MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 18, 2012

How to prevent a power contest in Southeast Asia Làm thế nào để ngăn chặn tỉ thí sức mạnh ở Biển Đông?



How to prevent a power contest in Southeast Asia

Làm thế nào để ngăn chặn tỉ thí sức mạnh ở Biển Đông?

Sarinna Areethamsirikul

Special to The Nation January 31, 2012

Sarinna Areethamsirikul

In the aftermath of the Asian financial crisis in 1997, Asian countries realised that they were easily exposed to shocks and crises because of the free flow of capital and unregulated markets that were the fundamental policies of the so-called Washington Consensus.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia ASEAN nhận ra rằng họ đang quá dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng bởi gây ra bởi dòng vốn lưu thông tự do và thị trường phi kiểm soát, vốn là chính sách cơ bản của cái gọi là Đồng thuận Washington.

The one-size-fits-all economic policy drive towards a free market under the Washington Consensus was forcibly imposed on developing economies through aid and loans from the World Bank and the International Monetary Fund.

"Công thức" chính sách kinh tế một kích cỡ vừa cho tất cả hướng đến thị trường tự do dựa theo Đồng thuận Washington được áp đặt một cách gượng ép vào các nền kinh tế đang phát triển thông qua viện trợ và vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

During the crisis, the Clinton administration decided to take its hand off the case, but China voluntarily stepped in and took its first major international leadership decision to manage the regional crisis. Since then, China's power has been on the rise in Asia. With its rapid economic growth, China has also reached out to fulfill demands in other parts of the world as a major trader and financier, which accordingly is seen to be a challenge to the roles of the United States, the World Bank and the IMF.

Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.

Over the last decade, two wars in Iraq and Afghanistan have apparently distracted US interest and involvement in Southeast Asia. In 2007, the non-attendance of former US secretary of state Condoleezza Rice at the annual Asean Regional Forum, and of former US President George W Bush at the US-Asean Summit, unhinged the US's relationships with Asean members. On the other hand, China has increased its presence through financial aid and investment projects on commerce and energy, and has promoted cultural and social programmes in the region.

Trong thập niên qua, hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan rõ ràng đã khiến Mỹ sao nhãng sự quan tâm và tham gia vào Đông Nam Á. Năm 2007, việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên, và cựu tổng thống George W Bush vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đã khiến quan hệ của Mỹ với các thành viên ASEAN trở nên mất phương hướng. Mặt khác, Trung Quốc lại tăng cường sự hiện diện thông qua các dự án viện trợ tài chính và đầu tư vào thương mại và năng lượng, đồng thời thúc đẩy các chương trình văn hóa-xã hội trong khu vực.

For many policy-makers in Washington, rising China is an obvious threat to US power, especially at a time when the United States is losing its financial strength at home and its soft power and economic influence in many parts of the world. Unlike during the Cold War, the United States is not in a position to aggressively balance itself against potential new threats like China, even though its military remains the strongest in the world. In addition, the US and China are much more interdependent than they were twenty years ago.

Với nhiều nhà hoạch định chính sách tại Washington, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa rõ ràng đối với quyền lực Mỹ, đặc biệt ở thời điểm Mỹ đang đánh mất dần sức mạnh tài chính ở trong nước và sức mạnh mềm cũng như ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hiện nay không còn ở vị trí có thể tự cân bằng để chống lại các mối đe dọa mới tiềm tàng như Trung Quốc, ngay cả khi quân đội của nước này vẫn mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhiều so với 20 năm trước.

President Obama's new engagement policy in Asia, which promotes the use of "smart power" (a combination of diplomacy, commerce, militarism, cultural promotion and politics) to achieve its goals has so far received positive and enthusiastic reaction from Asean members. This is particularly true on the issues of the South China Sea, Burma's apparent democratisation, and Chinese influence in Mekong region - because the Asean members do not fully trust China on these issues and have concerns about Chinese aggression and unilateralism in the region. However, what Asean does not want to see, and what should not be allowed to happen, is a power contest between the two superpowers in the region.

Chính sách tái can dự vào châu Á mới của tổng thống Obama (tăng cường sử dụng "sức mạnh mềm" (kết hợp giữa ngoại giao, thương mại, chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy văn hóa và chính trị) để đạt được các mục tiêu) cho tới nay đã nhận được những phản ứng tích cực và nhiệt tình từ các nước thành viên ASEAN. Điều này đặc biệt đúng với vấn đề Biển Đông, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar, và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong - bởi các thành viên ASEAN không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc trong các vấn đề này và họ quan ngại về sự quyết liệt của Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương trong khu vực. Tuy nhiên, những gì ASEAN không muốn chứng kiến và những gì không nên được phép xảy ra chính là cuộc ganh đua quyền lực giữa 2 siêu cường này trong khu vực.

Two regional strategies can help to prevent a possible China-US power contest in Southeast Asia. First, use hedging strategies with caution. Currently Asean members tend to lean towards the US policy that attempts to mildly counterbalance Chinese power. Since Asean cannot provide a security umbrella and does not wish to create conflict with China, the United States thus becomes a fulcrum to rely on.

Hai chiến lược khu vực có thể giúp ngăn chặn cuộc cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ ở Đông Nam Á. Đầu tiên, sử dụng chiến lược phòng ngừa một cách thận trọng. Hiện nay, các thành viên ASEAN có xu hướng ngả sang chính sách Mỹ nhằm tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Do ASEAN không thể tạo ra chiếc ô an ninh và không muốn gây xung đột với Trung Quốc, nên Mỹ do đó có thể trở thành một điểm tựa để họ dựa vào.

The recent visit by Senator John McCain and Senator Joseph Lieberman to the Philippines and Vietnam has significantly pinned down the US commitment to security and trade in the region. The Philippines has welcomed the US presence in strengthening the country's defence and surveillance against Chinese military aggression in the South China Sea. Similarly, the United States has also sent a positive signal to possibly allow arms sales to Vietnam in the future, but only if Vietnam's human rights record improves. Vietnam and the Philippines are two claimants to the Spratly Islands in the South China Sea, along with Brunei, China, Malaysia and Taiwan.

Chuyến thăm mới đây của Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman với Philippine và Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cam kết của Mỹ đối với an ninh và thương mại trong khu vực. Philippine hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ đã giúp họ củng cố khả năng phòng thủ và giám sát chống nhằm kiềm chế sự quyết liệt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai, nhưng chỉ với điều kiện nếu như hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được cải thiện. Việt Nam và Philippnes là hai nước có yêu sách chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], cùng với Brunei, Trung Quốc, Malaysia và Đài Loan.

Cambodia is now banking on the US president participating in the Asean Summit in November this year, which unfortunately is during the same month as the US presidential election. Considering the massive flow of foreign direct investment from China into the country, Cambodia seeks to build on leverage over Chinese influence. Chheang Vannarith, director of the Cambodia Institute for Cooperation and Peace (CICP), stated that Cambodia was important for the US in counteracting China. He called this a win-win policy that benefits both Cambodia and the US.

Campuchia cũng rất tin tưởng tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay, thời điểm không may lại đúng vào tháng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào, Campuchia phải toan tính thiết lập thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Chheang Vannarith, giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), tuyên bố, Campuchia rất quan trọng với Mỹ trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc. Ông gọi đây là chính sách đôi bên cùng có lợi, sẽ giúp ích cho cả Campuchia và Mỹ.

Asean members need to be painstaking in their unilateral hedging strategies against China and make sure that their actions do not create tension that could cause a power contest in the region. Nobody knows whether, how, or when China might retaliate against such new approaches. In addition, the re-election of President Barack Obama for a second term remains uncertain at this point. It is thus unclear if the US engagement in Asia will continue after the next US presidential election. Therefore, Asean members should maximise the range of strategic options to cushion against any unprecedented changes or shocks.

Các thành viên ASEAN cần tích cực trong chiến lược phòng ngừa đơn phương của mình nhằm chống lại Trung Quốc và đảm bảo hành động tiến hành không tạo ra căng thẳng có thể dẫn đến đua tranh quyền lực trong khu vực. Không ai biết có thể bằng cách nào, hay khi nào, Trung Quốc có thể trã đủa những cách tiếp cận mới như vậy. Bên cạnh đó, khả năng tái đắc cử của tổng thống Barack Obama vẫn chưa có gì chắc chắn tại thời điểm này. Rõ ràng chưa thể biết liệu sự can dự của Mỹ vào châu Á có sẽ tiếp tục sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây hay không. Do vậy, các thành viên ASEAN nên tối đa hóa phạm vi lựa chọn chiến lược để tạo vùng đệm chống lại bất cứ thay đổi bất ngờ hay cú sốc nào.

Secondly, Asean should unify its voice on the Indonesian concept of "dynamic equilibrium", which adheres to the principle ofs mutual respect and common interest between Asean members and other regional powers. Asean should also pursue a "soft power" policy to expand its economic and cultural influence beyond the Southeast Asian region. Last year, Indonesian President Susilo Bambang Yudhoyono evoked the significance of geo-economics, not geo-politics, in the Asia-Pacific region, at the Apec CEO Summit in Honolulu. Asean could present itself as a bellwether to promote the geo-economics approach in Asia and push for its favoured choice of establishing an Asean+6 free trade agreement.

Thứ hai, ASEAN nên đoàn kết tiếng nói dựa trên quan điểm của Indonesia về "sự cân bằng năng động", tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác. ASEAN cũng nên theo đuổi chính sách sức mạnh mềm để mở rộng ảnh hưởng kinh tế-văn hóa ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cao tầm quan trọng của địa kinh tế, thay vì địa chính trị, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong Hội nghị CEO APEC tại Honolulu. ASEAN có thể thể hiện mình là một người lãnh đạo trong việc thúc đẩy cách tiếp cận địa kinh tế ở châu Á và tăng cường lựa chọn ưu tiên của mình là thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+6.

Asean's institutional power has been recognised internationally and is certainly on the rise. If the grouping's members can stick to a unified strategy, it will not only beef up Asean in coping with external threats, achieving common goals and preventing a power race in the region, but would also reinforce individual members their ability to use hedging strategies more effectively.

Sức mạnh thể chế của ASEAN đã và đang được thừa nhận trên quốc tế và chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu các thành viên của tổ chức gắn bó theo một chiến lược thống nhất, điều đó sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, đạt được mục tiêu chung và ngăn chặn cuộc đua quyền lực trong khu vực, mà còn củng cố khả năng sử dụng chiến lược phòng ngừa của các nước thành viên một cách hiệu quả hơn.

Sarinna Areethamsirikul is an independent researcher and writer based in the United States.

Sarinna Areethamsirikul là nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập tại Mỹ.


Translated by Đình Ngân



http://www.nationmultimedia.com/opinion/How-to-prevent-a-power-contest-in-Southeast-Asia-30174782.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn