy môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College. Giáo sư Pei là tác giả cuốn sách China’s Trapped Transition (Quá trình chuyển tiếp bế tắc của Trung Quốc) và cuốn From Reform to Revolution (Từ cải cách đến cách mạng), mặc dù có lời lẽ bình luận thẳng thắn về hệ thống kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, đôi lúc ông cũng thích bông đùa (Có lần tôi hỏi ông, làm thế nào Mỹ giữ được vị thế thích hợp trong cán cân quyền lực toàn cầu, ông đùa rằng Phi trường Quốc tế Washington Dulles thì tệ). Giáo sư Pei đặt nhiều hy vọng xen lẫn lo ngại về cả hai quốc gia quê hương: Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên nắm bắt xu hướng gia tăng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng cũng thất vọng trước lòng tham của giới quan liêu Đảng Cộng sản [Trung Quốc] và những người lãnh đạo của điều mà ông gọi là “Đảng Tư bản Hoa Kỳ”.

I recently spoke with Pei over the phone about American and Chinese forms of capitalism and the social forces that are beginning to challenge China’s one-party rule. Below are excerpts of our conversation.

Gần đây, tôi có cuộc nói chuyện qua điện thoại với GS Pei về các hình thái tư bản chủ nghĩa của Mỹ và Trung Quốc, cũng như những lực lượng xã hội đang bắt đầu thách thức thể chế độc đảng tại Trung Quốc. Sau đây là những trích đoạn từ cuộc trò chuyện này.

Slate: In the Slate/Intelligence Squared debate on March 13, you’ll argue against the motion that China does capitalism better than America. Does that mean America does capitalism better than China?

Slate: Trong chương trình tranh luận Slate/ Intelligence Squared ngày 13 tháng 3 sắp tới, ông ông sẽ phản biện lại ý kiến cho rằng Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Mỹ. Phải chăng điều đó có nghĩa là, Mỹ thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Trung Quốc?

Minxin Pei: Yes. If China does not do capitalism better than the U.S., than obviously the U.S. does it better than China.

GS Pei: Đúng vậy. Nếu Trung Quốc không thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Mỹ, rõ ràng Mỹ làm điều này tốt hơn Trung Quốc.

Slate: I was thinking maybe the two systems were just different.

Slate: Tôi nghĩ rằng có lẽ hai hệ thống này khác nhau.

Pei: Well, the U.S. does not do capitalism as well as it used to, or as well as it should. You don’t have to look at China to see where America is going wrong. Let me identify a few obvious areas: infrastructure. The U.S. has been shortchanging its own economy and people by underinvesting in infrastructure for decades. So America is a First World country with almost a Third World infrastructure: aging power grids, aging bridges, aging roads, dilapidated airports. We’ve also been underinvesting in public education. As a result, we are falling behind in terms of producing highly skilled people who can compete in the global economy.

GS Pei: Mỹ không thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt như họ đã từng làm trước đây, hoặc tốt như đáng lẽ ra Mỹ nên làm. Ông không cần nhìn Trung Quốc để cho là Mỹ đang đi sai đường. Để tôi dẫn chứng một vài lĩnh vực rõ ràng: đó là cơ sở hạ tầng. Mỹ đã và đang cư xử không công bằng với người dân và nền kinh tế của mình qua việc đầu tư không đúng mức vào cơ sở hạ tầng trong hàng thập niên. Do đó Mỹ là quốc gia thuộc thế giới thứ nhất lại có cơ sở hạ tầng gần như thuộc thế giới thứ ba: mạng lưới điện lực già cỗi, cầu đường già nua, sân bay xuống cấp. Chúng ta cũng đầu tư chưa đủ vào hệ thống giáo dục công. Hậu quả là, chúng ta đang rớt lại đằng sau về phương diện tạo ra lớp người có kỹ năng cao, có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Finally, we’ve allowed certain sectors to have a lock on the economy. The financial sector is way too big. Also the health care industry. Health care accounts for more than 17 percent of the GDP; federal revenues from taxes are about 16 percent. So, in other words, we now have the choice of either a second federal government or the health care sector.

Sau cùng, chúng ta đã cho phép một số lĩnh vực chi phối hoàn toàn nền kinh tế. Chẳng hạn lĩnh vực tài chính phình ra quá lớn. Công nghiệp chăm sóc sức khỏe cũng vậy. Ngành chăm sóc sức khỏe chiếm hơn 17% GDP; trong khi nguồn thu liên bang từ thuế chiếm khoảng 16%. Nói cách khác, hiện giờ chúng ta có sự lựa chọn ngay lập tức: chính phủ liên bang hay là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Slate: What can American economists learn from China?

Slate: Các nhà kinh tế Mỹ có thể học hỏi gì từ Trung Quốc?

Pei: Not much. The only thing they can learn is that government needs to invest. China invests too much in infrastructure, but the U.S. doesn’t do enough. In the modern economy, in the civilized world, government does have a role to play in economic activity.

GS Pei: Không nhiều. Điều duy nhất họ có thể học hỏi là chính phủ cần phải đầu tư. Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng, nhưng Mỹ làm chưa đủ. Trong nền kinh tế hiện đại, trong một thế giới văn minh, chính phủ có vai trò trong việc điều hành các hoạt động kinh tế.

Slate: What does that role look like, ideally?

Slate: Vậy vai trò đó như thế nào, nói một cách lý tưởng?

Pei: It looks like the United States in the ‘50s and ’60s. Best case scenario, the government invests in infrastructure (the interstate highway system is a great example), basic research, environmental protection, and public education on primary, secondary, and tertiary levels. Take, for instance, the GI Bill, a scholarship program for soldiers returning from World War II. The government doesn’t have to do what China does, which is give companies a lot of subsidies and invest in technology. That gets the state into the uncapitalist business of picking winners and losers—business with which it never does a very good job.

GS Pei: Nó giống như Mỹ trong thập niên 50 và 60. Đó chính là kịch bản tốt nhất, chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng (hệ thống xa lộ liên bang là một ví dụ tuyệt vời), nghiên cứu khoa học cơ bản, bảo vệ môi trường, và hệ thống giáo dục công ở các cấp tiểu học, trung học và bậc cao đẳng, đại học. Lấy ví dụ về GI Bill, một chương trình học bổng dành cho binh sĩ trở về từ Thế Chiến II. Chính phủ Mỹ không cần phải làm những gì Trung Quốc đang thực hiện, như trợ cấp ồ ạt cho các công ty và đầu tư vào công nghệ. Điều đó chỉ khiến nhà nước bị cuốn vào công cuộc kinh doanh phi tư bản chủ nghĩa, nghĩa là phải lựa chọn người thắng, kẻ thua – kinh doanh kiểu như thế chẳng hay ho gì.

Slate: I have this list of data in two columns. On one side is America, and it says, “jobless decade,” “30 years of flat median wages,” “trade deficit,” “a shrinking middle class” and “extraordinary gains in wealth, but only for the top 1 percent.” Then, on China’s side, it says, “a 12.5 percent rate of annual growth,” “10 percent wage increase,” “expanding middle class,” “49 percent growth in tax revenue for 2011”—

Slate: Tôi có danh sách dữ liệu chia thành hai cột. Một bên là Mỹ với nội dung “thập niên thất nghiệp”, “30 năm mức lương bình quân không thay đổi”, “thâm hụt thương mại”, “tầng lớp trung lưu đang giảm bớt” và “Sự thịnh vượng gia tăng một cách ngoạn mục, nhưng chỉ dành cho 1% là những người giàu có hàng đầu”. Còn phía Trung Quốc là “ tăng trưởng hàng năm đạt mức 12.5%”, “lương tăng 10%”, “tầng lớp trung lưu đang tăng lên”, “nguồn thu thuế tăng 49% trong năm 2011”.

Pei: Using growth as an indicator of whether one country does capitalism better or worse than another is not reliable. Growth is determined by many things other than the quality of a state’s capitalist institutions. The biggest determinant is the level of economic development. The U.S. is already a highly developed country, so the demand for goods and services is constrained. China is a very low-income country. When it began to grow 30 years ago, its average income was something like $300. The U.S. at that time was $13,000.

GS Pei: Dùng tăng trưởng như là thước đo xem liệu một quốc gia thực thi chủ nghĩa tư bản tốt hơn hay tồi hơn một quốc gia khác là điều không đáng tin cậy. Tăng trưởng được xác định bởi nhiều yếu tố, ngoại trừ chất lượng những định chế chủ nghĩa tư bản của một nhà nước. Yếu tố quyết định lớn nhất chính là trình độ phát triển kinh tế. Mỹ đã là một nước phát triển cao, do đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng ở mức vừa phải. Trung Quốc vẫn còn là nước thu nhập rất thấp. Thu nhập của Trung Quốc chỉ bắt đầu tăng cách đây 30 năm, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc lúc đó chỉ khoảng 300 USD. Khi ấy, Mỹ đã đạt mức 13.000 USD.

Investment also encourages growth. If you invest more in a product, you can grow a lot. China has been investing more than 35 percent [of its GDP]. The United States is investing less than 26 percent.

Đầu tư cũng khuyến khích tăng trưởng. Nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào một sản phẩm, bạn có thể đạt tăng trưởng rất nhiều. Trung Quốc đã và đang đầu tư hơn 35% GDP. Còn Mỹ đang đầu tư chưa đến 26%.

Slate: What would be a better indicator of China’s progress?

Slate: Vậy chỉ số nào được xem là thước đo tốt hơn cho tiến trình phát triển của Trung Quốc?

Pei: The essence of capitalism is economic efficiency. Assessing efficiency means looking at whether Chinese companies are more profitable; at whether, given one unit of investments, China produces more than the U.S. If you study these indicators, the United States outperforms China across the board.

GS Pei: Bản chất của chủ nghĩa tư bản là hiệu quả kinh tế. Đánh giá mức độ hiệu quả nghĩa là nhìn xem liệu các công ty Trung Quốc có đạt lợi nhuận nhiều hơn hay không; căn cứ vào một suất đầu tư, Trung Quốc có sản xuất nhiều hơn Mỹ hay không? Nếu bạn nghiên cứu những chỉ số này, bạn sẽ thấy Mỹ thực hiện tốt hơn Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Slate: In an article in the Economist, Aldo Musacchio at the Harvard Business School wrote, “State capitalism today is a system in which governments have realised that profitable state-owned enterprises (SOEs) make the state stronger. Thus, even if large state-owned firms have a ’double bottom line,,’ in which social and political objectives are important, profitability has become a key goal.” How would you respond?

Slate: Trong một bài viết trên tờ Economist, GS Aldo Musacchio thuộc Trường kinh doanh Havard đã viết, “Chủ nghĩa tư bản nhà nước ngày nay là hệ thống trong đó chính phủ nhận thức rằng, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sinh lợi sẽ làm nhà nước mạnh hơn. Như thế, ngay cả khi các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn gánh vác ‘cả hai nhiệm vụ nặng nề, quan trọng’ là đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, thì vấn đề lợi nhuận vẫn là mục tiêu chủ yếu”. Ông sẽ đáp lại như thế nào?

Pei: State capitalist countries are all one-party or nondemocratic systems. What they understand is not that economic efficiency is going to keep them in power (though of course it may help). It is their control of violence, the police and the army. Having a more efficient economy may be less costly, but at the end of the day, if you give Mr. Putin a choice between that and retaining complete control of the instruments of violence, I have no doubt which he will pick.

GS Pei: Các nước theo chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn là những hệ thống độc đảng hoặc phi dân chủ. Những gì họ hiểu không phải vấn đề hiệu quả kinh tế sẽ giúp họ tiếp tục nắm quyền (mặc dù điều này có thể giúp ích cho họ). Chủ yếu họ nhắm tới việc kiểm soát hệ thống sử dụng vũ lực, cảnh sát và quân đội. Có nền kinh tế hiệu quả hơn có thể giúp giảm thiểu chi phí, nhưng vào thời điểm quyết định, nếu bạn cho ông Putin sự lựa chọn giữa hiệu quả kinh tế và duy trì sự kiểm soát toàn bộ các công cụ vũ lực, tôi không hề nghi ngờ những gì ông ấy sẽ chọn.

Slate: You’ve written that China’s economic growth has unleashed social forces that might destabilize the Communist Party.

Slate: Ông từng viết, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giải phóng những lực lượng xã hội có thể gây mất ổn định đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Pei: There’s a good reason that very wealthy countries today, except for the oil- producing ones, all have democratic systems. The social culture in nations that achieve a high level of income is very different. They have a more diverse and highly educated society, more access to information, and it’s a lot easier to organize political activities, to challenge those in power. Economic growth produces social forces that are fundamentally incompatible with non-democratic political systems.

GS Pei: Có một lý do xác đáng mà những nước giàu có ngày nay, ngoại trừ những nước sản xuất dầu mỏ, đều có những hệ thống dân chủ. Văn hóa xã hội ở các quốc gia đạt mức thu nhập cao có đặc điểm rất khác biệt. Họ có một xã hội được giáo dục cao và rất đa dạng, được nhiều quyền tiếp cận thông tin hơn, và rất dễ dàng tổ chức các hoạt động chính trị, có thể thách thức giới cầm quyền. Tăng trưởng kinh tế làm sản sinh những lực lượng xã hội về cơ bản không tương thích với các hệ thống chính trị phi dân chủ.

You see, the main driver of China’s modernization is education. China produces 7 million college graduates every year. Meanwhile, urbanization in China is rising at 1 percent per year—and 51 percent of the Chinese people are already living in urban areas. So 1 percent: We’re talking about 7 to 8 million people becoming urban residents every year. Let’s project this trend out and look at what the situation in China would be in 2030. We’d see a net increase of college graduates in the neighborhood of 70-80 million, assuming no increase in the capacity of China’s universities. We’d see another 80 million people moving to cities. That’s a lot of people. And not all of them are going to be members of the Communist Party; many of them will find their political system distasteful.

Như ông thấy, động lực chính của quá trình hiện đại hóa Trung Quốc là giáo dục. Hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Trong khi quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đang gia tăng 1% mỗi năm – và 51% dân số Trung Quốc sống ở các khu vực đô thị. Về con số 1%: chúng ta đang nói về 7 đến 8 triệu dân Trung Quốc sẽ trở thành cư dân đô thị hàng năm. Chúng ta hãy dự đoán khuynh hướng này và nhìn xem tình hình Trung Quốc sẽ thế nào vào năm 2030. Chúng ta sẽ thấy con số sinh viên Trung Quốc ra trường tăng lên khoảng chừng 70-80 triệu người, giả sử năng lực các trường đại học Trung Quốc vẫn không tăng. Khi đó, chúng ta sẽ chứng kiến Trung Quốc có thêm 80 triệu người đến sống tại các thành phố. Đó là con số không nhỏ. Và không phải tất cả trong số họ sẽ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều người trong số đó sẽ thấy hệ thống chính trị này không còn phù hợp.

Slate: What will be China’s biggest challenge going forward?

Pei: Their biggest challenge is not in the economic realm. They will need to make a smooth transition to democratic governance. This process is going to happen in the next 20 years, regardless of the wishes of the ruling party. There is a historical rule: No one-party system has survived beyond the age of 74. The Chinese Communist Party has been in power for 62 years. So we’re talking about breaking a historical record within the next 15 years.

Slate: Thách thức lớn nhất ở phía trước của Trung Quốc sẽ là gì?

GS Pei: Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải ở lĩnh vực kinh tế. Họ cần phải tạo ra quá trình chuyển tiếp êm thắm đi đến nền quản trị dân chủ. Tiến trình này sẽ diễn ra trong 20 năm tới, bất chấp ước muốn của đảng cầm quyền. Có một quy luật lịch sử: không có hệ thống độc đảng nào tồn tại quá tuổi 74. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nắm quyền được 62 năm. Vậy chúng ta đang nói về việc phá vỡ kỷ lục lịch sử trong vòng 15 năm tới.

Slate: Given all this potential instability, should the United States explore ways to reduce its economic ties to China?

Slate: Dựa vào tất cả những bất ổn tiềm tàng này, Mỹ có nên khai thác các đường lối nhằm giảm bớt quan hệ kinh tế với Trung Quốc?

Pei: That will be very difficult. The two economies have become interdependent. American firms rely on Chinese workers to produce their goods and American service sectors count on the Chinese market to generate demand. What the U.S. really needs to do is clean up its own act. We need a better tax system, so that the government can finance its basic functions; human capital investments; and more social services for the poor. We need to reduce inequality.

GS Pei: Điều đó sẽ rất khó. Hai nền kinh tế đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Các công ty Mỹ dựa vào công nhân Trung Quốc để sản xuất hàng hóa, và những lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trông vào thị trường Trung Quốc để phát triển khách hàng. Những gì Mỹ thật sự cần làm là hành động một cách hợp lý và có trách nhiệm. Chúng ta cần một hệ thống thuế hiệu quả hơn để chính phủ có khả năng đáp ứng nguồn ngân sách cho các chức năng cơ bản của mình; sự đầu tư vào vốn con người; và thêm những dịch vụ xã hội cho người nghèo. Chúng ta cần giảm bớt tình trạng bất bình đẳng.

Over the past 15 years, executives in America’s Capitalist Party have become almost indistinguishable from Communist Party members. They’ve used their power to give themselves absurdly high pay; they have no accountability to shareholders; and they’ve created a new caste, which is now exercising enormous political power. The American Capitalist Party is very worrisome.

Trong 15 năm qua, giới điều hành “Đảng Tư bản Mỹ” đã trở nên gần như giống với các đảng viên Đảng Cộng sản [Trung Quốc]. Họ đã dùng quyền lực để tự ban cho mình mức thu nhập cao vô lý, không hề có trách nhiệm với các cổ đông; và họ đã tạo nên một tầng lớp đặc quyền đặc lợi mới, vốn đang thực thi quyền lực chính trị rộng lớn. Hiện tượng “đảng chủ nghĩa tư bản Mỹ” rất đáng lo.

Slate: How do you think China and U.S.-China relations will look in 20 years?

Pei: If China remains under one-party rule, the relations cannot be good. The question is, how bad will they get? The United States and China have a deep strategic distrust of each other. I can imagine more competition, and not necessarily economically, but definitely in terms of military power.

Slate: Ông nghĩ thế nào về Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ-Trung trong 20 năm tới?

GS Pei: Nếu Trung Quốc vẫn theo thể chế độc đảng, mối quan hệ này không thể tốt đẹp. Câu hỏi là, tình hình sẽ tồi tệ ra sao? Mỹ và Trung Quốc thiếu sự tin tưởng chiến lược lẫn nhau một cách sâu sắc. Tôi có thể hình dung sẽ có thêm cạnh tranh, không nhất thiết trong lĩnh vực kinh tế, nhưng dứt khoát sẽ diễn ra trong phương diện sức mạnh quân sự.

Slate: Should we be worried that China is financing such a large share [$2 trillion] of our debt?

Pei: No, we should welcome it, because the U.S. needs cheap capital and China can supply that, for now. China will probably start losing money soon. But we should encourage them to lend money to us, and no one should lose sleep over how much they lend.

Slate: Chúng ta có nên lo lắng trước việc Trung Quốc đang bỏ tiền ra mua lượng lớn trái phiếu Mỹ [2 ngàn tỷ USD]?

GS Pei: Không nên, chúng ta nên hoan nghênh điều này, vì Mỹ đang cần vốn rẻ và Trung Quốc có thể cung cấp được trong hiện tại. Chẳng mấy chốc Trung Quốc có thể sẽ thua lỗ. Nhưng chúng ta nên khuyến khích họ cho chúng ta vay tiền, và không nên mất ngủ về việc Trung Quốc cho Mỹ vay bao nhiêu tiền.

Slate: Your debate partner, Ian Bremmer, suggested earlier that the Chinese are proud of their economic system and have a favorable view of state capitalism. Do you agree with him?

Slate: Người tranh luận với ông, Ian Bremmer, trước đó từng có ý kiến, rằng người Trung Quốc tự hào về hệ thống kinh tế của họ và có cái nhìn đầy hứa hẹn về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ông có đồng ý ông ấy?

Pei: No. I hate to challenge my debate partner, but the Chinese prime minister himself, the chief economic officer of the government, says, “The Chinese economy is unbalanced, inefficient, and unsustainable.” You cannot characterize those words as “proud.”

GS Pei: Không. Tôi ghét việc thách thức với người tranh luận với mình, nhưng bản thân Thủ tướng Trung Quốc, nhà điều hành nền kinh tế của chính phủ, đã nhận định “nền kinh tế Trung Quốc hiện trong tình trạng mất cân đối, kém hiệu quả và thiếu bền vững”. Ta không thể xem những từ ngữ này là ‘tự hào”.



Slate: What are your hopes for China?

Pei: My hopes are fairly straightforward. I hope its economic growth will continue, albeit with higher quality goods, less pollution, and more social justice. I hope for more implementation of individual welfare. Most importantly, I hope that China will become a democratic country. China is an outlier in the world—it is even less democratic than Russia! With the Arab Spring, it stands among a dwindling group of one-party regimes and dictatorships. I don’t think that’s right. A country with such a rich ancient history and civilization should not remain the odd man out.

Slate: Ông có hy vọng gì về Trung Quốc?

GS Pei: Hy vọng của tôi khá rõ. Tôi hy vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục, cùng với hàng hóa chất lượng cao hơn, giảm ô nhiễm, và công bằng xã hội nhiều hơn. Tôi hy vọng Trung Quốc thực hiện thêm nhiều phúc lợi xã hội cho người dân. Điều quan trọng nhất, tôi hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một nước dân chủ. Về khía cạnh này, Trung Quốc là kẻ đứng ngoài trào lưu chung của thế giới – thậm chí còn kém dân chủ hơn so với Nga! Với biến cố Mùa Xuân Ả Rập, Trung Quốc đang thuộc về nhóm ngày càng thu hẹp, gồm các nước theo chế độ độc đảng và độc tài. Tôi không nghĩ đó là điều hay. Một đất nước với nền văn minh và lịch sử cổ đại phong phú như vậy không nên tiếp tục là một quốc gia lạc lõng.




Translated by Nguyễn Tâm


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn