MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 29, 2012

A Fable of the OC Một Ngụ ngôn về Tổn phí Cơ hội



A Fable of the OC

Một Ngụ ngôn về Tổn phí Cơ hội

Michael Munger*

Michael Munger

There's this concert. Green Way is coming to town. To hear those great songs from American Dolt performed live you are going to stand in line, camping out for tickets. You get to the box office about midnight, but don't sleep much because it's noisy. Finally, sleep does come. It only seems like a few minutes later when the clank of the ticket window opening wakes you at 8:00 am. In the sunlight, you notice that there are way more people in line than you thought. Thousands, in fact. You may not get tickets, even after camping out.

Có một buổi nhạc hội. Ban nhạc Green Way sắp ghé thành phố này. Muốn được nghe ban nhạc Green Way chơi nhạc sống các ca khúc tuyệt vời trong dĩa nhạc American Dolt, bạn phải sắp hàng, cắm lều qua đêm chờ mua vé. Bạn tới phòng bán vé khoảng nửa đêm, nhưng không thể ngủ được vì chung quanh quá ồn ào. Cuối cùng, bạn cũng thiếp đi. Giấc ngủ tưởng chừng chỉ được vài phút khi bạn bị đánh thức bởi tiếng kéo cửa mở phòng bán vé, lúc đó là tám giờ sáng. Dưới ánh nắng chói lọi, bạn nhận ra số người xếp hàng đông hơn là bạn nghĩ. Có tới cả mấy ngàn người. Rất có thể bạn không mua nổi vé, dù đã bỏ công trực cả đêm.

Three hours later, the line has snaked along nearly to the window. You can see the guy behind the glass, taking money and handing back tickets. But you are getting more and more anxious. And with good reason: the ticket window clanks loudly again, this time on its way down. Sold out? SOLD OUT! Oh, no. Your main squeeze was counting on those tickets. She just loves Green Way.

Sau ba giờ đồng hồ, hàng người trườn gần về cửa sổ phòng vé. Bên trong lồng kính, bạn trông thấy người bán thu tiền và giao vé. Bạn càng cảm thấy lo lắng. Nỗi lo có nguyên nhân: lại có tiếng vang từ cửa sổ phòng bán vé, lần này do cánh cửa bị đóng sầm xuống. Hết vé? THẬT HẾT VÉ! Thôi rồi. Cô đào của bạn mong đợi tấm vé này bao nhiêu. Cô nàng mê tít ban nhạc Green Way mà.

Now you walk alone towards home, head down, disconsolate. But then you hear a hubbub across the street. It seems that some people who were first in line were not Green Way fans at all! They bought up tickets just to resell them. And reselling them they are, busily and noisily. Excellent—you may still get lucky.

Nay lẻ loi quay bước về nhà, bạn cúi đầu chán nản. Đột nhiên, nghe tiếng huyên náo bên kia đường. Xem ra đám người trong hàng đầu sáng nay chẳng phải là người hâm mộ ban nhạc Green Way gì cả! Họ mua vé chỉ để bán ngay lại cho người khác. Và họ đang bận rộn rao bán ồn ào. Hết xẩy - có lẽ vẫn gặp may.

You scurry across the street, and join the crowd surrounding the (to put it nicely) "resellers." When you hear what they want for a ticket, though, you are incredulous: "Three hundred bucks, dude. Cash only."

Băng nhanh qua đường, bạn nhập vô đám đông bao quanh những "người bán lại"(gọi một cách lịch sự). Nhưng bạn không biết tai mình nghe có đúng không: "Ba trăm đô một vé, cha nội. Trả tiền mặt."

What's even harder to believe is the fact that people are paying $300 per ticket. You have to stop and review the pros and cons. It happens that in your state, "scalping" entertainment tickets is legal. Further, you yourself have no moral compunction about scalping. You have enough cash saved up to pay $600 for two tickets. And all tickets are general admission, so there are no reserved seats.

Càng khó tin hơn khi vẫn có người sẵn sàng trả 300 đồng một vé. Phải nghĩ lại xem nên hay không nên cái đã. Theo luật tại tiểu bang của bạn, việc "đầu cơ" vé coi văn nghệ là hợp pháp. Thêm đó, đối với bạn chyện đầu cơ cũng chẳng có gì trái với lương tâm. Tiền dành giụm có được 600 đủ trả hai vé. Vé nào cũng đồng hạng, không có ghế thượng hạng.

But you start thinking about opportunity cost, the big OC. You recall from economics class that the OC is about foregone alternatives. In other words, the cost of doing one thing is all the other things you don't get to do as a result.

Nhưng rồi bạn lại nghĩ đến tổn phí cơ hội, cái tổn phí cơ hội to tát.[i] Nhớ lại hồi học lớp kinh tế, ông thầy dạy rằng tổn phí cơ hội có dính dáng tới việc được cái này thì mất cái kia. Nói cách khác, tổn phí bỏ ra để thực hiện một việc chính là tất cả các số việc khác mà bạn không thể thực hiện được nữa.

And $600 is a big cost. You don't so much mind the money, but if you were going to spend $600 you could buy every Green Way CD ever made, plus a first-class MP3 player to play them on. And you'd have enough left over to take your boy/girlfriend to dance clubs and dance to Green Way songs every Friday night for a month. (It's a safe bet the clubs will play Green Way, since that is all they play right now, especially that ecological anthem, "Nader of Suburbia").

Sáu trăm đồng quả là một tổn phí cao. Bạn không tiếc số tiền cho mấy, nhưng nếu tiêu tới 600 đô la, bạn có thể mua tất cả mọi dĩa nhạc mà ban Green Way đã thu thanh, kiêm luôn máy Mp3 để nghe nhạc. Rồi vẫn dư tiền rủ bạn bè đi vũ trường nghe nhạc của ban Green Way mỗi tối thứ sáu trong cả tháng. (Chắc chắn là những vũ trường chơi nhạc của Green Way, vì hiện nay mọi nơi toàn chỉ chơi nhạc này, đặc biệt là bản ca ngợi sinh thái học, "Nader of Suburbia")

The point is that money itself is not the whole cost of any activity. The true cost is what you give up: spending the money on X means you don't have that money to spend on Y. So the real cost of X is… Y. Some economists have claimed that money is simply a "veil," masking the fact that money prices are measures of relative scarcities of commodities.

Điểm cốt yếu là tiền không phải là tổn phí toàn bộ của bất cứ hoạt động nào. Tổn phí chính thực là cái mà bạn phải từ bỏ: chi tiền cho việc X tức là bạn không còn số tiền ấy để chi cho việc Y. Do đó, tổn phí thực sự của X là ... Y. Một số nhà kinh tế học cho rằng tiền chỉ là "tấm màn" che giấu thực chất rằng giá tiền là thước đo sự khan hiếm có tính cách tương đối của hàng hóa.

If you go to the concert, you would be giving up 10 CD's, at $20 each, an X-pod MP3 player for $250, and $150 worth of cocktails down at the dance club. All for just one 2 hour concert. You think about it some more, and then shake your head. It's not worth it.

Nếu bạn đi dự buổi nhạc hội, bạn sẽ không có 10 cái CD nhạc, với giá $20 một dĩa, một máy X-pod Mp3 đáng giá $250, và $150 tiền mua nước giải khát tại vũ trường. Tất cả mọi thứ ấy đánh đổi với chỉ một đại nhạc hội dài hai tiếng đồng hồ. Suy đi nghĩ lại, bạn lắc đầu. Không đáng tí nào.

Having decided, you set off toward home, your chin drooping toward your chest. After going twenty blocks or so, you notice a scuffed up envelope, out in the road a little way from the sidewalk. The outside of the envelope is blank.

Quyết định xong, bạn định hướng về nhà, mặt chảy dài. Đi bộ khoảng hai mươi ngã tư đường, bạn nhìn thấy một phong bì nhàu nát nằm cách lề đường một tí. Mặt ngoài phong bì trống trơn.

You pick it up with a strange feeling, a quickening heart. You tear the envelope open…and in it are two Green Way concert tickets! Oh, baby!

Lượm phong bì lên, cảm giác là lạ, tim đập nhanh. Xé phong bì ra ... bên trong là hai tấm vé nhạc hội Green Way! Hết xẩy!

But then… guilt. These tickets aren't really yours. On the other hand, if the envelope blew out a car window, the people who lost them could be miles away by now. They may not even know they lost the tickets.

Tiếp theo ... cảm giác tội lỗi. Hai vé này không phải của bạn. Nhưng bạn lại nghĩ, giả như cái phong bì này bay ra từ cửa sổ xe hơi và người đánh mất nó hiện đã đi xa lắc rồi thì sao? Có thể chính họ cũng chưa biết đã mất vé, cơ mà.

Still, you wait for nearly an hour. Every time a car goes by, your shallow heart's the only thing that's beating. But no cars slow down, and nobody comes by on foot looking for an envelope. You can hardly just hold up the tickets and say, "Anyone lose these?" And since the concert is festival seating there is no way to identify the true owner anyway. The tickets are yours, fair and square.

Thế nhưng, bạn vẫn chờ gần một tiếng đồng hồ. Mỗi khi có xe đi ngang, bạn nín hơi, toàn thân chỉ có tim thót đập. Không chiếc xe nào chậm lại, và không bộ hành nào đến kiếm phong bì. Bạn chật vật lắm mới đưa phong bì lên hỏi, "Có ai đánh rơi cái này không?" Vả lại trong nhạc hội, chỗ ngồi như nhau nên sẽ chẳng thể xác nhận chủ quyền đích thực của hai tấm vé. Vé này thuộc về bạn, công bằng và thẳng thắn.

So, you call your consort on the cell phone, and you tell him/her the great news.

End of Story.

Xong, bạn báo tin vui cho cô bồ qua điện thoại di động.

Hết chuyện.

Now, a question: What's the news? Do you go to the concert, and if so, why? Assume you are "rational," in the conventional economic sense.

Bây giờ, đây là vấn đề: Thế nào? Anh hay chị có đi nghe nhạc hội không, và nếu có, thì tại sao? Hãy giả sử anh hoặc chị là người "khôn ngoan" về mặt tài chính.

I used this fable (sort of—it was Bruce Springsteen then) as a test question in my intermediate Microeconomics class at Dartmouth College in spring term, 1986. I assumed that the question would be easy. The kids at Dartmouth are smart, and they clearly knew the definition of opportunity cost. In fact, they had the OC down cold.

Tôi dùng ngụ ngôn này (một phần là chuyện có thật về đại nhạc hội của ca sĩ Bruce Springsteen) làm một câu hỏi trong đề thi học kỳ hai cho môn Kinh Tế Học Vi Mô tại Đại Học Dartmouth vào năm 1986. Tôi cho rằng đề thi dễ. Sinh viên của tôi tại Dartmouth thông minh nhanh trí, và chắc chắn là biết rõ định nghĩa của Tổn Phí Cơ Hội. Trên thực tế, họ hiểu Tổn Phí Cơ Hội rất rành.

But more than half of them missed the question; some of them missed it completely. Let's consider some things you might tell your boy/girlfriend on the phone, as well as the grades I would assign to each answer.

Thế mà hơn nửa lớp trượt câu hỏi này; một số sinh viên giải đáp hoàn toàn sai. Chúng ta hãy thử xem các anh/chị định điện thoại báo tin như thế nào với bạn trai hay bạn gái của mình, kể cả số điểm tôi chấm cho mỗi lời giải.

1. "I have free tickets! We can go to the Green Way concert!"

Grade: F

You fail; back to school. The tickets are not free. Remember, you don't mind scalping, scalping is legal in your state, and you saw scalped tickets actually transacting at a price of $300 each. And you established, after careful thought, that the concert is not worth the $300 opportunity cost for each ticket. The opportunity cost of attending the concert is still $300, even if you found the tickets on the ground.

Cách trả lời thứ nhất: "Anh có vé chùa! Mình đi nghe đại nhạc hội Green Way!"

Điểm: F

Anh/chị trả lời trật rồi; về học lại. Vé đâu phải của chùa, không mất tiền. Nhớ kỹ, bạn không ngại bán lại vé với giá cắt cổ, đầu cơ vé là chuyện hợp pháp, và bạn biết là có thể bán được với giá $300 một vé. Thêm đó. sau khi suy nghĩ kỹ, bạn đã thấy rằng buổi nhạc hội không đáng cái tổn phí cơ hội với giá $300 một ghế. Tổn phí cơ hội của việc tham dự nhạc hội vẫn là $600, cho dù bạn lượm được vé bên lề đường.

2. "We can go buy some CDs, and an MP3 player, and go out tonight. I found $600!"

Grade B+

Too simplistic on the other side of the question. Remember, you do have to walk twenty blocks back to the area where tickets are being sold, and then hawk the tickets. So, if you are going to sell the tickets, you have to say why. It is actually not obvious that you sell them, any more than it is obvious that you keep them.

Cách trả lời thứ hai: "Mình đi mua vài CD nhạc, mua luôn máy Mp3, rồi tối đi chơi. Anh vừa lượm được $600!"

Điểm: B+

Bạn đã giản dị hóa thái quá vế bên kia của vấn đề. Nên nhớ, bạn còn phải đi bộ hai mươi ngã tư đường để trở về lại chỗ bán vé, rồi rao bán. Và nếu bạn bán đi hai cái vé, bạn phải giải thích lý do với bồ của mình. Giữ hay bán, thật ra không bên nào hiển nhiên hơn bên nào.

3. "Babe, we are going to the Green Way concert! I found two tickets, which is like finding $600 minus the $50 transactions costs I estimate for converting the tickets into cash (walking twenty blocks back to place where you can sell the tickets, hawking them, etc.) So using the tickets only really "costs" us $550. Combine this with the implicit income or wealth effect of finding the tickets, and you are going to the concert.

Grade A+

Perfect.

Cách trả lời thứ ba: "Em ơi, mình sẽ đi nghe nhạc hội Green Way! Anh lượm được hai vé, tương đương như lượm được $600, trừ đi $50 chi phí giao dịch để bán vé lại cho người khác (đi bộ ngược lại chỗ bán vé, rao hàng, v.v.) Thành ra vé thiệt chỉ tốn có $550 thôi. Tính ra là có lời do vé lượm được, vậy em được đi nghe nhạc.

Điểm: A+

Trúng phóc.

Now we could debate my grading scale. It might be that a student would mention income effects, and transactions costs, and still decide not to go, and that would also be an A+ answer. But the point is that "I have free tickets! We're going to the concert!" is always wrong, completely wrong, brutally misguided.

Bây giờ chúng ta hãy thảo luận về thang điểm của tôi. Giả thiết một sinh viên đề cập đến kết quả lợi tức thu nhập, và chi phí giao dịch, và rồi vẫn quyết định không đi nghe nhạc, thì lời giải đó cũng được điểm A+. Ngược lại, luận giải rằng "Anh được vé chùa! Mình đi nghe nhạc hội!" là luôn luôn sai, hoàn toàn sai, sai một cách dã man.

Yet more than half of my students put "They are free! We are going!" as their answer. What a bad economics teacher I was.

Thế mà hơn nửa số sinh viên của tôi đưa giải đáp "Vé chùa! Mình đi!" [Với kết quả này], Tôi quả thật là một giáo sư tồi trong môn kinh tế học.



Opportunity Cost is Not the Way People Think

I whined about this outcome to my professor colleagues. The economists I talked to weren't really surprised. "People don't understand opportunity cost. For that matter, they don't understand lots of other apparently simple economics concepts. That's why we should study economics more." I'm not sure this is right. It reminds me of Bill Niskanen's (1971) observation about Ludwig von Mises. Niskanen argued that many people, including von Mises, were too optimistic, resting their conclusions on "the hope, almost pathetic in retrospect, that a broader education in economics will reduce the popular support for large government and the consequent pervasive bureaucracy."

Tổn Phí Cơ Hội Không phải là điều ta thường nghĩ

Tôi than vãn về kết quả đề thi với các bạn đồng nghiệp. Những đồng nghiệp kinh tế gia nghe chuyện tôi kể không lấy làm ngạc nhiên. "Người ta không hiểu tổn phí cơ hội. Nói đúng ra, người ta không hiểu rất nhiều những khái niệm xem chừng đơn giản trong ngành kinh tế học. Vì thế chúng ta nên nghiên cứu thêm về kinh tế học." Tôi không chắc quan niệm này đúng. Nó khiến tôi nhớ đến lời bình phẩm của Bill Niskanen về Ludwig von Mises (1971).[ii] Niskanen lập luận rằng nhiều người, trong đó có cả von Mises, đã quá lạc quan khi kết luận dựa trên "một niềm hy vọng, mà nay nhìn lại thấy ngây thơ làm sao, là một sự giáo dục đại chúng về kinh tế học sẽ làm cho quần chúng bớt ủng hộ bộ máy chính quyền cồng kềnh cùng với kết quả của nó là một nền hành chính thư lại."

Niskanen was not persuaded that economics is quite so self-evident, at least not to the large mass of the public.

Instead, it would appear that the answer is simpler: people just don't think this way, even if you try to teach them economics as a way of thinking. My evidence for the claim is that most people don't find my explanation persuasive. And my colleagues from other disciplines consider the apparently obvious economics argument to be empirically false from the outset, at least as a description of human behavior. "Of course people go to the concert; if you found tickets for free, and didn't take your partner to the concert, that relationship would be over, for sure! Don't be so analytical!"

Niskanen không nghĩ rằng kinh tế học lại hiển nhiên như vậy, ít nhất là không hiển nhiên như thế đối với đa số quần chúng.

Thay vào đó, câu trả lời hình như đơn giản hơn: người ta tình thật không suy nghĩ theo lối này, cho dù bạn cố gắng chỉ dạy cho họ đường lối suy nghĩ theo kinh tế học. Bằng chứng là lời giải thích của tôi không thuyết phục được đa số người nghe. Và nhiều đồng nghiệp khác ngành cho rằng cái lý luận xem chừng hiển nhiên trong khía cạnh kinh tế học đã sai trong thực tế ngay từ đầu, ít ra thì nó cũng mô tả sai về cách hành xử của con người. "Dĩ nhiên người ta chọn đi nghe nhạc hội; nếu anh tìm được vé chùa, mà lại không dẫn bạn gái đi nghe, thì coi như đôi bên chia tay là cái chắc! Đừng tính kỹ quá!"

Anthony de Jasay wrote an interesting article, here at Econlib, describing the importance of analysis. Jasay repeated Frédéric Bastiat's admonition to focus on what comes down to opportunity cost: "When a man is impressed by the effect that is seen and has not yet learned to discern the effects that are not seen, he indulges in deplorable habits, not only through natural inclination, but deliberately." (Bastiat, par. 1.4.)

Anthony de Jasay viết một bài khá thú vị cho Econlib,[iii] mô tả tầm quan trọng của việc phân tích. Jasay nhắc lại lời khuyến cáo của Frédéric Bastiat rằng cần chú trọng vào tổn phí cơ hội: "Khi ta có ấn tượng tốt với các tác động cụ thể và ta chưa biết nhận ra các tác động vô hình, ta sẽ theo đuổi các thói quen xấu xa, không những vì khuynh hướng tự nhiên, mà còn vì cố ý."

To be fair, there is some support in the psychology and behavioral economics literature that people often do not seem to take opportunity cost into account in the way more traditional economics would predict. It appears that we value gains differently from losses; once we have the tickets, we would be giving them up, which is different from deciding whether to spend money to acquire the tickets. The fact that the value ($600, in this case) happens to be the same for the gain or the loss is largely irrelevant. This perspective is related to the "heuristics and biases project" in cognitive psychology (as developed by Kahnemann, Tversky, and others). This particular bias, known as the "endowment effect," rests on the empirical claim that people value things they already have more than they value something they haven't yet purchased or acquired, even if it is the same thing at the same price.

Nói cho công bằng, cũng có một số tài liệu Tâm Lý Học và Kinh Tế Học bàn rằng ta thường không nghĩ đến tổn phí cơ hội theo như dự đoán thông lệ trong ngành Kinh Tế Học. Xem ra ta đánh giá thu nhập khác với tổn thất; có vé mà không dùng là bỏ phí, khác với sự chọn lựa nên hay không nên bỏ tiền ra mua vé. Cho dù giá trị của thu nhập và tổn thất thật vốn bằng nhau ($600, trong trường hợp này), ta coi sự kiện này không liên hệ. Lối suy nghĩ này liên quan đến "công trình nghiên cứu về kinh nghiệm bản thân và thành kiến" của khoa tâm lý suy luận (do Kahnermann, Tversky, và các người khác trình bày). Thành kiến này, mang tên "hiệu ứng hàng đã có," dựa trên kinh nghiệm rằng ta đánh giá vật ta đang có cao hơn vật ta chưa mua hoặc thu được, cho dù vật đó là cùng một thứ và đáng cùng một giá.

But I'm not convinced. People may just get it wrong. (To be fair, Kahnemann and Tversky also think the choice is "wrong," from a rational choice perspective, so I am not disagreeing with them in any important way). Expecting them to get it right rests on the hope, "almost pathetic in retrospect," that citizens are educated in basic economics.

Nhưng tôi vẫn chưa cảm thấy được thuyết phục. Có lẽ người ta hiểu sai. (Nói cho công bằng, Kahnemann và Tversky cũng nghĩ sự chọn lựa theo kiểu này là "sai," theo cách nhìn dựa trên lý trí, nên tôi cũng không bất đồng ý kiến với họ trong những trường hợp quan trọng). Mong người ta sẽ hiểu đúng khái niệm này cũng giống như là có niềm hy vọng, "gần như ngây thơ khi nhìn lại," rằng công dân đều được giáo dục về căn bản kinh tế.

I put my little OC question to people on airplanes, or ask it of people I meet at conferences. And they are decidedly split, even after I explain the "correct" answer. More or less the same problem comes up all the time regarding basketball games at Duke University, where I teach. The face value of a basketball ticket to Cameron Indoor Stadium is $40. But for most games one could get a lot more than that. For some games, in fact, like Duke vs. UNC, the value of a scalped ticket is well over $1,000. In 2006, the value was more like $2,500. So, when faculty ask me (as department chair) for a raise at the end of the year, I will remind them that they don't need more money, because they are already rich.

Trên các chuyến bay, tôi đưa ra câu hỏi về tổn phí cơ hội với các hành khách khác, hoặc hỏi những tham dự viên trong các hội nghị. Họ rõ ràng chia làm hai phe, ngay cả sau khi nghe tôi giải thích câu trả lời "đúng." Vấn đề tương tự luôn xảy ra tại những trận banh bóng rổ tại đại học Duke, nơi tôi giảng dạy. Giá vé xem bóng rổ tại sân Cameron Indoor là $40. Thế nhưng đa số trận, vé bán được giá cao hơn nhiều. Vài trận, thí dụ trận đội Duke đấu đội UNC, giá vé đầu cơ vượt hơn $1000. Trong năm 2006, vé bán tới khoảng $2500. Do đó, khi ban giáo sư xin tôi (trưỏng khoa) cho tăng lương vào cuối năm, tôi sẽ nhắc nhở rằng họ không cần thêm tiền vì họ giàu quá rồi.

"What do you mean?" they ask.

I reply, "Well, you can afford to spend $2,500 to go to a basketball game. You must be wealthy."

They show me the ticket. "$40! It's a $40 ticket!"

My response? "Tell you what. I have $50. Will you sell me the ticket for that price? After all, you claim it's a $40 ticket."

So far, I haven't been able to buy any tickets that way, even from people who tell me that opportunity cost is a stupid concept.

"Ông nói thế là thế nào?" họ hỏi.

Tôi trả lời, "Thì quý vị mua nổi $2500 một vé đi xem bóng rổ. Quý vị phải giàu lắm."

Họ đưa tôi xem cái vé. "$40! Là vé $40 đó!"

Câu trả lời của tôi ? "Thế thì thế này. Tôi có $50. Ông chịu bán vé đó cho tôi không ? Theo ông nói thì vé có $40 thôi."

Cho tới nay, tôi vẫn chưa mua được vé nào theo lối ấy, kể cả từ những người nói với tôi rằng tổn phi cơ hội là một khái niệm ngu xuẩn.

References

Bastiat, Frederic. 1848. "What is Seen and Not Seen."

Buchanan, James. 2001. Cost and Choice: The Collected Works of James M. Buchanan. Indianapolis: Liberty Fund.

Caplan, Bryan. "Mises and Bastiat on How Democracy Goes Wrong, Part I"

———. "Mises and Bastiat on How Democracy Goes Wrong, Part II"

De Jasay, Anthony. 2002. "The Seen and the Unseen: The Costly Mistake of Ignoring Opportunity Cost."

Mises, Ludwig von. 1944/1969. Bureaucracy.

Niskanen, William. 1971. Bureaucracy and Representative Government. Chicago: Aldine-Atherton.

Tversky, A. and D. Kahneman. 1992. Advances in Prospect Theory: Cumulative Representation of Uncertainty. Journal of Risk and Uncertainty 5: 297-323.

Tài Liệu Tham Khảo

Bastiat, Frederic. 1848. "What is Seen and Not Seen."

Buchanan, James. 2001. Cost and Choice: The Collected Works of James M. Buchanan. Indianapolis: Liberty Fund.

Caplan, Bryan. "Mises and Bastiat on How Democracy Goes Wrong, Part I"

___________. "Mises and Bastiat on How Democracy Goes Wrong, Part II"

De Jasay, Anthony. 2002. "The Seen and the Unseen: The Costly Mistake of Ignoring Opportunity Cost."

Mises, Ludwig von. 1944/1969. Bureaucracy.

Niskanen, William. 1971. Bureaucracy and Representative Government. Chicago: Aldine-Atherton.

Tversky, A. and D. Kahneman. 1992. Advances in Prospect Theory: Cumulative Representation of Uncertainty. Journal of Risk and Uncertainty 5: 297-323.

* Michael Munger is Chair of Political Science at Duke University.

Michael Munger là Trưởng Phân Khoa Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Duke




[i] Định nghĩa: Tổn Phí Cơ Hội (David R. Henderson, Bách Khoa Kinh Tế Học Rút Ngắn): Khi các nhà kinh tế học đề cập đến "tổn phí cơ hội" của một tiềm lực kinh tế, họ muốn nói về giá trị của phương cách tốt nhất để thế chỗ cho cái tiềm lực ấy. Ví dụ, nếu bạn bỏ thì giờ và tiền đi xem một cuộn phim, bạn không thể dành khoảng thời gian ấy để đọc sách nữa, và bạn cũng không còn số tiền ấy để chi tiêu vào việc khác. Nếu đọc sách là việc bạn thích làm nhất thay vì xem phim, thì tổn phí cơ hội của việc xem phim chính là tiền vé phim cộng với niềm vui thú bạn đã phải bỏ đi khi không chọn đọc sách.

[ii] Trích từ Guồng Máy Quan Liêu, bài của Ludgwig von Mises:

Dù muốn hay không, ta phải nhìn nhận rằng mọi vấn đề chính trị thời nay, thực ra, đều mang tính chất kinh tế mà nếu ta không nắm vững lý thuyết kinh tế, ta không thể thấu hiểu chúng. Chỉ người rành rẽ những vấn đề chính của kinh tế học mới có thể tạo được quan điểm độc lập về các vấn đề liên quan. Tất cả mọi người khác chỉ biết lập lại những gì họ lượm lặt được. Họ là mồi ngon cho bọn mị dân ngu si khoác lác.

Tính cả tin của họ là mối đe dọa trầm trọng nhất cho sự bảo tồn nền dân chủ và văn minh Tây phương. Bổn phận đầu tiên của người công dân của một cộng đồng dân chủ là giáo dục chính mình nhằm đạt được kiến thức để giải quyết mọi sự vụ công dân. Quyền công dân không phải là đặc ân, mà là bổn phận và trách nhiệm đạo đức. Người đi bầu như thể một quan chức; với chức vị tối cao bao hàm một nghĩa vụ cao nhất. Một người công dân miệt mài trong nghiên cứu khoa học hoặc đi theo lời gọi của nghệ thuật có thể biện lẽ hoàn cảnh làm nhẹ tội cho họ khi không làm tròn nhiệm vụ tự đào tạo này. Có lẽ những người ấy đúng khi họ lấy cớ rằng họ phải thi hành các nhiệm vụ khác quan trọng hơn. Thế nhưng tất cả người khôn ngoan còn lại không những vô tích sự mà còn gây hại, khi họ sao lãng việc tự học để hoàn thành bổn phận bỏ phiếu, một chức năng tối thượng. (Xem thêm tiểu luận gồm hai phần của Bryan Caplan, "Mises và Bastiat luận về Nền Dân Chủ đi lầm đường như thế nào", đối chiếu quan điểm của Mises với ý kiến của Bastiat về vấn đề dân chủ và am hiểu kinh tế: Phần I, Phần II.)

[iii] Trích Anthony de Jasay, "Hữu Hình và Vô Hình: Sai Lầm Tốn Kém Khi Quên Đi Tổn Phí Cơ Hội".

Có lẽ khía cạnh quan trọng nhất mà chính sách của nhà nước thường có khuynh hướng thiếu sót khi xét đến tổn phí cơ hội là biện hộ "những gì thấy được". Bastiat bất đồng với nhà thơ và nhà cách mạng Lamartine về việc tài trợ cho nghệ thuật và ca kịch. Dùng công quỹ trợ cấp để duy trì sinh hoạt nghệ thuật là mục tiêu thích đáng, bao gồm tạo việc cho họa sĩ, kịch sĩ và những nghệ nhân, tuy nhiên Lamartine chỉ nhìn thấy những gì được bảo tồn. Ông ta không nhận ra tổn phí cơ hội của chính sách ấy, đó là nguồn trợ cấp dành cho nghệ thuật có thể được dùng cho mục tiêu khác mà người dân chọn làm thay vì cái mục tiêu do nhà nước xui khiến họ lựa bằng cách tài trợ cho mục tiêu ấy. Bastiat không bàn tới ý kiến sản xuất "hàng khuyến dụng" mặc cho dân chúng muốn mua chúng hay không. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng quảng bá nghệ thuật chỉ đạt mục đích khi giảm bớt chi tiêu các mặt khác -- một tổn thất ta không nhìn thấy được. Không thể nào, ông lưu ý, đẩy mạnh mọi thứ bằng cách hy sinh mọi thứ còn lại. Ý tưởng này phản ánh định nghĩa nổi tiếng của ông cho chữ nhà nước, "một thực thể giả tạo mà trong đó mọi người mưu sinh bằng cách sống bám người khác." (Bastiat trên mạng, đoạn 1.69-1.73.).

http://www.econlib.org/library/Columns/y2006/Mungeropportunitycost.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn