MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 21, 2012

Why Men Love War Tại sao người ta lại thích chiến tranh



Tại sao người ta lại thích chiến tranh

by William Broyles Jr.

William Broyles Jr.

Esquire, November 1984

Esquire, November 1984.


Người ta thích chiến tranh một phần vì đấy là một trải nghiệm cực kì mãnh liệt; nó hấp dẫn là vì con người có ham muốn được chứng kiến, được nhìn thấy các sự kiện, đấy là cái mà Kinh Thánh gọi là tham đắm của con mắt, còn lính thủy đánh bộ ở Việt Nam thì gọi là làm tình bằng mắt. Chiến tranh làm cho thời gian ngừng lại, chiến tranh đẩy cảm xúc tới điểm thăng hoa đầy kinh hoàng. Đấy là mặt tối của giây phút say mê được nói tới trong Tụng ca bình hài cốt Hi Lạp: “An nghỉ đời đời trong ấm êm và lặng lẽ/Mãi mãi nhiệt tình, mãi mãi trẻ trung”/ Chiến tranh mang đến cho người ta biết bao trải nghiệm kì lạ, không thể tin được là nó lại xảy ra trong đời.

I last saw Hiers in a rice paddy in Vietnam. He was nineteen then--my wonderfully skilled and maddeningly insubordinate radio operator. For months we were seldom more than three feet apart. Then one day he went home, and fifteen years passed before we met by accident last winter at the Vietnam Veterans Memorial in Washington. A few months later I visited Hiers and his wife. Susan, in Vermont, where they run a bed-and -breakfast place. The first morning we were up at dawn trying to save five newborn rabbits. Hiers built a nest of rabbit fur and straw in his barn and positioned a lamp to provide warmth against the bitter cold.

Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Hiers là trên một cách đồng lúa ở Việt Nam. Lúc đó anh mới có 19 tuổi và là một chuyên viên điện đài rất khéo léo nhưng ngang bướng đến phát tức lên được. Suốt mấy tháng ròng, chúng tôi ít khi xa nhau đến nửa bước. Thế rồi một hôm anh đi về nhà và phải mười lăm năm sau, tại buổi gặp mặt các cựu chiến binh được tổ chức hồi mùa đông vừa rồi ở Washington, chúng tôi mới vô tình gặp lại nhau. Vài tháng sau tôi có đến thăm gia đình anh ở Vermont. Anh và vợ, cô Susan, có một nhà nghỉ qua đêm ở đấy. Buổi sáng đầu tiên chúng tôi dậy từ lúc rạng đông vì phải đỡ đẻ cho một con thỏ mẹ, nó sinh được năm chú thỏ con. Hiers làm một cái ổ bằng lông thỏ và rơm và treo bên trên một bóng đèn để chống rét cho chúng.

"What people can't understand," Hiers said, gently picking up each tiny rabbit and placing it in the nest, "is how much fun Vietnam was. I loved it. I loved it, and I can't tell anybody."

“Người ta không hiểu”, Hiers vừa nhặt mấy chú thỏ con và đặt vào ổ vừa nói, “rằng chiến tranh ở Việt Nam có bao nhiêu là chuyện lí thú. Tôi thích. Tôi thích chiến tranh, nhưng tôi không thể nói chuyện đó với ai”.

Hiers loved war. And as I drove back from Vermont in a blizzard, my children asleep in the back of the car, I had to admit that for all these years I also had loved it, and more than I knew. I hated war, too. Ask me, ask any man who has been to war about his experience, and chances are we'll say we don't want to talk about it--implying that we hated it so much, it was so terrible, that we would rather leave it buried. And it is no mystery why men hate war. War is ugly, horrible, evil, and it is reasonable for men to hate all that. But I believe that most men who have been to war would have to admit, if they are honest, that somewhere inside themselves they loved it too, loved it as much as anything that has happened to them before or since. And how do you explain that to your wife, your children, your parents, or your friends?

Hiers thích chiến tranh. Còn trên đường trở về từ Vermon, lái xe giữa cơn bão tuyết, trong khi các con tôi đang ngủ trên ghế sau, tôi tự nhủ rằng trong những năm đó tôi cũng thích chiến tranh, thích hơn là tôi vẫn tưởng. Tôi căm thù chiến tranh nữa. Dù bạn hỏi tôi hay hỏi bất kì người nào từng ra trận về trải nghiệm của anh ta thì có nhiều khả năng là chúng tôi cũng sẽ nói rằng chúng tôi không muốn nói đến nó – hàm ý rằng chúng tôi rất căm thù nó, chiến tranh thật là kinh khủng, chúng tôi chỉ muốn chôn chặt trong lòng. Đàn ông căm thù chiến tranh, chuyện đó không có gì lạ. Chiến tranh là xấu xa, kinh khủng, độc ác và đấy là lí do để người ta căm thù chiến tranh. Nhưng tôi tin rằng đa số những người đã từng ra trận sẽ công nhận, đấy là nói những người trung thực, rằng ở đâu đó trong tâm hồn, họ cũng thích chiến tranh, thích như thích bất cứ thứ gì đã từng xảy ra với họ trước và cả sau đó nữa. Làm sao bạn có thể giải thích chuyện đó cho vợ bạn, con bạn, cha mẹ hay bạn bè của bạn?

That's why men in their sixties and seventies sit in their dens and recreation rooms around America and know that nothing in their life will equal the day they parachuted into St. Lo or charged the bunker on Okinawa. That's why veterans' reunions are invariably filled with boozy awkwardness, forced camaraderie ending in sadness and tears: you are together again, these are the men who were your brothers, but it's not the same, can never be the same. That's why when we returned from Vietnam we moped around, listless, not interested in anything or anyone. Something had gone out of our lives forever, and our behavior on returning was inexplicable except as the behavior of men who had lost a great perhaps the great-love of their lives, and had no way to tell anyone about it.

Đấy là lí do vì sao những cụ già sáu bảy mươi tuổi đang ngồi trong các phòng trà hay phòng tập thể dục trên khắp nước Mĩ vẫn đang nói rằng trong đời họ không gì có thể so sánh được với những ngày họ nhảy dù xuống St. Lo hay tấn công các hầm ngầm ở Okinawa. Đấy là lí do vì sao những buổi gặp mặt của các hội cựu chiến binh bao giờ đầy vẻ lúng túng, buồn và tràn đầy nước mắt: họ đã đoàn tụ, đây là những người đã từng là anh em với nhau, nhưng bây giờ đã không còn là những người cũ nữa, không bao giờ như thế nữa. Đấy là lí do vì sao sau khi trở về từ Việt Nam chúng tôi trở thành những những người chán nản, bơ phờ, chẳng còn quan tâm đến vấn đề gì hay đến ai nữa. Một cái gì đó đã vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời chúng tôi và không thể nào giải thích được cách hành xử của chúng tôi, đấy là cách cư xử của những người đã để mất, có thể là, một mối tình vĩ đại nhất trong cuộc đời họ, nhưng họ lại không thể nói với ai chuyện này.

In part we couldn't describe our feelings because the language failed us: the civilian-issue adjectives and nouns, verbs and adverbs, seemed made for a different universe. There were no metaphors that connected the war to everyday life. But we were also mute, I suspect, out of shame. Nothing in the way we are raised admits the possibility of loving war. It is at best a necessary evil, a patriotic duty to be discharged and then put behind us. To love war is to mock the very values we supposedly fight for. It is to be insensitive, reactionary, a brute.

Một phần là vì chúng tôi không thể mô tả được cảm xúc của mình: những tính từ, danh từ, động từ và trạng từ của ngôn ngữ đời thường dường như được tạo ra cho một thế giới khác vậy. Không có phép ẩn dụ nào có thể liên kết chiến tranh với cuộc sống đời thường. Nhưng tôi ngờ rằng chúng tôi trở thành những kẻ câm nín còn vì xấu hổ nữa. Mọi thứ trong nền giáo dục của chúng ta đều không thừa nhận khả năng yêu thích chiến tranh. Đấy chỉ có thể được coi là cái ác không thể tránh được, một nhiệm vụ đối với tổ quốc mà ta phải thực hiện, rồi quên đi. Thích chiến tranh nghĩa là chế giễu ngay những giá trị mà chúng ta chiến đấu. Thật là nhẫn tâm, phản động và tàn bạo.

But it may be more dangerous, both for men and nations, to suppress the reasons men love war than to admit them. In Apocalypse NowRobert Duvall, playing a brigade commander, surveys a particularly horrific combat scene and says, with great sadness, "You know, someday this war's gonna be over. " He is clearly meant to be a psychopath, decorating enemy bodies with playing cards, riding to war with Wagner blaring. We laugh at him--Hey! nobody's like that! And last year in Grenada American boys charged into battle playing Wagner, a new generation aping the movies of Vietnam the way we aped the movies of World War 11, learning nothing, remembering nothing.

Nhưng ỉm những lí do làm cho người ta thích chiến tranh, thay vì chấp nhận chúng, có thể là tai hoạ đối với cả các cá nhân lẫn các dân tộc. Trong bộ phim Apocalypse Now Robert Duvall, đóng vai đóng vai lữ đoàn trưởng, trong khi đang quan sát một trận đánh đặc biệt kinh khủng đã buồn bã nói: “Anh biết đấy, một ngày nào đó cuộc chiến này rồi sẽ chấm dứt”. Anh ta rõ ràng là một kẻ tâm thần, một kẻ mang quân bài rải lên xác quân thù và chơi nhạc Wagner trước khi ra trận. Chúng ta đã chế nhạo, Này! Làm gì có ai thích chiến tranh! Thế mà năm ngoái, những chàng thanh niên Mĩ lao vào trận đánh mà vẫn chơi nhạc của Wagner, thế hệ mới bắt chước phim về chiến tranh Việt Nam hệt như chúng tôi bắt chước phim về Chiến tranh thế giới thứ hai vậy, chẳng học được gì. chẳng nhớ chuyện gì.

Alfred Kazin wrote that war is the enduring condition of twentieth-century man. He was only partly right. War is the enduring condition of man, period. Men have gone to war over everything from Helen of Troy to Jenkins's ear. Two million Frenchmen and Englishmen died in muddy trenches in World War I because a student shot an archduke. The truth is, the reasons don't matter. There is a reason for every war and a war for every reason.

Alfred Kazin viết rằng chiến tranh là điều kiện mà con người phải chịu đựng trong thế kỉ XX. Nhưng ông chỉ đúng một phần. Chiến tranh là điều kiện, là một giai đoạn, mà con người phải chịu đựng con người. Người ta đánh nhau vì bất cứ chuyện gì, từ cô Helen thành Troy cho đến cái tai của Jenkins (ý nói cuộc chiến tranh giữa Anh và Tây Ban Nha từ năm 1739 đến năm 1748 – ND). Hai triệu người Pháp và Anh đã chết trong những chiến hào bẩn thỉu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ vì phát súng của một cậu sinh viên bắn vào một vị hoàng tử. Sự thật là, lí do chẳng có ý nghĩa gì. Bao giờ cũng có lí do để người ta đánh nhau và người ta có thể đánh nhau vì bất kì lí do gì.

For centuries men have hoped that with history would come progress, and with progress, peace. But progress has simply given man the means to make war even more horrible; no wars in our savage past can begin to match the brutality of the wars spawned in this century, in the beautifully ordered, civilized landscape of Europe, where everyone is literate and classical music plays in every village cafe. War is not all aberration; it is part of the family. the crazy uncle we try--in vain--to keep locked in the basement.

Hàng thế kỉ người ta đã hi vọng rằng sẽ có tiến bộ, và khi đã tiến bộ thì sẽ có hoà bình. Nhưng tiến bộ chỉ cung cấp cho người ta những phương tiện đánh nhau còn khủng khiếp hơn, không có cuộc chiến tranh nào trong thời quá khứ dã man có thể so sánh được về mức độ tàn bạo với những cuộc chiến tranh trong thế kỉ này, so sánh được với những cuộc chiến tranh diễn ra trên đất châu Âu văn minh và ngăn nắp, nơi ai cũng biết đọc biết viết và nhạc cổ điển được chơi trong mọi quán café trong những vùng vùng thôn dã. Chiến tranh hoàn toàn không phải là sự lầm lẫn, nó là một phần của chủng tộc, là một người loạn trí trong gia đình mà chúng ta muốn nhốt dưới tầng hầm, nhưng không được.

Consider my own example. I am not a violent person. I have not been in a fight since grade school. Aside from being a fairly happy-go-lucky carnivore, I have no lust for blood, nor do I enjoy killing animals, fish, or even insects. My days are passed in reasonable contentment, filled with the details of work and everyday life. I am also a father now, and a male who has helped create life is war's natural enemy. I have seen what war does to children, makes them killers or victims, robs them of their parents, their homes, and their innocence--steals their childhood and leaves them marked in body, mind, and spirit.

Xin lấy tôi làm thí dụ. Tôi không phải là người hung bạo. Ngay từ những năm cấp I tôi cũng không đánh nhau. Không những là một người vô tư lự, tôi không thích cảnh máu chảy, không giết hại các con vật, cá, thậm chí cả côn trùng. Tôi hài lòng với cuộc sống, với công việc hàng ngày của mình. Tôi đang là cha của mấy đứa con, một người đang giúp tạo dựng cuộc sống và dĩ nhiên là kẻ thù tự nhiên của chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy những tai hoạ mà chiến tranh gây ra với con trẻ, chiến tranh biến chúng thành những kẻ giết người hay là những người bị giết, cướp đoạt cha mẹ, nhà cửa và cuộc sống ngây thơ của chúng, để lại những vết thương cả trên thân thể lẫn trong tâm hồn chúng.

I spent most of my combat tour in Vietnam trudging through its jungles and rice paddies without incident, but I have seen enough of war to know that I never want to fight again, and that I would do everything in my power to keep my son from fighting. Then why, at the oddest times--when I am in a meeting or running errands, or on beautiful summer evenings, with the light fading and children playing around me--do my thoughts turn back fifteen years to a war I didn't believe in and never wanted to fight? Why do I miss it?

Trong phần lớn thời gian tham chiến ở Việt Nam tôi đã đi qua những khu rừng rậm và đồng lúa mà không hề hấn gì, nhưng tôi đã nhìn thấy quá nhiều cảnh tượng của chiến tranh cho nên tôi chẳng bao giờ muốn đánh nhau nữa và sẽ làm hết sức mình để các con tôi không phải ra trận. Thế thì tại sao trong những giờ phút rỗi rãi nhất – khi tôi đang ngồi giữa một buổi hội họp, khi tôi đang đi mua vài thứ lặt vặt hay giữ một chiều hè, khi chiều đã tà và các con đang chơi quanh tôi – tâm tưởng của tôi lại quay về với cuộc chiến tranh diễn ra cách đây 15 năm, một cuộc chiến tranh mà tôi không tin và cũng chẳng muốn chiến đấu? Tại sao tôi lại cảm thấy nhớ?

I miss it because I loved it, loved it in strange and troubling ways. When I talk about loving war I don't mean the romantic notion of war that once mesmerized generations raised on Walter Scott. What little was left of that was ground into the mud at Verdun and Passchendaele: honor and glory do not survive the machine gun. And it's not the mindless bliss of martyrdom that sends Iranian teenagers armed with sticks against Iraqi tanks. Nor do I mean the sort of hysteria that can grip a whole country, the way during the Falklands war the English press inflamed the lust that lurks beneath the cool exterior of Britain. That is vicarious war, the thrill of participation without risk, the lust of the audience for blood. It is easily fanned, that lust; even the invasion of a tiny island like Grenada can do it. Like all lust, for as long as it lasts it dominates everything else; a nation's other problems are seared away, a phenomenon exploited by kings, dictators, and presidents since civilization began.

Tôi nhớ vì tôi yêu, yêu một cách lạ lẫm và bất an. Khi tôi nói về tình yêu chiến tranh, tôi không có ý nhắc đến quan niệm lãng mạn về chiến tranh mà các thế hệ bị thôi miên trước kia đã dạy cho Walter Scott. Chẳng còn lại gì nhiều trên bùn đất ở Verdun và Passchendaele: danh dự và vinh quang không thể chống lại được súng đại bác. Cũng không phải là sự an lạc của tinh thần tử đạo đã đưa các chàng trai Iran chỉ được trang bị gậy gộc lên đường chống lại xe tăng của Iraq. Tôi cũng không có ý nói đến sự cuồng loạn có thể bóp nghẹt cả một đất nước, như kiểu báo chí Anh đã kích động sự thèm khát ẩn chứa dưới vẻ ngoài lạnh lùng của người Anh trong cuộc chiến tranh ở Falklands. Đấy là cuộc chiến tranh của người khác, là thú vui được tham gia mà không có bất kì mạo hiểm nào, là sự khát máu của đám đông. Sự thèm khát đó có thể dễ dàng được kích động, ngay cả cuộc xâm lăng hòn đảo Grenada bé tí cũng có thể làm được như thế. Giống như mọi sự thèm khát khác; khi còn hiện hữu, nó có thể chế ngự mọi thứ khác; mọi vấn đề khác của đất nước đều bị bỏ qua, đấy là hiện tượng mà từ khi có nền văn minh các vua chúa, những nhà độc tài, những vị tổng thống thường lợi dụng.

And I don't mean war as an addiction, the constant rush that war junkies get, the crazies mailing ears home to their girlfriends, the zoomies who couldn't get an erection unless they were cutting in the afterburners on their F-4s. And, finally, I'm not talking about how some men my age feel today, men who didn't go to war but now have a sort of nostalgic longing for something they missed, some classic male experience, the way some women who didn't have children worry they missed something basic about being a woman, something they didn't value when they could have done it.

Tôi không nói về chiến tranh như một sự nghiện ngập, một sự cuống quít mà những kẻ nghiện chiến tranh thường mắc; không nói về những tên lính điên rồ, những kẻ gửi về quê cho bạn gái những cái tai kẻ thù mà chúng vừa cắt được; không nói về những phi công liệt dương, không thể cương được nếu ngày hôm đó chưa cắt được bình xăng phụ trên chiếc F-4 của chúng. Và cuối cùng, tôi không nói về tình cảm của những người đàn ông thế hệ chúng tôi, nhưng chưa từng ra trận và bây giờ đang cảm thấy tiếc nuối một cái gì đó đã bị họ bỏ qua, tiếc nuối trải nghiệm mang tính kinh điển của đàn ông, tôi không nói về tình cảm của những người đàn bà không con giờ đây đang lo lắng về việc đã bỏ qua một cái gì đó thuộc về bản chất của đàn bà, một cái gì đó mà họ đã không đánh giá đúng khi còn có thể cứu vãn được.

I'm talking about why thoughtful, loving men can love war even while knowing and hating it. Like any love, the love of war is built on a complex of often contradictory reasons. Some of them are fairly painless to discuss; others go almost too deep, stir the caldron too much. I'll give the more respectable reasons first.

Tôi nói về việc tại sao những người đàn ông đầy lí tính, biết yêu thương lại có thể thích chiến tranh ngay cả khi họ hiểu và căm thù nó.Tương tự như bất cứ mối tình nào, tình yêu chiến tranh được hình thành trên những lí do phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Một số có thể được đem ra thảo luận một cách vô tư; số khác ẩn sâu trong lòng, có thể làm ta rối trí. Trước hết, xin trình bày một số lí do căn bản.

Part of the love of war stems from its being an experience of great intensity; its lure is the fundamental human passion to witness, to see things, what the Bible calls the lust of the eye and the Marines in Vietnam called eye fucking. War stops time, intensifies experience to the point of a terrible ecstasy. It is the dark opposite of that moment of passion caught in "Ode on a Grecian Urn": "For ever warm and still to be enjoy'd/ For ever panting, and forever young. " War offers endless exotic experiences, enough "I couldn't fucking believe it! "'s to last a lifetime.

Người ta thích chiến tranh một phần vì đấy là một trải nghiệm cực kì mãnh liệt; nó hấp dẫn là vì con người có ham muốn được chứng kiến, được nhìn thấy các sự kiện, đấy là cái mà Kinh Thánh gọi là tham đắm của con mắt, còn lính thủy đánh bộ ở Việt Nam thì gọi là làm tình bằng mắt. Chiến tranh làm cho thời gian ngừng lại, chiến tranh đẩy cảm xúc tới điểm thăng hoa đầy kinh hoàng. Đấy là mặt tối của giây phút say mê được nói tới trong Tụng ca bình hài cốt Hi Lạp: “An nghỉ đời đời trong ấm êm và lặng lẽ/Mãi mãi nhiệt tình, mãi mãi trẻ trung”/ Chiến tranh mang đến cho người ta biết bao trải nghiệm kì lạ, không thể tin được là nó lại xảy ra trong đời.

Most people fear freedom; war removes that fear. And like a stem father, it provides with its order and discipline both security and an irresistible urge to rebel against it, a constant yearning to fly over the cuckoo's nest. The midnight requisition is an honored example. I remember one elaborately planned and meticulously executed raid on our principal enemy--the U.S. Army, not the North Vietnamese--to get lightweight blankets and cleaning fluid for our rifles repeated later in my tour, as a mark of my changed status, to obtain a refrigerator and an air conditioner for our office. To escape the Vietnamese police we tied sheets together and let ourselves down from the top floor of whorehouses, and on one memorable occasion a friend who is now a respectable member of our diplomatic corps hid himself inside a rolled-up Oriental rug while the rest of us careered off in the truck. leaving him to make his way back stark naked to our base six miles away. War, since it steals our youth, offers a sanction to play boys' games.

Nhiều người sợ tự do, chiến tranh giải toả được nỗi sợ đó. Giống như một người cha nghiêm khắc, chiến tranh đưa ra mệnh lệnh và kỉ luật, vừa an toàn vừa thúc đẩy người ta đứng lên chống lại chúng. Cú đi trưng dụng đồ lúc nửa đem là một thí dụ. Tôi còn nhớ một cuộc đột kích được lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện một cách rất cẩn trọng nhằm chống lại kẻ thù chính của chúng tôi – đây là quân đội Mĩ chứ không phải quân Bắc Việt – để lấy những chiếc chăn mỏng, mỡ bò lau súng, tủ lạnh và máy điều hoà nhiệt độ cho văn phòng. Để tránh cảnh sát Việt Nam, chúng tôi buộc khăn trải giường vào nhau và leo xuống từ tầng thượng của một nhà thổ, và một anh bạn, anh này hiện là một quan chức cao cấp trong Bộ ngoại giao, phải quấn một tấm thảm quanh người và cứ thế trần truồng đi về doanh trại cách đó sáu dặm, trong khi chúng tôi được xe tải chở về từ trước rồi. Như vậy là chiến tranh vừa cướp đi tuổi trẻ của chúng tôi vừa tạo điều kiện cho chúng tôi chơi những trò chơi của thanh niên.

War replaces the difficult gray areas daily life with an eerie, serene clarity. In war you usually know who is your enemy and who is your friend, and are given means of dealing with both. (That was, incidentally, one of the great problems with Vietnam: it was hard to tell friend from foe--it was too much like ordinary Life.)

Chiến tranh làm mất đi những cảnh nhàm chán của đời thường và cung cấp cho ta sự rõ ràng minh bạch đến kì lạ. Trong chiến tranh bạn biết rõ ai là thù, ai là bạn và được trang bị để ứng xử với cả hai (Nhân tiện xin nói thêm rằng đấy là một trong những vấn đề lớn nhất của cuộc chiến Việt Nam: thật khó phân biệt bạn thù – nó rất giống với Đời Thường).

War is an escape from the everyday into a special world where the bonds that hold us to our duties in daily life--the bonds of family, community, work, disappear. In war, all bets are off. It's the frontier beyond the last settlement, it's Las Vegas. The men who do well in peace do not necessarily do well at war, while those who were misfits and failures may find themselves touched with fire. U. S. Grant, selling firewood on the streets of St. Louis and then four years later commanding the Union armies, is the best example, although I knew many Marines who were great warriors but whose ability to adapt to civilian life was minimal.

Chiến tranh là sự trốn chạy khỏi cuộc sống đời thường, để bước vào một thế giới đặc biệt, nơi những mối ràng buộc chúng ta với những trách nhiệm đời thường – ràng buộc với gia đình, cộng đồng, công việc, biến mất hoàn toàn. Trong chiến tranh, mọi thứ đều có thể. Đấy là biên giới nằm ngoài mọi sự giàn xếp, đấy là Las Vegas. Người thành công trong thời bình chưa chắc đã thành công trong thời chiến, còn kẻ không may trong thời bình có thể làm nên trên chiến địa. Ông U. S. Grant, từng bán củi trên đường phố St. Louis, sau đó bốn năm trở thành người chỉ huy quân đội Mĩ là thí dụ điển hình nhất, mặc dù tôi biết khá nhiều lính thuỷ đánh bộ Mĩ từng là những chiến binh vĩ đại nhưng lại không có khả năng thích ứng với cuộc sống đời thường.

I remember Kirby, a skinny kid with JUST YOU AND ME LORD tattooed on his shoulder. Kirby had extended his tour in Vietnam twice. He had long since ended his attachment to any known organization and lived alone out in the most dangerous areas, where he wandered about night and day, dressed only in his battered fatigue trousers with a .45 automatic tucked into the waistband, his skinny shoulders and arms as dark as a Montagnard's.

Tôi còn nhớ Kirby, một anh chàng gày trơ xương, có hàng chữ JUST YOU AND ME LORD xăm trên vai. Kirby xin tăng thời hạn phục vụ ở Việt Nam lên gấp đôi. Từ lâu anh ta đã không còn gắn bó với bất kì tổ chức nào và sống một mình trong những khu vực đặc biệt nguy hiểm, trên người chỉ có chiếc quần dã chiến nhàu nát, với khẩu súng lục giắt ngang hông, đôi vai và những cánh tay gày nhẳng của anh ta đen chẳng khác gì cột nhà cháy.

One day while out on patrol we found him on the floor of a hut, being tended by a girl in black pajamas, a bullet wound in his arm.

Một lần đơn vị tuần tra của chúng tôi tìm thấy anh ta nằm trên nền một căn lều hoang, cánh tay bị thương và đang được một cô gái mặc quần áo bà ba đen chăm sóc.

He asked me for a cigarette, then eyed me, deciding if I was worth telling his story to. "I stopped in for a mango, broad daylight, and there bigger'n hell were three NVA officers, real pretty tan uniforms. They got this map spread out oil a table, just eyeballin' it, makin' themselves right at home. They looked at me. I looked at them. Then they went for their nine millimeters and I went for my .45. "

Anh ta hỏi xin tôi thuốc lá và nhìn tôi xem có đáng để anh ta kể chuyện về mình hay không. “Tớ dừng lại để tìm mấy quả xoài, trời vẫn sáng, thế mà ở đó lại có ba thằng sĩ quan Bắc Việt, quân phục đàng hoàng. Họ trải tấm bản đồ lên mặt bàn đầy dầu mỡ, rồi vừa nhìn vào bản đồ vừa bước vào nhà. Họ nhìn vào tôi. Tôi nhìn vào họ. Họ rút súng 9 li ra, còn tôi thì rút khẩu colt 45.

"Yeah?"I answered. "So what happened

"I wasted 'em," he said, then puffed on his cigarette. Just another day at work, killing three men on the way to eat a mango.

How are you ever going to go back to the world?" I asked him. (He didn't. A few months later a ten-year-old Vietcong girl blew him up with a command-detonated booby trap.

“Thế à?”, tôi đáp. “Rồi sau thế nào?”

“Tôi để xổng bọn đó”, vừa nói anh ta vừa bặt quẹt châm thuốc lá. Ngay ngày hôm sau trên đường đi kiếm xoài anh ta đã giết chết ba người.

“Quay lại cuộc sống đời thường thế nào đây”, tôi hỏi anh ta. (Anh ta không quay lại được. Mấy tháng sau một cô bé Việt Cộng mới mười tuổi đầu đã làm anh ta nổ tung bằng một cái bẫy mìn).

War is a brutal, deadly game, but a game, the best there is. And men love games. You can come back from war broken in mind or body, or not come back at all. But if you come back whole you bring with you the knowledge that you have explored regions of your soul that in most men will always remain uncharted. Nothing I had ever studied was as complex or as creative as the small-unit tactics of Vietnam. No sport I had ever played brought me to such deep awareness of my physical and emotional limits.

Chiến tranh là một trò chơi dã man, chết chóc, nhưng là trò chơi tuyệt vời nhất. Mà con người thì thích trò chơi. Bạn có thể trở về từ cuộc chiến, bị thương tật cả về tinh thần lẫn thể xác, hoặc không quay về. Nhưng nếu bạn trở về thì toàn bộ hành trang bạn mang theo sẽ là hiểu biết về phần tâm hồn của chính bạn mà ở đa phần những người đàn ông khác, đấy vẫn là khu vực chưa được khám phá. Tôi chưa nghiên cứu một cái gì phức tạp và đầy sáng tạo như là chiến thuật tác chiến của các đơn vị nhỏ ở Việt Nam. Không có môn thể thao nào tôi từng chơi có thể gợi cho tôi nhận thức về những giới hạn cả về sức lực lẫn tinh thần của chính mình sâu sắc đến như thế.

One night not long after I had arrived in Vietnam, one of my platoon's observation on posts heard enemy movement. I immediately lost all saliva in my mouth. I could not talk; not a sound would pass my lips. My brain erased as if the plug had been pulled--I felt only a dull hum throughout my body, a low-grade current coursing through me like electricity through a power line. After a minute I could at least grunt, which I did as Hiers gave orders to the squad leaders, called in artillery and air support, and threw back the probe. I was terrified. I was ashamed, and I couldn't wait for it to happen again.

Một đêm, sau khi tôi tới Việt Nam chưa lâu, một lần đứng gác tôi nghe thấy địch quân đang di chuyển. Tôi lập tức thấy khô hết cả cổ họng. Tôi không thể nói được, không thể thốt nên lời. Thần kinh tôi như bị xoá sạch, như thế cái nút chặn nó đã bị rút ra rồi vậy – tôi chỉ nghe thấy tiếng ù ù buồn tẻ truyền khắp cơ thể, một rung động nhẹ truyền khắp cơ thể như dòng điện đi trên dây vậy. Sau khoảng một phút tôi mới thốt nên lời, trong khi Hiers ra lệnh cho chỉ huy đơn vị, gọi pháo binh và không quân trợ giúp. Tôi sợ, tôi xấu hổ và tôi không thể đợi cho nó xảy ra một lần nữa.

The enduring emotion of war, when everything else has faded, is comradeship. A comrade in war is a man you can trust with anything, because you trust him with your life. "It is," Philip Caputo wrote in A Rumor of War "unlike marriage, a bond I that cannot be broken by a word, by boredom or divorce, or by anything other than death." Despite its extreme right-wing image, war is the only utopian experience most of us ever have. Individual possessions and advantage count for nothing: the group is everything What you have is shared with your friends. It isn't a particularly selective process, but a love that needs no reasons, that transcends race and personality and education--all those things that would make a difference in peace. It is, simply, brotherly love.

Sau khi tất cả đã mờ phai thì cái còn lại vĩnh viễn sau chiến tranh chính là tình đồng đội. Đồng đội là người mà ta có thể giao phó mọi việc vì ta đã giao phó cuộc đời cho anh ta. “Đấy là”, như Philip Caputo viết trong A Rumor of War “khác với hôn nhân, tình đồng đội là sự gắn bó không thể dùng lời nói, nỗi buồn chán hay li dị hoặc bất cứ thứ gì khác mà phá bỏ được, chỉ có cái chết mới phá bỏ được nó”. Mặc cho hình ảnh quá hữu khuynh của nó, chiến tranh là trải nghiệm mang tính không tưởng duy nhất mà đa số chúng ta từng trải nghiệm. Tài sản hay địa vị cá nhân đều chẳng có ý nghĩa gì: nhóm mới là tất cả. Tất cả những cái mà ta có đều được chia sẻ với bạn bè. Đấy không phải là một quá trình chọn lọc đặc biệt, tình yêu không cần lí do, tình yêu không cần biết đến chủng tộc, cá tính và học vấn – đấy là những thứ tạo ra khác biệt trong thời bình. Đấy đơn giản tình đồng đội chính là tình anh em.

What made this love so intense was that it had no limits, not even death. John Wheeler in Touched with Fire quotes the Congressional Medal of Honor citation of Hector Santiago-Colon: "Due to the heavy volume of enemy fire and exploding grenades around them, a North Vietnamese soldier was able to crawl, undetected, to their position. Suddenly, the enemy soldier lobbed a hand grenade into Sp4c. Santiago-Colon's foxhole. Realizing that there was no time to throw the grenade out of his position, Sp4c., Santiago-Colon retrieved the grenade, tucked it into his stomach, and turning away from his comrades, and absorbed the full impact of the blast. " This is classic heroism, the final evidence of how much comrades can depend on each other. What went through Santiago- Colon's mini for that split second when he could just a easily have dived to safety? It had to be this: my comrades are more important than my most valuable possession--my own life.

Cái làm cho mối tình này trở thành mạnh mẽ đến như thế vì nó không có giới hạn, không bao giờ chết. John Wheeler trong Touched with Fire dẫn lại lời vinh danh Hector Santiago-Colon khi anh được trao Huân chương Danh dự như sau: “Vì hoả lực và lựu đạn nổ ầm ỹ xung quanh cho nên quân Bắc Việt có thể bò đến gần chốt mà quân ta không biết. Bất ngờ một quả lựu đạn của địch quân rơi trúng hầm trú ẩn của đơn vị Sp4C của Santiago-Colon. Không còn thời gian để tung quả lựu đạn ra ngoài, Santiago-Colon liền ôm vào bụng và quay người đi, để tránh thương vong cho đồng đội, anh đã phải chịu toàn bộ sức ép của vụ nổ”. Đấy chính là chủ nghĩa anh hùng truyền thống, là bằng chứng rõ ràng về tình đồng đội. Santiago - Colon đã nghĩ gì trong một phần giây đồng hồ, khi anh có thể chạy trốn? Chỉ có thể là: đồng đội của ta còn quan trọng hơn cả đời ta – tài sản quí giá nhất mà ta có.

Isolation is the greatest fear in war. The military historian S.L.A. Marshall con ducted intensive studies of combat incidents during World War 11 and Korea and discovered that, at most, only 25 percent of the men who were under fire actually fired their own weapons. The rest cowered behind cover, terrified and helpless--all systems off. Invariably, those men had felt alone, and to feel alone in combat is to cease to function; it is the terrifying prelude to the final loneliness of death. The only men who kept their heads felt connected to other men, a part of something as if comradeship were some sort of collective life-force, the power to face death and stay conscious. But when those men cam home from war, that fear of isolation stayed with many of them, a tiny mustard seed fallen on fertile soil.

Trong chiến tranh sợ nhất là bị lạc hay mất liên lạc với đơn vị. S.L.A. Marshall, nhà sử học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực quân sự, đã tiến hành nghiên cứu các tình huống chiến đấu đột xuất trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như chiến tranh Triều Tiên và phát hiện ra rằng trong hầu hết các trường hợp, chỉ có 25% binh sĩ nằm dưới tầm hoả lực là có bắn trả mà thôi. Số còn lại tìm chổ ẩn nấp, hoảng loạn và bất lực. Bao giờ cũng thế, những người này cảm thấy đơn độc, mà cảm thấy đơn độc trong chiến đấu nghĩa là không còn hoạt động được nữa; đấy là khúc mở đầu đầy kinh hoàng trước khi cái chết thực sự xảy ra. Chỉ những người còn giữ được bình tĩnh mới cảm nhận được là họ còn có mối liên hệ với những người khác, còn cảm thấy là một phần của cái sức sống tập thể có tên là tình đồng đội, đủ sức đối mặt với chết chóc và còn tỉnh táo mà thôi. Nhưng khi trở về từ chiến tranh, nhiều người vẫn còn cảm thấy sợ tình cảnh cô đơn, đấy là một hạt cải nhỏ tí đã được gieo trên mảnh đất màu mỡ.

When I came back from Vietnam I tried to keep up with my buddies. We wrote letters, made plans to meet, but something always came up and we never seemed to get together. For a few year we exchanged Christmas cards, then nothing . The special world that had sustain our intense comradeship was gone. Everyday life--our work, family, friends--reclaimed us, and we grew up.

Sau khi trở về từ Việt Nam, tôi cố gắng giữ liên hệ với những người bạn thân. Chúng tôi viết thư cho nhau, chúng tôi tổ chức gặp mặt, nhưng bao giờ cũng có một cái gì đó xảy ra và dường như chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau vậy. Mấy năm đầu chúng tôi còn gửi cho nhau thiệp chúc mừng nhân dịp Giáng sinh, nhưng sau đó thì mọi sự chấm dứt. Cái thế giới đặc biệt từng giữ tình đồng đội nồng ấm của chúng tôi đã vĩnh viễn biến mất rồi. Cuộc sống hàng ngày – công việc, gia đình, bạn bè – đã cải hoá chúng tôi và chúng tôi lớn lên.

But there was something not right about that. In Vietnam I had been closer to Hiers, for example, than to anyone before or since. We were connected by the radio, our lives depended on it, and on eachother. We ate, slept, laughed, and we terrified together. When I first arrived in Vietnam I tried to get Hiers to salute me, but he simply wouldn't do it, mustering at most a "Howdy, Lieutenant, how's it hanging" as we passed. For every time that I didn't salute I told him he would have to fill a hundred sandbags.

Nhưng không phải mọi sự đều như thế. Thí dụ ở Việt Nam tôi đã gần gũi với Hiers hơn bất kì ai khác trước đó và sau đó. Chúng tôi gắn bó với nhau bằng cái máy vô tuyến, cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc vào nó. Chúng tôi ăn, ngủ, cười nói và sợ hãi cùng nhau. Khi mới đến Việt Nam, tôi bắt Hiers phải chào tôi theo đúng điều lệnh, nhưng anh ta không làm, thường thì anh ta chỉ nói: “Xin chào ông trung uý” mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Mỗi lần không chào là tôi lại bảo anh ta đổ đầy một trăm bao tải cát.

We'd reached several thousand sandbags when Hiers took me aside and said "Look, Lieutenant, I'll be happy to salute you, really. But if I get in the habit back here in the rear I may salute you when we're out in the bush. And those gooks a just waiting for us to salute, tell 'em who the lieutenant is. You'd be the first one blown away." We forgot the sandbags and the salutes. Months later, when Hiers left the platoon to go home, he turned to me as I stood on our hilltop position, and gave me the smartest salute I'd ever seen. I shot him the finger, and that was the last I saw of him for fifteen years. When we met by accident at the Vietnam memorial it was like a sign; enough time had passed-we were old enough to say goodbye to who we had been and become friends as who we had become.

Sau khi đã đổ đầy mấy ngàn bao cát, Hiers kéo tôi sang một bên và bảo: “Này ông trung uý, tôi sẽ rất vui khi chào ông theo đúng điều lệnh. Nhưng nếu tôi quen như thế ở đây thì tôi có thể sẽ chào ông lúc chúng ta nằm trong bụi rậm ngoài tiền duyên. Và mấy tay da vàng đang đợi chúng ta chào nhau, chẳng khác gì bảo cho chúng biết ai là trung uý. Ông sẽ là người tan xác trước tiên”. Chúng tôi không còn nhắc đến bao tải cát và chuyện chào hỏi nữa. Mấy tháng sau, trước khi rời đơn vị để về nhà, Hiers quay sang phía tôi đúng lúc tôi đang đứng trên vị trí giữa đỉnh đồi và giơ tay lên chào một cách điệu nghệ chưa từng thấy. Tôi đưa ngón tay chỉ vào người anh, và phải mười lăm năm sau tôi mới gặp lại anh ta. Chúng tôi vô tình gặp nhau bên cạnh bức tường tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở Việt Nam, giống như một biểu tượng; bao nhiêu năm đã trôi qua – chúng tôi đã đủ trưởng thành để nói lời vĩnh biệt với những người mà chúng tôi đã từng là và trở thành bạn như những người mà chúng tôi hiện đang là.

For us and for thousands of veterans the memorial was special ground. War is theater, and Vietnam had been fought without a third act. It was a set that hadn't been struck; its characters were lost there, with no way to get off and no more lines to say. And so when we came to the Vietnam memorial in Washington we wrote our own endings as we stared at the names on the wall, reached out and touched them, washed them with our tears, said goodbye. We are older now, some of us grandfathers, some quite successful, but the memorial touched some part of us that is still out there, under fire, alone. When we came to that wait and met the memories of our buddies and gave them their due, pulled them tip from their buried places and laid our love to rest, we were home at last.

Đối với hai chúng tôi và đối với hàng ngàn cựu chiến binh khác, bức tường là vùng đất đặc biệt. Chiến tranh là một vở kịch, Việt Nam đã được diễn mà không có hồi kết. Sân khấu không được dọn dẹp, các nhân vật chính bị lạc ở đấy, không có đường ra và cũng chẳng còn gì để mà nói nữa. Cho nên khi đến bức tường tưởng niệm chúng tôi tự viết lấy hồi kết khi nhìn vào tên những người được ghi trên trên đó, chạm tay vào từng cái tên một và lấy nước mắt ra lau, rồi nói lời vĩnh biệt. Bây giờ chúng tôi đã già dặn hơn, có người đã thành ông nội ông ngoại rồi, một số người khá thành đạt, nhưng bức tường đã chạm đến cái phần mà chúng tôi vẫn để lại ở đó, vẫn để lại dưới làn đạn, một mình. Khi chúng tôi đến bức tường đó, gặp lại hồi ức về bè bạn và trả món nợ tưởng nhớ, kéo họ ra khỏi những nấm mồ và để tình yêu thương ngơi nghỉ, chúng tôi tìm được sự bình an.

For all these reasons, men love war. But these are the easy reasons, the first circle the ones we can talk about without risk of disapproval, without plunging too far into the truth or ourselves. But there are other, more troubling reasons why men love war. The love of war stems from the union, deep in the core of our being between sex and destruction, beauty and horror, love and death. War may be the only way in which most men touch the mythic domains in our soul. It is, for men, at some terrible level, the closest thing to what childbirth is for women: the initiation into the power of life and death. It is like lifting off the corner of the universe and looking at what's underneath. To see war is to see into the dark heart of things, that no-man's-land between life and death, or even beyond.

Người ta thích chiến tranh vì tất cả những lí do như thế. Nhưng đấy là những lí do dễ hiểu, là những lí do có thể nói mà không sợ bị phản đối, không cần phải đi quá sâu vào sự thật hoặc bản thể của chúng ta. Nhưng người ta thích chiến tranh còn vì những lí do khác, rắc rối hơn nhiều. Tình yêu chiến tranh xuất phát từ sự hợp nhất giữa sinh thành và phá hoại, giữa cái đẹp và sự gớm ghiếc, giữa tình yêu và cái chết nằm sâu trong bản thể của chúng ta. Chiến tranh có thể là cách duy nhất mà hầu hết đàn ông có thể chạm được vào khu vực bí ẩn nhất trong tâm hồn chúng ta. Đối với đàn ông, chiến tranh là cái gì đó rất gần gũi với sự sinh nở của đàn bà: khai tâm về sức mạnh của sống và chết. Tương tự như việc mở ra một góc của vũ trụ và nhìn thấy những thứ ở bên dưới. Chứng kiến chiến tranh là chứng kiến phần cốt lõi đen tối của sự vật, chứng kiến vùng đất không người nằm giữa sống và chết, thậm chí còn xa hơn nữa.

And that explains a central fact about the stories men tell about war. Every good war story is, in at least some of its crucial elements, false. The better the war story, the less of it is likely to be true. Robert Graves wrote that his main legacy from World War I was "a difficulty in telling tile truth. " I have never once heard a grunt tell a reporter a war story that wasn't a lie, just as some of the stories that I tell about the war are lies. Not that even the lies aren't true, on a certain level. They have a moral, even a mythic, truth, rather than a literal one. They reach out and remind the tellers and listeners of their place in the world. They are the primitive stories told around the fire in smoky teepees after the pipe has been passed. They are all, at bottom, the same.

Và điều đó giải thích cho ta biết sự kiện quan trọng nhất của những câu chuyện mà người ta kể về chiến tranh. Mọi câu chuyện hay về chiến tranh, chí ít là một số chi tiết chính yếu nhất của nó, đều là giả. Chuyện càng hay thì lại càng không thật. Robert Graves viết rằng điều quan trọng nhất ông thu nhận được từ Chiến tranh thế giới thứ nhất là “khó nói lên sự thật”. Tôi chưa bao giờ nghe thấy người lính nào nói với phóng viên câu chuyện về chiến tranh mà lại không phải là chuyện bịa, rằng một số chuyện tôi nói về chiến tranh là chuyện bịa. Không phải những chuyện bịa là không thật, ở mức độ nào đó. Chúng chứa đựng sự thật, theo nghĩa đạo đức thậm chí huyền thoại chứ không phải theo nghĩa đen. Chúng nhắc nhở người kể và người nghe về vị trí của họ trong thế giới này. Đấy là những câu chuyện có từ thời tiền sử được kể bên bếp lửa trong những túp lều đầy khói trong lúc trà dư tửu hậu. Về bản chất, tất cả những câu chuyện đó đều giống nhau như đúc.

Some of the best war stories out Of Vietnam are in Michael Heir's Dispatches One of Heir's most quoted stories goes like this: "But what a story he told me, as one pointed and resonant as any war story I ever heard. It took me a year to understand it: "'Patrol went up the mountain. One man came back. He died before he could tell its What happened.'

Trong tập Dispatches của Michael Heir có những câu chuyện hay nhất về cuộc chiến Việt Nam. Một trong những câu chuyện được trích dẫn nhiều nhất viết như sau: “Nhưng câu chuyện mà anh ta kể cho tôi nghe, rõ ràng và xúc động như bất kì câu chuyện về chiến tranh nào khác mà tôi từng được nghe. Phải một năm sau tôi mới hiểu: ‘Đơn vị tuần tra đi lên đồi. Một người quay lại. Anh ta chết trước khi có thể nói Chuyện gì vậy.’

"I waited for the rest, but it seemed not to be that kind of story; when I asked him what had happened he just looked like he felt sorry for me, fucked if he'd waste time telling stories to anyone as dumb as I was."

Tôi đợi nghe tiếp, nhưng dường như đây không phải là chuyện kiểu đó; khi tôi hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì thì anh nhìn tôi như thể lấy làm tiếc cho tôi, chán nản như thể đã phí thì giờ mà nói với những chuyện như thế với những người ngu như tôi”.

It is a great story, a combat haiku, all negative space and darkness humming with portent. It seems rich, unique to Vietnam. But listen, now, to this:

Đấy là một câu chuyện cực kì hay, một bài thơ haiku về chiến tranh, tất cả không gian tiêu cực và sự tăm tối đều báo cho Hier điềm gở. Rất hay và đặc trưng cho Việt Nam. Nhưng xin hãy nghe:

"We all went up to Gettysburg, the summer of '63: and some of us came back from there: and that's all except the details. " That is the account of Gettysburg by one Praxiteles Swan, onetime captain of the Confederate States Army. The language is different, but it is the same story. And it is a story that I would imagine has been told for as long as men have gone to war. Its purpose is not to enlighten but to exclude; its message is riot its content but putting the listener in his place. I suffered, I was there. You were not. Only those facts matter. Everything else is beyond words to tell. As was said after the worst tragedies in Vietnam: "Don't mean nothin'." Which meant, "It means everything it means too much." Language overload.

“Tất cả chúng tôi đều tiến về Gettysburg, đấy là mùa hè năm 63: và một số người trong chúng tôi đã trở về từ đấy: và đấy là tất cả, ngoại trừ một số chi tiết”. Đấy là câu chuyện về Gettysburg do Praxiteles Swan, có thời từng là đại uý quân đội Liên bang, viết. Ngôn ngữ có khác, nhưng câu chuyện thì vẫn thế. Và tôi ngờ rằng đây là câu chuyện được kể từ ngày con người bắt đầu đi ra mặt trận. Mục đích của nó không phải là khai minh mà là ngăn chặn; thông điệp của nó làm rối loạn nội dung, nhưng nó đặt người nghe vào đúng vị trí của anh ta. Tôi đã chịu đau khổ, tôi đã ở đấy. Còn bạn thì không. Chỉ có những sự kiện đó là có ý nghĩa mà thôi. Mọi thứ khác đều không thể diễn đạt bằng lời. Như người ta nói sau những thảm kịch khủng khiếp nhất ở Việt Nam: “Chẳng có ý nghĩa gì”. Nhưng lại là: “Đấy là tất cả”. Ngôn từ không đủ sức.

War stories inhabit the realm of myth because every war story is about death. And one of the most troubling reasons men love war is the love of destruction, the thrill of killing. In his superb book on World War II, The Warriors,J. Glenn Gray wrote that "thousands of youths who never suspect the presence of such an impulse in themselves have learned in military life the mad excitement of destroying." It's what Hemingway meant when he wrote, "Admit that you have liked to kill as all who are soldiers by choice have enjoyed it it some time whether they lie about it or not."

Chuyện về chiến tranh diễn ra trong vương quốc của huyền thoại vì chuyện nào cũng nói về chết chóc cả. Và một trong những lí do để người ta thích chiến tranh là vì người ta thích phá hoại, thích giết chóc. Trong tác phẩm The Warriors, một tác phẩm tuyệt vời nhất của J. Glenn Gray viết về Chiến tranh thế giới thứ hai, có đoạn: “Trong quân ngũ, hàng ngàn thanh niên, những người chưa bao giờ ngờ rằng trong con người họ lại có những xung động như thế, đã cảm thấy được niềm phấn khích điên rồ của sự phá hoại”. Đấy cũng là điều Hemingway ám chỉ khi ông viết: “Công nhận rằng bạn cũng thích sát sinh như tất cả những người lính đôi khi đã khoái làm chuyện đó dù họ có nói về nó hay không”.

My platoon and I went through Vietnam burning hooches (note how language liberated US--we didn't burn houses and shoot people: we burned hooches and shot gooks), killing dogs and pigs and chickens, destroying, because, as my friend Hiers put it, "We thought it was fun at the time." As anyone who has fired a bazooka or an M-60 machine gun knows, there is something to that power in your finger, the soft, seductive touch of the trigger. It's like the magic sword, a grunt's Excalibur: all you do is move that finger so imperceptibly just a wish flashing across your mind like a shadow, not even a full brain synapse, and I poof in a blast of sound and energy and light a truck or a house or even people disappear, everything flying and settling back into dust.

Trung đội của chúng tôi đã đi khắp Việt Nam, vừa đi vừa đốt “rơm” (hãy xem ngôn từ đã giải phóng nước Mĩ như thế nào – chúng tôi không đốt nhà và bắn người: chúng tôi đốt “rơm” và bắn “da vàng”), giết chó, lợn và gà, và phá hoại, vì như anh bạn Hiers của tôi nói: “Lúc đó chúng tôi nghĩ là vui”. Bất cứ người nào đã từng bắn súng bazooka hay súng liên thanh M-60 đều biết rằng có một cái gì đó bí ẩn liên quan đến cú đụng chạm nhẹ nhàng, duyên dáng lên cái cò súng. Giống như thanh gươm đầy ma thuật của vua Arthur: chỉ cần kéo thật nhẹ ngón tay, giống như một tia chớp ở trong đầu và trong tiếng nổ, trong năng lượng và ánh sáng của nó, một chiếc ô tô tải, ngôi nhà hay thậm chí mấy người lập tức biến mất, tất cả đều tung lên, đều biến thành tro bụi hết.

There is a connection between this thrill and the games we played as children, the endless games of cowboys and Indians and war, the games that ended with "Bang bang you're dead," and everyone who was "dead" got up and began another game. That's war as fantasy, and it's the same emotion that touches us in war movies and books, where death is something without consequence, and not something that ends with terrible finality as blood from our fatally fragile bodies flows out onto the mud. Boys aren't the only ones prone to this fantasy; it possesses the old men who have never been to war and who preside over our burials with the same tears they shed when soldiers die in the movies--tears of fantasy, cheap tears. The love of destruction and killing in war stems from that fantasy of war as a game, but it is the more seductive for being indulged at terrible risk. It is the game survivors play, after they have seen death up close and learned in their hearts how common, how ordinary, and how inescapable it is.

Có mối liên kết giữa cảm giác kinh hoàng này với những trò chơi mà chúng ta thường chơi khi còn nhỏ, những trò chơi bất tận giữa Cao-bồi và dân da đỏ, những trò chơi chiến tranh, những trò chơi thường kết thúc với câu: “Đoàng, mày chết rồi”, và tất cả những người “chết rồi” đó đều đứng lên và chơi tiếp. Đấy là cuộc chiến tưởng tượng, ta cũng gặp tình cảm như thế khi xem phim hay đọc sách, ở đấy chết chóc không để lại hậu quả gì, không phải là sự kết cục kinh hoàng: máu từ cái thân xác hữu sinh hữu tử của chúng ta tuôn xối xả xuống vũng bùn. Trẻ con không phải là những người duy nhất thích tưởng tượng, trí tưởng tượng còn ám ảnh cả người lớn, những người chưa từng ra trận và những người chịu trách nhiệm chôn cất chúng tôi cũng rớt nước mắt hệt như khi họ nhìn thấy người lính chết trên màn ảnh vậy – đấy là những giọt nước mắt của trí tưởng tượng, những giọt nước mắt rẻ tiền. Việc thích phá phách và giết chóc trong chiến tranh có xuất xứ từ trí tưởng tượng coi chiến tranh chỉ là trò chơi, nhưng nó hấp dẫn hơn vì được có mặt ở những chỗ rủi ro nhất. Đấy là trò chơi mà những người thoát chết chơi, sau khi họ nhìn thấy cái chết gần đến như thế và đã nhập tâm rằng chết là chuyện bình thường, không thể nào tránh được, ai cũng phải chết.

I don't know if I killed anyone in Vietnam but I tried as hard as I could. I fired at muzzle flashes in tile night, threw grenades during ambushes, ordered artillery and bombing where I thought tile enemy was. Whenever another platoon got a higher body count, I was disappointed: it was like suiting up for the football game and then not getting to play. After one ambush my men brought back the body of a North Vietnamese soldier. I later found the dead man propped against some C-ration boxes; he had on sunglasses, and a Playboy magazine lay open in his lap; a cigarette dangled jauntily from his mouth, and on his head was perched a large and perfectly formed piece of shit.

Tôi không biết mình đã giết được người nào ở Việt Nam hay chưa, nhưng hồi ấy tôi đã tìm mọi cách để làm việc đó. Tôi bắn khi nhìn thấy lửa đầu nòng trong đêm tối, tôi ném lựu đạn khi đi phục kích, tôi gọi pháo binh và không quân ném bom vào nơi mà tôi cho rằng địch quân đang ẩn náu. Tôi cảm thấy bất mãn khi đơn vị bạn thu được nhiều xác chết hơn: chẳng khác gì đã mặc quần áo cầu thủ bóng đá mà cuối cùng không được ra sân vậy. Sau một trận phục kích đơn vị tôi lôi về xác một chiến binh Bắc Việt. Một lúc sau tôi thấy xác người lính được đặt ngồi, lưng dựa vào mấy thùng đựng thuốc vitamin C, mắt đeo kính, cuốn tạp chí Playboy nằm dưới chân, điếu thuốc lá lủng lẳng trên miệng, còn đầu thì đội một miếng vải áo to, được xếp một cách rất cẩn thận.

I pretended to be Outraged, since desecrating bodies was frowned on as un-American and counterproductive. But it wasn't outrage I felt. I kept my officer's face on, but inside I was... laughing. I laughed--I believe now--in part because of some subconscious appreciation of this obscene linkage of sex and excrement and 'death; and in part because of the exultant realization that he--whoever he had been--was dead and I--special, unique I me--was alive. He was my brother, but I knew him not. The line between life and death is gossamer thin; there is joy. true joy, in being alive when so many around you are not. And from the joy of being alive in death's presence to the joy of causing death is, unfortunately, not that great a step.

Tôi giả vờ tức giận vì việc báng bổ xác chết như thế thật không phải là Mĩ và chẳng có lợi gì. Nhưng thực ra tôi không giận. Tôi làm mặt nghiêm, nhưng trong bụng tôi lại cười thầm. Tôi cười – bây giờ tôi tin là như thế – một phần là vì trong trong đáy sâu tâm hồn tôi bỗng có liên tưởng giữa tình dục, cứt đái và chết chóc; và một phần là vì tôi vui mừng khi biết rằng anh ta – là ai thì cũng thế thôi – đã chết, còn tôi – một người đặc biệt, có một không hai – vẫn còn sống. Anh ta là anh em với tôi, nhưng tôi không biết anh ta. Biên giới giữa sống và chết mỏng như một sợi tơ; thật là vui, đúng là rất vui khi ta còn sống nhưng biết bao người xung quanh đã chết. Và thật đáng tiếc là từ niềm vui khi biết rằng mình vẫn sống giữa cảnh chết chóc đến niềm vui giết người chỉ là một bước nhỏ.

A lieutenant colonel I knew, a true intellectual, was put in charge of civil affairs, the work we did helping the Vietnamese grow rice and otherwise improve their lives. He was a sensitive man who kept a journal and seemed far better equipped for winning hearts and minds than for combat command. But he got one, and I remember flying out to visit his fire base the night after it had been attacked by an NVA sapper unit. Most of the combat troops I had been out on an operation, so this colonel mustered a motley crew of clerks and cooks and drove the sappers off, chasing them across tile rice paddies and killing dozens of these elite enemy troops by the light of flares. That morning, as they were surveying what they had done and loading the dead NVA--all naked and covered with grease and mud so they could penetrate the barbed wire--on mechanical mules like so much garbage, there was a look of beatific contentment on tile colonel's face that I had not seen except in charismatic churches. It was the look of a person transported into ecstasy.

Tôi biết một viên trung tá, một người trí thức thực sự, được giao làm việc dân sự, tức là giúp nông dân Việt Nam trồng lúa cũng như những việc khác nhằm cải thiện đời sống cho họ. Anh là một người nhạy cảm, thường ghi nhật kí và là người phù hợp với công việc tranh thủ trái tim và khối óc hơn là chỉ huy đánh nhau. Nhưng anh đã quay lại vị trí chỉ huy và tôi nhớ đã lao đến căn cứ của anh sau khi nó bị lực lượng công binh Bắc Việt tấn công. Đa số người trong đơn vị lúc đó đều ra trận rồi cho nên viên trung tá tập hợp tất cả nhân viên và đầu bếp lại và đã đuổi được lính đặc công Bắc Việt ra khỏi vị trí, truy kích qua cánh đồng lúa và giết được hơn một chục tên lính thiện chiến của kẻ thù. Sáng hôm đó, khi họ xem lại kết quả và đưa xác lính Bắc Việt lên xe – tất cả đều cởi trần và trát đầy dầu mỡ và bùn để có thể chui qua hàng rào kẽm gai – giống như đưa rác lên vậy, trên mặt viên trung tá bỗng hiện lên vẻ mãn nguyện mà tôi chỉ gặp trong những buổi cầu nguyện đầy thành kính mà thôi. Đấy là nét mặt của một người đang ở trong trạng thái thăng hoa.

And I--what did I do, confronted with this beastly scene? I smiled back. 'as filled with bliss as he was. That was another of the times I stood on the edge of my humanity, looked into the pit, and loved what I saw there. I had surrendered to an aesthetic that was divorced from that crucial quality of empathy that lets us feel the sufferings of others. And I saw a terrible beauty there. War is not simply the spirit of ugliness, although it is certainly that, the devil's work. But to give the devil his due,it is also an affair of great and seductive beauty.

Còn tôi – tôi đã làm gì trước khung cảnh kinh tởm này? Tôi cũng mỉm cười, hân hoan như anh ta vậy. Tôi đã đứng bên miệng vực của tình người, tôi nhìn vào đáy vực và tỏ ra thích thú với những điều đã nhìn thấy ở đấy. Tôi đã đánh mất lòng từ bi, tức là đánh mất cái phẩm chất giúp ta cảm được sự đau khổ của người khác. Thay vì thế, tôi lại nhìn thấy cảnh đẹp kinh hoàng ở đây. Chiến tranh không chỉ đơn giản là lòng hận thù, mặc dù chắc chắn đầy là công việc của quỉ sứ. Nhưng công bằng mà nói, đấy còn là một công việc tuyệt đẹp và đầy quyến rũ nữa.

Art and war were for ages as linked as art and religion. Medieval and Renaissance artists gave us cathedrals, but they also gave us armor sculptures of war, swords and muskets and cannons of great beauty, art offered to the god of war as reverently as the carved altars were offered to the god of love. War was a public ritual of the highest order, as the beautifully decorated cannons in the Invalids in Paris and the chariots with their depict ions of the gods in the Metropolitan Museum of Art so eloquently attest Men love their weapons, not simply for helping to keep them alive, but for a deeper reason. They love their rifles and their knives for the same reason that the medieval warriors loved their armor and their swords: they are instruments of beauty.

Nghệ thuật và chiến tranh có thời được người ta liên hệ với nghệ thuật và tôn giáo. Các nghệ sĩ thời Trung cổ và Phục hưng đã để lại cho chúng ta những ngôi nhà thờ hoành tráng, nhưng họ cũng để lại cho chúng ta những bức tượng đồng nói về chiến tranh, những thanh kiếm và nòng súng hoả mai, những khẩu thần công đẹp tuyệt vời, nghệ thuật dùng dâng hiến cho thần chiến tranh cũng cung kính như những bàn thờ chạm khắc dâng hiến cho thần tình yêu vậy. Chiến tranh là nghi lễ công cộng cao quí nhất, những khẩu súng thần công được trang hoàng đẹp đẽ trong đền Invalids ở Paris và những chiếc xe với hình các vị thần trong Viện bảo tàng Nghệ thuật (the Metropolitan Museum of Art) chứng thực một cách hùng hồn rằng Con Người yêu vũ khí không chỉ là vì nó giúp họ thoát chết mà còn vì một lí do sâu sắc hơn. Họ yêu khẩu súng trường và con dao của họ cũng như những chiến binh thời trung cổ yêu cái khiên và thanh kiếm vì cùng một lí do: đấy là công cụ của cái đẹp.

War is beautiful. There is something about a firefight at night, something about the mechanical elegance of an M -60 machine gun. They are everything they should be, perfect examples of their form. When you are firing out at night, the red racers go out into tile blackness is if you were drawing with a light pen. Then little dots of light start winking back, and green tracers from the AK-47s begin to weave ill with the red to form brilliant patterns that seem, given their great speeds, oddly timeless, as if they had been etched on the night. And then perhaps the gunships called Spooky come in and fire their incredible guns like huge hoses washing down from the sky, like something God would do when He was really ticked off. And then the flares pop, casting eerie shadows as they float down on their little parachutes, swinging in the breeze, and anyone who moves, in their light seems a ghost escaped from hell.

Chiến tranh là đẹp. Đấy là những trận đánh nhau vào ban đêm, đấy là vẻ tao nhã của khẩu súng máy M-60. Những khẩu súng đẹp không chê vào đâu được, thật là một thí dụ hoàn hảo về hình thức. Khi bắn vào ban đêm, những đốm lửa đỏ xuyên qua màn đêm, có cảm tưởng như thể ta đang dùng một cái bút sáng mà vẽ vậy. Sau đó là những đốm lửa nhỏ bắn trở lại, những viên đạn AK-47 màu xanh đan xen với những viên đạn màu đỏ tạo nên những hình thù tuyệt vời, nhất là với tốc độ nhanh như thế, tưởng chừng như đấy là những hình được khắc vào màn đêm vậy. Sau đó, có thể là máy bay, gọi là Thần Sầu, tới yểm trợ và khai hoả. Thật không thể nào tưởng tượng nổi, chẳng khác gì nước phun từ những cái ống khổng lồ trên trời xuống, chẳng khác gì ông Trời ra tay trừng phạt vậy. Và khi những quả đạn pháo sáng bùng lên, chúng vừa lắc lư theo chiều gió vừa hạ xuống dần dần trên những cái dù nhỏ, người chạy dưới áng sáng của những quả pháo sáng này trông chẳng khác gì ma quỉ đang chạy khỏi địa ngục.

Daytime offers nothing so spectacular, but it also has its charms. Many men loved napalm, loved its silent power, the way it could make tree lines or houses explode as if by spontaneous combustion. But I always thought napalm was greatly overrated, unless you enjoy watching tires burn. I preferred white phosphorus, which exploded with a fulsome elegance, wreathing its target in intense and billowing white smoke, throwing out glowing red comets trailing brilliant white plumes I loved it more--not less --because of its function: to destroy, to kill. The seduction of War is in its offering such intense beauty--divorced from I all civilized values, but beauty still.

Ban ngày không có gì đặc biệt, nhưng cũng hấp dẫn chán. Nhiều người thích bom napalm, thích cái sức phá huỷ thầm lặng của nó, nó có thể làm cho cả hàng cây hay những ngôi nhà bay tung lên như thể tự nổ từ bên trong. Nhưng tôi luôn nghĩ rằng bom napalm được đánh giá quá cao, trừ khi bạn thích ngắm những cái lốp xe cháy. Tôi thích chất photpho trắng, loại này nổ rất tao nhã, trùm lên mục tiêu với một làn khói trắng dày đặc, làm bắn tung lên những cục than màu đỏ kèm theo một cái đuôi khói trắng dài, tôi thích nó hơn vì chức năng của nó là phá hoại và giết chóc. Chiến tranh hấp dẫn là vì nó mở ra trước mắt người ta khung cảnh cực kì đẹp đẽ – khác xa với tất cả những giá trị của nền văn minh, nhưng vẫn là đẹp.

Most men who have been to war, and most women who have been around it, remember that never in their lives did they have so heightened a sexuality. War is, in short. a turn-on. War cloaks men in a coat that conceals the limits and inadequacies of their separate natures. It gives them all aura, a collective power, an almost animal force. They aren't just Billy or Johnny or Bobby, they are soldiers! But there's a price for all that: the agonizing loneliness of war, the way a soldier is cut off from everything that defines him as an individual--he is the true rootless man.

Phần lớn những người đàn ông từng ra trận và phần lớn những người đàn bà đã từng ở gần bãi chiến trường còn nhớ rằng chưa bao giờ dục tình của họ lại dâng cao như thế. Tóm lại, chiến tranh là tác nhân kích thích. Chiến tranh khoác lên người ta chiếc áo che đi những hạn chế và những sự bất toàn trong bản chất của từng cá nhân. Nó khoác lên người ta vòng hào quang, tạo cho người ta sức mạnh của đám đông, sức lực gần như của loài cầm thú. Họ không còn là thằng Billy hay thằng Johnny hoặc Bobby nữa, họ là những người lính! Nhưng dĩ nhiên là phải trả giá: sự cô đơn vò xé lòng người trong chiến tranh, người lính bị cắt đứt khỏi tất cả những điều làm cho anh ta trở thành một con người cá nhân riêng biệt – anh ta đúng là một con người tứ cố vô thân.

The uniform did that, too, and all that heightened sexuality is not much solace late it night when the emptiness comes.

Bộ quân phục đã tạo ra tất cả chuyện đó, và dục tình dâng cao không an ủi được người ta khi trong tâm hồn chỉ còn lại sự trống vắng.

There were many men for whom this condition led to great decisions. I knew a Marine in Vietnam who was a great rarity, an Ivy League graduate. He also had an Ivy League wife, but lie managed to fall in love with a Vietnamese bar girl who could barely speak English. She was not particularly attractive, a peasant girl trying to support her family He spent all his time with her, he fell in love with her--awkwardly informally, but totally. At the end of his twelve months in Vietnam he went home, divorced his beautiful, intelligent, and socially correct wife and then went back to Vietnam and proposed to the bar girl, who accepted. It was a marriage across a vast divide of language, culture, race, and class that could only have been made in war. I am not sure that it lasted, but it would not surprise me if despite great difficulties, it did.

Hoàn cảnh như thế đã đưa nhiều người tới những quyết định mang tính bước ngoặt. Tôi biết một anh lính thuỷ đánh bộ, một người hiếm có, từng tốt nghiệp trường [trong hệ thống] Ivy League. Vợ anh cũng tốt nghiệp trường thuộc Ivy League, nhưng anh đã phải lòng một cô gái bán bar người Việt, một người gần như không biết nói tiếng Anh. Cô ta trông cũng chẳng có gì hấp dẫn, chỉ là một cô gái quê, tìm cách kiếm tiền phụ giúp gia đình mà thôi. Thế mà lúc nào anh ta cũng ở cạnh cô, anh yêu cô, không chính thức, nhưng say đắm. Sau khi hết mười hai tháng ở Việt Nam, anh trở về Mĩ, li dị với người vợ trí thức và có địa vị xã hội rồi trở lại Việt Nam xin cưới cô gái bán bar kia. Cô ta đồng ý. Một đám cưới của hai người thuộc hai ngôn ngữ khác nhau, văn hoá và sắc tộc, đẳng cấp cũng khác nhau, một đám cưới chỉ có thể diễn ra trong thời chiến. Tôi không biết là mối tình này có bền vững hay không, nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu, mặc dù có rất nhiều khó khăn nó vẫn bền vững.

Of course, for every such story there are hundreds. thousands, of stories of passing contacts, a man and a woman holding each other tight for one moment, finding in sex some escape from the terrible reality of tile war. The intensity that war brings to sex, the "let us love now because there may be no tomorrow," is based on death. No matter what our weapons on the battlefield, love is finally our only weapon against death. Sex is the weapon of life, the shooting sperm sent like an army of guerrillas to penetrate the egg's defenses is the only victory that really matters. War thrusts you into the well of loneliness, death breathing in your ear. Sex is a grappling hook that pulls you out, ends your isolation, makes you one with life again.

Dĩ nhiên là bên cạnh những câu chuyện như thế là hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện về những mối liên hệ thoáng qua, khi một người đàn ông và một người đàn bà chỉ gần gũi nhau trong một khoảnh khắc nào đó, đấy là lúc họ tìm cách chạy trốn khỏi hiện thực kinh hoàng của chiến tranh. Chiến tranh làm cho ngưới ta khao khát dục tình, “yêu nhau đi bởi chắc gì còn có ngày mai” là do người ta sợ chết. Dù trên bãi chiến trường chúng ta có sử dụng loại vũ khí nào thì đấy cũng không phải là vấn đề, chỉ có tình yêu mới có thể cứu chúng ta khỏi chết mà thôi. Chỉ có tình dục mới là vũ khí của sự sống, phóng tinh trùng là gửi đi một đội quân du kích đập tan tuyến phóng thủ của trứng, đấy mới là chiến thắng thực sự. Chiến tranh ném bạn vào hố thẳm của sự cô đơn, thần chết luôn phả hơi thở của nó vào tai bạn. Tình dục là cái móc sắt lôi bạn lên, chấm dứt sự cô độc của bạn, đưa bạn trở lại với cuộc đời.

Not that such thoughts were anywhere near conscious. I remember going off to war with a copy of War and Peace and The Charterhouse of Parma stuffed into my pack. They were soon replaced with The Story of 0. War heightens all appetites. I cannot describe the ache for candy, for taste: I wanted a Mars bar more than I wanted anything in my life And that hunger paled beside the force that pushed it, et toward women, any women: women we would not even have looked at in peace floated into our fantasies and lodged there. Too often we made our fantasies real, always to be disappointed, our hunger only greater. The ugliest prostitutes specialized in group affairs, passed among several men or even whole squads, in communion almost, a sharing more than sexual. In sex even more than in killing I could see the beast, crouched drooling on its haunches, could see it mocking me for my frailties, knowing I hated myself for them but that I could not get enough, that I would keep coming back again and again.

Không có ý nghĩ nào như thế xuất hiện trong đầu hết. Tôi nhớ đã lên đường với hai tác phẩm Chiến tranh và Hoà Bình và Nhà tế bần ở Parma trong ba lô. Chẳng bao lâu sau chúng được thay bằng tác phẩm The Story of 0. Chiến tranh làm cho người ta thèm mọi thứ. Tôi không thể mô tả nổi sự thèm khát kẹo, thèm khát nếm náp: trong đời tôi chưa thèm một cái gì như thèm thanh kẹo Mars lúc đó. Nhưng sự thèm khát này không là gì so với sức mạnh đẩy người ta đến với những người đàn bà, bất kì người đàn bà nào: những người đàn bà mà trong thời bình chúng ta không thèm để ý cũng hiện về trong tâm tưởng và cứ lởn vởn mãi ở đó. Chúng tôi cũng thường tìm cách biến trí tưởng tượng thành hiện thực, nhưng bao giờ cũng lả thất vọng và sự thèm khát càng gia tăng. Những cô điếm xấu xí làm việc theo nhóm, phục vụ một lúc mấy người đàn ông, thậm chí cả nhóm, hầu như chung nhau, chúng tôi chia sẻ với nhau không chỉ tình dục. Hơn cả chuyện giết người, tôi nhìn thấy trong tình dục một con quỉ đang ngồi xổm và nhổ nước bọt, tôi thấy nó chế giễu tình cảm uỷ mị của tôi, nó biết rằng tôi căm thù mình vì sự yếu đuối như thế, căm thù mình vì không đủ dũng khí và tiếp tục làm thế.

After I ended my tour in combat I came back to work at division headquarters and volunteered one night a week teaching English to Vietnamese adults. One of my students was a beautiful girl whose parents had been killed in Hue during the Tet Offensive of 1968. She had fallen in love with an American civilian who worked at the consulate in Da Nang. He had left for his next duty station and promised he would send for her. She never heard from him again. She had a seductive sadness about her. I found myself seeing her after class, then I was sneaking into the motor pool and commandeering a deuce-and-a-half truck and driving into Da Nang at night to visit her. She lived in a small house near the consulate with her grandparents and brothers and sisters. It had one room divided by a curtain. When I arrived, the rest of the family would retire behind the curtain. Amid their hushed voices and the smells of cooking oil and rotted fish we would talk and fumble toward each other, my need greater than hers.

Sau mỗi lần ra trận tôi lại quay về làm trong văn phòng sư đoàn và tình nguyện dạy mỗi tuần một tối tiếng Anh cho người Việt Nam. Tôi có một cô học trò khá đẹp, bố mẹ cô đều bị giết trong cuộc tấn công Tết năm 1968 ở Huế. Cô yêu một người Mĩ làm trong lãnh sự quán ở Đà Nẵng. Khi chuyển nhiệm sở, anh ta hứa sẽ gửi thư cho cô. Từ đó cô không bao giờ nhận được tin tức của anh ta. Cô có dáng buồn đầy quyến rũ. Tôi đã hẹn hò với cô sau giờ lên lớp, mấy ngày sau tôi đến một gara ô tô và trưng dụng một chiếc để đi Đà Nẵng thăm cô ngay trong đêm đó. Cô sống cùng với ông bà, anh chị em trong một ngôi nhà nhỏ ngay bên cạnh lãnh sự quán. Có một phòng được ngăn bằng một tấm màn che. Khi tôi đến cả nhà đang nằm nghỉ sau tấm màn che. Chúng tôi nói chuyện và sờ soạng nhau trong tiếng thì thào của những người thân trong gia đình, giữa mùi dầu ăn và cá mắm thối, nhu cầu của tôi rõ ràng là cao hơn nhu cầu của cô.

I wanted her desperately. But her tenderness and vulnerability, the torn flower of her beauty, frustrated my death-obsessed lust. I didn't see her as one Vietnamese, I saw her as all Vietnamese. She was the suffering soul of war, and I was the soldier who had wounded it but would make it whole. My loneliness was pulling me into the same strong current that had swallowed my friend who married the bar girl. I could see it happening, but I seemed powerless to stop it. I wrote her long poems, made inquiries about staying on in Da Nang, built a fantasy future for the two of us. I wasn't going to betray her the way the other American had, the way all Americans had, the way all men betrayed the women who helped them through the war. I wasn't like that. But then I received orders sending me home two weeks early. I drove into Da Nang to talk to her, and to make definite plans. Halfway there, I turned back.

Tôi thèm ngủ với cô quá. Nhưng sự dịu dàng và yếu đuối của cô, sắc đẹp đã úa tàn của cô đã ngăn được sự thèm khát đang ám ảnh tôi. Tôi không coi cô là một người Việt Nam, mà coi cô là đại diện cho tất cả mọi người Việt Nam. Cô là một linh hồn bị đau khổ vì chiến tranh, còn tôi là người lính đã gây ra vết thương đó nhưng cũng sẽ làm cho nó lành. Tình cảnh cô đơn đã đẩy tôi vào dòng chảy đầy sức mạnh, đủ sức nuốt trọn người bạn đã cưới cô gái bán bar. Tôi đã chứng kiến quá trình đó, nhưng dường như không đủ sức ngăn chặn. Tôi đã viết tặng cô một bài thơ dài, đã xin ở lại Đà Nẵng, đã mường tượng tương lai cho cả hai người. Tôi không định lừa dối cô như những người Mĩ kia, như tất cả những người Mĩ, như tất cả những người đàn ông đã lừa dối đàn bà, những người đã từng giúp đỡ họ vượt qua chiến tranh. Tôi không phải là người như thế. Nhưng sau đó tôi nhận lệnh lên đường trở về, sớm hơn hai tuần so với hạn định. Tôi đi vào Đà Nẵng để nói chuyện với cô, và để đưa ra quyết định. Nhưng mới đi được nửa đường tôi đã quay lại.

At the airport I threw the poems into a trash can. When the wheels of the plane lifted off the soil of Vietnam, I cheered like everyone else. And as I pressed my face against the window and watched Vietnam shrink to a distant green blur and finally disappear, I felt sad and guilty--for her, for my comrades who had been killed and wounded, for everything. But that feeling was overwhelmed by my vast sense of relief. I had survived. And I was going home. I would be myself again, or so I thought.

Tôi vất bài thơ vào thùng rác sân bay. Khi máy bay cất cánh rời Việt Nam, tôi cũng giơ tay chào như mọi người. Tôi ghé sát mặt vào cửa sổ và nhìn Việt Nam đang nhỏ dần, nhỏ dần, thành một vết mờ màu xanh, rồi biến mất hẳn. Tôi cảm thấy buồn và có lỗi – đối với cô, đối với tất cả những người đồng đội đã bị giết, đã bị thương, có lỗi với tất cả. Nhưng tình cảm đó đã nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác rằng mọi chuyện như thế là đã xong. Mình đã sống rồi. Mình sẽ lại là mình, hoặc gần như thế.

But some fifteen years later she and the war are still on my mind, all those memories, each with its secret passages and cutbacks, hundreds of labyrinths, all leading back to a truth not safe but essential. It is about why we can love and hate, why we can bring forth Fe and snuff it out why each of us is a battleground where good and evil are always at war for our souls.

Nhưng mười lăm năm sau, cô gái và cuộc chiến tranh đó vẫn còn nằm trong tâm trí tôi, tất cả những kỉ niệm đó, mỗi kỉ niệm đều có những chỗ bí mật, những chỗ bị cắt bớt đi, hàng trăm đường dẫn, tất cả đều đưa ta trở lại với sự thật, tuy không an toàn nhưng là thực. Đấy là lí do vì sao chúng ta yêu và ghét, vì sao chúng ta tạo ra niềm tin và rồi dập tắt nó, vì sao mỗi người chúng ta đều là bãi chiến trường, nơi cái xấu và cái tốt ngày đêm giao chiến với nhau.

The power of war, like the power of love, springs from man's heart. The one yields death, the other life. But life without death has no meaning; nor, at its deepest level, does love without war. Without war we could not know from what depths love rises, or what power it must have to overcome such evil and redeem us. It is no accident that men love war, as love and war are at the core of man. It is not only that we must love one another or die. We must love one another and die. War, like death, is always with us, a constant companion, a secret sharer. To deny its seduction, to overcome death, our love for peace, for life itself, must be greater than we think possible, greater even than we can imagine.

Sức mạnh của chiến tranh, tương tự như sức mạnh của tình yêu, có xuất xứ từ trái tim con người. Một đằng đưa đến cái chết, một đằng tạo ra cuộc sống. Nhưng sống mà không có chết là vô nghĩa, và ở tầng sâu nhất của nó, không thể có tình yêu mà không có chiến tranh. Không có chiến tranh, chúng ta sẽ không thể biết được tình yêu xuất phát từ những tầng sâu thẳm nào, hay nó phải có sức mạnh nào để có thể vượt qua được cái ác khủng khiếp đến như thế và có thể chuộc mọi lỗi lầm của chúng ta. Không phải là vô tình mà người ta thích chiến tranh, tình yêu và chiến tranh đều là bản chất của con người. Đấy không chỉ là chúng ta phải yêu nhau hay là chết. Chiến tranh, tương tự như chết chóc, luôn luôn đi cùng ta, là người bạn đồng hành không rời ta một bước, là người cổ đông bí ẩn của ta. Muốn phủ nhận sức hấp dẫn của nó, muốn vượt qua chết chóc thì tình yêu hoà bình, tình yêu cuộc sống của chúng ta phải mạnh hơn là chúng ta nghĩ, thậm chí phải mạnh hơn là chúng ta có thể tưởng tượng.

Hiers and I were skiing down a mountain in Vermont, flying effortlessly over a world cloaked in white, beautiful, innocent, peaceful. On the ski lift up we had been talking about a different world, hot, green, smelling of decay and death, where each step out of the mud took all our strength. We stopped and looked back, the air pure and cold, our breath coming in puffs of vapor. Our children were following us down the hill, bent over, little balls of life racing on the edge of danger.

Hiers và tôi đang trượt tuyết trên sườn đồi ở Vermont, chúng tôi nhẹ nhàng lướt trên thế giới đang khoác trên mình tấm áo màu trắng, đẹp đẽ, tinh khôi, thanh bình. Khi mang những tấm ván trượt lên đồi, chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện về một thế giới khác, một thế giới nóng nực, đầy màu xanh và sặc mùi hôi thối và chết chóc, nơi phải cố gắng lắm chúng tôi mới rút được chân lên khỏi đám bùn lầy. Chúng tôi dừng lại và nhìn xuống, không khí trong lành và lạnh. Mấy đứa trẻ cùng trượt theo chúng tôi xuống chân đồi, chúng cúi gập người xuống, như những quả bóng nhỏ sống động đang lao bên cạnh bờ vực của hiểm nguy.

Hiers turned to me with a smile and said, "It's a long way from Nam isn't it?"

Yes.

And no.

Hiers quay sang tôi, anh vừa mỉm cười vừa nói: “Việt Nam ở cách rất xa, có phải không?”

Có.

Mà không.


Translated by Pham Nguyen Trương

http://public.wsu.edu/~hughesc/why_men_love_war.htm

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn