MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, February 5, 2012

The devil in the deep blue Hung thần Biển Đông


The devil in the deep blue

Hung thần Biển Đông

Fiendishly complex disputes in the South China Sea dangerously simplified

Các tranh chấp vô cùng phức tạp ở Biển Đông đã được đơn giản hóa một cách nguy hiểm.

Economist, Feb 4th 2012

Ngày 4 tháng 2, 2012



THE South China Sea and its myriad disputes have spawned academic analysis on an industrial scale. But as an attention-grabbing international issue, the wrangling has an image problem: so many contested, arcane technicalities; so many conferences and research papers—in sum, so much talk; but so few shots fired in anger. That may be why commentators tend to paint the disputes in an almost apocalyptic light: “The South China Sea is the Future of Conflict” shrieked an article last September in Foreign Policy, an American journal. The author, Robert Kaplan, forecast that “just as German soil constituted the military front line of the cold war, the waters of the South China Sea may constitute the military front line of the coming decades.”

Vấn đề Biển Đông và các tranh chấp tại đây đã nảy sinh ra nhiều phân tích mang tính học thuật ở quy mô kỹ nghệ. Nhưng là một vấn đề đáng chú ý ở tầm quốc tế, các cuộc tranh luận ầm ĩ đã vẽ ra bức ảnh chung: rất nhiều cuộc tranh cãi, kỹ thuật lại phức tạp, rất nhiều hội nghị và các bài nghiên cứu – tóm lại, bàn tán thì nhiều nhưng rất ít nước ‘đổ dầu vào lửa’. Điều đó có thể là lý do tại sao các nhà bình luận có xu hướng vẽ ra bức tranh tranh chấp với gam màu như ngày tận thế: “Biển Đông là tương lai của xung đột”, một bài báo được đăng trên Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) hồi tháng Chín năm ngoái. Tác giả Robert Kaplan dự báo rằng “cũng tương tự như vùng đất tại Đức đã trở thành mặt trận quân sự trong cuộc chiến tranh lạnh, thì Biển Đông cũng có thể là vùng biển sẽ trở thành mặt trận quân sự trong những thập kỷ tới.”

He may well be right. The disputes over the sea are no nearer a resolution than ever. But they have persisted for decades without threatening global peace and need not inevitably become the main focus of tension between China and America. There is a danger that putting the sea in the same sentence as the cold war too often is self-fulfilling. A recent publication (“Co-operation from Strength”) from the Centre for a New American Security (CNAS), an American think-tank, uses the sea to argue for an American naval build-up. And some Chinese observers seem all too keen to become maritime cold warriors.

Ông có thể dự đoán đúng. Các tranh chấp tại đây gần như chưa có một kết quả nào rõ ràng. Các tranh chấp đã tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ, tuy không đe dọa hoà bình thế giới và cũng chưa hẳn trở thành tâm điểm chính trong mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có một nguy cơ rằng việc đưa vùng biển này vào trong cùng một chủ đề với cuộc chiến tranh lạnh đôi lúc chỉ là vấn đề ‘tự thỏa mãn’. Một ấn phẩm gần đây (“Sự hợp tác từ sức mạnh”) thuộc Center for New American Security (CNAS), một nhóm chuyên gia Hoa Kỳ, bảo vệ rằng Hoa Kỳ sử dụng vùng biển này nhằm xây dựng lực lượng hải quân. Và điều này đã làm một số nhà quan sát Trung Quốc cảm thấy dường như họ cần hăng hái hơn để trở thành các chiến binh hùng dũng tại khu vực Biển Đông.

Take, for example, some of the reaction in the Chinese press to the news at the end of January that the Philippines wants to “maximise” its mutual defence treaty with the United States, with more joint exercises, and more American soldiers rotating through. Explaining the decision, officials referred to threats arising from “territorial disputes”. America is not going to bully Malaysia over the Philippines’ historic claim to Sabah in Borneo, so this must have meant the South China Sea. Of all the claimants to islands, reefs, rocks and waters there, the one with which the Philippines is in active dispute is China. That was certainly how the news was taken by China’s Global Times newspaper, which called for sanctions against the Philippines.

Lấy ví dụ, một số phản ứng trên báo chí Trung Quốc hồi cuối tháng Giêng vừa qua rằng Philippines muốn thỏa hiệp “tối đa” về mặt quân sự với Hoa Kỳ, với nhiều cuộc tập trận chung, và cho phép binh lính Hoa Kỳ có mặt nhiều hơn tại đây. Giải thích cho quyết định trên, các quan chức đã đề cập đến mối đe dọa phát sinh từ “tranh chấp lãnh hải” trong vùng. Việc này có thể thấy rằng Hoa Kỳ không bắt nạt Malaysia trong việc tranh chấp lãnh hải với Philippines liên quan đến các đảo Sabah ở Borneo, mà đây chính là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trong tất cả các bên tranh chấp hải đảo, đá ngầm và lãnh hải, nước mà Philippines phải tranh chấp và đối đầu mạnh nhất là Trung Quốc. Đó là những điều mà tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cũng đã ghi nhận, và họ đã mạnh mẽ kêu gọi các biện pháp trừng phạt Philippines.

Philippine governments also pay a political price at home for security ties with America. The current one may have felt provoked by China’s seeming to ignore its protest about the incursion in December of three Chinese vessels in what it calls the “West Philippine Sea”. Such spats are commonplace. China and Taiwan (as the “Republic of China”, and largely irrelevantly) appear to claim almost all the South China Sea, citing an old map showing nine disconnected lines around its rim. Vietnam claims the Paracel chain in the north, from which China evicted it in 1974, and the Spratlys in the south, where Brunei and Malaysia as well as the Philippines have partial claims. In the past there have been flare-ups—between Vietnam and China in 1988, and between China and the Philippines in 1995. In normal times, conflict is waged partly through the competitive building of structures on occupied islets and the harassment of fishing and oil-exploration vessels. But it is mainly waged through diplomacy.

Đổi lại, chính phủ Philippine cũng phải trả một giá nhất định về mặt chính trị để tạo dựng mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. Hiện tại Philippines có thể cảm thấy rằng họ bị Trung Quốc khiêu khích trong lúc Trung Quốc hầu như bỏ qua các phản đối về sự xâm nhập hồi tháng Mười hai vừa qua khi 3 chiếc tàu Trung Quốc đã trái phép đi sâu vào lãnh hải được gọi là “Biển Tây Philippines”. Việc tranh cải như vậy là thường rất phổ biến. Trung Quốc và Đài Loan (hay “Cộng hòa Trung Quốc”) tuyên bố chủ quyền bao phủ gần như tất cả vùng Biển Đông, với bản độ 9-đoạn (lưỡi bò) được ngắt kết xung quanh khu vực này. Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc, nơi mà Trung Quốc đã mang quân xâm chiếm vào năm 1974, và quần đảo Trường Sa ở phía nam, nơi Brunei và Malaysia cũng như Philippines đều tuyên bố một phần chủ quyền. Trong quá khứ, bùng phát đã từng nổ ra tại đây giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1988, và giữa Trung Quốc và Philippines vào năm 1995. Nhưng bình thường thì các xung đột vẫn tiếp tục xảy ra, một phần thông qua việc các nước cạnh tranh xây dựng công trình trên đảo bị chiếm đóng và quấy rối các tàu đánh cá cũng như các dự án thăm dò dầu mỏ. Nhưng hầu như các xung đột này chủ yếu được tiến hành thông qua đường lối ngoại giao.

The stakes are high, because of the enormous economic significance of the sea. It accounts for as much as one-tenth of the fishing catch landed globally; around half the tonnage of intercontinental trade in commercial goods passes through; and, in a phrase that haunts the academic literature like the ghost of Christmas future, it is the “new Persian Gulf”—a claimed treasure chest of hydrocarbons that China, anxious about the vulnerability of its own supplies, sees as its own.

Một số ý kiến cho rằng nguy cơ xung đột rất cao bởi vì đây là khu vực có tiềm năng kinh tế rất lớn. Khu vực này chiếm gần một phần mười số lượng cá trên toàn cầu, khoảng một nửa trọng tải thương mại xuyên lục địa đi qua hải phận này cũng như đây là trung tâm chính vận chuyển hàng hoá thương mại chính trong khu vực. Nhiều học giả cho rằng đây là “Vịnh Ba Tư mới” – một kho báu có thể chứa đầy khí đốt hydrocarbon, trong khi Trung Quốc đang lo lắng bị thiếu hụt nguồn tài nguyên này tại quê nhà nên đã tranh thủ tuyên bố khu vực Biển Đông là của riêng họ.

With plenty to argue about there are three reasons why the arguments are becoming more strident. The first is that the America-Philippines “reinforcement” of their defence arrangement has to be seen in the context of the much touted “pivot” of American strategy towards Asia. Following the announcement in November of a permanent presence of American marines in Darwin in northern Australia, the shift fuels Chinese fears that America is seeking to contain its rise, both through its own military deployments, and through alliances with “small” countries such as the Philippines (population 100m-odd). Second, both the Philippines and Vietnam may soon start extracting oil. China will not want such facts under the water to set precedents.

Với rất nhiều tranh luận, có ba lý do tại sao các tranh cãi tại đây ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đầu tiên là quan hệ Hoa Kỳ-Philippines được “tăng cường” nhằm thỏa thuận các vấn đề quốc phòng trong bối cảnh được xem như là một “trục mới” của Hoa Kỳ trong chiến lược ở châu Á. Sau khi công bố hồi tháng Mười một vừa qua tại Úc rằng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ hiện diện thường trực tại Darwin ở miền bắc nước Úc, thì Trung Quốc lo ngại rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm cơ hội để kiềm chế sự phát triển của họ, thông qua việc triển khai quân sự cũng như liên minh với các nước “nhỏ” như Philippines. Thứ hai, cả Philippines và Việt Nam có thể sẽ sớm bắt đầu khai thác dầu mỏ tại đây. Trung Quốc không muốn sự kiện đó xảy ra vì việc này sẽ thiết lập các tiền lệ cho những nước còn lại.

Third and most important, China’s position continues to unnerve the other claimants. It is unclear, for example, what the dotted-line claim is based on. And, refusing to countenance serious negotiations with the Association of South-East Asian Nations (ASEAN), to which four of the claimants belong, China appears to want to pick off its members one by one. Until recently, its fiercest rows were with Vietnam. That relationship seems to be going through a relatively mellow phase as it bullies the Philippines. And last July it did agree with ASEAN on “guidelines” for implementing a “declaration” on a code of conduct agreed on by the two parties back in 2002 to reduce tensions in the South China Sea. Last year ASEAN was under Indonesian chairmanship. Neither the new annual chair, Cambodia, nor the next two, Brunei and Myanmar, are likely to risk antagonising China by making the sea a multilateral issue.

Thứ ba và quan trọng nhất, vị trí của Trung Quốc tiếp tục làm các nước khác lo ngại. Cho đến nay, bản đồ 9-đoạn (hay đường lưỡi bò) thật sự không rõ ràng và không biết Trung Quốc dựa vào căn cứ nào để đưa ra các tuyên bố đó. Và, việc Trung Quốc từ chối đàm phán nghiêm túc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), vì bốn trong số các bên tranh chấp thuộc Hiệp hội này, Trung Quốc dường như muốn chọn ra từng thành viên để đánh bại từng nước một. Cho đến gần đây, việc tranh chấp có vẻ ác liệt hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khác với Philippines, mối quan hệ đó dường như đang trải qua một giai đoạn tương đối êm dịu. Và cuối tháng Bảy vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý với ASEAN về một “hướng dẫn” thực hiện các “tuyên bố” liên quan đến các quy tắc ứng xử mà các bên đã ký kết hồi năm 2002 nhằm giảm bớt căng thẳng trong vùng Biển Đông. Năm ngoái, ASEAN được nằm dưới sự chủ trì của Indonesia. Và sắp tới đây, ghế chủ tịch sẽ được luân phiên qua các nước Campuchia, Brunei và Miến Điện, và dường như các nước này đều không muốn gây xích mích với Trung Quốc bằng cách đưa vấn đề Biển Đông thành một diễn đàn đa phương.

How cold wars start

Already, last July’s “breakthrough” looks more like a stalling tactic. Not only is a settlement of the disputes not in sight; no mechanism that might eventually lead to one is even under discussion. China seems to calculate that, although all the countries involved are building up their armed forces, it has so much more capacity for military spending that it will soon be lording it over them all. So the chances are that America, with its mighty navy and abiding interest in the freedom of navigation and commerce, will become still more involved in what the CNAS report calls “the strategic bellwether for determining the future of US leadership in the Asia-Pacific region”. China, after all, seems determined to put that assertion to the test.

Chiến tranh lạnh bắt đầu như thế nào?

“Đột phá” mà các bên đã đạt được hồi cuối tháng Bảy vừa qua trông vẫn giống như một chiến thuật đang bị trì hoãn. Vì các giải quyết trong các vụ tranh chấp cho tới thời điểm đó vẫn chưa rõ ràng, và cũng không có cơ chế nào được đưa ra thảo luận nhằm hướng đến một giải quyết chung. Trung Quốc dường như đã tính toán kỹ vấn đề này, mặc dù tất cả các quốc gia liên quan trong vùng đang ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, nhưng Trung Quốc vẫn ở thế thượng phong vì họ có khả năng chi tiêu quân sự nhiều hơn. Vì vậy, rất có thể là Hoa Kỳ, với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất và quan tâm đến việc tuân thủ các quyền tự do hàng hải và thương mại, sẽ tham gia nhiều hơn như bài báo của CNAS đã nêu, “chiến lược để xác định tương lai của lãnh đạo Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Trung Quốc, sau khi những gì đã xảy ra, có vẻ vẫn quyết tâm đưa các tuyên bố quyền lợi của họ ra để tiếp tục thử nghiệm.


Translated by Đặng Khương

http://www.economist.com/node/21546033

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn