MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, March 21, 2012

The Obama Doctrine HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA


The Obama Doctrine

HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA BARACK OBAMA

How the president's drone war is backfiring.

BY DAVID ROHDE | MARCH/APRIL 2012

Chiến tranh máy bay không người lái của tổng thống đem lại kết quả ngược với mong đợi.

DAVID Rohde –

tháng 3/4 năm 2012

When Barack Obama took the oath of office three years ago, no one associated the phrase "targeted killing" with his optimistic young presidency. In his inaugural address, the 47-year-old former constitutional law professor uttered the word "terror" only once. Instead, he promised to use technology to "harness the sun and the winds and the soil to fuel our cars and run our factories."

Khi Barack Obama nhậm chức ba năm trước đây, không ai gắn cụm từ “tiêu diệt có mục tiêu” với vị tổng thống trẻ đầy lạc quan. Trong diễn văn nhậm chức, cựu giáo sư luật 47 tuổi này chỉ nhắc đến từ “khủng bố” duy nhất một lần. Thay vào đó, ông hứa sẽ sử dụng công nghệ để “tận dụng mặt trời, gió và đất để làm nhiên liệu chạy xe và các nhà máy”.

Oddly, technology has enabled Obama to become something few expected: a president who has dramatically expanded the executive branch's ability to wage high-tech clandestine war. With a determination that has surprised many, Obama has embraced the CIA, expanded its powers, and approved more targeted killings than any modern president. Over the last three years, the Obama administration has carried out at least 239 covert drone strikes, more than five times the 44 approved under George W. Bush. And after promising to make counterterrorism operations more transparent and rein in executive power, Obama has arguably done the opposite, maintaining secrecy and expanding presidential authority.

Một cách kỳ lạ, công nghệ đã giúp Obama có thể trở thành người mà không mấy ai dự đoán: một tổng thống đã mở rộng rất nhiều khả năng của nhánh hành pháp trong việc phát động chiến tranh bí mật công nghệ cao. Với một quyết tâm khiến nhiều người ngạc nhiên, Obama đã tận dụng CIA, mở rộng quyền lực của CIA và chấp thuận các vụ tiêu diệt có mục tiêu với số lượng nhiều hơn bất cứ tổng thống đương đại nào. Trong ba năm qua, Chính quyền Obama đã thực hiện ít nhất 239 vụ tấn công bí mật bằng máy bay không người lái, nhiều hơn năm lần so với con số 44 vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Và sau khi hứa sẽ tổ chức các chiến dịch chống khủng bố minh bạch hơn, cùng với kiềm chế quyền lực hành pháp, Obama đã làm ngược lại, duy trì tính bí mật và mở rộng quyền hạn của tổng thống.

Just as importantly, the administration's excessive use of drone attacks undercuts one of its most laudable policies: a promising new post-9/11 approach to the use of lethal American force, one of multilateralism, transparency, and narrow focus.

Một điều không kém phần quan trọng là việc Chính phủ Mỹ sử dụng quá nhiều các vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã làm tổn hại một trong những chính sách được hoan nghênh nhất: một cách tiếp cận mới, hậu 11/9, với việc sử dụng các lực lượng tiêu diệt của Mỹ, một cách tiếp cận đa phương, minh bạch và có trọng tâm.

Obama's willingness to deploy lethal force should have come as no surprise. In a 2002 speech, Illinois state senator Obama opposed Bush's impending invasion of Iraq, but not all conflicts. "I don't oppose all wars," he said. "What I am opposed to is a dumb war." And as president, in his December 2009 Nobel Peace Prize acceptance speech, Obama warned, "There will be times when nations -- acting individually or in concert -- will find the use of force not only necessary but morally justified." Since then, he has not only sent U.S. forces into Afghanistan, Iraq, and Libya, but also repeatedly approved commando raids in Pakistan and Somalia and on the high seas, while presiding over a system that unleashed hundreds of drone strikes.

Sự sẵn lòng của Obama trong việc sử dụng các lực lượng tiêu diệt của Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. Trong một bài diễn văn năm 2002, Thượng nghị sĩ bang Illinois Obama đã phản đối cuộc tấn công chiếm đóng Irắc sắp diễn ra của Tổng thống Bush, nhưng không phải là phản đối mọi cuộc chiến tranh, ông nói: “Tôi không phản đối tất cả các cuộc chiến, điều tôi phản đối là một cuộc chiến ngớ ngẩn . Và khi làm tổng thống, trong bài diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình vào tháng 12/2009, Obama cảnh báo: “Sẽ có những thời điểm mà các quốc gia – hành động riêng lẻ hoặc tập thể – sẽ sử dụng vũ lực không chỉ khi cần thiết mà cả khi đúng về mặt đạo lý”. Từ đó đến nay, Obama không chỉ gửi quân đến Ápganixtan, Irắc, Libi, mà còn nhiều lần đồng ý cho tiến hành các cuộc tập kích của lính biệt kích tại Pakixtan và Xômali và trên biển, trong khi lãnh đạo một hệ thống đã thực hiện hàng trăm cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

In a series of recent interviews, current and former administration officials outlined what could be called an "Obama doctrine" on the use of force. Obama's embrace of multilateralism, drone strikes, and a light U.S. military presence in Libya, Pakistan, and Yemen, they contend, has proved more effective than Bush's go-heavy approach in Iraq and Afghanistan. "We will use force unilaterally if necessary against direct threats to the United States," Ben Rhodes, the administration's deputy national security advisor for strategic communications, told me. "And we'll use force in a very precise way."

Trong một loạt các cuộc phỏng vấn gần đây, các quan chức chính quyền đương nhiệm và đã rời nhiệm sở đã phác thảo cái có thể gọi là “học thuyết Obama” về sử dụng vũ lực. Việc Obama chủ trương theo chủ nghĩa đa phương, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, và sự hiện diện quân sự ít ỏi ở Libi, Pakixtan và Yêmen đã cho thấy hiệu quả hơn là cách tiếp cận đao to búa lớn của ông Bush ở Irắc và Ápganixtan. Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách truyền thông chiến lược, cho biết: “Chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực đơn phương khi cần thiết để chống lại các mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ. Và chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực một cách rất chính xác”.

Crises the administration deems indirect threats to the United States -- such as the uprisings in Libya and Syria -- are "threats to global security," Rhodes argued, and will be responded to multilaterally and not necessarily by force. The drawdown of U.S. troops in Iraq and Afghanistan, as well as the creation of a smaller, more agile U.S. military spread across Asia, the Pacific, and the Middle East, are also part of the doctrine. So is the discreet backing of protesters in Egypt, Iran, and Syria.

Rhodes lập luận, các cuộc khủng hoảng mà Chính quyền Obama coi là các mối đe dọa gián tiếp đến Mỹ – như các cuộc nổi dậy ở Libi và Xyri – là “các mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu” và được phản ứng bằng cách tiếp cận đa phương, không nhất thiết bằng vũ lực. Việc rút quân Mỹ tại Irăc và Ápganixtan, cũng như việc xây dựng một lực lượng quân đội nhỏ gọn, linh hoạt hơn trên khắp châu Á, Thái Bình Dương và Trung Đông, cũng là một phần của học thuyết. Sự ủng hộ một cách thận trọng đối với những người biểu tình ở Ai Cập, Iran và Xyri cũng như vậy.

The emerging strategy -- which Rhodes touted as "a far more focused approach to our adversaries" -- is a welcome shift from the martial policies and bellicose rhetoric of both the Bush administration and today's Republican presidential candidates. But Obama has granted the CIA far too much leeway in carrying out drone strikes in Pakistan and Yemen. In both countries, the strikes often appear to be backfiring.

Chiến lược đang nổi lên – cái mà Rhodes gọi là “đường hướng có trọng tâm cụ thể hơn nhiều đối với các đối thủ” – là một sự thay đổi đáng hoan nghênh từ các chính sách ưa dùng quân sự và ngôn từ hiếu chiến của cả Chính quyền Bush lẫn các ứng cử viên tổng thống hiện nay của đảng Cộng, hòa. Nhưng Obama đã cho CIA quá nhiều tự do trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakixtan và Yêmen. Ở cả hai nước, các cuộc tấn công này thường có vẻ bị phản tác dụng.

Obama and other administration officials insist the drones are used rarely and kill few civilians. In a rare public comment on the program, the president defended the strikes in late January. "I want to make sure the people understand, actually, drones have not caused a huge number of civilian casualties," Obama said. "For the most part, they have been very precise precision strikes against al Qaeda and their affiliates. And we are very careful in terms of how it's been applied."

Obama và các quan chức chính quyền khác cho rằng các máy bay không người lái được sử dụng hạn chế và làm chết rất ít dân thường. Trong một bình luận công khai hiếm hoi về chương trình này vào cuôi tháng Một vừa qua, Tổng thống Obama lên tiếng bảo vệ các cuộc tấn công. Obama nói: “Tôi muốn chắc chắn rằng mọi người hiểu là các máy bay không người lái không gây ra một lượng thương vong lớn cho dân thường. Phần lớn đây là các cuộc tấn công rất chính xác nhằm vào Al-Qaeda và các tổ chức ngoại vi. Và chúng tôi rất thận trọng khi áp dụng.

But from Pakistan to Yemen to post-American Iraq, drones often spark deep resentment where they operate. When they do attack, they kill as brutally as any weapon of war. The administration's practice of classifying the strikes as secret only exacerbates local anger and suspicion. Under Obama, drone strikes have become too frequent, too unilateral, and too much associated with the heavy-handed use of American power.

Nhưng từ Pakixtan tới Yêmen, tới một Irắc thời hậu Mỹ, máy bay không người lái thường gây ra sự phản kháng sâu sắc ớ những nơi nó hoạt động. Khi tấn công, chúng giết chóc không hề kém một loại vũ khí chiến tranh nào. Việc Chính phủ Mỹ xếp các cuộc tấn công trong diện “bí mật” chỉ làm gia tăng sự giận dữ và nghi kỵ của người dân địa phương. Dưới thời Obama, các cuộc tấn công này đã trở nên quá thường xuyên, quá đơn phương, và quá gần với việc sử dụng sức mạnh Mỹ theo kiểu mạnh tay.

In 2008, I saw this firsthand. Two Afghan colleagues and I were kidnapped by the Taliban and held captive in the tribal areas of Pakistan for seven months. From the ground, drones are terrifying weapons that can be heard circling overhead for hours at a time. They are a potent, unnerving symbol of unchecked American power. At the same time, they were clearly effective, killing foreign bomb-makers and preventing Taliban fighters from gathering in large groups. The experience left me convinced that drone strikes should be carried out -- but very selectively.

Năm 2008, tôi chứng kiến việc này lần đầu tiên. Hai đồng nghiệp người Ápganixtan và tôi bị Taliban bắt cóc và giữ làm con tin tại các vùng thiểu số của Pakixtan trong bảy tháng. Từ dưới mặt đất, máy bay không người lái là một thứ vũ khí đáng sợ mà người ta có thể nghe thấy nó lượn vòng trên đầu hàng giờ liền. Chúng có uy lực và là biểu tượng đáng sợ của sức mạnh Mỹ không thể bị ngăn chặn. Đồng thời, chúng lại rất hiệu quả, có thể tiêu diệt những kẻ sản xuất bom ở nước ngoài và ngăn chặn các chiến binh Taliban tập hợp thành các nhóm lớn. Kinh nghiệm này khiến tôi bị thuyết phục rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cần được thực hiện – nhưng phải rất có lựa chọn.


In the January interview, Obama insisted drone strikes were used only surgically. "It is important for everybody to understand," he said, "that this thing is kept on a very tight leash." Drones, though, are in no way surgical.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng giêng, ông Obama khẳng định cuộc tấn công máy bay không người lái đã được sử dụng như phẫu thuật là biện pháp cuối cùng vậy. Ông nói "Điều quan trọng là mọi người phải hiểu rằng điều này sẽ được giám sát chặt chẽ". "Máy bay không người lái, mặc dù vậy, không hề được sử dụng như biện pháp xử lý cuối cùng.

In interviews, current and former Obama administration officials told me the president and his senior aides had been eager from the outset to differentiate their approach in Pakistan and Afghanistan from Bush's. Unlike in Iraq, where Democrats thought the Bush administration had been too aggressive, they thought the Bush White House had not been assertive enough with Afghan and Pakistani leaders. So the new administration adopted a unilateral, get-tough approach in South Asia that would eventually spread elsewhere. As candidate Obama vowed in a 2007 speech, referring to Pakistan's president at the time, "If we have actionable intelligence about high-value terrorist targets and President Musharraf won't act, we will."

Trong các cuộc phỏng vấn, các quan chức cả đương nhiệm lẫn đã rời nhiệm sở của Chính quyền Obama nói rằng tổng thống và các cận sự cao cấp của ông đã sốt sắng ngay từ đầu trong việc thể hiện sự khác biệt giữa cách tiếp cận của họ tại Pakixtan và Ápganixtan với Chính quyền Bush. Không giống như Irắc, trường hợp mà những người của đảng Dân chủ cho rằng Chính quyền Bush đã quá hiếu chiến, họ lại cho rằng Nhà Trắng dưới thời Bush đã không đủ cứng rắn đối với các nhà lãnh đạo Ápganixtan và Pakixtan. Vì thế chính quyền mới có cách tiếp cận đơn phương, cứng rắn hơn tại Nam Á và cách tiếp cận này sau đó được áp dụng với những nơi khác. Khi còn tranh cử, Obama tuyên bố trong chiến dịch hồi năm 2007 về tổng thống của Pakixtan khi đó rằng “Nếu chúng ta có thông tin tình báo ở mức có thể hành động được về các đối tượng khủng bố có giá trị cao mà Tổng thống Musharraf không hành động, chúng ta sẽ hành động”.

In his first year in office, Obama approved two large troop surges in Afghanistan and a vast expansion of the number of CIA operatives in Pakistan. The CIA was also given more leeway in carrying out drone strikes in the country's ungoverned tribal areas, where foreign and local militants plot attacks for Afghanistan, Pakistan, and beyond.

Trong năm đầu tiên tại vị, Tổng thống Obama chuẩn y hai đợt tăng quân lớn ở Ápganixtan và gia tăng nhanh chóng số lượng các điệp viên CIA tại Pakixtan. CIA cũng được tự do hơn trong việc thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại các, vùng thiểu số không được chính phủ kiểm soát tại nước này, nơi các chiến binh nước ngoài và địa phương lên kế hoạch tấn công vào Ápganixtan, Pakixtan và những nơi khác.

The decision reflected both Obama's belief in the need to move aggressively in Pakistan and the influence of the CIA in the new administration. To a far greater extent than the Bush White House, Obama and his top aides relied on the CIA for its analysis of Pakistan, according to current and former senior administration officials. As a result, preserving the agency's ability to carry out counterterrorism, or "CT," operations in Pakistan became of paramount importance.

Quyết định này phản ảnh cả niềm tin của Obama vào sự cần thiết phải chủ động hơn tại Pakixtan lẫn ảnh hưởng của CIA trong chính quyền mới. Theo các quan chức cũ lẫn đương nhiệm của chính quyền, ở một phạm vi lớn hơn so với thời Bush, Obama và các cận sự cao cấp đã dựa vào CIA để có phân tích về tình hình Pakixtan. Kết quả là, duy trì khả năng của CIA trong việc thực hiện hoạt động chống khủng bố ở Pakixtan đã trở thành ưu tiên tối cao.

"The most important thing when it came to Pakistan was to be able to carry out drone strikes and nothing else," said a former official who spoke on condition of anonymity. "The so-called strategic focus of the bilateral relationship was there solely to serve the CT approach."

Một cựu quan chức nói: “Điều quan trọng nhất khi nói đến Pakixtan là phải có khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, ngoài ra không có gì khác. Cái gọi là trọng tâm chiến lược của mối quan hệ song phương chỉ đơn thuần để phục vụ cho cách tiếp cận chống khủng bố”.

Initially, the CIA was right. Increased drone strikes in the tribal areas eliminated senior al Qaeda operatives in 2009. Then, in July 2010, Pakistanis working for the CIA pulled up behind a white Suzuki navigating the bustling streets of Peshawar. The car's driver was later tracked to a large compound in the city of Abbottabad. On May 2, 2011, U.S. commandos killed Osama bin Laden there.

Ban đầu, CIA đã đúng. Việc gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã loại bỏ các thành viên cao cấp của Al-Qaeda trong năm 2009. Sau đó, vào tháng 7/2010, những người Pakixtan làm việc cho CIA bám sát theo một chiếc Suzuki màu trắng trên các con phố đông đúc ở Peshawar. Sau đó người ta lần theo người lái xe tới một dinh thự lớn ở thành phố Abbottabad. Ngày 2/5/2011, lính biệt kích Mỹ đã tiêu diệt Osama Bin Laden tại đây.

The U.S. intelligence presence, though, extended far beyond the hunt for bin Laden, according to former administration officials. At one point, the CIA tried to deploy hundreds of operatives across Pakistan but backed off after suspicious Pakistani officials declined to issue them visas. At the same time, the agency aggressively used the freer hand Obama had given it to launch more drone strikes than ever before.

Tuy nhiên, theo các cựu quan chức Mỹ, sự hiện diện của tình báo Mỹ đã vượt xa mục tiêu truy lùng Bin Laden. Có thời điểm CIA đã cố triển khai hàng trăm nhân viên ở khắp Pakixtan nhưng sau đó đã rút lại kế hoạch vì các quan chức Pakixtan đang nghi kỵ đã từ chối cấp thị thực cho những người này. Đồng thời, CIA đã tích cực sử dụng quyền tự do mà Obama cho phép để thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhiều nhất từ trước tới nay.

Established by the Bush administration and Musharraf in 2004, the covert CIA drone program initially carried out only "personality" strikes against a preapproved list of senior al Qaeda members. Pakistani officials were notified before many, but not all, attacks. Between 2004 and 2007, nine such attacks were carried out in Pakistan, according to the New America Foundation.

Được thành lập dưới thời Chính quyền Bush và Musharraf vào năm 2004, chương trình máy bay không người lái bí mật của CIA ban đầu chỉ thực hiện các cuộc tấn công “cá nhân” nhằm vào danh sách các thành viên cao cấp của Al-Qaeda đã được đồng ý trước. Các quan chức Pakixtan được thông báo trước khi diễn ra rất nhiều, nhưng không phải tất cả, các cuộc tấn công. Trong khoảng từ năm 2004 đến 2007, theo tổ chức New America Foundation, 9 cuộc tấn công như vậy được thực hiện tại Pakixtan.

In 2008, the Bush administration authorized less-restrictive "signature" strikes in the tribal areas. Instead of basing attacks on intelligence regarding a specific person, CIA drone operators could carry out strikes based on the behavior of people on the ground. Operators could launch a drone strike if they saw a group, for example, crossing back and forth over the Afghanistan-Pakistan border. In 2008, the Bush administration carried out 33 strikes.

Năm 2008, Chính quyền Bush nới lỏng hạn chế các cuộc tấn công vào các vùng thiểu số. Thay vì dựa trên thông tin tình báo về một cá nhân cụ thể, những người điều khiển máy bay không người lái của CIA có thể thực hiện các cuộc tấn công dựa trên hành vi của những người dưới mặt đất. Họ có thể thực hiện các cuộc tấn công nếu, chẳng hạn, thấy một nhóm người qua lại vùng biên giới Ápganixtan-Pakixtan. Trong năm 2008, Chính quyền Bush thực hiện 33 cuộc tấn công.

Under Obama, the drone campaign has escalated rapidly. The number of strikes nearly doubled to 53 in 2009 and then doubled again to 118 in 2010. Former administration officials said the looser rules resulted in the killing of more civilians. Current administration officials insisted that Obama, in fact, tightened the rules on the use of drone strikes after taking office. They said strikes rose under Obama because improved technology and intelligence gathering created more opportunities for attacks than existed under Bush.

Dưới thời Obama, chiến dịch sử dụng máy bay không người lái gia tăng nhanh chóng. Con số các cuộc tấn công đã tăng gần gấp đôi lên 53 trong, năm 2009 và gấp đôi tiếp lên 118 vào năm 2010. Các quan chức cũ trong chính quyền nói rằng các quy định lỏng lẻo hơn đã dẫn đến việc giết hại nhiều thường dân hơn. Các quan chức đương nhiệm thì cho rằng Obama thực chất đã thắt chặt các quy định về việc sử dụng máy bay không người lái tấn công, kể từ khi nhậm chức đến nay. Họ nói rằng số lượng các vụ tấn công tăng lên dưới thời Obama là vì công nghệ được cải thiện và thông tin tình báo thu thập được đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các cuộc tấn công so với thời Bush.

But as Pakistani public anger over the spiraling strikes grew, other diplomats expressed concern as well. The U.S. ambassador in Pakistan at the time, Anne Patterson, opposed several attacks, but the CIA ignored her objections. When Cameron Munter replaced Patterson in October 2010, he objected even more vigorously. On at least two occasions, CIA Director Leon Panetta dismissed Munter's protests and launched strikes, the Wall Street Journal later reported. One strike occurred only hours after Sen. John Kerry, head of the Senate Foreign Relations Committee, had completed a visit to Islamabad.

Nhưng khi sự giận dữ của công luận tại Pakixtan gia tăng, các nhà ngoại giao khác cùng thể hiện sự lo ngại. Đại sứ Mỹ tại Pakixtan một thời là Anne Patterson đã phản đối nhiều vụ tấn công, nhưng CIA phớt lờ ý kiến của bà. Khi Cameron Munter thay thế Patterson vào tháng 10/2010, ông thậm chí còn phản đối mạnh mẽ hơn. Tờ Nhật báo Phố Uôn sau đó cho biết có ít nhất hai lần giám đốc CIA Leon Panetta đã gạt bỏ lời phản đối của Munter và cho phép các cuộc tấn công. Một cuộc xảy ra chỉ vài giờ sau khi Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện, kết thúc chuyến thăm tới Ixlamabát.

A March 2011 strike brought the debate to the White House. A day after Pakistani officials agreed to release CIA contractor Raymond Davis, the agency -- again over Munter's objections -- carried out a signature drone strike that the Pakistanis say killed four Taliban fighters and 38 civilians. Already angry about the Davis case, Pakistan's Army chief, Gen. Ashfaq Parvez Kayani, issued an unusual public statement, saying a group of tribal elders had been "carelessly and callously targeted with complete disregard to human life." U.S. intelligence officials dismissed the Pakistani complaints and insisted 20 militants had perished. "There's every indication that this was a group of terrorists, not a charity car wash in the Pakistani hinterlands," one official told the Associated Press.

Một cuộc tấn công vào tháng 3/2011 đã gây nên tranh cãi tại Nhà Trắng. Một ngày sau khi các quan chức Pakixtan đồng ý thả Raymond Davis, một nhân viên hợp đồng với CIA, cơ quan này – một lần nữa bất chấp phản đối của Đại sứ Munter – thực hiện một vụ tấn công mà người Pakixtan cho biết đã giết chết 4 phiến quân Taliban và 38 dân thường, vốn đã bất bình về vụ Raymond Davis, Tư lệnh Lục quân Pakixtan là Tướng Ashfaq Parvez Kayani ra một tuyên bố bất thường, nói rằng một nhóm người già thuộc sắc tộc thiếu số đã bị nhắm thành mục tiêu một cách bất cẩn và nhẫn tâm với thái độ coi thường hoàn toàn mạng sống con người. Các quan chức tình báo Mỹ đã phớt lờ phàn nàn của Pakixtan và khẳng định rằng 20 phiến quân đã bị tiêu diệt. Một quan chức nói với hãng tin AP rằng “Có mọi biểu hiện cho thấy đây là một nhóm khúng bố, không phải là một cơ sở rửa xe từ thiện nằm sâu trong lãnh thổ Pakixtan.

Surprised by the vehemence of the official Pakistani reaction, national security advisor Tom Donilon questioned whether signature strikes were worthwhile. Critics inside and outside the U.S. government contended that a program that began as a carefully focused effort to kill senior al Qaeda leaders had morphed into a bombing campaign against low-level Taliban fighters. Some outside analysts even argued that the administration had adopted a de facto "kill not capture" policy, given its inability to close Bush's Guantánamo Bay prison and create a new detention system.

Bất ngờ trước phản ứng chính thức mạnh mẽ của Pakixtan, cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon đặt câu hỏi liệu các cuộc tấn công kiểu này có đáng làm hay không. Những người chỉ trích bên trong và ngoài Chính phủ Mỹ cho rằng một chương trình ban đầu vốn là nỗ lực có mục tiêu cẩn trọng nhằm tiêu diệt các lãnh đạo cao cấp của Al-Qaeda đã biến thành một chiến dịch đánh bom nhằm vào các phần tử Taliban cấp thấp. Một số nhà phân tích bên ngoài thậm chí còn cho rằng chính quyền đã thực hiện một chính sách bất thành văn là “diệt không cần bắt sống”, do không có khả năng đóng cứa nhà tù Guantanamo của thời Bush và xây dựng một hệ thống giam giữ mới.

In April 2011, the director of Pakistan's intelligence service, Lt. Gen. Ahmed Shuja Pasha, visited Washington in an effort to repair the relationship, according to news accounts and former administration officials. Just after his visit, two more drone strikes occurred in the tribal areas, which Pasha took as a personal affront. In a rare concession, Panetta agreed to notify Pakistan's intelligence service before the United States carried out any strike that could kill more than 20 people.

Vào tháng 4/2011, giám đốc cơ quan tình báo Pakixtan, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, đến thăm Oasinhtơn trong một nỗ lực nhằm cải thiện lại quan hệ. Ngay sau chuyến thăm này, lại có thêm hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra tại các khu vực người thiểu số, điều mà ông Pasha coi là một sự xỉ nhục đối với cá nhân mình. Trong một động thái nhượng bộ hiếm có, Leon Panetta đồng ý thông báo cho cơ quan tình báo Pakixtan trước khi Mỹ thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào có thể giết chết trên 20 người.

In May, after the bin Laden raid sparked further anger among Pakistani officials, Donilon launched an internal review of how drone strikes were approved, according to a former administration official. But the strikes continued. At the end of May, State Department officials were angered when three missile strikes followed Secretary of State Hillary Clinton's visit to Pakistan.

Tháng Năm, sau khi cuộc tập kích Bin Laden gây ra thêm sự giận dữ cho các quan chức Pakixtan, một quan chức chính quyền cho biết cố vấn Donilon mở một cuộc tổng kết trong nội bộ về việc các cuộc tấn công đã được chấp thuận như thế nào. Nhưng sau đó các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Cuối tháng đó, các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nổi giận khi có ba cuộc tấn công bằng tên lửa diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Pakixtan.

As Donilon's review progressed, an intense debate erupted inside the administration over the signature strikes, according to the Journal. Adm. Mike Mullen, then chairman of the Joint Chiefs of Staff, said the strikes should be more selective. Robert Gates, then the defense secretary, warned that angry Pakistani officials could cut off supplies to U.S. troops in Afghanistan. Clinton warned that too many civilian casualties could strengthen opposition to Pakistan's weak, pro-American president, Asif Ali Zardari.

Khi chương trình tổng kết của cố vấn an ninh Donilon tiến triển, tờ Nhật báo Phố Uôn cho biết đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong Chính quyền Obama về việc sử dụng máy bay không người lái. Đô đốc Mike Mullen, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói rằng các cuộc tấn công nên có chọn lọc hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates canh báo rằng các quan chức Pakixtan đang giận dữ có thể cắt các tiếp viện cho quân Mỹ tại Ápganixtan. Bà Clinton cảnh báo rằng việc quá nhiều thương vong cho đân thường có thể củng cố phe đối lập tại Pakixtan trước tổng thống Asif Ali Zardari đang ở thế yếu.

The CIA countered that Taliban fighters were legitimate targets because they carried out cross-border attacks on U.S. forces, according to the former official. In June, Obama sided with the CIA. Panetta conceded that no drone strike would be carried out when Pakistani officials visited Washington and that Clinton and Munter could object to proposed strikes. But Obama allowed the CIA director to retain final say.

Theo một cựu quan chức, CIA phản bác lại rằng các phiến quân Taliban là các mục tiêu hợp lệ vì họ đang thực hiện các cuộc tấn công ở bên kia biên giới nhằm vào các lực lượng Mỹ. Đến tháng Sáu, Obama đứng về phía CIA, Panetta chấp thuận rằng sẽ không thực hiện vụ tấn công nào khi các quan chức Pakixtan đến thăm Oasinhtơn và rằng Ngoại trưởng Clinton và đại sứ Munter có thể phản đối các kế hoạch tấn công. Nhưng Obama vẫn cho phép giám đốc CIA quyền quyết định cuối cùng.



Last November, the worst-case scenario that Mullen, Gates, and Clinton had warned of came to pass. After NATO airstrikes mistakenly killed 24 Pakistani soldiers on the Afghanistan-Pakistan border, Kayani demanded an end to all U.S. drone strikes and blocked supplies to U.S. troops in Afghanistan. At the same time, popular opposition to Zardari soared. After a nearly two-month lull that allowed militants to regroup, drone strikes resumed in the tribal areas this past January. But signature strikes are no longer allowed -- for the time being, according to the former senior official.

Tháng 11/2011, tình huống xấu nhất mà Mullen, Gates và Clinton cảnh báo đã xảy ra. Sau khi các cuộc không kích của NATO giết nhầm 24 binh lính Pakixtan trên biên giới Ápganixtan-Pakixtan, Kayani yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và chặn đường tiếp tế cho binh sĩ Mỹ tại Ápeanixtan. Đồng thời, phe đối lập với Tổng thống Zardar mạnh lên nhanh chóng. Sau khoảng gần hai tháng tạm lắng cho phép các phiến quân tập hợp lại, các cuộc tấn công lại tiếp diễn tại các vùng thiểu số hồi tháng Một vừa qua. Nhưng theo một cựu quan chức cao cấp, các cuộc tấn công dựa trên “dấu hiệu” đã không còn được phép vào lúc này.

Among average Pakistanis, the strikes played out disastrously. In a 2011 Pew Research Center poll, 97 percent of Pakistani respondents who knew about the attacks said American drone strikes were a "bad thing." Seventy-three percent of Pakistanis had an unfavorable view of the United States, a 10 percentage point rise from 2008. Administration officials say the strikes are popular with Pakistanis who live in the tribal areas and have tired of brutal jihadi rule. And they contend that Pakistani government officials -- while publicly criticizing the attacks -- agree in private that they help combat militancy. Making the strikes more transparent could reduce public anger in other parts of Pakistan, U.S. officials concede. But they say some elements of the Pakistani government continue to request that the strikes remain covert.

Đối với người dân Pakixtan, các cuộc tấn công có tác động rất tai hại. Trong một thăm dò của Trung tâm nghiên cứu PEW, 97% người dân Pakixtan được biết về các cuộc tấn công cho rằng các vụ việc này là một điều tồi tệ. 73% người Pakixtan có quan điểm không ủng hộ Mỹ, cao hơn 10% so với năm 2008. Các quan chức chính quyền nói rằng các cuộc tấn công này được sự ủng hộ của những người Pakixtan ở vùng sắc tộc và đã mệt mỏi với sự cai trị tàn bạo của lực lượng thánh chiến, Và họ cho rằng các quan chức Chính phủ Pakixtan – trong khi chỉ trích các cuộc tấn công trước công luận – lại đồng ý khi riêng tư rằng chúng giúp chống lại lực lượng phiến quân. Các quan chức Mỹ cũng đồng tình rằng việc minh bạch hơn các cuộc tấn công có thể giảm bớt sự giận dữ của công luận tại những nơi khác ở Pakixtan. Nhưng họ nói rằng một số bộ phận trong Chính phủ Pakixtan tiếp tục đòi hỏi giữ bí mật các cuộc tấn công.

For me, the bottom line is that both governments' approaches are failing. Pakistan's economy is dismal. Its military continues to shelter Taliban fighters it sees as proxies to thwart Indian encroachment in Afghanistan. And the percentage of Pakistanis supporting the use of the Pakistani Army to fight extremists in the tribal areas -- the key to eradicating militancy -- dropped from a 53 percent majority in 2009 to 37 percent last year. Pakistan is more unstable today than it was when Obama took office.

Điều chung quy là đường hướng của cả hai chính phủ đều đang thất bại. Nền kinh tế Pakixtan đang hết sức khó khăn. Lực lượng quân sự tiếp tục che chở cho các phiến quân Taliban mà họ coi là vũ khí để chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ tại Ápganixtan. Tỉ lệ người Pakixtan ủng hộ việc sử dụng quân đội Pakixtan chống lại các phần tử cực đoan ở vùng sắc tộc – điều mấu chốt đế loại bỏ phiến quân – đã giảm nhanh chóng từ mức 53% năm 2009 xuống còn 37% vào năm ngoái. Pakixtan hiện bất ổn hơn so với khi ông Obama nhậm chức.

A similar dynamic is creating even worse results on the southern tip of the Arabian Peninsula. Long ignored by the United States, Yemen drew sudden attention after a suicide attack on the USS Cole killed 17 American sailors in the port of Aden in 2000. In 2002, the Bush administration carried out a single drone strike in Yemen that killed Abu Ali al-Harithi, an al Qaeda operative who was a key figure in orchestrating the Cole attack. In the years that followed, the administration shifted its attentions to Iraq, and militants began to regroup.

Một động lực tương tự đang tạo ra kết quả thậm chí còn xấu hơn ở điểm phía Nam của Bán đảo Arập. Sau một thời gian dài Mỹ không chú ý, Yêmen đột ngột trở thành tâm điểm sau một cuộc tấn công liều chết vào tàu USS Cole khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng ở cảng Aden vào năm 2000. Năm 2002, Chính quyền Bush thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Yemen, giết chết Abu Ali al-Harithi, một nhân vật Al- Qaeda có vai trò chủ chốt trong việc tổ chức cuộc tấn công vào tàu Cole. Trong những năm sau đó, Chính phủ Mỹ chuyển dần sự chú ý tới Irắc và các nhóm phiến quân bắt đầu tập hợp lại.

A failed December 2009 attempt by a militant trained in Yemen to detonate a bomb on a Detroit-bound airliner focused Obama's attention on the country. Over the next two years, the United States carried out an estimated 20 airstrikes in Yemen, most in 2011. In addition to killing al Qaeda-linked militants, the strikes killed dozens of civilians, according to Yemenis. Instead of decimating the organization, the Obama strikes have increased the ranks of al Qaeda in the Arabian Peninsula from 300 fighters in 2009 to more than 1,000 today, according to Gregory Johnsen, a leading Yemen expert at Princeton University. In January, the group briefly seized control of Radda, a town only 100 miles from the capital, Sanaa. "I don't believe that the U.S. has a Yemen policy," Johnsen told me. "What the U.S. has is a counterterrorism strategy that it applies to Yemen."

Vụ tấn công không thành vào tháng 12/2009 của một phiến quân được huấn luyện tại Yemen khi tên này định phát nổ một trái bom trên một chuyến bay đến Detroit đã khiến Obama chú ý đến quốc gia này. Trong hai năm sau đó, Mỹ thực hiện khoảng 20 vụ không kích tại Yemen, hầu hết trong năm 2011. Ngoài việc tiêu diệt các phần tử có liên hệ với Al – Qaeda, các cuộc tấn công còn làm chết hàng chục dân thường. Theo Gregory Johnsen, một chuyên gia về Yêmen tại Đại học Princeton, thay vì làm suy yếu Al-Qaeda, các cuộc tấn công của Obama đã làm tăng thêm quân số của tổ chức tại vùng Bán đảo Arập từ 300 năm 2009 lên hơn 1000 hiện nay. Tháng Một vừa qua, tổ chức này còn kiểm soát được trong thời gian ngắn thị trấn Radda chỉ cách thủ đô Sanaa 100 dặm. Chuyên gia Johnsen nói: “Tôi không tin rằng Mỹ có một chính sách đối với Yêmen. Cái mà Mỹ có là một chiến lược chống khủng bố áp dụng vào Yemen.

The deaths of bin Laden and many of his lieutenants are a step forward, but Pakistan and Yemen are increasingly unstable. Pakistan is a nuclear-armed country of 180 million with resilient militant networks; Yemen, an impoverished, failing state that is fast becoming a new al Qaeda stronghold. "They think they've won because of this approach," the former administration official said, referring to the administration's drone-heavy strategy. "A lot of us think there is going to be a lot bigger problems in the future."

Cái chết của Bin Laden và các cận sự là một bước tiến, nhưng Pakixtan và Yêmen đang ngày càng bất ổn. Pakixtan là một nước có vũ khí hạt nhân với 180 triệu dân và các mạng lưới phiến quân ngoan cường. Yêmen, một quốc gia nghèo đói và thất bại, đang nhanh chóng trở thành căn cứ địa mới của Al-Qaeda. Một cựu quan chức của Chính quyền Obama nói: “Họ nghĩ rằng họ đã chiến thắng vì đường hướng này. Nhiều người trong chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều vấn đề lớn hơn trong tương lai”.

The backlash from drone strikes in the countries where they are happening is not the only worry. in the united states, civil liberties and human rights groups are increasingly concerned with the breadth of powers obama has claimed for the executive branch as he wages a new kind of war.

Sự phản tác dụng từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại các quốc gia mà Mỹ áp dụng không phải là điều lo ngại duy nhất. Tại Mỹ, các tổ chức dân quyền và nhân quyền đang ngày càng quan ngại về phạm vi quyền lực mà Obama dành cho phía hành pháp khi mà ông phát động một hình thức chiến tranh mới.

In the Libya conflict, the administration invoked the drones to create a new legal precedent. Under the War Powers Resolution, the president must receive congressional authorization for military operations within 60 days. When the deadline approached in May, the administration announced that because NATO strikes and drones were carrying out the bulk of the missions, no serious threat of U.S. casualties existed and no congressional authorization was needed. "It's changed the way politicians talk about what should be the most important thing that a nation engages in," said Peter W. Singer, a Brookings Institution researcher. "It's changed the way we in the public deliberate war."

Trong cuộc xung đột Libi, Chính phủ Mỹ đã dùng đến máy bay không người lái để tạo một tiền lệ pháp lý mới. Theo Nghị quyết Quyền hạn Chiến tranh, tổng thống phải được sự chấp thuận của Quốc hội cho các hành động quân sự trong vòng 60 ngày. Khi sắp hết thời hạn đó hồi tháng Năm, chính quyền thông báo rằng vì các cuộc tấn công của NATO và máy bay không người lái đang thực hiện sứ mệnh, nên không có mối đe dọa nghiêm trọng nào về nhân mạng đối với Mỹ và vì thế không cần sự phê chuẩn của Quốc hội. Theo Peter Singer, một nhà nghiên cứu của Viện Brookings, “nó đã thay đổi cách các chính trị gia nói về điều gì nên là quan trọng nhất mà một quốc gia tham gia.

Last fall, a series of drone strikes in Yemen set another dangerous precedent, according to civil liberties and human rights groups. Without any public legal proceeding, the U.S. government executed three of its own citizens. On Sept. 30, a drone strike killed Anwar al-Awlaki, a charismatic American-born cleric of Yemeni descent credited with inspiring terrorist attacks around the world. Samir Khan, a Pakistani-American jihadist traveling with him, was killed as well. Several weeks later, another strike killed Awlaki's 16-year-old son, Abdulrahman al-Awlaki, also a U.S. citizen. Administration officials insisted a Justice Department review had authorized the killings but declined to release the full document.

Mùa Thu năm ngoái, một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Yêmen đã tạo nên một tiền lệ nguy hiểm khác, theo các tổ chức tự do dân quyền và nhân quyền. Không có bất cứ một tiến trình pháp luật công khai nào, Chính phủ Mỹ hành quyết ba công dân của chính mình. Ngày 30/9, một cuộc tấn công bằng máy bay lchông người lái đã giết chết Anwar al-Awlaki, một giáo sĩ có uy tín sinh ra tại Mỹ mang gốc Yêmen bị cho là khích động các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Samir Khan, một phần tử thánh chiến người Mỹ gốc Pakixtan đi cùng cùng bị giết. Nhiều tuần sau đó, một cuộc tấn công khác đã giết chết con trai 16 tuổi của Awlaki, Abdulrahman al-Awlaki, cũng là một công dân Mỹ. Các quan chức chính quyền khẳng định rằng Bộ Tư pháp đã xem xét và cho phép các vụ tấn công, nhưng lại từ chối cung cấp văn bản.

"The administration has claimed the power to carry out extrajudicial executions of Americans on the basis of evidence that is secret and is never seen by anyone," said Jameel Jaffer, deputy legal director of the American Civil Liberties Union. "It's hard to understand how that is consistent with the Constitution."

Jameel Jaffer, Phó Giám đốc phụ trách pháp lý của Liên minh Quyền tự do Dân sự Mỹ, nói: “Chính quyền đã cho mình quyền thực hiện các cuộc hành quyết ngoại tụng đối với công dân Mỹ trên cơ sở chứng cứ bí mật và không ai thấy bao giờ. Rất khó có thể hiểu điều này đã tuân thủ hiến pháp như thế nào.

After criticizing the Bush administration for keeping the details of its surveillance, interrogation, and detention practices secret, Obama is doing the same thing. His administration has declined to reveal the details of how it places people on kill lists, carries out eavesdropping in the United States, or decides whom to detain overseas. The administration is also prosecuting six former government officials on charges of leaking classified information to the media -- more cases than all other administrations combined.

Sau khi chỉ trích Chính quyền Bush đã giữ bí mật chi tiết về các hoạt động giám sát, tham vấn và giam giữ, Obama giờ đang làm điều tương tự. Chính quvền của ông đã từ chối cung cấp các chi tiết về việc tại sao lại đặt một người vào danh sách cần tiêu diệt, thực hiện các vụ nghe trộm ở Mỹ, hay quyết định phải giam giữ ai ở nước ngoài. Chính quyền Obama cũng đang truy tố sáu cựu quan chức chính phủ với các cáo buộc làm lộ thông tin mật cho giới truyền thông – nhiều hơn tất cả các vụ việc của các chính quyền trước đó cộng lại.

Administration officials deny being secretive and insist they have disclosed more information about their counterterrorism practices than the Bush administration, which fiercely resisted releasing details of its "war on terror" and established the covert drone program in Pakistan. Obama administration officials say they have established a more transparent and flexible approach outside Pakistan that involves military raids, drone strikes, and other efforts. They told me that every attack in Yemen was approved by Yemeni officials. Eventually, they hope to make drone strikes joint efforts carried out openly with local governments.

Các quan chức chính quyền bác bỏ việc giữ bí mật và khẳng định rằng họ đã công bố thông tin về các hoạt động chống khủng bố nhiều hơn so với Chính quyền Bush, vốn đã từ chối quyết liệt việc công bố các chi tiết về “cuộc chiến chống khủng bố” và lập ra chương trình máy bay không người lái bí mật tại Pakixtan. Các quan chức của Obama nói họ đã xây dựng cách tiếp cận minh bạch hơn và linh hoạt hơn bên ngoài Pakixtan, có liên quan tới các cuộc tập kích quân sự, tấn công bằng máy bay không người lái, và các nỗ lực khác. Họ cho biết mọi cuộc tấn công tại Yêmen đều được các quan chức Yêmen chấp thuận. Cuối cùng, họ hy vọng biến các cuộc tấn công này thành các hoạt động chung, được thực hiện một cách công khai với chính quyền địa phương.

For now, keeping them covert prevents American courts from reviewing their constitutionality, according to Jaffer. He pointed out that if a Republican president followed such policies, the outcry on the left would be deafening. "You have to remember that this authority is going to be used by the next administration and the next administration after that," Jaffer said. "You need to make sure there are clear limits on what is really unparalleled power."

Theo Jaffer, việc giữ bí mật các hoạt động này khiến các tòa án Mỹ không thể xem xét tính hợp hiến của nó. Chuyên gia này chỉ ra rằng nếu một tổng thống của đảng Cộng hòa đi theo các chính sách như vậy, sự phản đối từ phía tả sẽ cực kỳ ồn ào. Jaffer nói: “Cần phái nhớ rằng quyền hạn này sẽ được chính quyền tiếp theo và tiếp sau nữa sử dụng.

To their credit, Obama and his senior officials have successfully reframed Bush's global battle as a more narrowly focused struggle against al Qaeda. They stopped using the term "war on terror" and instead described a campaign against a single, clearly identifiable group.

Điều đáng khen ngợi là, Obama và các quan chức cao cấp của ông đã thành công trong việc giới hạn lại cuộc chiến toàn cầu của ông Bush thành một cuộc chiến có trọng điểm hơn nhằm vào Al-Qaeda. Họ đã chấm dứt sử dụng thuật ngữ “cuộc chiến chống khủng bố” và thay vào đó coi đây là chiến dịch nhằm vào một tổ chức riêng biệt, được xác định rõ ràng.

Senior administration officials cite the toppling of Muammar al-Qaddafi as the prime example of the success of their more focused, multilateral approach to the use of force. At a cost of zero American lives and $1 billion in U.S. funding, the Libya intervention removed an autocrat from power in five months. The occupation of Iraq claimed 4,484 American lives, cost at least $700 billion, and lasted nearly nine years.

Các quan chức Chính quyền Obama coi việc lật đổ Muammar Gaddafi là một ví dụ điển hình cho sự thành công của cách tiếp cận đa phương và có trọng điểm hơn trong sử dụng vũ lực. Với chi phí nhân mạng của Mỹ bằng không và 1 tỉ USD, cuộc can thiệp ở Libi đã loại bỏ được một kẻ độc tài trong 5 tháng. Cuộc tấn công chiếm đóng Irắc đã làm 4484 người Mỹ thiệt mạng, tiêu tốn ít nhất 700 tỉ USD, và kéo dài gần 9 năm.

"The light U.S. footprint had benefits beyond less U.S. lives and resources," Rhodes told me. "We believe the Libyan revolution is viewed as more legitimate. The U.S. is more welcome. And there is less potential for an insurgency because there aren't foreign forces present."

Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nói: “Dấu ấn nhỏ của Mỹ không chỉ mang lại ích lợi về nhân mạng và nguồn lực. Chúng tôi tin rằng cuộc cách mạng Libi còn được coi là có tính chính danh hơn. Mỹ được hoan nghênh hơn. Và có ít khả năng xảy ra nổi dậy hơn vì không có sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài.

In its most ambitious proposal, the administration is also trying to restructure the U.S. military, implement steep spending cuts, and "right-size" U.S. forces around the world. Under Obama's plan, the Army would be trimmed by 80,000 soldiers, some U.S. units would be shifted from the Middle East to the Pacific, and more small, covert bases would be opened. Special Forces units that have been vastly expanded in Iraq and Afghanistan would train indigenous forces and carry out counterterrorism raids. Declaring al Qaeda nearly defeated, administration officials say it is time for a new focus.

Trong đề xuất tham vọng nhất của mình, Chính quyền Obama đang cố gắng tái cấu trúc quân đội Mỹ, thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu, và đưa về “quy mô đúng” các lực lượng Mỹ trên khắp thế giới. Theo kế hoạch của Obama, Lục quân Mỹ sẽ giảm 80.000 quân, một số đơn vị của Mỹ sẽ được chuyển từ Trung Đông sang Thái Bình Dương, và mở thêm các căn cứ nhỏ, bí mật. Các đơn vị thuộc Lực lượng Đặc biệt đã mở rộng quy mô rất lớn tại Irắc và Ápganixtan sẽ huấn luyện các lực lượng địa phương và thực hiện các cuộc tập kích chống khủng bố. Tuyên bố Al-Qaeda gần như đã bị đánh bại, các quan chức chính quyền nói giờ là lúc chuyển sang một trọng tâm mới.

"Where does the U.S. have a greater interest in 2020?" Rhodes asked. "Is it Asia-Pacific or Yemen? Obviously, the Asia-Pacific region is clearly going to be more important." Rhodes has a point, but Pakistan and its nuclear weapons -- as well as Yemen and its proximity to vital oil reserves and sea lanes -- are likely to haunt the United States for years.

Ben Rhodes nói: “Mỹ sẽ có lợi ích lớn hơn ở đâu vào năm 2020? Là châu Á – Thái Bình Dương hay Yêmen? Rõ ràng, khu vực châu Á – Thái, Bình Dương đang ngày càng trở nên quan trọng hơn . Ben Rhodes có lý, nhưng Pakixtan và vũ khí hạt nhân của họ – cũng như Yêmen và vị trí lân cận của nó đối với các mỏ dầu và đường biển tối quan trọng – nhiều khả năng vẫn sẽ ám ảnh Mỹ trong nhiều năm nữa.

Retired military officials warn that drones and commando raids are no substitute for the difficult process of helping local leaders marginalize militants. Missile strikes that kill members of al Qaeda and its affiliates in Pakistan and Yemen do not strengthen economies, curb corruption, or improve government services. David Barno, a retired lieutenant general who commanded U.S. forces in Afghanistan from 2003 to 2005, believes hunting down senior terrorists over and over again is not a long-term solution.

Các quan chức quân sự đã về hưu cảnh báo rằng máy bay không người lái và các cuộc tấn công biệt kích là không thể thay thế cho quá trình khó khăn của việc trợ giúp lãnh đạo tại chỗ loại bỏ các tay súng đối phương. Cuộc tấn công tên lửa tiêu diệt thành viên của al Qaeda và những chi nhánh của nó ở Pakistan và Yemen không tăng cường nền kinh tế, kiềm chế tham nhũng, hoặc cải thiện các dịch vụ của chính phủ. David Barno, một trung tướng về hưu, người chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan từ 2003 đến 2005, tin rằng săn lùng hoài mãi những kẻ khủng bố cấp cao là không phải là một giải pháp lâu dài.

"How do you get beyond this attrition warfare?" he asked me. "I don't think we've answered that question yet."

"Làm thế nào để vượt qua được cuộc chiến tranh tiêu hao này?" ông hỏi tôi. "Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã trả lời được câu hỏi đó."



http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/02/27/the_obama_doctrine?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn