MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, January 5, 2012

Arrogance of China Trung Quốc và Ấn Độ


Arrogance of China

Trung Quốc và Ấn Độ

The pioneer

G Parthasarathy

G Parthasarathy

India is not a vassal state which will kowtow to the Middle Kingdom and do its bidding. China must realise and accept this truth.

Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc, sẽ không chịu khấu đầu trước Vương triều và theo chỉ dụ. Trung Quốc phải nhận thức và chấp nhận sự thật đó.

China’s new generation of leaders, led by Vice-President Xi Jinping, and popularly known as ‘Princelings’, will take charge within a year. They will inherit the mantle of ruling a country that has astounded the world by its path-breaking economic transformation. But they will also face challenges of having to deal with reconciling the contradictions between an open economy on the one hand, and an authoritarian and opaque political system on the other.

Một thế hệ mới của Trung Quốc, do Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình đứng đầu, được biết đến như là “phe thái tử”, sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc. Họ sẽ kế thừa một nước Trung Quốc đã làm thế giới kinh ngạc với sự đột phá trong cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm “dung hòa” sự tương phản giữa một bên là nên kinh tế mở và bên kia là chế độ một đảng cai trị trong một hệ thống chính trị chứa đựng nhiều bất ôn.

This in an era when people are increasingly yearning for democratic freedoms. The Hu Jintao era has been marked by a distinct effort to subsume democratic aspirations by increasing resort to jingoism, reflecting what the Soviet Union once described as “Great Han Chauvinism.” Military muscle was flexed and territorial claims on its neighbours, ranging from Japan and Vietnam to the Philippines and India, asserted.

Đay là thời đại khi nhân dân ngày càng khao khát c tự do dân chủ. Thời đại Hồ cẩm Đào đã được đánh dấu bằng nỗ lực dứt khoát nhằm kìm nén các khát vọng dân chủ bằng cách dựa vào “Chủ nghĩa Xôvanh” hiếu chiến, phản ảnh những cái mà Liên Xô trước đây từng coi là “Chủ nghĩa Xôvanh đại Hán”. Sức mạnh quân sự đã được phô trương và các tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng từ Nhật Bản, Việt Nam đến Philippines và Ấn Độ, đã được khẳng định.

Will the new leadership follow this line? Or will it seek to address democratic aspirations by greater openness and transparency? These questions are exercising the minds of Governments worldwide.

Liệu thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc có đi theo đường lối này không? Hay thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ tìm cách đáp ứng các khát vọng dân chủ bằng một cơ chế chính trị minh bạch và cởi mở hơn? Các câu hỏi này đang được giới lãnh đạo các nước trên thế giới quan tâm.

Just prior to the East Asia Summit on November 19, the Communist Party of China mouthpiece, the People’s Daily, launched a broadside against India’s plans to bolster its defences on its eastern border, warning that China had “precision guided weapons” to “easily” eliminate any new forces India deploys. The article was critical of India’s expanding defence ties with China’s neighbours like Japan and Vietnam. China was, in effect, telling India that while it had the right to assist Pakistan to develop a new generation of plutonium-based nuclear weapons and guided missiles, India should not dare to develop defence ties with its neighbours like Japan and Vietnam.

Ngay trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), ngày 19/11, tại Bali (inđônêxia), tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đăng tuyên bố phản đối các kế hoạch của Ấn Độ tăng cường lực lượng quốc phòng tại khu vực biên giới phía Bắc Ấn Độ và cảnh báo rằng Trung Quốc có “các loại vũ khí dẫn đường chính xác” có thể “dễ dàng” tiêu diệt bất kỳ lực lượng quân sự mới được triển khai nào của Ấn Độ. Bài báo chỉ trích Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng Trung Quốc như Nhật Bản và Việt Nam. Trung Quốc, trên thực tế, đã nói với Ấn Độ rằng trong khi họ có quyền hỗ trợ Pakixtan phát triển vũ khí hạt nhân thế hệ mới sử dụng chất phóng xạ Plutonium thì Ấn Độ không được “thách thức” bằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật Bản và Việt Nam.

The Chinese diatribe against India continued even after the East Asia Summit. The official Chinese news agency, Xinhua, circulated an article on November 24 which commenced with a reference to “India’s jitters at the sight of China gaining prestige in Asia”. The article alluded to the 1962 border conflict when India “was beaten by the Chinese Army”. It gratuitously mentioned: “Jealousy can sometimes be put in the same breath as inferiority”.

Các bài công kích mạnh mẽ của phía Trung Quốc phản đối Ấn Độ vẫn tiếp diễn thậm chí cả sau Thượng đỉnh Đông Á EAS. Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, ngày 24/11, đã có bài bình luận ngụ ý Ấn Độ lo sợ trước việc Trung Quốc đã lấy lại được uy tín ở châu Á, Bài báo ám chỉ cuộc xung đột biên giới năm 1962, khi Ấn Độ bị lực lượng quân sự Trung Quốc đánh bại. Bài báo viết một cách vô cớ rằng “lòng ghen tị đôi khi cũng đồng nghĩa với sự tự ti”.

Such Chinese rhetoric is not confined to India. All China’s neighbours that contest its irredentist claims of the entire South China Sea being an area of its “core interest” have experienced similar behaviour and rhetoric. Incidents in the East China Sea across disputed maritime boundaries with Japan have led to Japanese vessels being rammed by Chinese ships, followed by a ban on export of rare earth materials by China to Japan. The Philippines has witnessed the Chinese using force to enforce maritime boundary claims and Vietnam has periodically been subject to Chinese military force over disputed boundaries. China adopts a similar approach to issues of maritime boundaries in relations with South Korea and Taiwan. The Chinese now openly boast about possessing missile power to target aircraft carriers of America’s Pacific Fleet.

Cách nói khoa trương như vậy của Trung Quốc đã không thể “kiềm chế” được Ấn Độ. Tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc phản bác tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hâu như toàn bộ Biển Đông, khu vực mà họ coi là “lợi ích cốt lõi”. Các sự kiện tại biển Hoa Đông, dọc vùng biển tranh chấp biên giới với Nhật Bản, dẫn tới việc tàu của Nhật Bản bị tàu hải quân Trung Quốc đâm vào, tiếp theo đó là lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc được áp dụng đối với Nhật Bản. Philíppin cũng chứng kiến việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để khẳng định tuyên bố nhận chủ quyền lãnh hải mà trong một số thời điểm, Việt Nam đã từng là đối tượng bị Trung Quôc sử dụng vũ lực trong tranh chấp biên giới. Trung Quốc cũng đã giữ lập trường tương tự trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện nay, Trung Quốc công khai khoe khoang rằng họ sở hữu tên lửa đạn đạo có thể tấn công các hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

While China insisted that it would handle differences on its maritime boundaries with countries like Vietnam, Philippines, Brunei and Malaysia bilaterally, India made the point at the East Asia Summit in Bali that issues involving maritime boundaries and freedom of navigation have to be settled in conformity with the provisions of the UN Convention on the Laws of the Seas. Roughly 40 per cent of India’s trade with the United States traverses through the South China Sea. Moreover, its entire trade with Japan and South Korea traverses through waters claimed by China to be areas of its “core interest”. In these circumstances, undefined and contested maritime boundaries, where one party appears ever ready to use force, are seen as an impediment and inhibiting factor in the freedom of navigation.

Trong khi Trung Quốc khăng khăng nói sẽ giải quyết những bất đông hàng hải với các nước như Việt Nam, Philíppin, Brunây và Malaixia trên cơ sở song phương, Ấn Độ đã tuyên bố tại EAS (Inđônêxia) rằng các vấn đề liên quan đến lãnh hải và tự do hàng hải phải được giải quyết trong khuôn khổ Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982. Khoảng 40% khối lượng hàng hóa buôn bán của Ấn Độ với các nước như Mỹ được vận chuyển qua Biển Đông. Hơn nữa, toàn bộ các hoạt động giao thông thương mại của Ấn Độ với Nhật Bản, Hàn Quốc đều đi qua các khu vực biển mà Trung Quốc nhận chủ quyền và coi là “lợi ích cốt lõi” của họ. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tại các vùng biển chưa được phân định và các đối tượng tranh giành, nơi mà một bên dường như sẵn sàng sử dụng vũ lực, được xem như yếu tố ngăn cản và trở ngại đối với các hoạt động tự do hàng hải.

The East Asia Summit also saw another significant development. Despite Chinese reservations, five ASEAN member-states —Singapore, Philippines, Brunei, Vietnam and Thailand — together with India, Australia and the US raised the issue of maritime boundaries and freedom of navigation at Bali. Russia, Indonesia and five other members talked in general terms about maritime security. Only Myanmar and Cambodia avoided any reference to the issue.

EAS cũng chứng kiến một diễn biến khác. Mặc dù Trung Quốc giữ lập trường không thảo luận vấn đề Biển Đông tại hội nghị này, song 5 nước thành viên ASEAN gồm Xinhgapo, Philíppin, Brunây, Việt Nam và Thái Lan cùng với Ấn Độ, Ôxtrâylia và Mỹ đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải ra thảo luận tại hội nghị. Nga, Indônêxia và 5 thành viên khác đã đề cập một cách chung chung về vấn đề an ninh hàng hải. Chỉ có Mianma và Campuchia tránh nhắc đến vấn đề trên.

An embarrassed Premier Wen Jiabao, who was described by American participants as being “a little bit grouchy at first,” sounded conciliatory, but did not give up Chinese insistence on dealing with each neighbour separately and bilaterally. But, with the Americans deciding to participate actively in the East Asia Summit and reinforcing their security commitment in the Asia-Pacific, by agreeing to the deployment of forces at Darwin in Australia, the ASEAN states now appear satisfied that Chinese “assertiveness” will not go on unchallenged.

Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc bị bối rối, người được các đại biểu Mỹ tham gia hội nghị mô tả tỏ ra “hơi bực tức lúc đầu”, đã có tiếng nói “mềm dẻo hơn”, nhưng không từ bỏ quan điểm cứng rắn của Trung Quốc đòi giải quyết các tranh chấp lãnh hải với từng nước láng giềng trên cơ sở song phương. Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia tích cực tại hội nghị lần này và tăng cường cam kết an ninh của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách đồng ý triển khai lực lượng quân đội tại Darwin của Ôxtrâylia, các nước ASEAN hiện tỏ ra hài lòng với việc “sự hung hăng” của Trung Quốc sẽ không phải không bị thách thức.

China would also have not failed to notice that the Australian decision to review and change its policies regarding the sale of uranium to India was announced during US President Barack Obama’s visit to Australia. This, after Secretary of State Hillary Clinton coined the new term “Indo-Pacific” to describe the Asia-Pacific Region during formal bilateral discussions with Australia. To add to China’s concerns, which have been reflected in the Chinese media, Mr Obama announced that Ms Clinton would soon visit Myanmar, which the Chinese regard as their backyard. This, at a time when Myanmar’s new dispensation is showing signs of wanting to get free of China’s suffocating embrace.

Mặt khác, Trung Quốc cũng không phải không nhận ra rằng việc Ôxtrâylia quyết định xem xét lại và thay đổi chính sách liên quan đến việc bán urani cho Ấn Độ được công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Ôxtrâylia. Động thái trên xảy ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, đã nêu ra một thuật ngữ mới Ấn Độ-Thái Bình Dương để mô tả khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc thảo luận song phương chính thức với Ôxtrâylia. Làm tăng thêm các quan ngại của Trung Quốc, điều được phản ánh trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ sớm đi thăm Mianma, nước mà Trung Quốc luôn coi là “sân sau” của họ. Điều này thể hiện diễn biến mới tại khu vực khi chế độ mới ở Mianma đang phát tín hiệu muốn thoát khỏi “sự kìm kẹp đến ngạt thở” của Trung Quốc.

India’s answer to Chinese diplomatic bluster was effectively given on November 22 when its candidate for a place in the UN’s Joint Inspection Unit, Mr A Gopinathan, trounced his Chinese rival, Mr Zhang Yan by 106 votes to 77. Mr Zhang Yan, currently China’s Ambassador to India is best known for his arrogance. He recently told a Indian journalist who had asked him a question about Chinese maps depicting the whole of Jammu & Kashmir as Pakistani territory to “shut up”. A Mandarin speaking friend of mine who met Zhang Yan just after he had arrived in India was shocked when the envoy arrogantly remarked: “The Indian media must understand that they cannot treat China in this manner.” India is not a Chinese vassal state, forever ready to kowtow to the whims of the Middle Kingdom’s envoy, Mr Ambassador.

Ấn Độ đã đáp trả một cách đích đáng sự “đe dọa” về ngoại giao của Trung Quốc vào ngày 22/11 khi ứng cử viên của Ấn Độ, ông A Gopinathan, đã đánh bại đối thủ Trung Quốc, ông Zhang Yan với tỉ lệ phiếu 106/77 giành vị trí trong cơ quan giám sát chung của Liên hợp quốc. Ông Zhang Yan hiện là đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ được biết đến như một nhân vật kiêu ngạo. Gần đây, ông ta đã quát tháo một phóng viên Ấn Độ khi phóng viên này đề nghị giải thích về việc bản đồ của Trung Quốc vẽ toàn bộ vùng Giamu và Casơmia thuộc lãnh thổ Pakixtan. Một người bạn Trung Quốc của tác giả, người đã gặp ông đại sứ Trung Quốc sau khi ông này đến Ấn Độ đã bị sốc khi vị đại diện ngoại giao này bình luận một cách kiêu ngạo rằng “Các phương tiện truyền thông Ấn Độ phải hiểu rằng họ không thể đối xử với Trung Quốc theo cách này”. Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc của Trung Quốc, sẽ không chịu khuất phục và làm theo mệnh lệnh của Trung Quốc, thưa ngài đại sứ.

The decision to invite the Dalai Lama to address a Global Buddhist Conference in Delhi was laudable. Timing this conference to coincide with a visit to Delhi by State Councillor Dai Bingguo for talks on the border issue smacked of diplomatic ineptitude. Worse still, succumbing to Chinese pressure and cancelling the participation of the President and the Prime Minister in the conference was craven and demeaning.

Quyết định mời Đạtlai Lạtma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo toàn cầu được tổ chức tại Niu Đêli đáng được khen ngợi. Song quyết định tổ chức sự kiện này ở thời điểm trùng với chuyến thăm Niu Đêli của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quổc để đối thoại về vấn đề biên giới là hoàn toàn không thích hợp về mặt ngoại giao. Điều tồi tệ nhất là việc Ấn Độ nhượng bộ trước sức ép của Trung Quốc và việc Tổng thống và Thủ tướng nước này không tham gia hội nghị là “hèn nhát” và tự hạ thấp mình.

http://www.dailypioneer.com/columnists/item/50633-arrogance-of-china.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn