MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 1, 2012

Overblown Fears about China's Rise Sợ hãi quá mức trước sự trổi dậy của Trung Hoa


Overblown Fears about China's Rise

Sợ hãi quá mức trước sự trổi dậy của Trung Hoa

Amitai Etzioni

November 17, 2011

Amitai Etzioni

17/11/ 2011

A steady stream of publications depicts China as a fierce adversary—if not as an outright enemy. A recent article by Robert J. Samuelson leaves little room for doubt, as he entitles it “At war with China.” It follows shortly on the heels of Andrew Krepinevich’s “Panetta’s Challenge: Can he counter China’s and Iran’s game-changing new weapons?” Robert D. Kaplan’s Monsoon urges the United States to recognize the geopolitical importance of the Indian Ocean—and China’s increasingly expanding power in these waters. Even the levelheaded Economist warns that “by 2030 China’s economy could loom as large as Britain’s in the 1870s or America’s in the 1970s.”

Các ấn phẩm sách báo đang đều đặn mô tả Trung Quốc như một đối thủ đáng gờm – nếu không muốn nói là kẻ thù đích thực. Một bài báo gần đây của Robert J. Samuelson không chừa chỗ cho nghi ngờ khi ông đặt tựa đề là “At war with China” (Tham chiến với Trung Quốc). Bài báo đó xuất hiện ngay sau khi Andrew Krepinevich có bài “Panetta’s Challenge: Can he counter China’s and Iran’s game-changing new weapons?” (Thách thức của Panetta: Liệu ông có thể chống lại những vũ khí thay đổi thế trận của Trung Quốc và Iran? – Leon Panetta là đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, N.D.). Cuốn Monsoon (Gió mùa) của Robert D. Kaplan kêu gọi Mỹ công nhận tầm quan trọng địa chính trị của Ấn Độ Dương – và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở vùng biển đó. Ngay cả tạp chí The Economist vốn điềm đạm cũng cảnh báo rằng “đến năm 2030 nền kinh tế Trung Quốc có thể có quy mô lớn như nền kinh tế Anh trong những năm 1870 hay nền kinh tế Mỹ trong những năm 1970″.

The 2011 Economist account, which draws on a book entitled Eclipse (no need to spell out who is eclipsing whom), argues that China will “overshadow” America, and the United States can no more reverse this than it can stop the sun from rising. The Economist hence moves on to ask—“If China does usurp America, what kind of hegemon will it be?” However, this and numerous other such projections focus on the total size of the economy. The question is whether this is the telling number—or should we be looking at income per capita?

Bài báo năm 2011 trên The Economist, dựa trên cuốn sách tựa đề Eclipse [Làm lu mờ] (khỏi cần nêu rõ ai đang làm lu mờ ai), lập luận rằng Trung Quốc sẽ “phủ bóng che mờ” Mỹ, và Mỹ không còn có thể đảo ngược tình thế này. Do đó, The Economist hỏi tiếp” “Nếu Trung Quốc thực sự tiếm ngôi của Mỹ, Trung Quốc sẽ là kẻ bá quyền kiểu gì?” Tuy nhiên, tiên đoán này và biết bao dự báo khác tập trung vào tổng quy mô của nền kinh tế. Câu hỏi là liệu đây có phải con số đáng thuyết phục hay không – hay chúng ta nên xét tới thu nhập bình quân đầu người?

Given that China’s population is four times larger than that of the United States., even if all the cards break its way and China’s economy continues to race ahead, its income per capita will still lag way behind that of the United States for a generation or more. According to the World Bank, in 2010, China’s income per capita was a mere $4,260 to America’s $47,240, placing it behind Ecuador and Algeria. While exact estimates and calculations vary, the wide per capita gap is expected to persist in the coming decades. The Carnegie Endowment for International Peace projects that in 2050 the U.S. GDP per capita will still be nearly three times that of China.

Với dân số của Trung Quốc gấp bốn lần của Mỹ, ngay cả khi mọi sự diễn ra theo hướng có lợi cho họ và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tiến nhanh về phía trước, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn sẽ tụt hậu so với của Mỹ ít nhất là một thế hệ. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 4.260 đô-la so với 47.240 đô-la của Mỹ, khiến họ xếp sau Ecuador và Algeria. Tuy những ước tính và cách tính có khác biệt, trong những thập niên sắp tới dự kiến vẫn còn mức chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người. Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) dự báo rằng trong năm 2050 GDP bình quân đầu người của Mỹ sẽ vẫn gần gấp ba lần của Trung Quốc.

One may argue that the total size of the economy is the relevant feature, because it reveals the size of the pool of assets on which a nation can draw to throw around its economic weight and build up its military. However, in the instance of China, the income per capita has special significance. The Chinese rulers built the legitimacy of their regime on providing its people with an affluent life, defined as a rising standard of living, a long cry from the vision of the outgoing communist ideology. The Chinese leaders have repeatedly shown, in word and deed, that they harbor powerful concerns that most Chinese have been left out of the kind of life one finds in the major urban centers. In a speech delivered at the 2010 Summer Davos, Chinese premier Wen Jiabao identified the widening urban-rural income disparity as particularly problematic and vowed to reform the inequitable system. China’s foreign-affairs minister, Yang Jiechi, voiced similar concerns and a determination to ensure “social harmony.” He told the 2011 UN General Assembly that “China remains a developing country with a large population, weak economic foundation and serious imbalance and lack of coordination in its development. China needs to make persistent and strenuous efforts to achieve its development goals.” Ambassador Wang Min pointed out that China had a lower GDP per capita than more than a hundred countries.

Ta có thể lập luận rằng tổng quy mô của nền kinh tế là đặc điểm đáng cân nhắc, vì nó thể hiện quy mô của tổng tài sản mà một quốc gia có thể dùng để phô trương sức mạnh kinh tế và phát triển quân sự của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa đặc biệt. Giới cai trị Trung Quốc đặt tính chính đáng của chế độ trên cơ sở mang lại cuộc sống sung túc cho nhân dân, được định nghĩa bằng mức sống gia tăng, khác xa với tầm nhìn của ý thức hệ cộng sản sắp lụi tàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ, bằng lời nói và hành động, rằng họ vô cùng lo ngại về việc phần lớn người dân Trung Quốc bị gạt ra khỏi kiểu cuộc sống chỉ thấy ở các trung tâm đô thị lớn. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Davos Mùa hè 2010, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhận xét rằng sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở mức đặc biệt đáng nguy và cam kết sẽ cải cách hệ thống bất bình đẳng này. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nêu những mối lo ngại tương tự và tỏ quyết tâm bảo đảm “sự hòa hợp xã hội”. Ông phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2011 rằng “Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển đông dân, có nền tảng kinh tế yếu kém, mất cân đối nghiêm trọng, và thiếu phối hợp trong sự phát triển của mình. Trung Quốc cần có những nỗ lực bền bỉ và hết mình để đạt được những mục tiêu phát triển của mình.” Đại sứ Vương Mân chỉ ra rằng Trung Quốc có GDP bình quân đầu người thấp hơn hơn một trăm quốc gia.

One may say that these commitments to use China’s growing economic assets to lift those who have, so far, been left out of the good life, are merely speeches. Indeed, some China critics suggest that they are part of a Chinese effort to pull the wool over Western eyes, to conceal its military buildup. However, one ought to note that the regime’s concerns about those not cut in are real enough. The Chinese Academy of Social Sciences estimates that China experienced over 180,000 demonstrations, protests or riots in 2010 alone. And according to the NGO China Labour Bulletin, by 2006 less than half of rural households had tap water, more than half were still using wood-burning stoves to cook and almost 90 percent did not have flush toilets.

Ta có thể nói rằng những cam kết này nhằm sử dụng các tài sản kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc để nâng mức sống của những người cho đến nay vẫn chưa được hưởng cuộc sống tốt đẹp, chỉ là những lời phát biểu suông. Thực vậy, một số nhà phê bình Trung Quốc cho rằng đó là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm che mắt Phương Tây, để che giấu việc tăng cường quân sự của họ. Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý rằng những mối lo ngại của chế độ này về những người chưa được hưởng phần là có thật. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính ở Trung Quốc chỉ riêng trong năm 2010 đã có 180.000 cuộc biểu tình, phản kháng hay bạo động. Và theo tổ chức phi chính phủ Thông tin Lao động Trung Quốc (China Labour Bulletin), đến năm 2006 chưa đến phân nửa hộ gia đình nông thôn có nước máy, hơn một nửa vẫn dùng bếp củi để nấu ăn và gần 90 phần trăm không có cầu tiêu dội nước.

It follows that one should—at least for the next few decades—expect that the Chinese government will direct large parts of its uncommitted resources to spreading the wealth. And here it makes a great deal of difference that it has to satisfy four times more people than the United States. Add to this the serious demographic and severe environmental challenges China faces. Then one begins to worry less about whether the size of China’s economy by 2030 might match that of the United States in 1973—or of Britain in 1870.

Vì vậy ta nên – ít nhất là trong vài thập niên sắp tới – dự kiến rằng chính phủ Trung Quốc sẽ dành phần lớn những nguồn lực chưa sử dụng của mình cho việc phân phối của cải. Và riêng chuyện họ phải làm hài lòng số dân gấp bốn lần nước Mỹ đã là một khác biệt rất lớn. Cộng thêm vào đó những thách thức trầm trọng về dân số và môi trường mà Trung Quốc đối mặt. Khi đó ta bắt đầu bớt lo ngại hơn về việc liệu quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đến năm 2030 có sánh được với quy mô của nền kinh tế Mỹ vào năm 1973 – hay của Anh vào năm 1870 hay không.

Amitai Etzioni served as a senior advisor to the Carter White House; taught at Columbia University, Harvard, and The University of California at Berkeley; and is a university professor and professor of international relations at The George Washington University.

Amitai Etzioni từng là cố vấn cao cấp cho Chính quyền của tổng thống Carter; từng dạy ở Đại học Columbia University, Harvard, và Đại học California ở Berkeley; và hiện nay là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington.





http://nationalinterest.org/commentary/overblown-fears-about-chinas-rise-6169



The Coming Collapse of China: 2012 Edition

Liệu Trung Hoa có sụp đổ vào năm 2012?

I admit it: My prediction that the Communist Party would fall by 2011 was wrong. Still, I'm only off by a year.

BY GORDON G. CHANG | DECEMBER 29, 2011

Tôi thú nhận: Tôi đã sai khi tiên đoán rằng đến năm 2011 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, tôi chỉ trật có một năm thôi.

BY GORDON G. CHANG | DECEMBER 29, 2011

In the middle of 2001, I predicted in my book, The Coming Collapse of China, that the Communist Party would fall from power in a decade, in large measure because of the changes that accession to the World Trade Organization (WTO) would cause. A decade has passed; the Communist Party is still in power. But don't think I'm taking my prediction back.

Giữa năm 2001, trong cuốn sách “The Coming Collapse of China” (Trung Quốc sắp sụp đổ), tôi tiên đoán rằng một thập niên nữa Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị phế truất, chủ yếu là do những thay đổi xuất phát từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một thập niên đã trôi qua; Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền. Nhưng đừng nghĩ là tôi sẽ rút lại lời tiên đoán của mình.

Why has China as we know it survived? First and foremost, the Chinese central government has managed to avoid adhering to many of its obligations made when it joined the WTO in 2001 to open its economy and play by the rules, and the international community maintained a generally tolerant attitude toward this noncompliant behavior. As a result, Beijing has been able to protect much of its home market from foreign competitors while ramping up exports.

Tại sao Trung Quốc như ta biết hiện nay vẫn còn đứng vững? Lý do quan trọng nhất là chính quyền trung ương Trung Quốc đã xoay xở tránh tôn trọng nhiều bổn phận trong những bổn phận mở cửa nền kinh tế và chơi đúng luật mà họ cam kết khi gia nhập WTO vào năm 2001, và cộng đồng quốc tế đã giữ thái độ nhìn chung là dung thứ đối với hành vi không tuân thủ này. Do vậy, Bắc Kinh đến nay vừa có thể bảo vệ phần lớn thị trường nội địa của mình tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, vừa tăng cường xuất khẩu.

By any measure, China has been phenomenally successful in developing its economy after WTO accession -- returning to the almost double-digit growth it had enjoyed before the near-recession suffered at the end of the 1990s. Many analysts assume this growth streak can continue indefinitely. For instance, Justin Yifu Lin, the World Bank's chief economist, believes the country can grow for at least two more decades at 8 percent, and the International Monetary Fund predicts China's economy will surpass America's in size by 2016.

Xét về mọi phương diện, Trung Quốc đã thành công vượt bậc trên con đường phát triển kinh tế sau khi gia nhập WTO – quay trở lại với tỉ lệ tăng trưởng gần hai chữ số mà nước này đã đạt được trước khi suýt bị suy thoái vào cuối thập niên 1990. Nhiều nhà phân tích cho rằng giai đoạn tăng trưởng này có thể tiếp tục mãi. Ví dụ, Justin Yifu Lin (Lâm Nghị Phu), nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, tin rằng Trung Quốc có thể tăng trưởng 8 phần trăm trong ít nhất hai thập niên nữa, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiên đoán đến năm 2016 nền kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô lớn hơn nền kinh tế Mỹ.

Don't believe any of this. China outperformed other countries because it was in a three-decade upward supercycle, principally for three reasons. First, there were Deng Xiaoping's transformational "reform and opening up" policies, first implemented in the late 1970s. Second, Deng's era of change coincided with the end of the Cold War, which brought about the elimination of political barriers to international commerce. Third, all of this took place while China was benefiting from its "demographic dividend," an extraordinary bulge in the workforce.

Đừng tin mấy điều đó. Trung Quốc đạt thành quả tốt hơn những nước khác vì nước này đã ở trong một siêu chu kỳ đi lên kéo dài ba chục năm, chủ yếu vì ba lý do sau. Thứ nhất là những chính sách “cải cách và mở cửa” đổi mới do Đặng Tiểu Bình thực hiện lần đầu vào cuối thập niên 1970. Thứ hai, kỷ nguyên đổi mới của họ Đặng trùng khớp với lúc chấm dứt Chiến tranh Lạnh, giúp loại bỏ những rào cản chính trị đối với thương mại quốc tế. Thứ ba, toàn bộ thành quả này diễn ra trong khi Trung Quốc gặt hái “quả ngọt nhân khẩu”, tức là sự gia tăng phi thường về lực lượng lao động.

Yet China's "sweet spot" is over because, in recent years, the conditions that created it either disappeared or will soon. First, the Communist Party has turned its back on Deng's progressive policies. Hu Jintao, the current leader, is presiding over an era marked by, on balance, the reversal of reform. There has been, especially since 2008, a partial renationalization of the economy and a marked narrowing of opportunities for foreign business. For example, Beijing blocked acquisitions by foreigners, erected new barriers like the "indigenous innovation" rules, and harassed market-leading companies like Google. Strengthening "national champion" state enterprises at the expense of others, Hu has abandoned the economic paradigm that made his country successful.

Nhưng “thời ngọt ngào” của Trung Quốc đã chấm dứt vì trong những năm gần đây những điều kiện thuận lợi tạo nên thời kỳ đó đã hoặc sẽ sớm biến mất. Thứ nhất, Đảng CS đã quay lưng lại với những chính sách tiến bộ của họ Đặng. Hồ Cẩm Đào, lãnh tụ hiện nay, đang lèo lái đất nước trong một kỷ nguyên đánh dấu bằng, suy cho cùng, việc đảo ngược chủ trương cải cách. Đặc biệt kể từ năm 2008 đã có tình trạng tái quốc hữu hóa một phần nền kinh tế và giảm đáng kể cơ hội dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, Bắc Kinh cấm cản công ty nước ngoài mua lại công ty nội địa, dựng lên những rào cản mới như luật lệ về “sáng tạo bản xứ”, và sách nhiễu những công ty dẫn đầu thị trường như Google. Bằng cách củng cố những doanh nghiệp quốc doanh “quán quân quốc gia” khiến những công ty khác thiệt hại, họ Hồ đã từ bỏ mô hình kinh tế đã mang lại thành công cho đất nước của ông.

Second, the global boom of the last two decades ended in 2008 when markets around the world crashed. The tumultuous events of that year brought to a close an unusually benign period during which countries attempted to integrate China into the international system and therefore tolerated its mercantilist policies. Now, however, every nation wants to export more and, in an era of protectionism or of managed trade, China will not be able to export its way to prosperity like it did during the Asian financial crisis in the late 1990s. China is more dependent on international commerce than almost any other nation, so trade friction -- or even declining global demand -- will hurt it more than others. The country, for instance, could be the biggest victim of the eurozone crisis.

Thứ hai, sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong hai thập niên vừa qua đã kết thúc vào năm 2008 khi các thị trường khắp thế giới sụp đổ. Những sự kiện biến động kinh hoàng của năm đó đã chấm dứt một thời kỳ đẹp như mơ, thời kỳ mà các quốc gia cố gắng giúp Trung Quốc hội nhập vào hệ thống quốc tế, nên đã lượng thứ những chính sách trọng thương (mercantilist policies) của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn và, trong một kỷ nguyên bảo hộ hoặc thương mại có sự can thiệp của chính phủ (managed trade), Trung Quốc sẽ không thể dùng xuất khẩu để vươn đến thịnh vượng như từng làm trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á vào cuối thập niên 1990. Trung Quốc lệ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn bất cứ nước nào khác, vì thế mâu thuẫn thương mại – hay thậm chí mức cầu thế giới sút giảm – sẽ gây tác hại cho Trung Quốc nặng nề hơn những nước khác. Ví dụ, Trung Quốc có cơ trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro.

Third, China, which during its reform era had one of the best demographic profiles of any nation, will soon have one of the worst. The Chinese workforce will level off in about 2013, perhaps 2014, according to both Chinese and foreign demographers, but the effect is already being felt as wages rise, a trend that will eventually make the country's factories uncompetitive. China, strangely enough, is running out of people to move to cities, work in factories, and power its economy. Demography may not be destiny, but it will now create high barriers for growth.

Thứ ba, Trung Quốc trong kỷ nguyên đổi mới từng có một trong những bức tranh nhân khẩu đẹp nhất của bất kỳ quốc gia nào, nhưng sắp sửa có một trong những bức tranh xấu nhất. Theo các nhà nhân khẩu học của cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, lực lượng lao động Trung Quốc sẽ bình ổn vào khoảng năm 2013, có lẽ là 2014, nhưng nước này hiện đã cảm nhận được ảnh hưởng này khi mức lương tăng lên; xu hướng này rốt cuộc sẽ khiến các nhà máy của Trung Quốc mất tính cạnh tranh. Kể cũng lạ là Trung Quốc đang cạn dần người để lên thành phố làm việc trong các nhà máy, và thúc đẩy nền kinh tế. Tình hình nhân khẩu có thể không phải là định mệnh, nhưng giờ đây điều đó sẽ tạo ra rào cản lớn đối với tăng trưởng.

At the same time that China's economy no longer benefits from these three favorable conditions, it must recover from the dislocations -- asset bubbles and inflation -- caused by Beijing's excessive pump priming in 2008 and 2009, the biggest economic stimulus program in world history (including $1 trillion-plus in 2009 alone). Since late September, economic indicators -- electricity consumption, industrial orders, export growth, car sales, property prices, you name it -- are pointing toward either a flatlining or contracting economy. Money started to leave the country in October, and Beijing's foreign reserves have been shrinking since September.

Không những mất đi ba điều kiện thuận lợi này, nền kinh tế Trung Quốc đồng thời còn phải hồi phục từ những xáo trộn (các bong bóng tài sản và lạm phát) xảy ra do chủ trương kích cầu (pump-priming – như tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế và giảm lãi suất, N.D.) quá trớn của Bắc Kinh trong năm 2008 và 2009, chương trình kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới (bao gồm hơn một ngàn tỉ đô-la chỉ riêng trong năm 2009). Kể từ cuối tháng 9/2011, những chỉ số kinh tế – mức tiêu thụ điện, đơn đặt hàng công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu, doanh số bán ô tô, giá bất động sản, tất tần tật đủ cả – đang báo hiệu một nền kinh tế dậm chân tại chỗ hoặc suy giảm. Tiền bắt đầu chạy ra khỏi đất nước vào tháng 10, và dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã giảm kể từ tháng 9.

As a result, we will witness either a crash or, more probably, a Japanese-style multi-decade decline. Either way, economic troubles are occurring just as Chinese society is becoming extremely restless. It is not only that protests have spiked upwards -- there were 280,000 "mass incidents" last year according to one count -- but that they are also increasingly violent as the recent wave of uprisings, insurrections, rampages and bombings suggest. The Communist Party, unable to mediate social discontent, has chosen to step-up repression to levels not seen in two decades. The authorities have, for instance, blanketed the country's cities and villages with police and armed troops and stepped up monitoring of virtually all forms of communication and the media. It's no wonder that, in online surveys, "control" and "restrict" were voted the country's most popular words for 2011.

Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” - mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạn và vụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.

That tough approach has kept the regime secure up to now, but the stability it creates can only be short-term in China's increasingly modernized society, where most people appear to believe a one-party state is no longer appropriate. The regime has clearly lost the battle of ideas.

Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.

Today, social change in China is accelerating. The problem for the country's ruling party is that, although Chinese people generally do not have revolutionary intentions, their acts of social disruption can have revolutionary implications because they are occurring at an extraordinarily sensitive time. In short, China is much too dynamic and volatile for the Communist Party's leaders to hang on. In some location next year, whether a small village or great city, an incident will get out of control and spread fast. Because people across the country share the same thoughts, we should not be surprised they will act in the same way. We have already seen the Chinese people act in unison: In June 1989, well before the advent of social media, there were protests in roughly 370 cities across China, without national ringleaders.

Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.

This phenomenon, which has swept North Africa and the Middle East this year, tells us that the nature of political change around the world is itself changing, destabilizing even the most secure-looking authoritarian governments. China is by no means immune to this wave of popular uprising, as Beijing's overreaction to the so-called "Jasmine" protests this spring indicates. The Communist Party, once the beneficiary of global trends, is now the victim of them.

Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.

So will China collapse? Weak governments can remain in place a long time. Political scientists, who like to bring order to the inexplicable, say that a host of factors are required for regime collapse and that China is missing the two most important of them: a divided government and a strong opposition.

Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.

At a time when crucial challenges mount, the Communist Party is beginning a multi-year political transition and therefore ill-prepared for the problems it faces. There are already visible splits among Party elites, and the leadership's sluggish response in recent months -- in marked contrast to its lightning-fast reaction in 2008 to economic troubles abroad -- indicates that the decision-making process in Beijing is deteriorating. So check the box on divided government.

Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.

And as for the existence of an opposition, the Soviet Union fell without much of one. In our substantially more volatile age, the Chinese government could dissolve like the autocracies in Tunisia and Egypt. As evident in this month's "open revolt" in the village of Wukan in Guangdong province, people can organize themselves quickly -- as they have so many times since the end of the 1980s. In any event, a well-oiled machine is no longer needed to bring down a regime in this age of leaderless revolution.

Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.

Not long ago, everything was going well for the mandarins in Beijing. Now, nothing is. So, yes, my prediction was wrong. Instead of 2011, the mighty Communist Party of China will fall in 2012. Bet on it.

Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.

Gordon G. Chang is the author of The Coming Collapse of China and a columnist at Forbes.com. Follow him on Twitter @GordonGChang.

Gordon G. Chang là tác giả của The Coming Collapse of China (Trung Quốc sắp sụp đổ), và cây bút phụ trách chuyên mục của trang mạng Forbes.com.

translated by Pham Vu Lua Ha



http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/29/the_coming_collapse_of_china_2012_edition?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn