MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, March 21, 2012

The Power of Living in Truth Sức mạnh của sống trong sự thật



The Power of Living in Truth

Sức mạnh của sống trong sự thật

Jeffrey D Sachs

20 Dec 11

Jeffrey D Sachs

NEW YORK – The world’s greatest shortage is not of oil, clean water, or food, but of moral leadership. With a commitment to truth – scientific, ethical, and personal – a society can overcome the many crises of poverty, disease, hunger, and instability that confront us. Yet power abhors truth, and battles it relentlessly. So let us pause to express gratitude to Václav Havel, who died this month, for enabling a generation to gain the chance to live in truth.

Cái thế giới thiếu nhất hiện nay không phải là dầu mỏ, không phải là nước sạch, cũng không phải là lương thực mà là một ban lãnh đạo có đức hạnh. Bằng cách cam kết với sự thật – sự thật khoa học, sự thật đạo đức và sự thật cá nhân – xã hội có thể vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng về nghèo đói, bệnh tật, thiếu ăn và bất ổn mà chúng ta đang đối mặt. Nhưng quyền lực lại căm ghét sự thật và tấn công nó một cách không thương xót. Cho nên xin hãy cùng nghiêng mình tưởng nhớ Václav Havel, người vừa từ trần trong tháng này, vì ông đã tạo điều kiện cho cả một thế hệ cơ hội sống trong sự thật.

Havel was a pivotal leader of the revolutionary movements that culminated in freedom in Eastern Europe and the end, 20 years ago this month, of the Soviet Union. Havel’s plays, essays, and letters described the moral struggle of living honestly under Eastern Europe’s Communist dictatorships. He risked everything to live in truth, as he called it – honest to himself and heroically honest to the authoritarian power that repressed his society and crushed the freedoms of hundreds of millions.

Havel là một nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng dẫn tới nền tự do ở Đông Âu và sự cáo chung của Liên Xô, cách đây vừa đúng hai mươi năm. Những vở kịch, những bài tiểu luận và thư từ của Havel đã mô ta cuộc đấu tranh về mặt đạo đức cho một đời sống lương thiện dưới chế độ độc tài cộng sản ở Đông Âu. Để sống trong sự thật, ông đã phải hi sinh tất cả - như ông nói, trung thực với chính mình và trung thực như một người anh hùng trước bạo quyền áp bức xã hội và đè bẹp quyền tự do của hàng trăm triệu người.

He paid dearly for this choice, spending several years in prison and many more under surveillance, harassment, and censorship of his writings. Yet the glow of truth spread. Havel gave hope, courage, and even fearlessness to a generation of his compatriots. When the web of lies collapsed in November 1989, hundreds of thousands of Czechs and Slovaks poured into the streets to proclaim their freedom – and to sweep the banished and jailed playwright into Prague Castle as Czechoslovakia’s newly elected president.

Ông đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đó, ông đã phải ngồi tù mấy năm và bị theo dõi đủ mọi kiểu, bị quấy nhiễu và kiểm duyệt. Nhưng ánh sáng của sự thật đã lan tỏa. Havel đã truyền hi vọng, lòng dũng cảm và thậm chí cả tinh thần vô úy cho cả một thế hệ những người đồng bào của ông. Khi mạng lưới dối trá sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Czechs và Slovaks đã đổ ra đường phố để tuyên bố về những quyền tự do của họ - và đưa nhà soạn kịch từng bị cấm đoán và tù đầy thành tổng thống mới được bầu của Czechoslovakia.

I personally witnessed the power of living in truth in that year, when the leadership of Poland’s Solidarity movement asked me to help Poland with its transition to democracy and a market economy – part of what the Poles called their “return to Europe.” I met and was profoundly inspired by many in the region who, like Havel, lived in truth: Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, and, of course, Lech Walesa. These brave men and women, and those like Tadeusz Mazowiecki and Leszek Balcerowicz, who led Poland during its first steps in freedom, succeeded through their combination of courage, intellect, and integrity.

Năm đó tôi đã trực tiếp chứng kiến sức mạnh của sống trong sự thật, đấy là khi lãnh đạo phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan đề nghị tôi giúp Ba Lan chuyển đổi sang chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường – một phần của nó chính là điều mà người Ba Lan gọi là “sự trở lại với châu Âu”. Tôi đã gặp và được nhiều người sống trong sự thật tương tự như Havel truyền cho cảm hứng: đấy là Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, và dĩ nhiên là cả Lech Walesa nữa. Những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đó, và những người như Tadeusz Mazowiecki và Leszek Balcerowicz, tức là những người đã dẫn dắt nước Ba Lan trên những bước đi đầu tiên hướng đến tự do, đã thành công nhờ họ đã biết kết hợp giữa lòng dũng cảm, trí tuệ và sự liêm chính.

The power of truth-telling that year created a dazzling sense of possibility, for it proved the undoing of one of history’s most recalcitrant hegemonies: Soviet domination of Eastern Europe. Michnik, like Havel, radiated the joy of fearless truth. I asked him in July 1989, as Poland’s communist regime was already unraveling, when freedom would reach Prague. He replied, “By the end of the year.”

Năm đó sức mạnh của nói-lên-sự-thật đã làm người ta ngạc nhiên vì nó đã làm sụp đổ một trong những đại bá cứng đầu cứng cổ nhất trong lịch sử: đấy là sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu. Tương tự như Havel, Michnik cũng là một người luôn tỏa ra niềm vui của sự thật vô úy. Tháng 7 năm 1989, khi chế độ cộng sản ở Ba Lan đã bị tháo bỏ, tôi hỏi ông ta khi nào thì tự do sẽ đến với Praha. Ông đáp: “Cuối năm nay”.

“How do you know?” I asked. “I was just with Havel in the mountains last week,” he said. “Have no fear. Freedom is on the way.” His forecast was correct, of course, with a month to spare.

“Sao ông biết?”, tôi hỏi. “Tuần trước tôi vừa leo núi với Havel”, ông nói. “Đứng sợ. Tự do đang đến gần”, ông nói. Dĩ nhiên là ông đã dự đoán chính xác, sớm được một tuần.

Just as lies and corruption are contagious, so, too, moral truth and bravery spreads from one champion to another. Havel and Michnik could succeed in part because of the miracle of Mikhail Gorbachev, the Soviet leader who emerged from a poisoned system, yet who valued truth above force. And Gorbachev could triumph in part because of the sheer power of honesty of his countryman, Andrei Sakharov, the great and fearless nuclear physicist who also risked all to speak truth in the very heart of the Soviet empire – and who paid for it with years of internal exile.

Dối trá và tha hóa là hiện tượng dễ lây, tương tự như thế, sự thật đạo đức và lòng dũng cảm cũng lan truyền từ người anh hùng này sang người anh hùng khác. Havel và Michnik có thể thành công một phần cũng là nhờ Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, một người xuất thân từ chính cái hệ thống đã bị nhiễm độc, nhưng lại cho rằng sự thật có giá trị hơn là bạo lực. Còn Gorbachev lại có thể thành công một phần là vì sức mạnh của lòng trung thực của một người đồng bào của ông – Andrei Sakharov, một nhà vật lí hạt nhân vĩ đại và cũng là một người không biết sợ là gì, một người dám hi sinh tất cả để nói lên sự thật ngay trong lòng đế chế Liên Xô – và ông đã phải trả giá bằng nhiều năm lưu đầy ngay ở trong nước.

These pillars of moral leadership typically drew upon still other examples, including that of Mahatma Gandhi, who called his autobiography The Story of My Experiments With Truth. They all believed that truth, both scientific and moral, could ultimately prevail against any phalanx of lies and power. Many died in the service of that belief; all of us alive today reap the benefits of their faith in the power of truth in action.

Những trụ cột của ban lãnh đạo đầy đức hạnh này lại theo gương những người khác, trong đó có Mahatma Gandhi, người đã gọi cuốn tự truyện của mình là Câu chuyện về quá trình khám phá sự thật của tôi. Tất cả những người đó đều tin rằng sự thật, cả sự thật khoa học lẫn đạo đức, cuối cùng đều có thể đánh bại được liên minh của dối trá và bạo lực. Nhiều người đã chết cho niềm tin đó, còn chúng ta, những người đang sống hôm nay thì được hưởng thành quả của niềm tin của họ vào sức mạnh của sự thật.

Havel’s life is a reminder of the miracles that such a credo can bring about; yet it is also a reminder of the more somber fact that truth’s victories are never definitive. Each generation must adapt its moral foundations to the ever-changing conditions of politics, culture, society, and technology.

Cuộc đời của Havel là lời nhắc nhở về những điều kì diệu mà niềm tin đó có thể mang tới, cuộc đời ông cũng là lời nhắc nhở về một sự kiện đáng buồn là chiến thắng của sự thật không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Mỗi thế hệ đều phải cải biến nền tảng đạo đức của họ cho phù hợp với những điều kiện luôn luôn biến đổi của chính trị, của văn hoá, của xã hội và công nghệ.

Havel’s death comes at a time of massive demonstrations in Russia to protest ballot fraud; violence in Egypt as democratic activists battle the deeply entrenched military; an uprising in rural China against corrupt local officials; and police in body armor violently dismantling the Occupy protest sites in American cities. Power and truth remain locked in combat around the world.

Havel chết đúng vào lúc diễn ra những cuộc biểu tình quần chúng ở Nga nhằm phản đối vụ gian lận trong kì bầu cử vừa rồi, ông chết đúng vào lúc xảy ra những vụ bạo hành khi những nhà dân chủ Ai-cập chiến đấu chống lại giới quân sự cực đoan, cũng là lúc người nông dân Trung Quốc đứng lên chống lại các quan chức tham nhũng ở địa phương, và cũng là lúc cảnh sát mặc áo giáp giải tán một cách thô bạo những cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố của Mĩ. Trên khắp thế giới, bạo lực và sự thật vẫn đang đánh giáp la cà với nhau.

Much of today’s struggle – everywhere – pits truth against greed. Even if our challenges are different from those faced by Havel, the importance of living in truth has not changed.

Phần lớn cuộc đấu tranh hiện nay – đang diễn ra khắp mọi nơi – là sự thật chiến đấu với lòng tham. Ngay cả khi những thách thức của chúng ta có khác với những thách thức mà Havel phải đối mặt thì giá trị của sống trong sự thật vẫn không hề thay đổi.

Today’s reality is of a world in which wealth translates into power, and power is abused in order to augment personal wealth, at the expense of the poor and the natural environment. As those in power destroy the environment, launch wars on false pretexts, foment social unrest, and ignore the plight of the poor, they seem unaware that they and their children will also pay a heavy price.

Hiện thực của thế giới ngày hôm nay là của cải được chuyển hóa thành quyền lực, còn quyền lực thì bị lạm dụng nhằm thu vén của cải cho cá nhân, người nghèo và môi trường tự nhiên phải trả giá. Những kẻ có quyền lực phá hủy môi trường, gây chiến tranh vì những lí do không chính đáng, tạo cớ cho những vụ bạo loạn, coi thường lời cam kết với những người nghèo, dường như họ không nhận thức được rằng họ và con cái họ sẽ phải trả giá đắt.

Moral leaders nowadays should build on the foundations laid by Havel. Many people, of course, now despair about the possibilities for constructive change. Yet the battles that we face – against powerful corporate lobbies, relentless public-relations spin, and our governments’ incessant lies – are a shadow of what Havel, Michnik, Sakharov, and others faced when taking on brutal Soviet-backed regimes.

Những nhà lãnh đạo có đức hạnh hiện nay cần phải xây dựng trên nền tảng do Havel tạo ra. Dĩ nhiên là hiện nay nhiều người đã không còn tin vào khả năng thay đổi mang tính xây dựng nữa. Nhưng những cuộc chiến đấu mà hiện nay chúng ta đang tiến hành – nhằm chống lại những nhóm vận động hành lang đấy sức mạnh, những trò loanh quanh bất tận của các cơ quan quan hệ công chúng (PR) và những trò dối trá không ngừng nghỉ của chính phủ – chỉ là cái bóng của những điều mà Havel, Michnik, Sakharov, và những người khác từng đối mặt khi họ tấn công những chế độ được Liên Xô hậu thuẫn mà thôi.

In contrast to these titans of dissent, we are empowered with the instruments of social media to spread the word, overcome isolation, and mobilize millions in support of reform and renewal. Many of us enjoy minimum protections of speech and assembly, though these are inevitably hard won, imperfect, and fragile. Yet, of the profoundest importance and benefit, we are also blessed with the enduring inspiration of Havel’s life in truth.

Khác với những nhà bất đồng chính kiến vĩ đại đó, chúng ta được trang bị các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá quan điểm, có thể thoát khỏi được tình trạng cô lập và động viên hàng triệu người ủng hộ cải cách và đổi mới. Nhiều người trong chúng ta chỉ được hưởng sự bảo vệ tối thiểu cho quyền phát ngôn và hội họp, dù những quyền như thế chắc chắn là khó đòi, không đầy đủ và mong manh. Nhưng chúng ta vẫn được cuộc sống trong sự thật của Havel không ngừng khích lệ.







Jeffrey D. Sachs is a professor at Columbia University, Director of its Earth Institute, and a special adviser to United Nations Secretary-General Ban Ki-Moon. His work focuses on economic development and international aid, was he was Director of the UN Millennium Project from 2002 to 2006. His books include The End of Poverty and Common Wealth.

Jeffrey D. Sachs là một giáo tại Đại học Columbia, Giám đốc của Viện Trái đất của nó, cố vấn đặc biệt cho Tổng thư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon. Công việc của ông tập trung vào phát triển kinh tế và viện trợ quốc tế, ông là Giám đốc Dự án Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc từ 2002 đến 2006. Sách ông viết bao gồm Kết thúc Đói nghèo và Thịnh vượng chung.


Translated by Phạm Nguyên Trường


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn