MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 28, 2012

The Reality of Markets Hiện thực của Thị trường



The Reality of Markets

Hiện thực của Thị trường

Russell Roberts*

Russell Roberts

"There is a third category of experience—phenomena that are the product of human action but not of human design."

"Có một thể loại kinh nghiệm thứ ba – những hiện tượng là sản phẩm của hành động của con người chứ không phải là của ý định của con người."

You're sitting in your house and it seems unusually chilly for a hot summer day. The air conditioning is roaring away. You get up and check the thermostat. When your suspicions are confirmed—someone has turned the thermostat way down—you know what to do. You adjust the dial to a more comfortable setting and go back to your reading.

Bạn đang ngồi trong nhà đọc sách trong một ngày hè, ngoài trời nóng bức, bỗng dưng bạn cảm thấy lạnh. Chiếc máy lạnh trong nhà bạn đang rồ lên chạy ào ào. Bạn đứng dậy và kiểm tra cái điều nhiệt kế, và quả nhiên những điều bạn nghi ngờ đã được kiểm chứng-ai đó trong nhà đã tăng độ lạnh của chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Bạn chỉnh lại nhiệt độ trên điều nhiệt kế đúng theo ý bạn và trở lại phòng đọc sách.

Or suppose you're heading out to run some errands and when you open the door, it's raining. There's no switch to turn to off, no dial to set to "dry." You go back inside and grab a raincoat or an umbrella.

Hay là giả sử rằng bạn phải đi ra ngoài làm vài công việc lặt vặt nào đó. Khi mở cửa ra đường, bạn thấy trời đang mưa. Chẳng có nút vặn nào để "tắt" mưa cả. Bạn quay vào nhà lấy áo mưa hoặc chiếc dù để che mưa trước khi bước ra ngoài.

It's easy to divide the world we experience into these two types of phenomena—things like the temperature in your house that are the result of human activity and human intention and things like the rain outside that are not the result of human activity or human intention.

Ta có thể chia ra một cách dễ dàng những điều ta trải nghiệm trong thế giới này thành hai loại hiện tượng--một loại là những điều như nhiệt độ trong nhà của ta; sự tăng, giảm nhiệt độ là kết quả của hành vi và ý định của con người, và một loại, như là mưa ngoài trời, không phải là hành vi và ý định cuả con người

But there is a third category of experience—phenomena that are the product of human action but not of human design.

Nhưng có một thể loại kinh nghiệm thứ ba – những hiện tượng là sản phẩm của hành động của con người chứ không phải là của ý định của con người."

Language is one example. No one designs or controls the English language. There are self-appointed experts who try and influence the way English evolves but they have no real control anymore than the French government can stop the French people from calling Saturday and Sunday "le weekend" rather than the government-approved "fin de semaine."

Ngôn ngữ là một thí dụ của hiện tượng này. Chẳng có ai chế tạo hay kiểm soát tiếng Anh cả. Cũng có một số chuyên gia tự cho mình nhiệm vụ kiểm tra và ảnh hưởng đến sự tiến hóa của Anh ngữ, nhưng thực ra cũng chẳng làm được gì nhiều, cũng giống như chính phủ Pháp đã cố bắt dân Pháp đừng dùng từ "le weekend" để chỉ hai ngày nghỉ cuối tuần nữa, mà thay vào đó là cụm từ dược chính quyền phê chuẩn là "fin de semaine" (cuối tuần lễ).

Who invented the verb "to google?" Or the nouns "cyberspace" or "blog?" More crucially, who decided that these words could be used in common parlance without explanation? No one. Because no one is in charge, we might expect language to be chaotic and random. But words don't fall like rain. Which words live and which words die, which words delight the mind and which words get ignored, isn't a random phenomenon. Human beings and their choices make these words (and not others) part of the English language because they are useful. But no one person is the arbiter. We all are, in some sense. But not in the usual sense that we use the word "we," the sense of a collective decision. There is no collective decision, merely the result of a sufficient number of individuals using particular words that spread by word of mouth. Language emerges from the complex interaction of those who speak, read and write it.

Ai chế tạo ra động từ "google," hay những danh từ như "cyberspace," hay "blog"? Nhưng quan trọng hơn, ai là người quyết định rằng những từ này có thể được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày mà không cần phải giải thích? Chẳng có ai cả! Bởi vì chẳng có ai kiểm soát ngôn ngữ, ta có thể nghĩ rằng ngôn ngữ sẽ trở nên lộn xộn và hỗn độn. Thế nhưng từ ngữ đâu có rơi tự nhiên như những hạt mưa. Những từ nào tồn tại và những từ nào bị loại bỏ, những từ nào làm cho tâm trí ta thích thú và những từ nào bị rơi vào quên lãng, không phải là một hiện tượng bất kỳ. Những chọn lựa của con người khiến những từ này (chứ không phải từ khác) trở thành một phần của Anh ngữ, bởi vì những từ ngữ này hữu dụng. Nhưng không có ai là vị quan tòa có quyền quyết định, mà có thể nói rằng, tất cả chúng ta đã góp phần vào việc quyết định. Nhưng ta cũng không thể dùng từ "chúng ta" hiểu theo nghĩa là có một quyết định tập thể. Chẳng có quyết định tập thể gì hết, mà thực ra chỉ là kết quả của một số khá đông người dùng một từ nào đó, rồi từ đó truyền đi mà thôi. Ngôn ngữ xuất phát từ một sự tương tác phức tạp giữa những người cùng nói, đọc và viết ngôn ngữ đó.

Ironically, we don't have a vocabulary to describe this peculiar form of group influence. There's no vote and no delegation of power to experts or a committee by the group. The speakers of English "decide" which words live and die but not in the way we usually mean the word "decide" which implies a conscious decision. There is no group consciousness.

Trớ trêu thay, ta lại không có một từ nào để diễn tả cái hiện tượng lạ lùng này của ảnh hưởng tập thể. Tập thể những người dùng Anh ngữ đâu có bầu cho ai, hay ủy nhiệm quyền hành cho những chuyên viên ngữ học nào để làm công việc tuyển chọn từ ngữ đâu. Chính những người dùng tiếng Anh "quyết định" chữ nào sống và chữ nào chết nhưng từ "quyết định" ở đây cũng không có nghĩa là một hành vi có ý thức. Không có cái gọi là ý thức của tập thể.

Commuting time in major American cities is another example. Why does it take so long to get around during rush hour? Whose fault is that? No one's. But it's not a random or a natural phenomenon. Traffic is the result of human activity but not the result of human design. The time it takes to get from here to there emerges from the complex interaction of the decisions made by those who drive. It has a predictability despite the fact that no one is intending it to be that way. Traffic is slower in rush hour than during the middle of the day. Traffic is slower in big cities relative to small ones.

Thì giờ đi làm hàng ngày tại các thành phố lớn của Mỹ là một thí dụ khác. Tại sao lại mất nhiều thì giờ hơn để di chuyển trong những giờ cao điểm (buổi sáng đi làm, buổi chiều tan sở)? Kẹt xe là lỗi của ai đây? Chẳng phải lỗi của ai cả. Nhưng nó cũng không phải là một hiện tượng bất kỳ, ngẫu nhiên, hay một hiện tượng thiên nhiên. Sự lưu thông của xe cộ là kết quả của hành vi của con người nhưng không phải là kết quả từ ý định của con người. Thì giờ di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác là kết quả của sự tương tác phức tạp tạo nên bởi quyết định của những người lái xe. Nó có tính khả tri (và ta có thể đoán trước được là giờ nào sẽ bị kẹt xe), dù rằng chẳng có ai "muốn" nó xảy ra như vậy. Lưu thông bị chậm trong giờ cao điểm hơn là vào lúc giữa trưa. Lưu thông tại thành phố lớn bị kẹt nhiều hơn so với tại thành phố nhỏ.

This doesn't mean there aren't ways to affect commuting time or emergent phenomena. Traffic congestion isn't like the rain. But the obvious ways, the ways that are akin to turning a dial don't work the way people anticipate. Widening the freeways and adding public transit options fail to reduce rush hour traffic for anything other than the very short term. These "solutions" treat the outcomes of an emergent process as if they were the temperature on the thermostat. They inevitably fail.

Điều này không có nghĩa là không có cách gì để tác động đến thì giờ đi làm hàng ngày hay các hiện tượng "xuất lộ" xảy ra.[1] Kẹt xe không giống như trời mưa. Nhưng những phương cách hiển nhiên nhất, đại loại như vặn nút để tắt máy lạnh, không vận hành theo cách người ta tiên liệu [để đối phó với kẹt xe]. Mở rộng đường cao tốc, tăng cường thêm các phương tiện di chuyển công cộng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và đều thất bại trong việc làm giảm giờ kẹt xe. Những "giải pháp" này có khuynh hướng xem kết quả của một tiến trình"xuất lộ" như thể là nhiệt độ trên chiếc điều nhiệt kế. Những biện pháp như vậy chắc chắn thất bại.

We have no trouble wrapping our minds around the concept that no one individual is in charge of how long it takes to get from here to there during rush hour in a major American city. No one would argue that just because I drove the car and it took an extra half hour for my trip during rush hour that it was my intention that the trip would take that long. Even though I drove the car, even though I was at the wheel, we all understand that it wasn't my intention to take an extra half hour. We understand that the extra half hour was due to the individual choices of all the other drivers. We also understand that it would be absurd to suggest that "we," all of the drivers combined, have a collective intention that the drive at rush hour takes longer than outside of rush hour. It's no individual's intention. And it isn't the result of a collective intention, either. That concept has no meaning.

Chúng ta ai cũng dễ dàng chấp nhận khái niệm là không có một cá nhân nào quyết định được là đi từ đây đến kia sẽ mất bao nhiêu thì giờ trong giờ cao điểm tại một thành phố lớn tại Mỹ. Cũng như chẳng có ai lý luận là khi tôi lái xe đi làm mất thêm nửa giờ đồng hồ nữa là tại tôi muốn như thế. Ngay cả khi tôi ngồi trước tay lái và chính tôi lái chiếc xe, chúng ta đều hiểu rằng tôi hoàn toàn không có ý định là chuyến đi của tôi sẽ mất thêm nửa tiếng nữa. Ta hiểu rằng nửa tiếng đồng hồ ta mất thêm khi lái xe đi làm là kết quả của những lựa chọn có tính cách cá nhân của tất cả những người lái xe. Ta cũng hiểu rằng cái ý tưởng cho là "chúng ta," gồm tất cả những người lái xe cộng lại, có một ý định tập thể là sẽ lái xe chậm hơn trong giờ cao điểm, là một ý tưởng ngớ ngẩn. Chẳng có một ý định cá nhân nào cả, và chuyện lái xe bị chậm hơn trong giờ cao điểm cũng chẳng phải là kết quả của một ý định tập thể nào hết. Khái niệm cho rằng có một ý định tập thể là một khái niệm chẳng có nghĩa lý gì cả.

Similarly, if you move from St. Louis to Washington D.C. as I did two years ago, you'll find that a house in Washington D.C. is more expensive than a comparable house in St. Louis. When I bought my house in Washington, I wasn't angry at the seller for charging such a high price. I didn't blame him for the price discrepancy between his house and a similar one in St. Louis. I didn't express outrage that he was charging almost ten times what he had paid for the house when it was new in 1969. Most people understand that the price of a house isn't really set in any real sense by the seller or by any one person or by any collective will. No one intended that the price of housing in Washington DC double over the past five years as it has.

Tương tự như vậy, nếu bạn dọn nhà từ St. Louis đến Washington D.C,[2] như tôi dọn nhà hai năm trước đây, bạn sẽ thấy giá một căn nhà ở D.C mắc hơn một căn nhà tương đương ở St. Louis nhiều. Khi tôi mua nhà ở D.C, tôi chẳng bực tức gì người bán nhà tính cho tôi một cái giá cao như thế. Tôi cũng chẳng trách anh ta về sự sai biệt giá cả giữa cái nhà của anh ta với căn nhà tương đương ở St. Louis. Tôi cũng không nổi giận khi anh ta ra giá căn nhà mắc hơn tới mười lần giá tiền mua căn nhà này, lúc còn mới vào năm 1969. Hầu như ai cũng hiểu rằng giá của một căn nhà chẳng phải được thực sự ấn định bởi người bán, hay bởi bất kỳ ai, hay bởi một ý định tập thể nào hết. Chẳng có ai có chủ định là giá nhà cửa tại vùng D.C sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm như đã xảy ra trong thời gian 5 năm vừa qua.

Economics is the study of such emergent phenomena, particularly when prices, monetary or non-monetary are involved. We call these phenomena "markets." It's an unfortunate term, but one of course, that I have no control over. It's the term that has been used for a century or more and is likely to endure. But I say unfortunate, because in the mind of the public, the term "markets," conjures up either the New York Stock Exchange or a farmer's market, highly organized, centralized interactions between buyers and sellers. Most of what we study in economics called markets are decentralizednon-organized interactions between buyers and sellers.

Khoa Kinh tế học là một khoa học nghiên cứu về các hiện tượng "xuất lộ," đặc biệt là khi có giá cả (tính bằng tiền hay không tính bằng tiền) liên quan. Ta gọi những hiện tượng này là "thị trường." Đây thiệt là một cái từ không thích hợp, nhưng cũng là một điều tôi chẳng có quyền nói gì hết. Đó là một từ đã được người ta sử dụng từ hơn một thế kỷ và chắc rằng sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhưng tôi nói không thích hợp là bởi vì trong đầu óc quần chúng, từ ngữ thị trường dẫn ta đến hình ảnh của Thị trường Chứng khoán New York, hay một cái chợ làng, tức là một môi trường được tổ chức và trong đó các hoạt động giữa người mua, kẻ bán được tập trung cao độ. Phần lớn những gì chúng ta học trong khoa Kinh tế học gọi thị trường là các hoạt động tương tác phi-tổ chức và phi-tập trung giữa người mua và kẻ bán.[3]

Yet these decentralized, non-organized interactions result in prices, either monetary in the case of houses or non-monetary in the case of traffic, that have an orderliness to them in spite of their not being organized by any individual or even a group. That orderliness, that predictability, runs through our lives in ways we rarely appreciate.

Thế nhưng, kết quả của những hoạt động tương tác phi-tổ chức, phi-tập trung này lại là giá cả, dù đó là giá cả tính bằng tiền như giá căn nhà, hay không tính bằng tiền như trong trường hợp lưu thông. Giá cả có một trật tự của nó dù rằng không do một cá nhân hay nhóm người nào tổ chức. Cái trật tự này cùng vói tính khả tri của giá cả xảy ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta mà ít khi chúng ta thông hiểu.

To take one very important example, the orderliness of prices and the resulting lack of shortages allows knowledge to be widely dispersed via specialization. Such specialization sustains our standard of living. The level of specialization emerges alongside the prices, but the prices make it all possible. A pencil company never worries about there being a graphite shortage or a cedar shortage or a shortage of yellow lacquer. That lets the pencil factory outsource these materials and avoid the accumulation of knowledge necessary to master all of the processes involved in pencil making. The emergence of prices allows a world to emerge where no one knows how to make a pencil. That world is a pleasant one because it is a world where pencils are inexpensive, abundant and always available.

Hãy lấy một thí dụ rất quan trọng, sự trật tự của giá cả và kết quả của tình trạng thặng dư nguyên liệu cho phép kiến thức được phổ biến rộng rãi qua sự chuyên môn hóa. Những sự chuyên môn hóa này giúp ta duy trì tiêu chuẩn của đời sống. Mức độ chuyên môn hóa xảy ra song song với giá cả, nhưng chính giá cả khiến cho sự chuyên môn hóa xảy ra dễ dàng hơn. Một công ty làm bút chì chẳng hạn, chẳng bao giờ lo là sẽ thiếu bột than (để làm ruột bút chì), hay thiếu gỗ để làm thân bút, hay thiếu sơn màu vàng để sơn các cây bút chì. Điều này giúp cho hãng bút chì mua những nguyên, vật liệu này từ bên ngoài [chứ không cần phải tích trữ] và cũng không cần phải tích lũy những kiến thức cần thiết trong mọi công đoạn làm ra cây bút chì. Sự xuất hiện của giá cả kéo theo sự xuất hiện của một thế giới mà trong đó không có ai biết cách làm cây bút chì từ đầu tới cuối. Thế giới đó là một thế giới dễ chịu vì đó là một thế giới mà bút chì thì lúc nào cũng có sẵn ê hề và giá lại rẻ nữa.

Understanding the emergent phenomena economists call a market is the essence of the economic way of thinking. In contrast, the human brain seems more accustomed to what might be called the engineering way of thinking where human action and human design work together. If I'm dissatisfied with the size of my kitchen, I make a plan and by following the plan, if it's a good plan, the result is a bigger kitchen. A person who sits around hoping for a new kitchen without design or action is going to be disappointed. Or if I notice the leaves falling from the trees, I don't hope that they're going to clean themselves up. I have to plan to rake them and then do the actual raking. Changing my thermostat to alter the temperature inside my house is another such example.

Thấu hiểu được các hiện tượng xuất lộ mà các nhà kinh tế học gọi là thị trường tức là nắm được tinh túy của phương thức tư duy kinh tế. Ngược lại, đầu óc của chúng ta dường như lại quen với cách suy nghĩ được gọi là phương thức tư duy kiến tạo, tức là phương thức tư duy bao gồm cả hành vi và ý định của con người. Nếu tôi không hài lòng với cái bếp nhỏ bé của tôi, tôi sẽ thảo một phương án để nới rộng cái bếp này ra, rồi tôi thực hiện theo phương án này, và nếu đó là một phương án tốt, thì tôi sẽ có một cái bếp rộng rãi hơn. Kẻ nào mà chỉ ngồi ước có được cái bếp mới mà không có hành vi hay ý định gì cả, thì kẻ đó chỉ thất vọng mà thôi. Hoặc là nếu tôi thấy lá rụng ngoài sân, tôi không hy vọng là những chiếc lá đó sẽ tự nó dọn dẹp và quét vào một chỗ. Tôi phải có ý định quét lá, rồi thì thực sự làm cái công việc quét dọn đó. Vặn nút cái điều nhiệt kế để thay đổi nhiệt độ trong nhà tôi là một thí dụ tương tự.

But the engineering way of thinking doesn't work with emergent phenomena. Trying to change emergent results is inherently more complex than building a bridge or expanding your kitchen or even putting a man on the moon. Understanding the challenge involved is to begin to answer the old question that asks why we can put a man on the moon but we can't eliminate poverty. Putting a man on the moon is an engineering problem. It yields to a sufficient application of reason and resources. Eliminating poverty is an economic problem (and by the word "economic" I do not mean financial or related to money), a challenge that involves emergent results. In such a setting, money alone—in the amounts that a non-economic approach might suggest, one that ignores the impact of incentives and markets—is unlikely to be successful.

Nhưng lối tư duy kiến tạo đó không giải quyết được các vấn đề của hiện tượng xuất lộ. Thay đổi những kết quả xuất lộ vốn phức tạp hơn nhiều so với việc xây một cái cầu hay nới rộng cái nhà bếp, hay ngay cả đưa người lên mặt trăng. Hiểu được những khó khăn liên quan tới các hiện tượng xuất lộ là bắt đầu tìm cách trả lời câu hỏi tại sao ta có thể đưa người lên mặt trăng được, nhưng lại không diệt được nạn nghèo đói trên trái đất. Đưa người lên mặt trăng là một vấn đề kỹ thuật thuộc về kiến tạo, và là kết quả của việc áp dụng suy luận và sử dụng tài nguyên. Còn giải quyết nạn nghèo đói là một vấn đề kinh tế (từ kinh tế tôi dùng ở đây không dính dáng gì đến tài chánh hay tiền bạc). Những thách thức của vấn đề kinh tế liên quan đến các hiện tượng xuất lộ. Trong bối cảnh đó, chỉ sử dụng tiền bạc mà thôi để giải quyết vấn đề theo lối tư duy phi-kinh tế và bỏ qua tác động của những khuyến lệ và thị trường, thì khó mà thành công được.

Thomas Sowell likes to say that reality is not optional. But we oh so want it to be. We want to change outcomes without consequences with the ease of adjusting the thermostat on the wall of our house. We want to dial incomes upward and gasoline prices downward. We want to blame Wal-Mart for the fact that its employees earn below the national average. We want to blame China (or Mexico or Japan or India) for our trade deficit. We want to blame or honor the occupant of the White House for whether new jobs are high-paying or low-paying. This worldview that flies in the face of reality and that ignores the inherent complexity of the real world is the bread-and-butter of journalism and the breeding ground for unintended consequences.

Thomas Sowell thường nói rằng thực tế là những gì ta không tùy ý lựa chọn được. Nhưng mà ta vẫn cứ muốn thế. Ta vẫn cứ muốn thay đổi kết quả-mà không chịu chấp nhận hậu quả-một cách dễ dàng như là điều chỉnh cái điều nhiệt kế trong nhà của ta. Ta vẫn muốn vặn lên một cái thì lợi tức được tăng lên, và vặn xuống một cái thì giá xăng được giảm xuống. Ta muốn trách hãng Wal-Mart là tại sao lại trả lương nhân viên của họ thấp hơn mức lương trung bình của toàn quốc. Ta muốn trách Tàu (hay Mễ, hay Nhật, hay Ấn độ) về số thâm thủng mậu dịch (nhập siêu) của chúng ta. Ta muốn chê trách hay ngợi khen người chủ nhân của Bạch Cung về việc [tạo ra] những công việc làm mới có mức lương cao hay thấp. Quan điểm phổ thông này bất chấp thực tế và bỏ qua sự phúc tạp cố hữu của thế giới thực, và trở thành chất liệu chính của nghề viết báo và trở thành mầm mống cho các hậu quả không định trước.

Consider the average employee at Wal-Mart who earns less than the average and has no health care benefits. If the seller doesn't set the price of the house why do people blame Wal-Mart for paying low wages or offering inadequate health care benefits? It seems obvious that Wal-Mart sets its wages, but that is as naïve is thinking that the seller of the house determines its price.

Hãy xét xem nhân viên bình thường của Wal-Mart, những người nhận mức lương thấp hơn mức trung bình của cả nước, và lại không có cả bảo hiểm sức khỏe. Nếu người bán nhà không định được mức giá nhà muốn bán là bao nhiêu, thì sao ta lại trách Wal-Mart là trả lương dưới mức trung bình cho nhân viên của họ hay không cho họ được hưởng bảo hiểm sức khỏe? Hình như ta thấy hiển nhiên là Wal-Mart ấn định mức lương đó chứ, nhưng cái "hình như" đó cũng ngây thơ như khi ta nghĩ rằng người chủ căn nhà định được giá bán cho căn nhà của họ.

My income, for example, is higher than the average Wal-Mart employee. That might fool you into thinking that my employer, George Mason is compassionate while greedy Wal-Mart only cares about the bottom line.

Tiền lương của tôi, lấy làm thí dụ đi, cao hơn tiền lương nhân viên bậc trung của Wal-Mart. Điều này khiến bạn tưởng lầm rằng người chủ của tôi, Đại học George Mason, là người nhân hậu còn Wal-Mart là kẻ tham lam chỉ biết để ý đến lời lỗ.

But the real reason I make more than the average employee at Wal-Mart has nothing to do with the compassion of George Mason University compared to the greediness of Wal-Mart. It has everything to do with my alternatives outside of George Mason compared to the alternatives of the average Wal-Mart employee, just as the price of my house depends on the prices of alternative houses of similar quality. If we want the Wal-Marts of the world to pay higher wages, low-skill workers have to acquire more skills, more education, more higher-paying alternatives.

Nhưng lý do thực sự khiến cho tôi kiếm được nhiều tiền hơn nhân viên Wal-Mart chẳng dính dáng gì đến lòng nhân hậu của George Mason hay sự tham lam của Wal-Mart cả. Lý do thực sự là tôi có nhiều chọn lựa khác ngoài Đại học George Mason hơn là những nhân viên Wal-Mart, cũng giống như giá cái nhà của tôi tùy vào giá của những cái nhà khác có cùng chất lượng. Nếu ta muốn tất cả những cửa hàng Wal-Mart trên thế giới trả lương cao hơn cho nhân viên của họ, thì những nhân viên có kỹ năng thấp phải học thêm những kỹ năng khác, những kỹ năng được trả lương cao hơn.

When I made this point to a student he countered by asking why Wal-Mart has a right to exploit low-skilled workers who have such limited alternatives.

Khi tôi nêu lên điểm này, một sinh viên của tôi phản bác bằng câu hỏi là tại sao Wal-Mart lại có quyền bóc lột những nhân viên có kỹ năng thấp và không có được nhiều chọn lựa khác?

It would be tempting to answer that question with a similar question—what right does the seller of houses in Washington, DC have to exploit the prospective buyer by charging a higher price than people pay in St. Louis. But that answer misses two deeper points. The first is that Wal-Mart isn't exploiting people by hiring them. In fact, the opposite is the case. By creating a business model that allows low-skill workers to serve customers hungry for low-price goods, Wal-Mart increases the alternatives available to low-skill workers and raises their wages above what they would otherwise receive in a world without Wal-Mart.

Tôi cũng muốn trả lời người sinh viên này bằng một câu hỏi tương tự--anh chàng bán nhà ở D.C có quyền gì để bóc lột những người dự định mua nhà bằng cái giá nhà cao hơn nhiều so với người mua ở St. Louis? Nhưng trả lời như thế sẽ khiến ta mất đi hai điểm quan trọng. Thứ nhất, Wal-Mart không bóc lột nhân công khi thuê mướn họ. Thực ra, điều ngược lại mới đúng. Bằng cách tạo ra một mô hình thương mại giúp cho những nhân viên kỹ năng thấp phục vụ số lượng khách hàng thèm khát các sản phẩm giá hạ, Wal-Mart thực ra đã gia tăng các sự chọn lựa khác cho những nhân viên này và nâng mức lương của họ cao hơn so với mức lương mà họ lẽ ra sẽ phải nhận nếu không có Wal-Mart.

The second point is that viewing Wal-Mart as the cause of low wages can lead to destructive policies like banning Wal-Mart from opening a store in your city. When Wal-Mart opens a new store, workers eagerly line up for the opportunity to work there. How can it help them to reduce their opportunities?

Điểm thứ hai là nếu ta xem Wal-Mart là nguyên nhân tạo ra mức lương thấp, thì quan điểm này có thể đưa tới những chính sách tai hại như cấm không cho Wal-Mart mở một cửa tiệm mới trong thành phố của bạn. Khi Wal-Mart mở một cửa tiệm mới, người ta "hồ hởi" xếp hàng xin việc. Nếu thế thì làm sao mà ta lại cho rằng Wal-Mart làm giảm cơ hội tìm việc làm của những người này?

It is unfortunate that well-meaning people often join in concert with self-interested competitors of Wal-Mart to hamper Wal-Mart and other employers from expanding. It is tragic when a lack of economic understanding pushes a nation to the edge of economic chaos.

Thật là rủi thay khi những người có ý tốt lại thường tiếp tay cho những kẻ cạnh tranh với Wal-Mart vì quyền lợi riêng để cản trở sự phát triển của Wal-Mart hoặc của các hãng khác. Và cũng thật là thê thảm khi chỉ vì sự kém hiểu biết về kinh tế mà người ta đẩy đất nước đến bờ vực của khủng hoảng kinh tế.

As I write these words, New Orleans is in chaos. A number of oil refineries have been knocked out of commission by Hurricane Katrina. Gas prices have spiked upward. Politicians are threatening suppliers with legal action for "price gouging," raising prices at a time of crisis. Politicians from President Bush on down are asking drivers to drive less or "only when necessary" as if that phrase had meaning. These politicians evidently believe that begging and lecturing citizens can perform the role that prices do in creating and sustaining order, an order where I never have to think twice or even once about whether gasoline will be available at the corner for my vacation or drive to work or to take an emergency trip to the hospital.

Khi tôi viết những dòng này, New Orleans đang ở trong tình trạng hỗn độn. Một số những nhà máy lọc dầu bị bão Katrina quất sụm. Giá xăng đang tăng vọt. Các chính trị gia đang dọa các nhà cung cấp dầu bằng các luật lệ trừng phạt sự "làm giá," tăng giá khi khan hiếm. Các chính trị gia từ Tổng thống Bush trở xuống đều kêu gọi mọi người "thắt lưng, buộc bụng," hãy ít lái xe lại, và "chỉ lái xe khi nào cần thiết thôi." Họ không biết rằng những lời kêu gọi này chẳng có nghĩa lý gì hết. Họ tưởng là hễ cứ năn nỉ hoặc giáo dục người dân thì cũng sẽ làm được cái điều mà giá cả sẽ làm trong việc thiết lập và ổn định trật tự, một trật tự trong đó tôi sẽ chẳng bao giờ phải suy đi nghĩ lại xem sẽ có xăng ở cây xăng đầu đường khi tôi đi nghỉ hè, hay khi lái xe đi làm, hay vì trường hợp khẩn cấp phải lái xe đến bệnh viện.

But reality is not optional. You cannot have a sudden reduction is gasoline available to the market and low prices at the same time. There is no dial for gasoline prices. The result of these threats is easily predicted—suppliers are already rationing. Drivers are worried about shortages and in the face of threats to punish 'gougers' they are right to worry. As a result, lines are forming in some cities, and gasoline retailers are closing early in the day, out of gasoline, the same results we saw when explicit rather than implicit price controls were put in place in the 1970s.

Nhưng thực tế là điều ta không lựa chọn được. Ta không thể cùng lúc có một sự giảm sút đột ngột số xăng cung ứng cho thị trường và giá xăng rẻ được. Không có nút vặn cho giá xăng. Kết quả của những biện pháp trừng phạt cũng dễ cho ta tiên liệu--các nhà cung cấp xăng dầu bắt đầu cung cấp theo "chế độ." Những người lái xe đang lo lắng vì thiếu xăng và nay lại có quyền lo thêm [là sẽ khan hiếm xăng] vì những kẻ làm giá sẽ bị trừng phạt. Và kết quả là người ta xếp hàng dài tại vài thành phố để mua xăng, và các cây xăng đóng cửa sớm hơn thường lệ vì hết xăng. Đó cũng là những kết quả ta thấy khi có các biện pháp kiểm soát giá cả được thực thi trong những năm 1970.[4]

Friedrich A. Hayek, in The Fatal Conceit, wrote that "The curious task of economics is to demonstrate to men how little they really know about what they imagine they can design." Unfortunately, when politicians try to dial down prices to preserve order, they only worsen the problem. We would do well to remember the emergent nature of prices, especially in times of crisis.

Friedrich A. Hayek, trong cuốn sách Sự Tự Đại Chết Người, đã viết rằng: "Cái nhiệm vụ kỳ lạ của kinh tế học là chứng minh cho người ta thấy là họ chẳng biết gì nhiều về cái mà họ tưởng tượng là sẽ thiết kế ra được." Rủi thay, khi chính trị gia cố "vặn" giá dầu xuống để bảo tồn trật tự, họ lại làm cho tình thế trở nên tồi tệ hơn. Có thể ta sẽ hành xử khéo léo hơn nếu ta nhớ được bản chất xuất lộ của giá cả, nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

* Russell Roberts is professor of economics at George Mason University and the Features Editor at the Library of Economics and Liberty. This essay is adapted from a book in progress on the role of emergent phenomena in creating our standard of living.

Russell Roberts là giáo sư Kinh tế học tại Đại học George Mason và là Biên tập viên Chuyên mục của Thư viện Kinh tế và Tự do. Tiểu luận này là một phần được trích ra từ cuốn sách do giáo sư Roberts đang viết về vai trò của các hiện tượng xuất lộ trong việc tạo nên tiêu chuẩn sinh sống của chúng ta.


[1] Hiện tượng "xuất lộ," tạm dịch từ "emergent phenomenon" là sự xuất hiện, nhô ra của một cấu trúc mới, hay mô hình mới từ sự tương tác của các phần tử trong một hệ thống phức tạp.

[2] Washington D.C (District of Columbia) là khu vực thủ đô của Hoa Kỳ, nằm giữa hai tiểu bang Virginia (phía tây nam), và Maryland (các hướng còn lại).

[3] Phi-tổ chức (non-organized): cá nhân tự do giao dịch với nhau theo bất cứ hình thức nào họ chọn. Phi-tập trung (decentralized): các giao dịch được phân tán ra giữa các cá nhân với nhau mà không cần có một đầu não điều hành.

[4] Tình trạng khan hiếm xăng trong thập niên 1970: 1973 do OPEC cấm vận không bán dầu cho Mỹ để phản đối việc Mỹ tái viện trợ cho Do Thái trong cuộc chiến giữa Do Thái và khối Ả rập, và năm 1979 khi Iran xảy ra khủng hoảng chính trị đưa đến việc giảm sản xuất dầu hỏa. Tại Mỹ, xăng khan hiếm đến độ chính quyền tại một vài tiểu bang như Texas, California và Pennsylvania phải ấn định là những xe nào có bảng số xe chẵn chỉ được đổ xăng trong ngày chẵn, và số lẻ trong những ngày lẻ. Tình trạng này chấm dứt vào tháng Giêng 1980.

http://www.econlib.org/library/Columns/y2005/Robertsmarkets.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn