MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, January 5, 2012

China’s greatest threat is internal Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước



China’s greatest threat is internal

Mối đe dọa lớn nhất cho Trung Quốc đến từ trong nước

By Richard Haass

Richard Haass

Financial Times

28-12-2011

I have been travelling to China for more than three decades, but never have I encountered a Chinese leadership so uncertain of the country’s future. It is little exaggeration to say that the world’s most populous country is on its heels. The irony is inescapable: political leaders in the US and Asia are busy debating how best to meet what they see as the threat from China; political leaders in China are debating how best to meet the many threats they perceive to China.

Tôi đã qua lại Trung Hoa hơn ba thập niên, nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến một ban lãnh đạo Trung Quốc bất an đến thế khi nghĩ về tương lai của đất nước. Không phải là phóng đại khi nói rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này đang ở thế rất mong manh. Không thể lờ đi điều trớ trêu này: các nhà lãnh đạo ở Mỹ và châu Á đang bận rộn thảo luận xem, làm thế nào để đương đầu tốt nhất với cái mà họ coi là mối nguy Trung Quốc; còn các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đang thảo luận xem làm thế nào để đương đầu tốt nhất với rất nhiều mối nguy đối với Trung Quốc, mà họ nhận thức được.

Most of the threats the Chinese see to their country come from within. For three decades China has depended on robust growth, largely from ever-increasing exports, to maintain high levels of employment and raise living standards, thereby assuring social tranquillity.

This era may have run its course. Years of low economic growth in Europe and the US (and the prospect of more to come) have limited their ability to absorb Chinese goods. There is also increasing resistance to the country’s policy of keeping its currency at artificially low levels to reduce the cost of its exports to consumers in Europe and the US.

Hầu hết những nguy cơ mà người Trung Quốc nhìn nhận đối với nước mình đều đến từ trong nước. Trong suốt ba thập kỷ, Trung Quốc đã phụ thuộc vào tăng trưởng mạnh mẽ – chủ yếu có được nhờ xuất khẩu tăng mạnh hơn bao giờ hết – để duy trì tỷ lệ có việc làm cao và để nâng mức sống lên, qua đó đảm bảo ổn định xã hội.

Thời kỳ này có thể đang dần chấm dứt. Nhiều năm tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở châu Âu và Mỹ (và khả năng là sẽ còn nhiều nước nữa) đã làm hạn chế khả năng của họ trong việc tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người phản đối chính sách của Trung Quốc kiềm chế đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo, nhằm giảm chi phí xuất khẩu hàng cho người tiêu dùng châu Âu và Mỹ.

Domestic pressures – the need to raise hundreds of millions more Chinese out of poverty, growing resentment over income and wealth inequality, the need to keep growth rates high – are also pushing China to find something to complement, if not replace, export-led growth. The result is that China is in the early days of a transition, one in which economic growth will increasingly have to stem from increased demand at home. Like all transitions, economic rebalancing is easier to call for than to bring about.

Áp lực từ trong nước – yêu cầu phải đưa được hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cảnh đói nghèo, bất mãn ngày càng lớn về vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tài sản, sự cần thiết phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, cũng đang đẩy Trung Quốc đến chỗ phải tìm ra cái gì đó để bổ sung, nếu không nói là thay thế cho, tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Kết quả là Trung Quốc đang ở những ngày đầu của một thời kỳ quá độ, một thời kỳ trong đó tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng phải dựa vào việc gia tăng nhu cầu trong nước. Giống như mọi xứ sở quá độ khác, kêu gọi tái thiết lập sự cân bằng trong nền kinh tế dễ dàng hơn nhiều so với việc tạo ra sự cân bằng đó.

What makes it hard to accomplish is the inflation and a housing bubble that must be brought under control. Such pressures argue for policies that cool the economy – something that makes long-term economic sense but risks causing short-term political criticism. A further complication is that China must undertake this economic transition amid a political transition. The next generation of leaders is about a year from assuming office. The men taking over will face a daunting array of challenges in addition to those already mentioned: a deteriorating environment (when I was in Beijing recently it was possible to see only a few hundred metres and all but impossible to breathe), an ageing population and an increasingly brittle political context. The recent protests of the southern villages of Haimen and Wukan are but the tip of the iceberg: China experienced well over 100,000 political protests of some scale this past year, most over grievances from land confiscation to unemployment and the environment.

Điều khiến cho việc này trở nên khó thực hiện là lạm phát và bong bóng bất động sản – hai thứ cần được kiểm soát. Những áp lực như thế biện minh cho các chính sách làm nguội nền kinh tế – vốn có ý nghĩa kinh tế dài hạn nhưng lại có rủi ro là gây ra bất ổn chính trị trong ngắn hạn. Một vấn đề khác còn phức tạp hơn thế, là Trung Quốc phải thực hiện chuyển đổi kinh tế trong lúc chuyển đổi chính trị. Thế hệ lãnh đạo tiếp theo còn một năm nữa là tiếp nhận chuyển giao quyền lực. Tới lúc đó họ sẽ phải đối diện với hàng loạt thách thức rất đáng nản, cộng với những khó khăn đã vừa đề cập: môi trường suy thoái (gần đây khi tôi đến Bắc Kinh, tôi chỉ có thể nhìn xa vài trăm mét và gần như không thở được); dân số già đi và bối cảnh chính trị ngày càng dễ đổ vỡ. Những cuộc biểu tình mới đây tại các khu làng ở phía nam – Hải Môn và Ô Khảm – chỉ là phần nổi của tảng băng chìm: Trung Quốc năm qua có hơn 100.000 cuộc biểu tình chính trị quy mô, hầu hết xuất phát từ sự bất mãn về các vấn đề như bị cưỡng chiếm đất đai, thất nghiệp, hay ô nhiễm môi trường.

Then there are developments beyond its borders. China’s heavy-handed diplomacy and expressions of special rights in the South China Sea have left it isolated in the region. As a result, there is greater interest in working with the US to balance China. Chinese officials are also uneasy over the potential showing of pro-independence forces in Taiwan’s January elections. The Chinese are nervous, too, about western overtures to Burma. And the death of Kim Jong-il in North Korea has created the possibility of change on the peninsula, which could result in refugees flocking into China, conflict with, or even the demise of, North Korea. This last prospect would constitute a strategic setback. China does not want to see the peninsula unified under Seoul and in the US’s orbit.

Tiếp theo là tình trạng phát triển vượt ra ngoài biên giới. Chính sách ngoại giao vụng về của Trung Quốc và việc họ thể hiện những quyền đặc biệt trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) đã khiến họ bị cô lập trong khu vực. Kết quả là, các nước có lợi ích lớn hơn khi hợp tác với Mỹ để cân bằng hóa Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc cũng chẳng thích thú gì với tiềm năng chiến thắng của các lực lượng ủng hộ Đài Loan độc lập trong cuộc bầu cử tháng giêng tới đây ở Đài Loan. Trung Quốc còn lo ngại về khúc dạo đầu của phương Tây ở Myanmar. Và cái chết của Kim Jong-il ở Bắc Triều Tiên đã làm tăng khả năng có thay đổi trên bán đảo này – một việc có thể dẫn đến tình trạng người tị nạn tràn vào Trung Quốc, rồi xung đột với Bắc Triều Tiên, thậm chí sự chấm dứt tồn tại của Bắc Triều Tiên. Kịch bản cuối cùng đó sẽ tạo ra một bước thụt lùi chiến lược. Trung Quốc không hề muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới tay Seoul để rồi đi vào quỹ đạo của Mỹ.

It will be tempting for some in the US and the region (especially those who see China as a rising threat) to try to exploit this state of affairs but, like most temptations, this should be resisted. It is not in the world’s interest to isolate China or to increase any sense of resentment the Chinese may hold. Rather, it remains very much in the world’s interest that China be integrated into global arrangements to manage the economy, limit climate change and combat proliferation. Its help is needed if Korea is ever to be unified peacefully, Iran to be prevented from gaining nuclear weapons and Pakistan is not to fail.

Với một số người ở Mỹ và trong khu vực (đặc biệt với những ai coi Trung Quốc là mối nguy đang lớn dần), thì thật khó mà cưỡng lại ý muốn lợi dụng tình hình này, nhưng, cũng giống như với nhiều cám dỗ khác, ý muốn đó cần phải được kiềm chế. Cô lập Trung Quốc, hoặc kích thích mối thù hận của họ, đều không phục vụ lợi ích nào của thế giới. Thay vì thế, sẽ rất tốt cho thế giới nếu Trung Quốc hội nhập toàn cầu để điều hành kinh tế, kiểm soát biến đổi khí hậu và chống vũ khí hạt nhân. Sẽ cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc nếu hai miền Triều Tiên muốn được thống nhất trong hòa bình, nếu thế giới muốn ngăn chặn Iran sản xuất vũ khí hạt nhân, và Pakistan muốn không bị sụp đổ.

There is no reason to insult China. US officials should avoid repeating secretary of state Hillary Clinton’s description of the South China Sea as the “West Philippine Sea”. Such statements only fan nationalist pressures in China, fed by hundreds of millions of internet users. The last thing the world should want is a China that seeks to assuage domestic frustration through foreign adventurism.

Không có lý do gì để phải chọc giận Trung Quốc cả. Giới chức Mỹ nên tránh lặp lại lời ngoại trưởng Hillary Clinton gọi Biển Đông là “Biển Tây Philippines”. Những phát biểu như thế chỉ kích động thêm sức ép dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, vốn đã được châm ngòi bởi hàng trăm triệu người dùng Internet. Thế giới không muốn thấy một Trung Hoa tìm cách làm nguội cơn bất mãn trong nước bằng cách mạo hiểm ở bên ngoài nước.

One goal should be to get China to meet its international obligations and act through institutions. We should practice what we preach. This means pursuing trade-related disagreements through the World Trade Organisation and not through unilateral action. It also argues for congressmen taking into account the reality that the renminbi has somewhat appreciated, China’s trade surplus is coming down and US exports to China are at a high.

Một trong các mục tiêu khả dĩ nên là làm sao để Trung Quốc đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của họ và hành động thông qua các định chế. Chúng ta nên thực thi điều chúng ta rao giảng. Thế nghĩa là, phải xử lý những tranh chấp liên quan tới thương mại qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chứ không phải thông qua các hành động đơn phương. Cũng có nghĩa là các nghị sĩ phải xem xét đến một thực tế, là dù sao đi nữa đồng nhân dân tệ cũng đã được định giá cao hơn, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đang giảm xuống và xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc đang ở mức cao.

It is also helpful to maintain perspective. China may be the world’s second-largest economy but per capita output is at most only one-fifth that of most developed countries. China is building up militarily, but military spending is maybe a quarter that of the US. The issue should not be China’s rise, which is inevitable even if many underestimate the looming hurdles, but the character of a more powerful China. Hedging against the possibility of a more aggressive China is fine, but adopting a policy of containment would be premature and could actually help to create an adversarial relationship that would serve the interests of no one.

Cũng sẽ có ích nếu ta nhìn xa trông rộng. Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đấy, nhưng sản lượng tính trên đầu người cao nhất cũng chỉ bằng 1/5 của các nước phát triển nhất. Trung Quốc đang củng cố quân đội, nhưng chi tiêu cho quân sự có lẽ chỉ bằng 1/4 Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc trỗi dậy không nên bị coi là một vấn đề – việc ấy là tất yếu ngay cả khi nhiều người có vẻ như đang đánh giá thấp các vật cản đối với Trung Quốc. Vấn đề là một nước Trung Hoa hùng mạnh hơn sẽ như thế nào. Tự vệ trước nguy cơ Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn, là đúng, nhưng thi hành một chính sách kiềm chế họ là quá sớm và trên thực tế có thể góp phần tạo ra một mối quan hệ thù địch, chẳng có lợi cho ai cả.

The writer is president of the Council on Foreign Relations

Tác giả là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.


Translated by Đan Thanh

http://www.ft.com/intl/cms/s/0/9598b09e-2c9b-11e1-8cca-00144feabdc0.html#axzz1hwF7EPC5

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn