MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 29, 2012

The Ultimate Chain Letter Thư dây chuyền tối quan trọng



The Ultimate Chain Letter

Thư dây chuyền tối quan trọng

by Russell Roberts

Russell Roberts

How doing business with strangers creates the extraordinary web that is the modern economy.

Làm thế nào giao dịch với người lạ tạo ra các trang web đặc biệt của nền kinh tế hiện đại.

The other day I had to get some important tax receipts to my accountant. He’s in St. Louis, it was getting close to April 15, and it was very important that the papers didn’t get lost. To give my accountant plenty of time, I wanted the papers to arrive the next morning.

Một hôm tôi có chuyện phải đem mấy tờ hoá đơn cần thiết cho vụ khai thuế tới cho chuyên viên kế toán cuả tôi. Ông ta ở tận St. Louis, mà hạn chót khai thuế ngày 15 tháng Tư lại sắp tới rồi và mấy cái giấy tờ này mà để mất là có chuyện chứ không phải chơi. Để cho ông kế toán viên có dư thời giờ làm việc, tôi muốn xấp hoá đơn này được giao tới cửa nhà ông ta ngay buổi sáng hôm sau.

So what did I do? My first choice was to get on a plane and deliver the letter myself. Too expensive. Too much time.

Vậy thì tôi phải làm gì? Toan tính đầu tiên của tôi là vọt lên một chuyến bay rồi tự tay giao phong bì cho ông kế toán viên là yên chí lớn nhất. Nhưng làm kiểu này thì mắc mỏ quá. Và lại tốn bao nhiêu là thời giờ.

So I did the next best thing. I went down to the airport and found someone headed to St. Louis. I told her how important it was for my accountant to have my receipts by the next day. Fortunately, she seemed really nice. She said she’d be happy to help me out. I sealed up the envelope, and she promised not to open it after I left.

Tôi đã chọn phương cách tốt đẹp thứ nhì. Tôi đi ngay ra phi trường kiếm một người hành khách cũng có việc đi St. Louis. Tôi giải thích cặn kẽ cho bà hiểu rằng chuyện đưa mấy tấm hóa đơn này cho kế toán viên của tôi ngay sáng ngày hôm sau là chuyện tối quan trọng. Cũng may, bà này coi có vẻ lịch sự tử tế. Bà nói rất sẵn lòng giúp tôi. Tôi dán kín phong bì thư lại, và bà ta hứa là sẽ không mở thư ra coi sau khi tôi rời khỏi phi trường.

I guess I’m naive. I know it was foolish to trust a stranger with something so important, but she seemed very honest. She smiled a lot, but I suppose a good thief could learn to do that.

Có lẽ tôi thật là ngây thơ. Có ngu lắm mới tin một người lạ, giao cho người ta một vật tối ư quan trọng đối với mình, nhưng mà bà đó có vẻ thực thà lắm cơ. Bà nhoẻn miệng cười hoài, nhưng đáng lẽ tôi phải nên hiểu là quân trộm cướp rành nghề cũng có thể học cách cười kiểu đó chứ.

I got a little nervous when she confessed she wouldn’t be able to actually deliver the letter herself. She had a business commitment that kept her tied up the next morning. But she promised to find some other people to make the delivery. I may be naive, but I’m not a fool. That scared me. I wouldn’t be able to meet the other people who’d be helping me out. How would I know whether they were as honest as she seemed to be? Maybe I could at least talk to them on the phone?

Tôi cảm thấy lo lo khi bà thú thật rằng chắc bà không thể tự mình đem giao lá thư đó được. Bà kẹt công chuyện suốt buổi sáng ngày hôm ấy. Nhưng bà hứa sẽ tìm người khác giao dùm tôi lá thư. Tôi chắc hơi ngây thơ, nhưng chưa tới nỗi ngu. Đưa thư từ kiểu này ớn quá. Tôi chẳng thể nào thấy được mặt mũi mấy người nào đó hứa sẽ giúp tôi? Làm sao mà biết họ có thành thật giống như bà này? Hay là ít nhất tôi nên nói chuyện với họ trên điện thọai?

No dice, she said, but not to worry. She’d make sure they were good people like her—people who wouldn’t open my envelope. People who wouldn’t steal my credit card numbers off the receipts. People who wouldn’t throw the package away just to avoid the hassle of delivering it. Really, it would turn out fine. Besides, she wasn’t sure in advance who would be available to help so I would just have to hope for the best.

Bà tử tế nói không sao đâu mà. Bà cam đoan mấy người này cũng tử tế giống bà vậy- loại người không bao giờ mở thư của người khác ra coi. Loại người không ăn cắp số thẻ tín dụng in trên mấy tờ hoá đơn của tôi. Loại người không vứt toẹt cái phong bì gửi gấm đi để khỏi mất công đem giao chi cho phiền phức. Thật đấy, bà ta nói, mọi chuyện rồi sẽ êm ru. Vả lại, bà ấy cũng chẳng thể nào tiên đoán xác quyết ai trong số bạn quen của bà có thể giúp được nên tôi chỉ có cách ráng hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

It seemed nuts, but by now it was getting late. I had to trust her. There was no other way to get the job done. I didn’t have any other options.

Chuyện kể nghe thật là điên, nhưng mà lúc đó tôi gấp gáp lắm rồi. Chẳng có cách nào khác để giao lá thư cho kịp. Tôi đã không có sự chọn lựa nào khác.

I gave her some money. She didn’t object. Maybe she had done this before.

Tôi đưa tiền cho bà tử tế. Bà ấy chẳng chối từ. Không chừng bà đã từng làm chuyện này nhiều lần rồi.

I slept like a rock that night. I’ve always thought people are basically good.

How about you? How would you have felt that night, knowing that your crucial package was in the hands of strangers, strangers you would never see and whose honesty and unreliability were unknowable?

Tôi ngủ ngon lành tối hôm đó. Tôi thường luôn tin rằng người ta nói chung ai cũng tốt cả.

Thế còn bạn thì sao? Bạn cảm thấy thế nào tối hôm đó, biết rằng cái phong bì tối quan trọng cho vận mệnh của bạn nằm trong tay những người lạ huơ lạ hoắc, những người bạn chưa hề gặp, những người mà bạn chẳng biết sự thành thật hay ẩu tả của họ ra làm sao.

Maybe I should have worried more. How much did I give her? A lot less than it would have cost to get the package there myself—19 bucks. That’s all she asked for. Besides, if she pulled it off and got the package to my accountant, I’d have a story I could tell for the rest of my life.

Có lẽ tôi đã nên lo lắng nhiều hơn thế. Tôi đưa cho bả bao nhiêu tiền nhỉ. Đưa rẻ mạt hơn cái giá đáng lẽ phải trả nếu tôi tự tay giao phong bì thư -19 đồng đô la. Bà ta đòi có bấy nhiêu thôi mà. Thật ra, nếu bà thực sự giữ lời hứa và giao phong bì thư tận tay ông kế toán viên, chắc là tôi lại có một câu chuyện để kể suốt đời, đấy.

Truth is, I never gave it a second thought. I trusted that strange woman at the airport. I’d never seen her before in my life, and I’d never see her again. But I felt somehow she’d come through for me.

Thật ra, tôi đã không nghĩ đi nghĩ lại chút nào cả. Tôi đặt lòng tin nơi người đàn bà xa lạ gặp ở phi trường đó. Tôi chưa hề gặp bà ta bao giờ trong đời. Nhưng tôi cảm thấy một cách nào đó, bà ta đã khiến tôi tin.

And she did. I called my accountant the next day, and sure enough, he had received my letter a few minutes before 10 o’clock.

Mà bà ấy làm thiệt. Tôi gọi ông kế toán viên của tôi ngay sáng hôm sau, đúng ngay tróc, ông ấy nhận đưọc thư của tôi vài phút truớc 10 giờ sáng.

A miracle? A lucky break for me? Or maybe a dangerous lesson that might cause me to rely naively on strangers in the future?

Phép lạ ư? Một điều may mắn cho tôi chăng? Hay là một bài học có nguy cơ khiến tôi trở thành một kẻ ngây thơ tin tuởng ở những người lạ?

None of the above. My trust wasn’t a miracle or a lucky break. And I’m a little less naive than you might think.

Chẳng điều nào đúng cả... Lòng tin của tôi chẳng phải là một phép lạ, hay là một điều may mắn lạ lùng. Và tôi cũng chẳng ngây thơ như bạn nghĩ đâu.

That stranger I entrusted with my financial secrets was standing behind a FedEx counter wearing a FedEx uniform.

Cái người lạ mà tôi tin tuởng trao hết những bí mật tài chánh của tôi đang đứng đằng sau một quầy hàng của công ty FedEx[1] và mặc đồng phục của công ty.

It changes everything doesn’t it? You go into a FedEx, give a stranger $19, and you can walk out without a worry in the world, knowing that your package is going to get there by 10 the next morning.

Việc bạn cần, được làm xong một cái rụp, phải không? Bạn đi vô một chi nhánh FedEx, đưa 19 đồng cho một người bạn chưa từng gặp, xong rồi khơi khơi bưóc ra với một cõi lòng phơi phới không lo lắng, biết rằng món đồ của bạn sẽ được chuyển tới nơi vào 10 giờ sáng ngày hôm sau.

I never worried that the woman behind the counter might open the package after I left the office to see what I was sending or enjoy its contents. I didn’t worry that the man or woman who would touch the package next might open the package to see what was in it. I didn’t worry that the myriad of people who might come into contact with my package would check it out to see if there was anything in it worth stealing.

Tôi không bao giờ nghi ngờ rằng người đàn bà đứng đằng sau quầy hàng ấy có thể mở phong bì thư ra để biết tôi gửi những gì trong đó hay để táy máy xem cho vui. Tôi đã không hề lo ngại rằng bất cứ ông nào, bà nào đụng tay vào cái phong bì ấy cũng có thể mở ra xem. Tôi đã không lo rằng cả đống người có cơ hội đụng vào cái phong bì thư của tôi sẽ xăm xoi coi vật bên trong có đáng để ăn trộm không.

I also never worried for an instant that one of the people who would come into contact with my package might just decide it was too much trouble to deal with and throw it away.

Tôi cũng không hề âu lo một giây nào rằng một trong những người có cơ hội cầm vào cái phong bì thư của tôi có thể cho rằng đem giao nó tận tay thì thật là phiền phức quá, vứt quách đi là xong.

Total strangers I would never see. What word best describes my lack of worry? Was it trust? Faith? Confidence? And what was the source of my contentment as I left my package behind?

Toàn là những người lạ hoắc tôi chưa bao giờ gặp. Biết dùng chữ nào xác đáng nhất để diễn tả sự hồn nhiên không chút âu lo của tôi? Sự tin tưởng? Niềm tin? Tín nhiệm? Không hiểu nguồn cơn sự yên chí lớn của tôi phát khởi từ đâu khi tôi bỏ lại sau lưng cái phong bì thư đó?

It wasn’t trust. The chain of people who interacted with my package was long, and there was no way to interview each of them to explore if they were reliable. So how could I trust them? Never saw them. Never would. The woman behind the counter seemed like a decent enough soul. I trusted her in some sense. But it’s certainly the wrong word to describe her coworkers who brought my package safely to St. Louis. I can’t say I trusted them. I knew nothing about them.

Chẳng phải là sự tin tưởng. Một lô người nối hàng dài chuyền tay nhau cái phong bì thư của tôi, và không có cách nào phỏng vấn từng người để coi họ có đáng tin hay không. Vậy làm sao mà tôi có thể tin tưởng họ được? Tôi chưa bao giờ thấy mặt mấy người đó. Và cũng sẽ chẳng bao giờ gặp họ. Người đàn bà đứng sau quầy hàng trông có vẻ tử tế. Tôi đã phần nào cảm thấy tin đưọc bà ấy. Nhưng thật là sai lầm nếu dùng chữ "tin tưởng" ấy để nói về những người đồng nghiệp của bà đã đem giao phong bì thư của tôi tới St. Louis một cách an toàn. Tôi không thể nói rằng tôi đã tin tưởng những người ấy. Tôi đã chẳng mảy may biết gì về họ.

Faith? Seems too open-ended. Faith comes from having used FedEx before and knowing that it always gets the job done. There’s a little of that. But I wasn’t even worried the first time I used FedEx.

Vậy thì dựa vào niềm tin? Nghe có vẻ mơ hồ quá. Nói dựa vào niềm tin chẳng qua là bạn đã từng dùng dịch vụ FedEx và biết chắc rằng công ty này luôn luôn làm tròn nhiệm vụ giao phó. Có một chút niềm tin theo kiểu này. Nhưng mà tôi cũng đã không hề âu lo ngay lần đầu tiên tôi dùng dịch vụ FedEx cơ mà.

Confidence seems like the right word. Confidence born of an understanding of how the division of labor works in a modern economy. What Hayek called the extended order of human cooperation.

Tín nhiệm có lẽ là chữ dùng đúng nhất. Sự tín nhiệm này đến từ sự thông hiểu thế nào là sự phân công trong một nền kinh tế thị trường. Ông Hayek gọi đó là một sự nối dài mối dây hợp tác giữa người với người trong xã hội.

You can see the miracle of the modern economy if you contrast FedEx with a different system, one where I actually find a real stranger, who seems honest, down at the gate at the airport on the way to St. Louis. Here, I say. Take this money and this package. And don’t worry if you need some help taking the package the last few miles. Take it part of the way, and give the package and some of the money to the next person on the promise that each person will keep the chain unbroken.

Bạn có thể thấy nền kinh tế thị trường hữu hiệu thế nào nếu bạn thử so sánh đối chiếu FedEx với một hệ thống làm việc khác, như kiểu bạn tìm một người lạ hoắc lạ huơ ở phi trường, coi bộ dạng khá thành thật, đứng đâu đó gần cổng vào sân bay trên đường đi St Louis. Đây, nói với người lạ ấy. Cầm lấy tiền đây và phong bì thư này. Và đừng có lo lắng gì cả nếu ông/bà cần có người khác tiếp tay để có thể giao phong bì thư này vào mấy dặm cuối chót. Cứ đem phong thư đến một phần đường thôi, rồi đưa thư và chút tiền cho người kế tiếp, tin tưởng rằng mỗi người kế tiếp đều hứa sẽ giữ hệ thống dây chuyền ấy không gián đoạn.

Who could be confident that such a gambit would succeed?

So what’s different about FedEx? On the surface, there’s no difference. I’m expecting somehow that a lot of strangers are going to come through for me and keep their promises. Yet everything is different.

Ai dám cho rằng sự tín nhiệm liều mạng này sẽ thành công?

Vậy thì FedEx có gì đặc biệt khác các hệ thống khác? Nhìn ở bề mặt phiếm diện thì chẳng có gì khác cả. Tôi mong và tin rằng một cách nào đó, đám người lạ ấy sẽ giữ lời hứa và đem giao phong bì thư giùm tôi. Nhưng thực tế lại khác hẳn.

When I use FedEx there are consequences of failure if the strangers let me down. There are feedback loops that reward excellence and punish dishonesty or failure. These feedback loops create accountability.

Khi tôi dùng dịch vụ FedEx, đám người lạ ấy sẽ chịu hậu quả nếu họ không giữ lời hứa với tôi. Có sự kiểm soát vòng tròn thưởng người làm tốt và phạt kẻ dối trá hay thất bại không làm xong việc. Sự kiểm soát vòng tròn này khiến mọi người đều có trách nhiệm về việc mình làm.

FedEx tries to hire honest, pleasant people who smile when you talk to them. They fire rude people who consistently lose packages or steal them. It honors and rewards people who do their job well. And why does FedEx try so hard? Part of the answer is reputation. But why does FedEx try so hard to keep its reputation intact? Competition is part of the answer. But there is more to it as well.

FedEx luôn muốn mướn những người thành thật dễ mến, những người thường cười vui vẻ khi bạn nói chuyện với họ. FedEx đuổi những người ăn cắp hay là cứ làm mất hàng do khách gửi hoài. Hệ thống FedEx đề cao và tưởng thưởng những người làm việc giỏi. Và sao mà FedEx cố gắng quá mức vậy? Một trong những lý do là họ muốn giữ danh tiếng của công ty. Nhưng tại sao FedEx phải cố sức giữ gìn danh tiếng của công ty làm gì? Cạnh tranh là một trong nhiều câu trả lời. Nhưng mà còn nhiều câu trả lời khác hơn thế nữa.

Even those feedback loops that keep the FedEx employees honest work best when people feel guilty about being thieves and slugs. Does capitalism work best when people are basically honest, or does capitalism help create the virtues that make it work well? Probably both.

Dù FedEx có những biện pháp kiểm soát khiến cho nhân viên của họ phải thành thật, những biện pháp này chỉ có hiệu quả tốt nhất khi người ta cảm thấy tội lỗi khi ăn cắp hoặc lười biếng. Như thế, liệu có phải chế độ tư bản hoạt động tốt nhất khi con người thực thà từ bản chất, hay là chế độ tư bản góp phần tạo nên những đức tính nơi con người khiến cho guồng máy thị trường vận hành tốt đẹp? Câu trả lời có lẽ là cả hai.

The system works so well that we hardly notice it or appreciate the marvel of it. The smiling FedEx employee is always behind the desk waiting to take my package onto St. Louis. A stranger delivers my paper every morning to my driveway. I don’t even know what he or she looks like. Strangers built my car, wove my clothes, and filled the prescription for the antibiotic that cured my wife’s pneumonia this past winter. A myriad of strangers working together in some research lab in a location unknown to me discovered that antibiotic.

Hệ thống phân công này chạy ngon lành đến độ chúng ta hiếm khi để ý tới hoặc trân quý sự hữu hiệu của nó. Nhân viên FedEx luôn vui vẻ tươi cười sau quầy chờ tôi mang bọc hàng hay bì thư tới gửi đi St Louis. Một người không quen biết giao báo tới cửa nhà tôi đều đặn mỗi buổi sáng. Tôi không hề biết ông hay bà ta mặt ngang mũi dọc ra làm sao. Bao nhiêu người lạ chế xe cho tôi đi, dệt quần áo cho tôi mặc, và làm thuốc trụ sinh chữa cho vợ tôi bệnh sưng phổi mùa đông vừa qua. Một hàng một dẫy những người lạ cùng nhau làm việc trong một phòng thí nghiệm ở một thành phố nào đó đã phát minh ra món thuốc kháng sinh ấy.

We think nothing of it. It has become natural to us to rely on those we do not see and cannot examine for their honesty, reliability, or excellence. Yet, most of the time, this extended order of human cooperation fulfills our expectations that the products and services we want will be waiting for us when we want them.

Chúng ta chẳng mấy khi để tâm suy nghĩ về điều này. Một cách tự nhiên chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào những người chúng ta không hề gặp và chẳng thể kiểm soát sự thành thật, đáng tin cậy, hay cách làm việc hữu hiệu của họ. Thế nhưng, trong rất nhiều trường hợp, sự nối dài mối dây hợp tác giữa người với người này đáp ứng sự mong đợi của chúng ta rằng những sản phẩm và dịch vụ luôn luôn có sẵn ở đó chờ khi chúng ta cần đến.

We understand the role of competition in sustaining this system. Having alternatives helps create accountability and raises the costs of failing to meet our expectations. But we often fail to understand or notice the resulting cooperation among strangers whose coordinated actions within and across companies serve us.

Chúng ta hiểu vai trò của sự cạnh tranh trong sự duy trì hệ thống thương mại này. Có được sự chọn lựa giúp ta có trách nhiệm và nâng cao giá phải trả cho sự thất bại. Nhưng chúng ta thường không thể hiểu hay không để ý tới sự hợp tác hữu hiệu giữa những người xa lạ nhau nhưng hành vi tương hợp của họ trong và ngoài phạm vi công ty của họ đã phục vụ chúng ta như thế nào.

Surprisingly, relying on strangers beats relying on friends. We don’t have enough of the latter if we want to enjoy the standard of living with all of its material and nonmaterial satisfactions. Relying on friends or relying only on our family would lower our standard of living back to the level of subsistence. Self-sufficiency is the road to poverty.

Lạ lùng làm sao, sự trông cậy vào những người xa lạ lại tốt hơn sự trông cậy nơi bạn bè. Chúng ta không có đủ bạn hữu làm việc cho ta nếu ta muốn hưởng mức sống đầy những nhu cầu cần được thỏa mãn về vật chất lẫn tinh thần. Trông cậy vào bạn bè hay gia đình sẽ hạ thấp mức sống của chúng ta xuống mức lúc nào cũng cần được trợ giúp. Tự làm lấy hết mọi thứ để sống còn là đi trên con đường đưa tới nghèo khổ bần cùng.

Relying on strangers also frees up our friends to specialize in being friends and do what friends do best. I don’t want to buy a shoulder to cry on from the low-cost seller behind a counter. I want friends and families to give that out of love. But my friends and family have more time for comfort and delight because the extended order of human cooperation out in the marketplace means I’m not expecting them to sew my clothes or forge a car for me.

Trông nhờ vào kẻ lạ làm việc cho mình cũng khiến cho bạn bè được chuyên tâm vào chuyện làm bạn với ta mà thôi và được làm những gì bạn hữu làm cho nhau một cách tốt đẹp nhất. Tôi không muốn mua một bờ vai bán ở quầy hàng với giá rẻ mạt để dựa vào đó mà khóc. Tôi muốn bằng hữu và gia đình làm những điều đó vì họ yêu thương tôi. Và bạn bè cùng gia đình tôi có nhiều thời giờ hơn để chia sẻ vui buồn với tôi chính là nhờ ở mối dây nối dài sự hợp tác giữa người với người trong chốn thị trường mua bán đó, và khiến tôi không trông mong bạn bè và gia đình phải may quần áo cho tôi mặc hay là lắp ráp một cái xe hơi cho tôi đi.

Relying on strangers creates the extraordinary web of cooperation that is the modern economy. A world where the division of labor and specialization—the fruits of trade and trust enforced by the feedback loops of price, profit, and competition—can let me send a package from Washington to St. Louis for about an hour’s worth of work for the average American worker.

Trông nhờ vào kẻ lạ còn tạo nên một mạng lưới diệu kỳ của sự cộng tác mà chính nó là nền kinh tế thị trường. Một thế giới mà sự phân công và chuyên ngành-kết quả của sự buôn bán trao đổi cộng với niềm tin được củng cố bởi vòng tròn kiểm soát của giá cả, lợi nhuận, và sự cạnh tranh--khiến tôi có thể gửi được một gói hàng từ Washington tới St Louis với giá tiền bằng khoảng một giờ làm việc của một công nhân Mỹ hạng trung bình.

What a lot of confidence can be bought for only $19. And this marvel of cooperation works even though most of us are oblivious to it and know not how it works. But appreciating the marvel may help us remember the value of the system of prices and profits that holds it together.

Có 19 đô la thôi mà mua được biết bao nhiêu sự yên tâm tin tưởng. Và sự hợp tác kỳ diệu này thành công mặc dù đa số chúng ta không cảm nhận và không biết nó làm việc ra sao. Nhưng biết trân quí sự kỳ diệu ấy cũng có thể giúp ta ghi nhớ giá trị của hệ thống giá cả và lợi nhuận nối kết tạo nên kinh tế thị trường.


[1] FedEx là công ty giao hàng viễn liên quốc tế và quốc nội của Mỹ, trụ sở trung ương tại thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee. Công ty này có dịch vụ giao hàng đến tận nơi trong vòng 24 giờ.

http://www.hoover.org/publications/hoover-digest/article/6201

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn