MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, March 21, 2012

Can Europe’s Divided House Stand? LIỆU NGÔI NHÀ CHÂU ÂU BỊ CHIA RẼ CÓ THỂ ĐỨNG VỮNG


Can Europe’s Divided House Stand?

LIỆU NGÔI NHÀ CHÂU ÂU BỊ CHIA RẼ CÓ THỂ ĐỨNG VỮNG

Separating Fiscal and Monetary Union

Tách ra khỏi liên minh tài chính và tiền tệ

Hugo Dixon

Foreign Affairs - November/December 2011

Hugo Dixon

Foreign Affairs – tháng 11/12/2011

Conventional wisdom has it that the eurozone cannot have a monetary union without also having a fiscal union. Euro-enthusiasts see the single currency as the first steppingstone toward a broader economic union, which is their dream. Euroskeptics do, too, but they see that endgame as hell -- and would prefer the single currency to be dismantled. The euro crisis has, for many observers, validated these notions.

Theo sự hiểu biết thông thường, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu không thể có một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính. Những người ủng hộ nhiệt tình đồng euro coi đồng tiền chung duy nhất như là bàn đạp đầu tiên hướng tới một liên minh kinh tế rộng lớn hơn vốn vẫn là giấc mơ của họ. Những người hoài nghi về đồng euro cũng có suy nghĩ như vậy nhưng họ coi kết cục đó như một địa ngục và muốn hủy bỏ đồng tiền chung duy nhất. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc khủng hoang đồng euro đã củng cố những quan niệm này.

Both camps argue that the eurozone countries’ lopsided efforts to construct a monetary union without a fiscal counterpart explain why the union has become such a mess. Many of the enthusiasts say that the way forward is for the 17 eurozone countries to issue euro bonds, which they would all guarantee (one of several variations on the fiscal-union theme). Even the German government, which is reluctant to bail out economies weaker than its own, thinks that some sort of pooling of budgets may be needed once the current debt problems have been solved.

Cả hai phe tranh luận rằng những nỗ lực không cân xứng của các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro nhằm xây dựng một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính giải thích vì sao liên minh này đã trở thành một thứ hỗn độn kiểu như vậy. Nhiều người hăng hái ủng hộ nói rằng con đường tiến về phía trước là 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro phát hành các trái phiếu ngoại lai mà tất cả họ phải đứng ra bảo đảm (một trong một vài biến tấu trên chủ đề về học thuyết liên minh tiền tệ). Ngay cả Chính phủ Đức vốn miễn cưỡng phải bỏ tiền ra để bảo trợ cho các nền kinh tế yếu kém hơn nền kinh tế nước này cũng cho rằng kiểu góp vốn nhất định có thể là cần thiết một khi những vấn đề nợ nần được giải quyết.

A fiscal union would not come anytime soon, and certainly not soon enough to solve the current crisis. It would require a new treaty, and that would require unanimous approval. It is difficult to imagine how such an agreement could be reached quickly given the fierce opposition from politicians and the public in the eurozone’s relatively healthy economies (led by Finland, Germany, and the Netherlands) to repeated bailouts of their weaker brethren (Greece, Ireland, Italy, Portugal, and Spain). Moreover, once the crisis is solved, the enthusiasm for a fiscal union may wane. Even if Germany is still prepared to pool some budgetary functions, it will insist on imposing strict discipline on what other countries can spend and borrow. The weaker countries, meanwhile, may not wish to submit to a Teutonic straitjacket once the immediate fear of going bust has passed.

Một liên minh tài chính sẽ không xuất hiện ngay vào bất kỳ lúc nào, và chắc chắn không đến nhanh đủ mức để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Liên minh này cần có một hiệp ước mới và điều đó đòi hỏi một sự nhất trí đồng thuận. Thật khó tưởng tượng làm thế nào để nhanh chóng đạt được một thỏa thuận kiểu như vậy do sự phản đối quyết liệt của các chính khách và công chúng ở các nền kinh tế tương đối lành mạnh thuộc khu vực sử dụng đồng euro (dẫn đầu là Phần Lan, Đức và Hà Lan) đối với việc tiếp tục cứu trợ tài chính những nước yếu kém hơn họ (như Hy Lạp, Alien, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Ngoài ra, một khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết, nhiệt tình dành cho việc thiết lập một liên minh tài chính có thể bị giảm sút. Ngay cho là Đức hiện vẫn chuẩn bị chia sẻ một số trách nhiệm về vấn đề ngân sách nước này sẽ yêu cầu áp đặt kỷ luật chặt chẽ về việc các nước khác có thể chi tiêu và vay mượn như thế nào. Trong khi đó, các nước yếu hơn có thể không muốn qui phục một sự trói tay trói chân của người Giécmanh. một khi nỗi lo ngại trước mắt về việc phá sản đã trôi qua.

But there are more than just two ways forward: fiscal union or a breakup of the euro. There is a third and preferable option: a kind of market discipline combined with tough love. Under this approach, individual states would take as much responsibility as possible for their own finances, but they would also embrace the free market more vigorously. Governments that borrowed too much money would have to be free to default. Limited bailouts for governments and banks in lesser trouble would also be required, albeit in return for economic reforms and belt-tightening. The result would be fitter economies and a Europe that has the strength to play a bigger role on the world stage.

Nhưng không chỉ có hai con đường ở phía trước: liên minh tiền tệ hoặc xóa bỏ đồng euro. Có một sự lựa chọn thứ ba thích hợp hơn: một kiểu ký luật thị trường kết hợp với nhiệt tình mạnh mẽ. Theo giải pháp này, cá nhân mỗi nước sẽ phải có trách nhiệm tối đa đối với nền tài chính của những nước đó nhưng họ cũng cần phải chấp nhận mạnh mẽ hơn thị trường tự do. Các chính phủ đã vay mượn quá nhiều tiền sẽ phải được tự do phá sản. Cũng cần có những sự cứu trợ tài chính hạn chế dành cho các chính phủ và ngân hàng ít gặp rắc rối hơn, mặc dù đổi lại phải tiến hành công cuộc cải cách kinh tế và việc thắt lưng buộc bụng. Kết quả dẫn đến sẽ là các nền kinh tế thích hợp hơn và một châu Âu có đủ sức mạnh để đóng một vai trò lớn hơn trên vũ đài thế giới.

As this article went to press, the eurozone crisis was in a particularly acute phase. Markets were in a high state of anxiety, Greece’s latest rescue package was in difficulty, and much of the region was teetering on the brink of recession. Spain was in the midst of a general election campaign, and Silvio Berlusconi’s government in Italy was losing authority. Nevertheless, amid the turmoil, there were signs that the eurozone might be clumsily muddling along toward something like the market-discipline-plus-tough-love option for dealing with the immediate crisis. It should also adopt it as a long-term model.

Khi bài báo này được đăng, cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng euro đã ở trong giai đoạn đặc biệt gay gắt. Các thị trường ở trong tình trạng rất lo ngại, việc cứu trợ cả gói mới đây nhất cho Hy Lạp cũng vấp phải khó khăn, và hầu hết khu vực này đã mấp mé ở bên bờ vực của suy thoái. Tây Ban Nha đang ở giữa chiến dịch tổng tuyển cử, và Chính phủ của Silvio Berlusconi ở Italia đã để mất chính quyền. Tuy nhiên, giữa sự hỗn độn, đã có những dấu hiệu cho thấy khu vực sử dụng đồng euro có thể luẩn quấn vụng về tiến tới một cái gì đó giống như sự lựa chọn quy tắc thị trường cộng thêm nhiệt tình mạnh mẽ để giải quyết những cuộc khủng hoảng trước mắt. Khu vực này cũng cần phải chấp nhận nó như một mô hình dài hạn.

DISUNION

In theory, a common currency has many advantages for the European Union’s single market, which also includes countries, such as the United Kingdom, that decided to stay out of the eurozone. When people do not have to worry about fluctuating currencies, they can more easily do business across borders, make

long-term investments anywhere in the market, and build transnational enterprises. The ability to harness economies of scale and the opportunity to compete across an entire continent are worthwhile prizes.

Sự chia rẽ

về lý thuyết, một đồng tiền chung có nhiều lợi thế đối với thị trường chung duy nhất của Liên minh châu Âu, trong đó cũng bao gồm các nước, chẳng hạn như Liên hiệp Vương quốc Anh, đã quyết định đứng ngoài khu vực sử dụng đồng euro. Khi người dân không lo ngại về những đồng tiền bị thay đổi thất thường, họ có thể làm ăn kinh doanh xuyên biên giới dễ dàng hơn, tham gia đầu tư dài hạn ở bất kỳ đâu trên thị trường này đồng thời xây dựng các hãng kinh doanh xuyên quốc gia. Khả năng khai thác các nền kinh tể có quy mô và cơ hội để cạnh tranh trên khắp lục địa là những phần thưởng đáng giá.

But there is also a big disadvantage: individual countries lose the ability to tailor their monetary policies to their particular needs by setting their own interest rates. Instead, interest rates are set by the European Central Bank, which is a problem because different economies move at different speeds. For example, low rates throughout the whole eurozone in the years running up to 2007 amplified Spain’s subsequent housing bubble.

Nhưng cũng có một bất lợi lớn: các nước riêng biệt đã để tuột mất khả năng làm cho các chính sách tiền tệ của họ thích ứng với những nhu câu đặc biệt của họ bằng việc định ra các tỉ lệ lãi suất riêng của họ. Thay cho việc này, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã định ra các lãi suất, và đây là cả một vấn đề vì các nền kinh tế khác nhau đang chuyển động với những tốc độ khác nhau. Ví dụ như các lãi suất thấp trên khắp khu vực sử dụng đồng euro trong những năm sát năm 2007 đã thổi phồng bong bóng nhà ở xảy ra sau đó ở Tây Ban Nha.

Whether the benefits of having a common currency outweigh the costs depends largely on three factors: the similarity among the economies covered by the single monetary policy, their flexibility, and the existence of a large central budget that can be used to transfer money from flourishing regions to struggling ones. Economies with similar structures and cycles find it easier to live with a one-size-fits-all monetary policy. Even economies that are different can cope with a single currency so long as they are adaptable -- in particular, so long as their businesses can easily hire and fire employees and people are willing to cross borders in search of work.

Liệu những lợi ích của việc có một đồng tiền chung duy nhất có lớn hơn những chi phí để có được đồng tiền này hay không phụ thuộc chủ yếu vào ba nhân tố: nét tương tự giữa các nền kinh tế được bảo vệ bởi chính sách tiền tệ chung duy nhất, sự linh hoạt của chúng và việc duy trì một ngân sách trung ương lớn có thể được sử dụng để chuyển tiền từ những khu vực phát đạt sang những khu vực đang phải vật lộn để phát triển. Các nền kinh tế với những cơ cấu và chu kỳ tương tự cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chung sống với một chính sách tiền tệ một cỡ vừa cho tất cả . Thậm chí các nền kinh tế khác hiệt có thể đối phó với một đồng tiền chung duy nhất chừng nào mà họ vẫn có khả năng thích ứng – cụ thể là chừng nào mà các doanh nghiệp của họ có thể đễ dàng thuê và sa thải nhân viên và người dân sẵn sàng vượt biên giới để tìm kiếm việc làm.

The eurozone does not come out well by any of these measures, especially in comparison with the United States. Europe’s economies are diverse, its labor markets are hemmed in by elaborate restrictions, and it has only a small central budget with which to help troubled regions. This is why Euro-enthusiasts and Euroskeptics alike -- from Jacques Delors, a former president of the European Commission and one of the principal architects of the single currency, to Boris Johnson, the mayor of London -- argue that a fiscal union is needed to oil the wheels of monetary union.

Khu vực sử dụng đồng euro không thể nổi lên một cách tốt đẹp bằng bất kỳ giải pháp nào trong số những giải pháp này, đặc biệt khi so sánh với Mỹ. Các nền kinh tế châu Âu hiện đa dạng, các thị trường lao động của khu vực này bị bao vây bởi những hạn chế phức tạp, và châu Âu chỉ có một ngân sách trung ương nhỏ mà nhờ đó có thể giúp các khu vực đang vấp phải khó khăn. Đây là lý do vì sao những người nhiệt tình ủng hộ đồng euro cũng như những người còn hoài nghi về đồng tiền này – từ Jacques Delors, cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu và là một trong những kiến trúc sư chủ đạo của việc dưa ra đồng tiền chung duy nhất, cho tới Boris Johnson, thị trưởng Luân Đôn lập luận rằng một liên minh tài chính là cần thiết để bôi trơn những bánh xe của liên minh tiền tệ.

RACKING UP DEBT

But there is another way of living within the constraints of a one-size-fits-all monetary policy: strengthen Europe’s weaker members, particularly by making their economies more flexible. Before the single currency was launched in 1999, governments did not have an incentive to undertake the hard reforms needed to make that happen. Whenever the likes of Greece or Italy found themselves becoming uncompetitive, their governments devalued their currencies. After the monetary union came about, the eurozone’s unfit economies found another escape route: they borrowed money. This allowed those governments to finance high expenditures without raising taxes. But as these economies became weaker, their competitiveness suffered.

Tăng thêm nợ nần

Nhưng có một cách sống khác trong những sự kiềm chế của một chinh sách tiền tệ một cỡ vừa cho tất cả : củng cố các nước thành viên yếu kém hơn của châu Âu, đặc biệt bằng việc làm cho các nền kinh tế của họ trở nên linh hoạt hơn. Trước khi đồng tiền chung duy nhất được đưa ra vào năm 1999, các chính phủ không có động cơ thực thi những cải cách cứng rắn cần thiết để làm cho điều đó xảy ra. Bất kỳ khi nào các nước như Hy Lạp hoặc Italia thấy họ trở nên không có khả năng cạnh tranh, các chính phủ của họ lại phá phá các đồng tiền của nước họ. Sau khi liên minh tiền tệ được thiết lập, các nền kinh tế không đạt tiêu chuẩn cần thiết của khu vực sử dụng đồng euro đã tìm thấy một lối thoát khác: họ đã đi vay mượn tiền. Việc này cho phép các chính phủ đó tài trợ những mức chi phí cao mà không cần tăng thuế. Nhưng khi các nền kinh tế này trở nên yếu kém hơn, sự cạnh tranh của họ đã bị giảm sút.

Many states also accumulated mountains of debt, sowing the seeds of the current crisis. Under the Maastricht Treaty, which began the process of forming the monetary union, governments are not supposed to run up debts that equal more than 60 percent of GDP, but every major economy of the eurozone exceeded that level significantly. After the world economy slowed down early in the century, supposedly virtuous states, such as France and Germany, started flouting rules meant to limit budget deficits. There was then no chance of disciplining the others. Last year, the debt-to-GDP ratios of France and Germany exceeded 80 percent; Italy’s hit 119 percent, and Greece’s 143 percent.

Nhiều nước cũng đã bị chồng chất nợ nần, gieo hạt cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Theo Hiệp ước Maastricht, hiệp ước đã mở ra tiến trình thiết lập liên minh tiền tệ, các chính phủ được cho là không vấp phải nợ nần tương đương trên 60% của GDP, nhưng tất cả các nền kinh tế chủ yếu của khu vực sử dụng đồng euro đã vượt đáng kể mức đó. Sau khi nền kinh tế thể giới trở nên trì trệ vào đầu thế kỷ này, các nước được coi là có đạo đức, chẳng hạn như Pháp và Đức, đã bắt đầu các nguyên tắc coi thường nhằm hạn chế mức thâm hụt ngân sách. Rồi sau đó không có cơ hội để làm cho những nước khác tuân theo kỷ luật. Năm ngoái, các tỉ lệ nợ so với GDP của Pháp và Đức đã vượt quá 80%; tỉ lệ trên của Italia lên tới 119% và của Hy Lạp là 143%.

Debt grew not only because governments were breaking the rules; it also grew because governments managed to persuade investors, in particular banks and insurance companies, to lend them money. Beginning in early 2010, investors finally stopped funding Greece; then they stopped funding Ireland and Portugal. But this bond strike took an awfully long time to emerge. The market’s failure to discipline governments any sooner was largely the result of the governments themselves. They took advantage of the widespread view that European nations could not default. This was reinforced by the way that banks were (and still are) regulated. The so-called Basel rules, recommendations on banking regulations devised by central bankers of the G-2o countries and others, say that government bonds are risk-free assets and so banks do not have to hold any capital when they invest in them. Not surprisingly, banks piled in, with the consequence that sovereign debt problems infected them, too. Both before and after Lehman Brothers went bust in September 2008, moreover, central banks on both sides of the Atlantic flooded the world with cheap money, distorting money markets and making it easy for governments to rack up debt. It was deliberate rule breaking by governments and their rigging of the market in favor of government bonds, not the lack of a fiscal union, that led to the current crisis.

Nợ nần tăng không chỉ vì các chính phủ đã phá vỡ luật lệ; Nợ nần tăng do các chính phũ đã tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, cho họ vay tiền. Bắt đầu từ đầu năm 2010, các nhà dầu tư cuối cùng đã ngừng tài trợ cho Hy Lạp; sau đó, họ đã ngừng tài trợ cho Ailen và Bồ Đào Nha. Nhưng tác động của trái phiếu này đã phải mất một thời gian dài đáng sợ mới xuất hiện. Thất bại của thị trường trong việc đưa các chính phủ di vào kỷ luật sớm hơn chủ yếu là do hậu quả của chính bản thân của các chính phủ đó. Họ đã lợi dụng quan điểm rộng rãi cho rằng các nước châu Âu không thể bị vỡ nợ. Việc này đã được củng cố theo cách các ngân hàng đã và vẫn đang được chấn chỉnh. Cái gọi là những luật lệ Basel, những khuyến nghị về các quy định của ngân hàng do các giám đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thuộc nhóm G-20 và những nước khác đưa ra, cho rằng các trái phiếu của chính phủ là những tài sản không chịu rủi ro và vì vậy các ngân hàng không phải giữ bất kỳ nguồn vốn nào khi họ đầu tư vào chúng. Chẳng có gì ngạc nhiên, các ngân hàng đã đầu tư vào trái phiếu, với hậu quả dẫn đến là các vấn đề nợ chính phủ cũng đã ảnh hưởng đến các ngân hàng đó. Ngoài ra, cả trước và sau khi hàng Lehman Brothers bị phá sản hồi tháng 9/2008, các Ngân hàng Trung ương ở cả hai hên bờ Đại Tây Dương đã làm tràn ngập thế giới bằng loại tiền được đem bán với giá rẻ, bóp méo các thị trường tiền tệ và tạo điều kiện dễ dàng cho các chính phủ mắc thêm nợ nần, Chính là sự phá vỡ luật lệ có chủ tâm của các chính phủ cũng như sự lũng đoạn thị trường của họ nhằm ủng hộ các trái phiếu của chính phủ, chứ không phải việc thiếu một liên minh tài chính, đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng hiện nay.

EURO BONDAGE

This, however, has not stopped Europe’s weak economies from calling for a fiscal union. Quite the opposite: they are looking for yet another way to continue living beyond their means. George Papandreou, the Greek prime minister, and Giulio Tremonti, the Italian finance minister, want their countries to be able to issue euro bonds. One can see the appeal: euro bonds would insulate weak states from the discipline of the market by signaling to investors that Germany and other fit countries would ultimately pay the bill if Greece or Italy defaulted. But from the strong countries’ perspective, allowing the issuance of euro bonds would give weak economies the license to be profligate, unless it was done in an extremely controlled manner. Moreover, the need to carry the entire eurozone’s debt could ultimately break the strong countries’ backs, too.

Sự lệ thuộc đồng euro

Tuy nhiên, việc này không ngăn cản các nền kinh tế yếu kém của châu Âu kêu gọi việc thiết lập một liên minh tài chính. Hoàn toàn ngược lại: họ đang tìm kiếm một cách khác để tiếp tục sống theo kiểu vung tay quá trán. George Papandreou, Thủ tướng Hy Lạp, và Giulio Tremonti, Bộ trưởng Tài chính Italia, muốn các nước của họ có khả năng phát hành các trái phiếu euro bonds. Người ta có thể thấy sự hấp dẫn: các trái phiếu trên sẽ bảo vệ những nước yếu kém tránh khỏi kỷ luật của thị trường bằng việc báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng Đức và những nước thích hợp khác cuối cùng sẽ thanh toán hóa đơn nếu Hy Lạp và Italia bị vỡ nợ. Nhưng theo quan điểm của các nước mạnh, việc cho phép phát hành các trái phiếu bonds euro sẽ cấp giấy phép cho các nền kinh tế yếu kém chi tiêu hoang phí, trừ phi nó được thực thi theo cách được kiểm soát rất chặt chẽ. Ngoài ra, sự cần thiết phải gánh nợ cho toàn thể các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro cuối cùng có thể cũng làm kiệt sức các nước có nền kinh tế mạnh.

Some supposedly more palatable versions of this idea have been proposed. A paper published last year by Bruegel, a Brussels-based think tank, suggests limiting euro bonds to 60 percent of each nation’s GDP. The snag is that the troubled countries already carry debt well above that level, which raises the question of how they would fund themselves. This is the reason that George Soros and other market gurus have argued for a much higher figure.

Một vài cách diễn giải ý tưởng này được cho là dễ chấp nhận hơn đã được đưa ra. Một báo cáo do tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brúcxen công bố đề nghị giới hạn các trái phiếu bonds euro ở mức 60% GDP của mỗi nước. Trở ngại bất ngờ là các nước gặp khó khăn hiện có khoản nợ trên mức đó, điều đặt ra câu hỏi họ sẽ phải tự tài trợ như thế nào. Đây là lý do mà George Soros và các chuyên gia giỏi khác về thị trường đã biện luận ủng hộ một con số cao hơn nhiều.

Germany, the eurozone’s main paymaster, has been willing to countenance the idea of a fiscal union, but only after a long process of integration once the crisis has been resolved. It is also insisting on strong new rules limiting the amount of money that individual countries can borrow and inflicting penalties on those that break those rules. Meanwhile, Mark Rutte, the Dutch prime minister, has suggested creating the position of European Commission budget czar to police the rules. If countries continued to flout the rules, the czar would have the right to tell them how to run their economies, for example, by telling them to raise taxes. If they did not do what they were told, they would have to quit the single currency.

Đức, nước trang trải chủ yếu của khu vực sử dụng đồng euro, sẵn sàng ủng hộ ý tưởng thiết lập một liên minh tài chính, nhưng chỉ sau một tiến trình hợp nhất lâu dài một khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết. Nước này cũng đòi đưa ra những luật lệ mới rõ ràng hạn chế khoản tiền mà cá nhân các nước có thể vay mượn đồng thời bắt các nưóc vi phạm những luật lệ trên phải chịu phạt. Trong khi đó, Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan, đã đề nghị thiết lập chức người phụ trách ngân sách Ủy ban châu Âu để kiểm soát các luật này. Nếu các nước tiếp tục coi thường những luật lệ trên, người phụ trách này sẽ có quyền nói cho họ cách điều hành các nền kinh tế của họ, chẳng hạn như bảo họ tăng thuế. Nếu họ không làm theo những gì mà họ đã được chỉ dẫn, họ sẽ phải từ bỏ đồng tiền chung duy nhất.

But all of this lies far in the future -- if at all. So far, managing the current crisis has consisted of case-by-case bailouts. In return for low-interest loans from various different European war chests and the International Monetary Fund, troubled countries have had to reform their economies and cut back on their borrowing. These bailouts do involve aid from fiscally strong countries to weaker ones, but not as much as would occur in a full fiscal union.

Nhưng tất cả điều này – nếu có – vẫn còn là xa vời trong tương lai. Cho đến nay, việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện tại bao gồm các khoản cứu trợ kinh tế đối với từng trường hợp một. Để đổi lại việc được vay tiền với lãi suất thấp từ các quĩ chiến tranh châu Âu khác nhau cũng như từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các nước gặp khó khăn đã phải cải cách các nền kinh tế cũng như giảm bớt việc vay mượn của họ. Những khoản cứu trợ này bao gồm số tiền viện trợ từ các nước mạnh về mặt tài chính chuyển cho các nước yếu kém hơn, nhưng không nhiều như nó vẫn thường diễn ra trong một liên minh tài chính chính thức.

As market conditions have deteriorated and more countries have been sucked into the vortex of economic collapse, there have been several different versions of these bailouts. The 17 eurozone countries have found it hard to agree on what to do, leading to zigzagging policymaking, which has undermined investor confidence and created unnecessary economic hardship.

Do các điều kiện thị trường xấu đi và có thêm nhiều nước bị cuốn vào cơn lốc sụp đổ kinh tế, việc cứu trợ tài chính này đã diễn ra theo một vài phương thức khác nhau. 17 nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro vấp phải khó khăn trong việc nhất trí sẽ phải làm những gì, dẫn đến những rác rối trong việc đưa ra chính sách, điều làm suy yếu dần niềm tin của nhà đầu tư và gây ra những khó khăn kinh tế không cần thiết.

For all its warts, however, the policy has had some successes. The weaker European governments have been forced to embrace reforms that they had shirked for decades. They are liberalizing their labor markets, rooting out tax evasion, pushing up excessively low retirement ages, slashing bureaucracies, privatizing industries, and opening up cartel-like industries, such as pharmacies and taxi services. This is happening not only in Greece, Ireland, and Portugal, the three countries that have taken bailouts. Italy and Spain have also adopted their own fitness regimes, albeit falteringly. Had these states just been able to issue euro bonds, they would not have had the incentive to shape up.

Tuy nhiên, mặc dù có những khiếm khuyết của nó, chính sách trên đã có một vài thành công. Các chính phủ châu Âu yếu hơn đã buộc phải tiến hành công cuộc cải cách mà họ đă né tránh trong hàng thập kỷ. Họ đang mở rộng tự do các thị trường lao động của họ, trừ tận gốc việc trốn thuế, tăng độ tuổi về hưu còn quá thấp, giảm bớt tệ quan liêu, tư nhân hóa các ngành công ngbiệp và mở ra các ngành công nghiệp cần có sự phối hợp giữa các bên, chẳng hạn như trong lĩnh vực dược và các dịch vụ tắcxi. Điều này đang diễn ra không chỉ ở Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha, ba nước đã được nhận các khoản cứu trợ tài chính. Italia và Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận các chế độ thích hợp riêng của họ, mặc dù vẫn còn do dự. Nếu các nước này có đủ khả năng phát hành trái phiếu euro bonds, họ sẽ không có động cơ để phát triển.

THE FREEDOM TO FAIL

Still, the current crisis management has been deficient in one important respect. At least by the time this article went to press, no insolvent country had been allowed to go bust. Greece’s debts were spiraling out of control at the time, but the bailout plan that was devised for the country at a European summit in July encouraged banks that had lent it money to roll over their debts or extend their repayment terms. That is a long way from a proper debt restructuring, which would leave Athens with a lower level of debt, one it could realistically support.

Quyền tự do phá sản

Mặc dù vậy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn là phiến điện xét theo một mặt quan trọng. ít nhất, vào lúc bài báo này được đăng trên báo chí, không một nước vỡ nợ nào được phép công bố phá sản. Các khoản nợ của Hy Lạp đã tăng liên tục và thoát khỏi tầm kiểm soát vào thời diểm đó, nhưng kế hoạch cứu trợ tài chính được đặt ra cho nước này tại hội nghị cấp cao các nước châu Âu diễn ra hồi tháng 7/2011 đã khuyến khích các ngân hàng cho nước này vay tiền để thoát khỏi nợ nần hoặc gia hạn thời hạn thanh toán nợ của họ. Đó là cả một chặng đường dài kể từ khi cải cách cơ cấu nợ nần theo đúng cách, việc sẽ làm cho Aten có mức nợ thấp hơn, mức mà người ta có thể hỗ trợ nó một cách thực tế.

Companies and individuals all around the world restructure their debts. Governments outside Europe default. Why should the eurozone countries be exempt from bankruptcy? Defaulting is not nice, of course.

Các công ty và cá nhân trên khắp thế giới cơ cấu lại các khoản nợ của họ. Các chính phủ ngoài châu Âu bị vỡ nợ. Tại sao các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro lại cần phải được miễn khỏi phá sản? Dĩ nhiên phá sản cũng chẳng tốt đẹp gì.

Lenders lose money; borrowers can be boycotted for years or have to pay higher interest rates. But this is how things ought to be. Like investors who make unwise loans, governments that borrow too much should not get off scot-free. If they do not feel any pain, they will repeat the same mistakes. Indeed, the fear of being forced into bankruptcy might prevent governments from running up excess debts in the first place. The option of defaulting in a controlled manner ought to be part of the current crisis-management approach for those governments that really cannot support their debts: certainly Greece and possibly Ireland and Portugal, too.

Những người cho vay bị mất tiền; những người đi vay có thể bị tẩy chay trong nhiều năm hoặc phải trang trải nợ nần với lãi suất cao hơn. Nhưng đây là những gì cần phải như vậy. Giống như các nhà đầu tư cho vay một cách không khôn ngoan, các chính phủ vay mượn quá nhiều sẽ không thể rũ nợ mà không bị trừng phạt. Nếu họ không cảm nhận bất kỳ một sự nhức nhối nào, họ sẽ mắc lại chính những sai lầm đó. Quả thực, nỗi lo bị đẩy vào tình trạng phá sản có thể ngăn các chính phủ trước tiên không được vay mượn quá mức. Giải pháp vỡ nợ tài chính theo cách có thể kiểm soát được phải là một phần của đường hướng xử lý khủng hoảng hiện nay đối với các chính phủ thực sự không trang trải được các khoản nợ của họ: chắc chắn đó là Hy Lạp và cũng có thể là Ailen và Bồ Đào Nha.

Yet most European policymakers have so far viewed default as anathema because they have been scared of contagion. If Greece defaulted, the banks that lent it money might also go bust. The market might conclude that other weak governments will default, too, making it hard for them to raise money. Some policymakers are frightened that the mayhem unleashed would be like, or even worse than, the chaos that followed Lehman Brothers’ bankruptcy. As this article went to press, there were indeed signs that the crisis was spreading to Italy: its government was finding it increasingly expensive to borrow money on the

bond market.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách châu Âu cho đến nay coi vỡ nợ như một việc đáng nguyền rủa vì họ lo ngại đến ảnh hưởng xấu của nó. Nếu Hy Lạp bị vỡ nợ, các ngân hàng cho nước này vay tiền có thể cũng bị phá sản. Thị trường có thể đi đến kết luận rằng các chính phủ yếu kém khác cũng sẽ vỡ nợ, gây khó khăn cho họ trong việc vay tiền. Một vài nhà hoạch định chính sách hiện lo ngại rằng tình trạng hỗn loạn bị thả lỏng sẽ giống như, hoặc thậm chí tồi tệ hơn, tình trạng hỗn loạn đã diễn ra sau vụ phá sản của hãng Lehman Brothers. Vào thời điểm bài báo này được đăng, quả thực đã có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng này đang lan sang Italia: chính phủ nước này đang cảm thấy ngày càng tốn kém khi phải vay tiền trên thị trường trái phiếu.

But the lesson of Lehman’s collapse is not that banks or governments should never be allowed to go bust. It is that defaults should be controlled and that those that are exposed to possible contamination should prepare for it. But the eurozone seems not to have learned this yet. Banks stuffed with government bonds have merely been nudged to shore up their balance sheets. Whereas the United States and the United Kingdom conducted rigorous stress tests on their banks in early 2009, Europe has done three fairly limp reviews in the past two years. Even the most recent one, in July, failed to model for a possible Greek default. Meanwhile, governments that are exposed to contagion have been slow to reduce their budget debts and liberalize their economies. Berlusconi, for example, has acted like a latter-day Nero, fiddling while Rome burns. Even French President Nicolas Sarkozy behaved until recently as if France lived in a charmed world where borrowing was its privilege.

không có nghĩa là các ngân hàng hoặc các chính phủ sẽ không bao giờ được phép phá sản. Bài học là vỡ nợ cần được kiểm soát và những ai bị đặt vào tình thế có thể bị lây nhiễm cần phải chuẩn bị cho điều đó. Tuy nhiên, khu vực sử dụng đồng euro dường như vẫn chưa rút ra được bài học từ vụ việc này. Các ngân hàng có nhiều trái phiếu chính phủ mới chỉ bị thúc đẩy trong việc cân đối các bản quyết toán của họ. Trong khi Mỹ và Anh đã chỉ đạo các cuộc thử nghiệm căng thẳng khắt khe đối với các ngân hàng của họ từ đầu năm 2009, châu Âu mới chỉ thực hiện được 3 vụ xem xét lại khá chậm chạp trong hai năm qua. Ngay cả việc xem xét lại gần đây nhất diễn ra vào tháng 7/2011 cũng không đưa ra được mô hình cho việc vỡ nợ có thể xay ra ở Hy Lạp. Trong khi đó, các chính phủ dễ bị lây nhiễm tỏ ra chậm chạp trong việc giảm các khoản nợ ngân sách và lự do hóa các nền kinh tế của họ. Ví dụ như Berlusconi, đã hành động giống như một Nero ngày nay, rong chơi nhàn rỗi trong khi thành La Mã bốc cháy. Ngay cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho đến gần đây đã xử sự như thể Pháp đã sống trong một thế giới đầy quyến rũ nơi mà việc vay mượn là đặc ân của nước này.

But it is not too late to put the controlled-default option back on the table. Given the policy errors for which France and Germany are responsible -- from flouting the original deficit rules to standing in the way of a sensible restructuring of Greece’s debt -- they should pay some penance. And they will, in the form of

low interest rates on the money they have already lent struggling economies and in the form of the extra capital they may need to pump into their own banks to cover the cost of their bad loans to Greece and possibly others. This will cost a lot, but less than throwing more good money after bad to avoid defaults.

And it will certainly be cheaper than a full-fledged fiscal union.

Nhưng bài học về sự sụp đổ của hãng Lehman

Nhưng vẫn còn chưa quá muộn để đặt trở lại giải pháp vỡ nợ có kiểm soát lên bàn. Do những sai lầm chính sách mà Pháp và Đức hiện chịu trách nhiệm – từ việc coi thường những luật lệ về mức thâm hụt đầu tiên cho dến việc cản đường quá trình tái cơ cấu đầy nhạy cảm về khoản nợ của Hy Lạp – họ cần ít nhiều gánh chịu hậu quả. Và họ sẽ như vậy, dưới hình thức chỉ thu lãi suất thấp đối với khoản tiền mà họ đã cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn vay và dưới hình thức huy động thêm vốn mà họ có thể cần phải đổ vào các ngân hàng của chính họ để trang trải cho chi phí của những khoản cho vay khó đòi mà nước này đã dành cho Hy Lạp và có thể cho cả các nước khác. Việc này sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn, nhưng còn ít hơn việc đổ thêm những khoản tiền có thể đòi được sau những khoản tiền khó đòi để tránh vỡ nợ. Và việc này chắc chắn sẽ ít tốn kém hơn việc thiết lập một liên minh tài chính chính thức.

LENDERS OF LAST RESORT

Part of the art of managing a financial crisis is distinguishing insolvent institutions from merely illiquid ones. The debts of insolvent institutions should be restructured, whereas illiquid institutions should get funding. Like a country with its own currency, the eurozone needs a lender of last resort. The key, however, will be to ensure that it does not become a lender of first resort, as that would remove the incentive for states and banks to manage their own affairs responsibly.

Thể chế cho vay cuối cùng

Một phần của nghệ thuật xử lý một cuộc khủng hoảng tài chính là phân biệt các thể chế không có khả năng trả được nợ với các thể chế đơn thuần không dễ dàng trả được nợ. Các khoản nợ của các thể chế vỡ nợ cần được cơ cấu lại, trong khi các thể chế khó trả được nợ cần được nhận tài trợ. Giống như một nước với đồng tiền riêng của mình, khu vực sử dụng đồng euro cần có một thể chế cho vay cuối cùng. Tuy nhiên, điều then chốt sẽ là phái bảo đảm rằng nó không trở thành thể chế cho vay đầu tiên, vì điều đó sẽ xóa bỏ sự khích lệ các nhà nước và các ngân hàng trong việc giải quyết có trách nhiệm các công việc của chính họ.

Having entered the 2007 credit crunch without a properly thought-out plan for how a lender of last resort would operate, the eurozone has had to make up policy on the fly. The European Central Bank has been showering banks with liquidity since the crisis hit, but this really should have been done hand in glove with integrated banking supervision across the eurozone. Instead, regulation was fragmented and, to some extent, continues to be. The European Central Bank has also helped fund troubled governments -- first, Greece, Ireland, and Portugal; then, Italy and Spain -- by buying their bonds. It hoped that this would push up the value of the bonds and make it easier for the governments to issue new ones. (As bonds are bought on the market, this is not quite the same as giving the governments cash.)

Sau khi bước vào kiểm soát tín dụng năm 2007 mà không có một kế hoạch được suy tính kỹ một cách thích đáng về việc một thể chế cho vay cuối cùng sẽ hoạt động ra sao, khu vực sử dụng đồng euro đã đưa ra một chính sách không thực tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đổ tiền mặt cho các ngân hàng kể từ khi phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng việc này thực sự cần được thực thi kết hợp với việc giám sát hợp nhất ngân hàng trên khắp khu vực sử dụng đồng euro. Thay vào đó, quy định là vụn vặn và trong một chừng mực nhất định đang tiếp tục như vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã giúp tài trợ các chính phủ gặp khó khăn – trước tiên là Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha; sau đó là Italia và Tây Ban Nha – bằng việc mua các ngân phiếu của họ. Ngân hàng trên hy vọng rằng việc này sẽ làm tăng giá trị các trái phiếu và tạo điều kiện dễ dàng hơn để các chính phủ phát hành các trái phiếu mới. (Do các trái phiếu được mua trên thị trường, việc này không hoàn toàn giống như việc chuyển cho các chính phủ tiền mặt.)

The European Central Bank was uncomfortable with this role, however, because it does not believe that governments should print money to reduce their deficits. So the eurozone countries decided at a summit in July that this task should be transferred to the European Financial Stability Facility (EFSF), a new slush fund set up to help manage the crisis. At the same time, they agreed to expand the size of the facility, give it the authority to provide money to cash-strapped banks, and grant it the power to provide emergency credit lines to governments that are not in full bailout programs.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tỏ ra khó chịu với vai trò này, vì ngân hàng không tin rằng các chính phủ cần in tiền để giảm bớt những khoản thâm hụt của họ. Vì vậy, các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro đã đi đến quyết định tại hội nghị cấp cao diễn ra trong tháng 7/2011 rằng nhiệm vụ này cần phải chuyển cho quỹ Tạo điều kiện ổn định về tài chính (EFSF) một quỹ đen mới được thành lập để giúp xử lý khủng hoảng. Đồng thời, họ đã nhất trí mở rộng khuôn khổ của tố chức này, trao quyền cho tổ chức đó cấp tiền cho các ngân hàng không có đủ tiền mặt cũng như mở các đường dây tín dụng khẩn cấp cho các chính phủ hiện không nằm trong các chương trình cứu trợ tài chính chính thức.

But this has not ended the debate over which policy is best. Willem Buiter, Citigroup’s chief economist, among others, has argued that despite its expanded 440 billion euros, the EFSF is still too small to handle full bailouts of Italy and Spain. Although this is true, a lender of last resort should not be used as a permanent prop anyway. Italy and Spain could solve their own problems if they had the political will to tighten their belts. Full bailouts will become necessary only if they shirk that responsibility.

Nhưng việc này không kết thúc cuộc tranh luận về chính sách nào là tốt nhất. Willem Buiter, nhà kinh tế trưởng của tổ chức Citigroup, trong số những nhân vật khác, đã lập luận rằng bất chấp khoản tiền mở rộng lên tới 440 tỉ euro, EFSF hiện vẫn còn quá nhỏ để giải quyết các trường hợp cứu trợ tài chính đầy đủ cho của Italia và Tây Ban Nha. Mặc dù việc này là sự thực, thể chế cho vay cuối cùng dẫu sao không nên được sử dụng như một chỗ dựa lâu đài. Italia và Tây Ban Nha có thể giải quyết các vấn đề của chính họ nếu họ có ý chí chính trị để thắt lưng buộc bụng. Việc cứu trợ đầy đủ sẽ trở nên cần thiết chỉ nếu như họ lẩn tránh trách nhiệm đó.

The EFSF will be replaced in mid-2013 by a new bailout fund called the European Stability Mechanism, a permanent facility. In one important respect, the ESM will be better than the EFSF: it will be required to distinguish insolvent from illiquid governments when it makes loans. In the case of insolvent governments, the debt held by private-sector creditors will have to be restructured so as to make the governments’ debts sustainable. Too bad this mechanism will not kick in for almost two more years.

EFSF sẽ được thay thế vào giữa năm 2013 bởi một quỹ cứu trợ tài chính mới được gọi là Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), một phương tiện lâu dài. Ở một khía cạnh quan trọng, ESM sẽ tốt hơn EFSF; nó sẽ được yêu cầu phân biệt các chính phủ không có khả năng trả nợ với các chính phủ không dễ dàng trả được nợ khi quyết định cho vay mượn. Trong trường hợp các chính phủ không có khả năng trả nợ, khoản nợ đó ,các chủ nợ thuộc khu vực tư nhân nắm giữ sẽ phải được cơ cấu lại để có thể kéo dài các khoản nợ của chính phủ. Điều tồi tệ là cơ chế này sẽ không có hiệu lực gần hai năm nữa.

THE THIRD WAY

Given these complexities, many Euroskeptics think it would be better to abandon the euro project altogether. But this is a bad idea. The monetary union may have developed prematurely, but nobody has come up with a way of putting the toothpaste back in the tube. If Athens ever decided to reintroduce the drachma, for example, people would promptly pull their euros out of Greek banks, causing the country’s financial system to collapse even before the new currency was minted. Depositors in other weak countries would then pull their money from those countries’ banks, triggering a chain of collapses and a deep depression. There is another option: market discipline plus tough love. This medicine will be difficult to swallow, but in the end, it will lead to a healthier Europe.

Cách thứ ba

Do những phức tạp này, nhiều người hoài nghi đồng euro cho rằng sẽ là điều tốt hơn để từ bò hoàn toàn dự án đồng euro. Nhưng đây là một ỷ tưởng tồi tệ. Liên minh tiền tệ có thể đã phát triển quá sớm, nhưng không ai làm theo cách cho thuốc đánh răng trở lại tuýp thuốc đánh răng. Ví dụ như nếu Atens một lúc nào đó quyết định lại đưa đồng đrácma trở lại sử dụng, người dân sẽ nhanh chóng rút đồng euro của họ ra khỏi các ngân hàng Hy Lạp, làm cho hệ thống tài chính của nước này sụp đổ thậm chí ngay cả trước khi đồng tiền mới được tạo ra. Những người gửi tiền ở các nước yếu kém khác sau đó sẽ rút tiền của họ ra khỏi các ngân hàng của những nước đó, gây ra một chuỗi sụp đổ và một sự suy thoái sâu sắc. Còn có một giải pháp khác: kỷ luật thị trường cộng thêm nhiệt tình mạnh mẽ. Viên thuốc này sẽ khó nuốt, nhưng cuối cùng nó sẽ dẫn đến một châu Âu lành mạnh hơn.

HUGO DIXON is Founder and Editor of Reuters Breakingviews.

HUGO Dixon là người sáng lập và biên tập viên của Reuters Breakingviews.

http://www.foreignaffairs.com/articles/136505/hugo-dixon/can-europes-

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn