MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 3, 2012

Remembering Deng in our era of crony compitalism Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng bản thân hữu


Remembering Deng in our era of crony compitalism

Nhớ Đặng Tiểu Bình trong kỷ nguyên Chủ nghĩa Cộng bản thân hữu

Minxin Pei

23-01-2012

In most societies, dating the start of reform is easy, but pinning down its demise is not. Such appears to be the case with post-Mao China. Few would dispute that reform began in 1978 when Deng Xiaoping returned to power. Fewer still would disagree that reform was re-energised 20 years ago when Deng, alarmed by the prospect of economic stagnation and regime collapse, made his historic tour of southern China and forced the Chinese Communist party to liberalise the economy and embrace capitalism unabashedly.

Trong hầu hết các xã hội, xác định thời điểm khởi động tiến trình cải cách thì dễ, nhưng làm rõ sự kết thúc của nó thì không. Hiện tượng này có thể thấy trong trường hợp Trung Quốc – thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Một số người vẫn khẳng định cuộc cải cách này bắt đầu từ năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền. Một số ít hơn không đồng tình, cho rằng công cuộc cải cách được tái khởi động cách đây 20 năm, khi Đặng, nhận thức được tình hình cấp bách trước viễn cảnh kinh tế đình đốn và sự tồn vong của chế độ, đã thực hiện chuyến đi lịch sử xuống miền Nam Trung Quốc và thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giải phóng nền kinh tế, háo hức đón nhận, học hỏi chủ nghĩa tư bản không chút ngần ngại.

As China marks the 20th anniversary of Deng’s history-changing tour, the most ironic fact – and perhaps China’s worst-kept secret – is that pro-market economic reform in China has been dead for some time.

Khi Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyến đi làm thay đổi lịch sử của Đặng Tiểu Bình, điều mỉa mai nhất – và có lẽ là điều bí mật tồi tệ nhất của Trung Quốc – cải cách theo hướng cổ vũ kinh tế thị trường tại Trung Quốc đã biến mất từ lúc nào rồi.

Evidence of the demise of economic reform is easy to spot. The Chinese state has reasserted its control over the economy. Big state-owned enterprises dominate nearly all the critical sectors, such as banking, finance, transport, energy, natural resources and heavy industry. The private sector, a victim of persistent official discrimination, is in full retreat. Critical prices, such as interest rates and land, are officially controlled and severely distorted. Foreign businesses, once welcomed with open arms, are getting squeezed with protectionist measures. The overall orientation of the Chinese economy has veered so much off the reformist path that foreign business leaders who have long been supportive of China are now voicing their bitter disappointments, some publicly. China’s main western trading partners do not need to read scholarly analysis to know that there is no pulse in its reform. All they need to do is to listen to their business community, check their trade statistics with China, and take a look at Chinese economic policy.

Rất dễ nhận ra dấu hiệu cái chết của cải cách kinh tế này. Nhà nước Trung Quốc đã tái khẳng định sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước lớn thống trị gần như toàn bộ các lĩnh vực then chốt, như ngân hàng, tài chính, vận tải, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nặng. Khu vực tư nhân, nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử chính thức và triền miên, hiện phải tháo lui hoàn toàn. Những giá cả trọng yếu, như lãi suất và giá đất, được chính thức kiểm soát và bị làm méo mó trầm trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài, đã có thời được chào đón với vòng tay rộng mở, nay đang bị siết chặt bởi những biện pháp mang tính bảo hộ. Định hướng toàn diện của nền kinh tế đã đổi chiều, lệch rất xa khỏi con đường cải cách mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài, những người từng có thời gian dài ủng hộ Trung Quốc, nay đang bày tỏ nỗi thất vọng cay đắng, có một số người thậm chí lên tiếng công khai. Những đối tác thương mại phương Tây chủ yếu của Trung Quốc không cần đọc những phân tích học thuật để biết nhịp đập cải cách không còn. Tất cả những gì họ cần là [nhà nước Trung Quốc] nên lắng nghe cộng đồng kinh doanh của họ, rà soát lại số liệu thống kê thương mại của họ với Trung Quốc, và xem lại chính sách kinh tế quốc gia.

Dating the demise of Chinese reform is perhaps impossible, mainly because no single event in the past two decades marked its passing. It suffered the death by a thousand cuts – small but consequential steps taken by Beijing that have gradually reversed the direction of the Chinese economy. In all likelihood, China’s reform died in the last decade, following the country’s entry into the World Trade Organisation (so much for the prognostication that WTO accession would spur reform). Because of its powerful investment-driven growth momentum, China has managed to keep economic growth high in spite of the lack of reform for a decade. Of course, the country has paid a huge price, such as huge structural imbalances, chronic inefficiency and poor sustainability.

Xác định thời gian xảy ra cái chết của tiến trình cải cách tại Trung Quốc có lẽ là điều không thể, chủ yếu vì trong hai thập niên qua không hề có bất kỳ sự kiện nào ghi dấu ấn về việc này. Tiến trình cải cách phải chịu một cái chết bởi cả ngàn nhát chém – tuy nhỏ nhưng là những bước đi quan trọng của Bắc Kinh, dần dần đảo ngược chiều hướng của nền kinh tế Trung Quốc. Rất có thể, cuộc cải cách của Trung Quốc đã chấm dứt trong thập niên vừa qua, theo sau việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (dù rất nhiều dấu hiệu báo trước cho thấy việc gia nhập WTO sẽ làm tăng tốc cải cách). Vì đang trên đà tăng trưởng mạnh chủ yếu do đầu tư, Trung Quốc đã tìm cách giữ được mức tăng trưởng cao bất chấp sự thiếu vắng cải cách cả một thập niên. Tất nhiên, Trung Quốc đã trả một cái giá rất đắt, biểu hiện qua những sự mất cân đối cấu trúc lớn, thường xuyên thiếu hiệu quả và kém bền vững.

One may be tempted to blame leadership failure for the premature demise of China’s reform. While this is certainly a cause, a far more critical factor is more responsible: the CCP’s political objective of reform is fundamentally incompatible with a market economy.

Người ta có thể bị thuyết phục về việc đổ lỗi cho sự thất bại của giới lãnh đạo đã gây ra cái chết yểu cho công cuộc cải cách. Trong khi tất nhiên đây cũng là một nguyên nhân, có một yếu tố quan trọng hơn rất nhiều phải chịu trách nhiệm về việc này: mục đích chính trị của công cuộc cải cách do ĐCSTQ đề ra, về cơ bản không tương hợp với nền kinh tế thị trường.

No one understood why China needed to reform its economy better than Deng himself. In 1992, as in 1978, He knew that only market-oriented reforms could save the CCP. Although Deng was sure about the political objective of his reforms, he never explicitly endorsed a capitalist market economy as the end goal. Here lies the fundamental flaw of China’s reform project: as long as pro-market reforms are used as a means to preserve the political monopoly of the CCP, such reforms are doomed to fail.

Không ai có thể hiểu vì sao Trung Quốc cần phải cải cách nền kinh tế hơn chính bản thân Đặng Tiểu Bình. Vào năm 1992, cũng như hồi năm 1978, Đặng biết rằng chỉ có cải cách theo hướng thị trường mới có thể cứu nguy cho ĐCSTQ. Mặc dù Đặng nắm rõ mục đích chính trị đối với những cải cách của mình, nhưng ông không bao giờ xác nhận dứt khoát nền kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa là mục tiêu cuối cùng. Đây chính là khuyết tật chủ yếu của công cuộc cải cách Trung Quốc: chừng nào những cải cách theo hướng thị trường còn được sử dụng như phương tiện nhằm bảo vệ sự độc quyền chính trị của ĐCSTQ, các cuộc cải cách như vậy tất yếu rơi vào thất bại.

First, since reform is crisis-driven, its achievements are bound to, paradoxically, reduce the pressure for continuing the reform. The moment the CCP’s rule is more secure due to improved economic performance, its ruling elites would lose incentives for further reform. That is why during the previous decade we observed the phenomenon of growth without reform.

Thứ nhất, từ khi cuộc cải cách bị tác động mạnh bởi tình hình khủng hoảng, thật nghịch lý, những thành tựu đạt được chắc chắn làm giảm áp lực phải tiếp tục cải cách. Vào lúc sự cầm quyền của ĐCSTQ được đảm bảo hơn do tình hình kinh tế được cải thiện, giới tinh hoa cầm quyền sẽ mất đi động cơ để tiến hành cải cách xa hơn. Đó là lý do tại sao trong suốt thập niên trước đây, chúng ta chứng kiến [tại Trung Quốc] diễn ra hiện tượng tăng trưởng nhưng không có cải cách.

Second, the CCP is no ordinary ruling party. It is a sprawling political patronage system filled with self-interested individuals eager to cash in their political investments. The conversion of political power into economic privileges and profits is far easier in an economy heavily controlled by the state than in a more market-oriented one. As a result, the interests of the ruling elites are in conflict with the imperatives of market reforms. Seen from the opposite angle, this logic illuminates the systemic cause of China’s “crony compitalism” – the marriage of power and wealth is made possible only when a post-communist autocracy is in charge of a half-reformed economy.

Thứ hai, ĐCSTQ không phải là một chính đảng cầm quyền bình thường. Đó là một hệ thống bảo trợ chính trị trải rộng khắp nơi, gồm những người chỉ biết lợi ích cá nhân, hăm hở trục lợi từ những cuộc đầu tư chính trị. Trong một nền kinh tế bị nhà nước chi phối nặng nề, việc biến quyền lực chính trị thành lợi ích và đặc quyền kinh tế dễ dàng hơn nhiều so với nền kinh tế theo hướng thị trường. Vì vậy, lợi ích của giới tinh hoa cầm quyền xung đột với những đòi hỏi của cải cách theo hướng thị trường. Nhìn từ góc độ ngược lại, lôgic này đã làm sáng tỏ căn nguyên mang tính hệ thống của hiện tượng “chủ nghĩa cộng sản tư bản thân hữu” (crony compitalism) tại Trung Quốc – cuộc hôn phối giữa quyền lực và sự giàu có, hiện tượng này phát sinh chỉ khi một thể chế chuyên quyền hậu cộng sản đảm đương lèo lái một nền kinh tế được cải cách nửa vời.

Since reform is no more, one has to wonder why Beijing bothers to commemorate Deng’s southern tour at all.

Vì cải cách không còn hiện diện, nên người ta phải lấy làm lạ tại sao những người anh em đồng chí tại Bắc Kinh tại tổ chức kỷ niệm chuyến đi miền Nam Trung Quốc của Đặng.

The writer is a professor of government at Claremont McKenna College

Tác giả: ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.




Translated by Nguyễn Tâm

http://www.ft.com/intl/cms/s/0/98bba018-4386-11e1-adda-00144feab49a.html#axzz1kuQnYKjj

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn