MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, December 31, 2012

2012: A TOUGH YEAR FOR VIETNAM 2012: Một năm khó khăn cho Việt Nam



2012: A TOUGH YEAR FOR VIETNAM

2012: Một năm khó khăn cho Việt Nam

By James Parker
The Diplomat

James Parker
The Diplomat

December 27, 2012

27/12/ 2012

As 2012 winds down, Vietnamese leaders are probably glad to see the end of what has been a difficult year.  Despite there still being a few days of activity left, the General Statistics Office recently announced that Vietnam’s GDP increased by only 5.03% this year.  This is the lowest rate of growth since 1999 and is well below previous targets for 2012, which were generally above 6%.  Notably, even this low rate of growth was only achieved after a slight fourth quarter upswing.

Năm cuối năm 2012 đang đến kề, các lãnh đạo Việt Nam có thể vui mừng chứng kiến những kết thúc những khó khăn trong một năm qua. Mặc dù vậy thì vẫn còn một vài ngày nữa trước khi năm nay kết thúc, Tổng cục Thống kê đã công bố gần đây rằng GDP của Việt Nam chỉ tăng 5,03% trong năm 2012. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 và thấp hơn mục tiêu được đề ra cho năm 2012 ở mức 6%. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ tăng trưởng thấp này chỉ đạt được sau khi đạt được tăng trưởng nhẹ trong quý thứ tư.

Another point of concern is inflation, which has remained stubbornly high and rose from 5.04% year-on-year (YoY) back in August, to 6.81% YoY in December. Meanwhile, the sixth month inflation rate ending in November was 7.08% and the full-year inflation rate for 2012 was 9.21%.

Một điểm đáng quan tâm khác là vấn nạn lạm phát vẫn còn cao dai dẳng và đã tăng lên 5,04% so với một năm trở trước (year-on-year) vào tháng Tám, và 6.81% so với cùng kỳ năm trước trong tháng Mười hai. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát trong sáu tháng kết thúc vào tháng Mười một là 7,08% và tỷ lệ lạm phát cho cả năm 2012 là 9,21%.

Despite the inflation situation, Hanoi’s central bank, the State Bank of Vietnam, made cuts to several key interest rates last week that went into effect on December 24th. This includes cutting the discount rate to 7% from 8%, a 1% cut to the refinance rate, and similar 1% cuts to agriculture lending rates and the short term deposit ceiling. This is the sixth time in the last year that Vietnam has cut interest rates.

Mặc dù tình hình lạm phát vẫn gia tăng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm một số lãi suất chủ chốt hồi tuần trước và đã có hiệu lực vào ngày 24 tháng Mười hai vừa qua. Đó bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất chiết khấu từ 8% xuống còn 7%, cắt giảm 1% tỷ lệ tái cấp vốn, và cắt giảm 1% lãi suất cho vay nông nghiệp và tiền gửi định kỳ hạn ngắn. Đây là lần thứ sáu trong năm qua mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm lãi suất.

Offering some respite from ongoing difficulties, exports performed fairly well over the year, giving Vietnam a net boost in this category.  Given slow overall growth rates, it is not surprising that the central bank has moved to ease the monetary situation even in the face of inflation.  Real interest rates remain positive (are higher than inflation). In addition, fallout from a high rate of non-performing loans, especially in the State Owned Sector, continues to be a drag on economic activity.
So với một số khó khăn đang diễn ra, Việt Nam vẫn đạt được sản lượng xuất khẩu khá tốt trong năm vừa qua, và đã giúp nước này đẩy mạnh tổng số thặng dư trong năm 2012. Với tốc độ tăng trưởng chung như hiện nay, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tình hình tiền tệ, thậm chí ngay cả khi họ đối mặt với nạn lạm phát. Hiện nay lãi suất vẫn còn rất cao (cao hơn mức lạm phát). Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu từ các khoản cho vay không hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, sẽ tiếp tục gây thêm đình trệ trong nền kinh tế trong thời gian sắp tới.

Whether or not the rate cuts will be enough to boost growth remains to be seen. The reforms necessary to shift the economy to domestic consumption and to limit the ability of State Owned Enterprises (SOEs) to obtain financing at the expense of the private sector are still underway.   

Hiện nay vẫn chưa rõ việc cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng như thế nào. Các cải cách là cần thiết nhằm thay đổi nền kinh tế tiêu thụ trong nước và hạn chế các khả năng của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong việc sử dụng nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp tư nhân, và kế hoạch này đang được tiến hành.


The external situation is seeing some improvements — as already being reflected in the trade account. The worst of the Eurozone crisis seems to be over, which is particularly crucial for Vietnam as the EU recently overtook the U.S. to become Hanoi’s largest export market. Furthermore, slight pick-ups in the U.S. and UK suggest that a global turnaround, however weak, may finally be in the cards.  The external environment will have an enormous impact on Vietnam’s outlook for 2013.

Tình trạng hiện nay nhìn từ bên ngoài đã có một số cải tiến và đã được phản ánh trong các tài khoản thương mại. Cuộc khủng hoảng tồii tệ tại khu vực sử dụng đồng euro ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu sẽ ổn định trong thời gian tới, và điều này đối với Việt Nam rất quan trọng vì EU gần đây đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hà Nội. Hơn nữa, tăng trưởng nhẹ tại Hoa Kỳ và Anh Quốc cho thấy có một sự thay đổi toàn cầu đang diễn ra, tuy nhiên vẫn còn rất yếu kém. Môi trường bên ngoài sẽ có tác động rất lớn về triển vọng của Việt Nam vào năm 2013.

That being said, numerous obstacles to growth remain to be tackled and there is no guarantee that 2013 will prove any kinder to Hanoi than 2012.
Như đã nói như trên, sự phát triển tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều trở ngại cần giải quyết và không có điều gì đảm bảo với Hà Nội rằng năm 2013 sẽ khá hơn so với năm 2012.


Translated by Miên Thy

http://thediplomat.com/pacific-money/2012/12/27/2012-a-tough-year-for-vietnam/

Sunday, December 30, 2012

THE SLOW RAPPROCHEMENT Việt-Mỹ: nối lại quan hệ chậm chạp





THE SLOW RAPPROCHEMENT

Việt-Mỹ: nối lại quan hệ chậm chạp
By Nayan Chanda

The rapid rise of China is bringing Vietnam and America closer together, but how long will this last?

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc khiến Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng điều này sẽ kéo dài bao lâu?

In the days after the last helicopter lifted off the United States embassy helipad, the Saigon sky fell silent and the victors got busy raising the red and gold standard of the National Liberation Front on the flag poles of foreign missions.
Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.

The fortress-like American embassy alone did not have the NLF flag. Asked about the reason for the exception, an officer from Hanoi assured me with a smile: “The Americans will be back soon.” As he explained, “The Americans worry about Chinese expansionism and they know, historically, Vietnam has been the biggest barrier against Beijing’s southward drive.”

Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía nam".

Earlier this year US Secretary of Defense Leon Panetta was granted a tantalising tour of the famed Cam Ranh Bay that figured prominently in America’s strategic imagination. This is not to suggest that the US and Vietnam are anywhere near the strategic cooperation that my Vietnamese interlocutor dreamed of in 1975, but the zigzag journey of reconciliation and rapprochement between the two adversaries remains a gripping tale.

Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm lịch sử tới Vịnh Cam Ranh nổi tiếng đang được đề cập đến rõ ràng trong toan tính chiến lược của người Mỹ. Điều đó không có nghĩa Việt Nam và Mỹ đã tiến gần đến sự hợp tác chiến lược mà người đối thoại với tôi từng mường tượng ra vào thời điểm năm 1975, nhưng hành trình hòa giải và thiết lập tình hữu nghị đầy giữa hai nước vừa mới đây còn là kẻ thù của nhau vẫn là một câu chuyện đáng quan tâm.

The story also offers valuable lessons in the interplay of three factors—geopolitics, nationalism, and ideology—that shaped the kaleidoscopic transformations.
Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.

Vietnam’s two thousand year history of love-hate relations with its giant neighbour China, its national ambition, and the ruling Communist Party’s concern about regime maintenance might explain the tortured path towards normalisation.

Lịch sử 2 nghìn năm mối quan hệ lúc ấm lúc lạnh của Việt Nam với người khổng lồ láng giềng Trung Quốc, tham vọng quốc gia cùng nỗ lực đảm bảo vai trò cầm quyền có thể giải thích tại sao nó lại mở đường cho cho công cuộc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.

At the end of the war in 1975 the Vietnamese party was flush with its historic victory, eager to rebuild the ravaged nation but worried about the signs of overt hostility from China. Its optimism about speedy restoration of ties with Washington, because of broad geopolitical considerations, may have been logical thinking but it was based on a total misunderstanding of the American policy dynamic.

Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Quốc. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.

Despite President Jimmy Carter’s desire to restore ties with all erstwhile enemies in Asia, including China, normalisation of relations with Vietnam proved impossible. Carter did not share Vietnam’s long-range perspective and Vietnam, on its part, underestimated America’s deep psychological war wounds.

Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể. Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.

While it wanted relations with Washington to balance Chinese power, Vietnam was too proud a victor to forego the spoils of war—reconstruction aid promised by the US in the Paris peace accord of 1973. After the normalisation talks collapsed in 1978, the geopolitical context underwent a dramatic shift unfavourable to Vietnam that lasted nearly two decades.

Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.

Four years after the end of the long war, Vietnam was again in a state of war on its northern and western fronts. Chinese-backed Khmer Rouge attacks on its western border in 1977–78 led to Vietnamese invasion and occupation of Cambodia. China retaliated with a punitive invasion of northern Vietnam in 1979. This began a decade-long period in which Vietnam faced economic crisis at home and isolation abroad.

Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Quốc vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đưa quân sang Campuchia. Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả với cuộc tấn công vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.

The pressure of the de facto alliance between the US and China and their support of the Khmer Rouge–led coalition was compounded by the loss of support from a Soviet Union undergoing perestroika.

Việt Nam vừa phải chịu áp lực từ liên kết thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc cùng sự ủng hộ của họ cho liên minh do Khmer Đỏ dẫn đầu vừa mất đi ủng hộ từ phía Liên Xô do đang tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị.

The talks on normalisation of relations with the US were bogged down by unending American demands for accounting of their POWs and missing in action (MIA) during the war. The conservatives in the administration and the military, who never forgave Vietnam for America’s national humiliation, sought to restore the country’s honour by bringing home the remains of fallen soldiers and maintaining a crippling trade embargo imposed since 1975.

Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi Mỹ luôn yêu cầu trách nhiệm đối với tù nhân và những người mất tích (MIA) trong chiến tranh của họ. Những người bảo thủ trong chính quyền và quân đội, không bao giờ "tha thứ" cho Việt Nam vì đã làm nước Mỹ bẽ mặt, họ muốn lấy lại danh dự bằng cách cố gắng đưa trở về hài cốt của các lính Mỹ tử trận và tiếp tục duy trì lệnh cấm vận thương mại áp đặt từ năm 1975 làm tê liệt nền kinh tế Việt Nam.

To emerge out of its economic troubles and diplomatic isolation, Vietnam launched its doi moi (renovation) reforms and began the withdrawal of its troops from Cambodia, which was completed in 1989.

Để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế và sự cô lập ngoại giao của bên ngoài, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới và bắt đầu lên kế hoạch đến năm 1989 rút hết quân đội khỏi Campuchia.

By the time Vietnam came close to withdrawing its troops, as demanded by the US and ASEAN, and engaged in talks with them over Cambodia’s political future, the geopolitical context changed again. The Sino–Soviet rapprochement and the international isolation of Beijing following the Tiananmen massacre not only altered the external environment but also raised concerns about the regime’s security.

Đến lúc Việt Nam sắp hoàn tất việc đưa quân về, theo đúng như yêu cầu của phía Mỹ và ASEAN, và bước vào các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị lại một lần nữa thay đổi. Việc Trung Quốc và Liên Xô lập lại quan hệ và sự cô lập quốc tế đối với Bắc Kinh sau sự kiện Thiên An Môn không chỉ làm thay đổi môi trường bên ngoài mà còn đặt ra những quan ngại sâu sắc về sự an nguy của chế độ.

The large protests in China, which ended in the violent suppression in Tiananmen Square, and the domino-like fall of socialist regimes in Eastern Europe that came shortly afterwards rang alarm bells in Beijing—and in Hanoi.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Quốc đã kết thúc bằng bạo lực tại Quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ như một hiệu ứng domino của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở một loạt các nước Đông Âu diễn ra ngay sau đó đã rung lên hồi chuông báo động ở cả Bắc Kinh - và Hà Nội.

While Vietnam sorely needed aid and trade with the West, it was wary of “peaceful evolution” and subversion of the socialist system in the name of assistance. The George H. W. Bush administration’s so-called road map for normalisation was viewed with deep suspicion. Vietnam’s top diplomat Nguyen Co Thach’s failure to obtain normalisation, despite many concessions on MIA and the withdrawal from Cambodia, led Hanoi to alter its anti-Chinese trajectory.
Trong hoàn cảnh hết sức cần những sự hỗ trợ và mối quan hệ thương mại với phương Tây, Việt Nam vẫn rất mực cảnh giác với chiến lược "diễn biến hòa bình" và lật đổ hệ thống Xã hội Chủ nghĩa dưới chiêu bài viện trợ. Cái gọi là lộ trình bình thường hóa quan hệ của chính quyền George H.W. Bush bị đặt trong sự hoài nghi sâu sắc. Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch không thể hoàn tất nỗ lực bình thường hóa, dù đã có nhiều nhương bộ trong vấn đề MIA và đã rút quân khỏi Campuchia, đã khiến Việt Nam thay đổi quỹ đạo chống Trung Quốc.

A secret summit meeting between Chinese and Vietnamese party leaders was held in Chengdu on 4 and 5 September 1990. The ground was laid for a gradual de-escalation of China’s conflict with Vietnam and an agreement to form a coalition government in Phnom Penh under UN auspices.


Một hội nghị cấp cao bí mật giữa lãnh đạo Đảng hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã đặt nền móng cho sự từng bước xuống thang xung đột của Trung Quốc với Việt Nam và thỏa thuận thành lập một chính phủ liên minh ở Phnom Penh dưới sự bảo đảm của Liên hợp quốc.


With normalisation of relations with China on course, Vietnam’s main objective in seeking ties with Washington was economic cooperation. But Vietnam was still very much on guard against threats to the socialist regime. Ironically, the Democratic administration under Bill Clinton proved tougher on Vietnam than the previous Republican administration. Pressed by right-wing politicians, the Clinton administration stepped up pressure over MIA and human rights violations.

Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền.
Business though saw opportunities in Vietnam and its concerted lobbying forced Washington to eventually agree to soften its stance. In February 1995, America lifted its trade embargo against Vietnam, and in July came the announcement that diplomatic ties would be restored. When, finally, on 5 August 1995 (a full 30 years after the end of the war), secretary of state Warren Christopher unfurled the Stars and Stripes in the US embassy in Hanoi, Vietnam’s main concern had shifted. It was no longer as interested in a strategic alliance as it was in ways to open the economy to the world and, specifically, win favoured nation trade status.

Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Vậy là đến ngày 5/8/1995 (tròn 30 năm cuộc chiến tranh kết thúc), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher đã cắm quốc kỳ nước mình lên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam không còn hào hứng với một mối quan hệ chiến lược với Mỹ như với việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, và đặc biệt là, giành chế độ đãi ngộ thương mại quốc gia nữa.


Vietnam’s reticence in being seen as a US ally against China was evident in March 2000. Defense secretary William Cohen became the first cabinet official to visit Vietnam, but Hanoi went out of its way to announce that there was no talk of strategic ties.

Tình cảm này của Việt Nam đối với việc xây dựng một mối liên kết sâu sắc hơn với Mỹ để đề phòng Trung Quốc thể hiện rõ trong tháng 3/2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành quan chức nội các Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội sau đó đã thẳng thắn tuyên bố không hề đàm phán xây dựng quan hệ chiến lược.

Even when Clinton came to Vietnam in December 2000, a secret Central Committee directive told party members to show a “cold face” to Clinton. The gap between the Communist Party and the people could not have been starker. I watched thousands of young Saigonese break through police cordons to rush towards the presidential limo shouting “Bill, Bill!” For the Party it was America coming to Canossa and recognising Vietnam rather than Vietnam seeking closer ties with America with an eye to the north.


Ngay cả khi Clinton đến Việt Nam vào tháng 12 năm 2000, một chỉ thị bí mật của Ủy ban Trung ương yêu cầu ủy viên thể hiện "mặt lạnh" với Clinton. Nhưng với nhân dân thì khác hẳn. Tôi đã thấy hàng ngàn thanh niên Sài Gòn vượt qua hàng rào cảnh sát vội vàng lao về phía chiếc xe limo của tổng thống và kêu to "Bill, Bill!" Đối với Đảng, chính Mỹ đến Canossa công nhận Việt Nam chứ không phải là Việt Nam đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ trong khi một mắt đang hướng về phía bắc.


In his meeting with Clinton, secretary general Le Kha Phieu gave the president a lesson in Vietnam’s glorious history of resistance to aggressors, but did not discuss the present or the future of relations with the US. For that, Vietnam had to wait another three years and a change in the external environment.
Trong cuộc gặp với Clinton, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã giảng giải cho vị Tổng thống Mỹ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của Việt Nam, nhưng không thảo luận mối quan hệ với Mỹ ở thời điểm hiện tại hay tương lai. Vì lẽ đó, Việt Nam đã phải đợi đến 3 năm sau, cùng với một môi trường bên ngoài đã thay đổi.

The second Bush administration seemed to move away from the somewhat smarmy attitude the US had toward China in the wake of the EP-3 spy plane incident. Even before the tension over the spy plane, important voices in Washington expressed concern about China’s muscle flexing.

Nhiệm kỳ thứ hai của Bush dường như đã từ bỏ thái độ dễ dãi đối với Trung Quốc sau sự kiện máy bay gián điệp EP-3. Ngay cả trước khi căng thẳng liên quan đến chiếc máy bay do thám này xuất hiện, những tiếng nói quan trọng tại Washington cũng đã thể hiện quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh.

One of the authors of the RAND corporation report, Zalmay Khalilzad, who would become a national security adviser, noted that the United States should bolster its overall military presence in Asia in response to rising Chinese power. It pointed out that “there is an underlying logic to cooperation between the United States and Vietnam to prevent a Chinese bid for regional hegemony.” As Washington began focusing on changing the balance in East Asia, its interest in Vietnam took on strategic significance.
Một trong các tác giả viết báo cáo của RAND Corporation, Zalmay Khalizad, người sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, đã lưu ý rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự tổng thể tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra, "điều hợp lý cơ bản là cần phải xây dựng quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để ngăn chặn nỗ lực bá quyền khu vực của Trung Quốc". Khi Washington bắt đầu quan tâm thay đổi cán cân tại Đông Á, lợi ích của Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.

Vietnam, too, was worried about China’s continuing push in the South China Sea and in the states along Vietnam’s periphery. In the June 2003 Central Committee plenum, the party surmised that the situation in East Asia was developing in an unfavourable way and efforts had to be made to develop ties with the US. As the Vietnamese told American officials, “The triangle is out of balance.”

Việt Nam cũng lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng".
US relations with Vietnam were weak, while its ties with China had improved a great deal and China’s influence in the region had grown. This new mutual awareness led to the first-ever visit by a Vietnamese defence minister to Washington in November 2003. It was followed by the first port call by Navy ship the USS Vandergrift to Ho Chi Minh City.

Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003. Tiếp sau đó là chuyến dừng chân đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ Vandergrift tới thành phố Hồ Chí Minh.


The high point in the warming ties came in June 2005, when Phan Van Khai became the first Vietnamese leader to be entertained at the White House. In their joint statement George W. Bush and Khai said they “shared a vision of peace, prosperity, and security in Southeast Asia and the Asia-Pacific region, and they agreed to cooperate bilaterally and multilaterally to promote these goals.” The inclusion of the phrase “Asia-Pacific region” in the communiqué was the only public hint that the relations went beyond bilateral or even regional—Southeast Asian concerns. Khai signed an intelligence agreement with the United States allowing cooperation on staunching money laundering and engaging in intelligence sharing with Washington.

Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.


Against the backdrop of growing Chinese power and assertiveness in the South China Sea US–Vietnam relations have deepened. US Secretary of State Hillary Clinton’s visit in Hanoi during an ASEAN ministerial meeting in 2010, where she expressed US concern about Chinese behaviour in the South China Sea, marked a new level of cooperation with Vietnam. The following year, US and Vietnam entered into discussions to raise their bilateral relationship to a strategic partnership. Military ties too have grown. During the Vietnamese defence minister’s 2003 visit to Washington, it was decided that similar level exchange visits would take place every three years. Vietnamese and US defence chiefs have since exchanged four visits. Leon Panetta’s June 2012 visit drew more than the usual attention against the backdrop of deteriorating US–China relations. Panetta was given a tour of Cam Ranh Bay, where Soviet naval assets and long-range bombers were once based.

Trong tình thế sức mạnh cũng như sự quyết liệt của Trung Quốc bộc lộ rõ trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ngày một thêm sâu sắc. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội trong một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2010, nơi bà bày tỏ quan ngại của Mỹ đối với cách ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông, đã đánh dấu một mức độ hợp tác mới đối với Việt Nam. Năm sau, Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc đàm phán nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ quân sự cũng phát triển. Trong chuyến viếng thăm của  Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Washington năm 2003, hai bên đã tán thành tiến hành các cuộc trao đổi ở cấp tương tự 3 năm một lần. Hai vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam và Mỹ từ đó đã có 4 cuộc gặp gỡ trao đổi. Chuyến thăm của ông Leon Panetta hồi tháng 6/2012 đã thu hút sự quan tâm hơn bình thường do bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Panetta cũng có chuyến thăm tới Vịnh Cam Ranh, nơi các tài sản và những máy bay ném bom tầm xa của Hải quân Liên Xô từng đặt tại đây.


While the relationship has grown dramatically in the past decade, the interplay of three factors continues to modulate the relations. A militarily strong China poses a greater threat to Vietnam’s sovereignty than at any time in the recent past. But the Vietnamese Communist Party shares the Chinese Communist Party’s concerns about a Western threat to their system, all the while seeking Western economic cooperation to build a prosperous and powerful country.

Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Quốc mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.


In 1978 a Vietnamese diplomat, Luu Doanh Huynh, explained the logic behind Vietnam’s cultivation of Moscow: “In all of history we have been secure from China in only two conditions. One is when China is weak and internally divided. The other is when she has been threatened by barbarians from the north. In the present era, the Russians are our barbarians.” The same logic can be applied to Vietnam’s need to cultivate the US today—a powerful friend to deter China from being too aggressive.
Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam, Luu Doanh Huynh,  đã giải thích logic việc Việt Nam khi vun đắp quan hệ với Moscow: "Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi chỉ có được an ninh trước Trung Quốc trong 2 điều kiện. Một là khi Trung Quốc yếu và nội bộ chia rẽ. Hai là khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những nguy cơ phương Bắc". Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay - một người bạn đủ mạnh để ngăn chặn Trung Quốc trở nên quá hiếu chiến.

As Vietnamese leaders frequently remind foreigners, a country can choose its friends but not its neighbours. However enticing it might be, Vietnam would shun any military alliance with Washington that could provoke its giant neighbour’s hostility or make the Vietnamese government vulnerable to American pressure on democracy and human rights. Rapprochement between the two countries is real but so are the limits.

Như các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Quá trình nối lại tình hữu nghị giữa hai nước là có thực nhưng cũng còn nhiều hạn chế.


Translated by Trâm Anh
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/102989/viet-nam-tren-ban-co-cac-nuoc-lon.html




http://americanreviewmag.com/stories/The-slow-rapprochement

Monday, December 17, 2012

Là bác sĩ phải biết sợ

PGS.TS.BS Võ Văn Thành

Là bác sĩ phải biết sợ

SGTT.VN - Là bậc thầy trong ngành cột sống, PGS.TS.BS Võ Văn Thành có công tạo dựng một đội ngũ bác sĩ chuyên ngành giỏi và nhiều sáng tạo. Những phương pháp phẫu thuật mới của ông được đồng nghiệp trong và ngoài nước nể phục, nhất là phương pháp phẫu thuật cột sống theo lối nằm ngang (năm 2004) đặt ốc chân cung, được giới chuyên gia y học đánh giá là đột phá của Việt Nam. Điềm tĩnh, khiêm cung, mỗi việc ông làm đều ẩn chứa sự xả thân, hết lòng vì bệnh nhân.
Thời thơ ấu, những bài học sống nào từ cha mẹ hun đúc trong ông một tinh thần hiếu học, khả năng chịu đựng thử thách và cái nhìn nhân văn?
Thuở nhỏ, tôi là học sinh tiểu học ở Long Hoa, Tây Ninh. Ba tôi cưa xẻ cây vất vả trăm bề mà tiền chẳng được bao nhiêu, ông phải làm thêm đủ nghề để có tiền cho con ăn học.
Sự nghiêm khắc của ba và sự hy sinh của má khiến tôi toàn tâm toàn ý cho việc học. Tôi nhớ những buổi sáng tinh mơ, ba tôi thức dậy thật sớm mua cho mỗi đứa con một nắm xôi, có hôm không còn tiền phải mua chịu. Quanh năm suốt tháng chỉ có xôi, nhờ nắm xôi nặng tình ấy mà tôi học hành tới nơi tới chốn.
Thời đó, ngành y lấy điểm đầu vào rất cao, thường chỉ học sinh ở thành phố mới có khả năng đậu. Năm 1967, tôi đứng thứ tư trong số 160 người ban Pháp văn trúng tuyển vào đại học Y khoa Sài Gòn... Sau đó, tôi lại được học bổng Colombo của Liên hiệp quốc đi Úc học kỹ sư điện. Ba má tôi khuyên nên theo ngành y vì đó là ngành dễ làm phước, nhất là nước mình có rất nhiều bệnh nhân nghèo ở thôn quê. Má tôi bị suyễn nặng, bà còn sống được cũng nhờ lòng hảo tâm của các bác sĩ, y tá, dì phước ở bệnh viện. Đó cũng là lý do tôi bỏ ngành điện, theo ngành y. Khi tôi quyết định học y, má tự nhiên bớt bệnh, lạ thật. Trải qua nhiều công việc làm thêm, dạy kèm để có tiền đến lớp, đến năm thứ sáu, tôi được tuyển vào nội trú và nghiệm chế viên (kỹ thuật viên) hưởng được hai đầu lương, nhờ thế cáng đáng được các em đi học.
Sau năm 1975, trong lúc đồng nghiệp bỏ đi nước ngoài gần hết, vì sao ông chọn ở lại?
Ra trường năm 1974, năm sau tôi bị tổng động viên, đi lính được bốn tháng thì đến ngày thống nhất đất nước, tôi phải đi học tập bốn tháng, coi như huề. Được GS Hoàng Tiến Bảo nhận về bệnh viện Bình Dân là bước ngoặt lớn nhất trong nghề nghiệp của tôi. Thầy vừa nghiêm túc, có óc khoa học, giỏi chuyên môn, có tấm lòng nhân hậu với bệnh nhân, vừa biết chăm sóc, lo cho học trò. Những ngày con tôi bị bệnh, thầy mua cho từng hộp sữa, dù lúc ấy kinh tế rất khó khăn.
Thầy là tấm gương cho thế hệ sau, những tư cách đó thời nào cũng cần. Dưới sự dẫn dắt của thầy, tôi đã thay đổi nhiều về cách suy nghĩ đối với nghề và đời. Gặp hoàn cảnh khó khăn thay vì than oán, hãy cố hết sức mình. Sau này nghiệm lại, mỗi khó khăn gặp phải đều là bài học hay cho đời mình.
Thời đất nước khó khăn nhất, lớp tôi có 250 người, đi nước ngoài hết 170 người, 70 người còn lại giờ đều là những cột trụ trong ngành. Quê hương, gia đình, tình nghĩa thầy trò là lý do tôi ở lại. Năm 1983, thầy tôi đi đoàn tụ gia đình bên Mỹ, muốn tôi ở lại phát triển ngành cột sống hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tôi đã nguyện làm theo lời thầy. Tôi hạnh phúc khi sống ở quê hương, trọn hiếu với cha mẹ, trọn nghĩa với thầy… Trong những lúc cùng cực nhất, tôi luôn tự nhủ lòng sau cơn mưa trời lại sáng, sông có khúc người có lúc, bên trên những tầng mây kia bao giờ cũng có nắng.
PGS.TS.BS Võ Văn Thành sinh năm 1949 tại Cái Răng, Cần Thơ. Học tiểu học và trung học tại Tây Ninh. Đậu vào đại học Y khoa Sài Gòn năm 1967 và học bổng Colombo du học Úc về kỹ sư điện năm 1968. Ông là cựu nội trú nội thần kinh và là bác sĩ thường trú nội tổng quát trước 1975. Sau năm 1975, ông về công tác tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Bình Dân (TP.HCM). Tốt nghiệp chuyên khoa 1 đặc cách năm 1987 và chuyên khoa 2 năm 1995. Tốt nghiệp học vị tiến sĩ khoa học y học năm 1996. Phó giáo sư hiện là chủ tịch hội Cột sống TP.HCM, chủ tịch danh dự hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam.
Trong điều kiện học tập và nghiên cứu vô cùng khó khăn, làm thế nào để ông theo đuổi đến cùng sự học, trở thành bậc thầy trong ngành cột sống?
Hồi đó sách vở không có, tài liệu thiếu thốn, để theo đuổi đến cùng sự học, trước tiên là lòng lân mẫn, thương lo cho bệnh nhân, quyết tâm vượt khó, trau dồi sinh ngữ hàng ngày để hội nhập với thế giới. Sự ham hiểu biết thôi thúc tôi mãnh liệt, không tiền mua sách thì mượn chép tay, không tiền mua cơm thì kiếm nhà người quen hoặc bạn bè.
Sau này, bệnh viện không đủ dụng cụ thì đi mượn, đi xin ở bệnh viện khác hoặc đồng nghiệp trong và ngoài nước. Khi có dịp đi nước ngoài tu nghiệp hay hội nghị thì toàn tâm, toàn ý lo học tập nghiên cứu, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng… để nhắm tới sự thực hành trong nước trị bệnh tốt hơn.
Thông qua hoạt động của hội Cột sống do tôi làm chủ tịch, chúng tôi đã tổ chức được hơn 20 hội nghị quốc tế về cột sống tại TP.HCM, Việt Nam. Trong các hội nghị này, nhiều bác sĩ đầu ngành của thế giới đã hy sinh thì giờ quý báu của họ đến Việt Nam để truyền bá kiến thức và giúp đỡ dụng cụ phẫu thuật kỹ thuật cao. Để có sự cộng tác của những êkíp mổ quý giá như thế, phải có sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Đó là vì các đồng nghiệp quốc tế đánh giá mình tốt, hết lòng phục vụ bệnh nhân, không vị lợi thì mới duy trì được mối quan hệ này. Nhờ thế bác sĩ trẻ trong nước có cơ hội học tập các bậc thầy tại chỗ và còn có cơ may được nhận du học nước ngoài.
Cách để tôi chống quá tải là đi khắp các tỉnh huấn luyện đội ngũ bác sĩ trẻ, để bệnh nhân khỏi phải đi xa, đỡ tốn kém cho người nghèo. Mà lạ lắm, dường như khi dự định làm điều gì tốt, hữu ích cho bệnh nhân, tôi thường gặp quý nhân phù hộ. Xã hội nói chung cả trong lẫn ngoài nước mình vẫn có nhiều người hảo tâm lắm. Thứ trưởng Nguyễn Duy Cương, thứ trưởng bộ Y tế, VS.TS Dương Quang Trung cũng là người tiếp sức, cho mình nhiều cảm hứng làm việc.
Điều gì khiến một bác sĩ phẫu thuật cột sống như ông sợ nhất?
Một ca mổ thất bại là một nỗi đau lớn cho cả hai: bệnh nhân và bác sĩ. Mổ cột sống sợ nhất là biến chứng. Tôi luôn dạy học trò phải là bác sĩ có tay nghề vững mới được mổ, nếu tay nghề lơ mơ, dễ gây biến chứng dẫn đến thương tật, tử vong. Những ca mổ thành công thì dễ quên lắm, nhưng những ca thất bại thì nhớ suốt đời. Thành công là sự tổng kết của các thất bại, vì thế nếu thất bại hãy học hỏi, nghiên cứu, để lo cho bệnh nhân tốt hơn. Người bác sĩ phải biết sợ, phải biết coi bệnh nhân là thầy mình với những bài học khác nhau qua cơ địa thể tạng khác nhau, cho mình những bài học quý.
Có lẽ không ở đâu, mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân lại mang tính mua bán đổi chác như ở Việt Nam. Phải chăng vì quá bức xúc với điều này, ông đã hết lòng theo đuổi dự án thành lập hội Tư vấn bệnh nhân?
Thời xưa, quà tặng gởi cho bác sĩ là để bày tỏ lòng biết ơn, không phải trả tiền công; nếu bệnh nhân nghèo thì cho con gà, chục cam, chục xoài cũng quý. Bác sĩ và bệnh nhân tôn trọng lẫn nhau, tình cảm sâu lắng lắm. Bây giờ, tính dịch vụ làm cho mối quan hệ này khác nhiều, tình nghĩa giữa hai bên đang dần mất đi. Quan hệ phong bì phản ánh một xã hội không tốt đẹp.
Tôi đã từng nhận mổ lại cho nhiều ca mổ cột sống hư, sai của các bác sĩ khác. Điều tôi muốn làm là giúp cho bệnh nhân trong các cụm bệnh tật khác nhau hiểu tường tận về bệnh của mình để phòng tránh, điều trị cho tốt. Hội Tư vấn bệnh nhân do chính bệnh nhân thành lập, nhằm nâng cao kiến thức, tư vấn cho bệnh nhân, giúp học hỏi, hiểu biết, phòng tránh bệnh tật và bảo vệ an toàn bệnh nhân khỏi sự hành nghề yếu kém hay sai sót của ngành y. Đây là một ý thức mang tính kết hợp và tôn trọng giữa thầy thuốc và bệnh nhân, cùng chăm lo bệnh tật, tránh những sai lầm đáng tiếc làm mất đi sự thiện cảm lẫn nhau.
Giữ được chữ “đẹp” trong bệnh viện công dường như là “nhiệm vụ bất khả thi”?
Quả thật rất khó vì áp lực quá tải, hạ tầng cơ sở không đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân ngày càng đông đảo, điều kiện về trang thiết bị y tế nghèo nàn, nhân lực thiếu thốn… Dù vậy, đối với bệnh nhân, phải toàn tâm toàn ý, nặng mổ trước, nhẹ mổ sau, ai cũng được tôn trọng, vui với cách cư xử của mình, đó là điều quan trọng. Để cải thiện điều kiện sống, đa số bác sĩ có thể nhận mổ theo yêu cầu nhưng phải giữ quyền lợi cá nhân ở mức cân bằng cho phép. Riêng tôi ít khi nhận mổ theo yêu cầu để dành thời gian cho nghiên cứu và chăm sóc bệnh nhân.
Tôi lo cho thế hệ bác sĩ tiếp nối tận tình, tạo điều kiện cho họ làm việc, đi lên, có điều kiện học tập ở nước ngoài, có thể sống thoải mái với nghề nghiệp của mình. Niềm vui của tôi là thấy học trò vừa có tài vừa có tấm lòng lo cho bệnh nhân. Còn học trò nào có tài mà thiếu đức, tôi buồn dữ lắm. Ở Singapore, họ chọn sinh viên vô ngành y không chỉ bằng học lực, tiêu chuẩn đầu tiên khi phỏng vấn là xem có hội đủ đức tính cần có của ngành y không.
Ông nghĩ gì về vai trò của người trí thức, nhất là bác sĩ, trong lúc nhiều giá trị sống đang bị thách thức như bây giờ?
Trí thức là người có học, tỉnh táo, hiểu biết. Sẽ rất vui nếu các trí thức có vị trí, được tôn trọng, có môi trường làm việc tốt, như thế họ sẽ có điều kiện đóng góp vào việc phổ biến kiến thức vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được.
Xã hội hiện nay đang bị thách thức dữ dội về những giá trị sống. Tiền bạc thì ai cũng cần nhưng đối với người thầy thuốc, nếu muốn toàn tâm toàn ý lo cho bệnh nhân, lo cho sự tiến bộ của ngành nghề thì phải “tri túc”; vả lại, chúng tôi cũng không có nhiều thì giờ để quan tâm đến những rối ren ngoài đời. Trước mắt, tôi chỉ thấy bệnh nhân và những tật bệnh của cột sống. Bệnh nhân chen chúc, chờ đợi, rên xiết và hy vọng, mọi niềm tin đều đặt vào người thầy thuốc. Vì thế, mỗi khi giải quyết được một bệnh khó, tôi cảm thấy an lạc trong lòng.
Thời xưa, quà tặng gởi cho bác sĩ là để bày tỏ lòng biết ơn, không phải trả tiền công; nếu bệnh nhân nghèo thì cho con gà, chục cam, chục xoài cũng quý... Bây giờ, tính dịch vụ làm cho mối quan hệ này khác nhiều, tình nghĩa giữa hai bên dần mất đi. Quan hệ phong bì phản ánh một xã hội không tốt đẹp.
Cuộc gặp gỡ với ni sư Trí Hải dường như đã thay đổi cách nhìn của ông về đau ốm, về sinh tử, về sự gắn liền giữa điều trị sức khoẻ thể xác và tinh thần…?
Thực sự ngay từ nhỏ tôi đã dành những phút rảnh rỗi để nghiền ngẫm những quyển sách như Nẻo về của ý (Nhất Hạnh), Bắt trẻ đồng xanh (D. Salinger), Câu chuyện dòng sông (Hermann Hesse), Gandhi tự truyện… qua những bản dịch độc đáo của Phùng Khánh. Mãi khi ni sư Trí Hải đến trị bệnh, tôi mới có dịp diện kiến dịch giả Phùng Khánh, một ngòi bút tài hoa. Ni sư Trí Hải bị gãy xương sống đau nhiều, nhưng phong thái thanh thản, ung dung trước nghiệp quả. Ni sư còn làm hẳn một tập thơ Ngoạ bệnh ca, Báo ân ca trong thời gian trị bệnh. Qua trò chuyện dường như giữa tôi và ni sư có sự đồng cảm về các chủ đề sinh tử, tinh thần và thể xác… Ni sư với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã khích lệ tôi rất nhiều trên con đường phụng sự. Xin thắp một nén nhang tưởng niệm khi nhắc tới người đã đi xa...
Ông coi trọng phẩm chất nào nhất của con người?
Đối với một bác sĩ, lòng nhân ái được coi như phẩm chất đứng đầu.
Ông có buồn nhiều không khi thực tế cuộc sống còn quá nhiều bất công, người nghèo còn bị đẩy sang bên lề xã hội và bị phân biệt đối xử khi bệnh tật?
Không buồn sao được, mình thì lực bất tòng tâm. Bảo hiểm y tế bây giờ đã khá hơn trước, nhưng người dân phải chi trả đến 86% chi phí y tế. Ngành y tế không phân biệt bệnh nhân giàu và bệnh nhân nghèo, tuy nhiên, y tế kỹ thuật cao đòi hỏi tốn tiền vì liên quan đến nhiều lĩnh vực: thuốc men, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất… Một con ốc trong phẫu thuật cột sống giá đến 200 – 300 USD, mà phải cần rất nhiều ốc trong một ca mổ, phải làm thế nào? Chúng tôi đã phối hợp với sở Công nghiệp TP.HCM nghiên cứu sản xuất dụng cụ ốc, thanh nối, nẹp Việt Nam chất lượng cao dùng trong ngành chấn thương chỉnh hình và cột sống để giúp những bệnh nhân nghèo dễ chi trả, vì giá thấp mà hiệu quả tương đương dụng cụ nước ngoài.
Tâm nguyện lớn nhất của ông là gì?
Hàng năm, số lượng bệnh nhân ra nước ngoài điều trị hiện tiêu tốn hàng tỉ đôla. Nếu chúng ta giữ chân được họ thì mỗi năm nước ta có thể xây thêm khoảng mười bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai. Chúng ta cần có thêm nhiều bệnh viện công tầm cỡ khu vực. Các bác sĩ trẻ của chúng ta hoàn toàn đủ trình độ để nắm bắt kỹ thuật mới.
Riêng ngành cột sống, chúng ta thiếu một bệnh viện công hiện đại chuyên về cột sống. Một khi kỹ thuật cao được triển khai, chắc chắn sẽ thu hút nhiều bệnh nhân ở các nước lân cận như Lào, Campuchia hoặc xa hơn. Từ doanh thu có được, chúng ta có thể điều tiết lại cho bệnh nhân nghèo.
Ông nghĩ gì về người bạn đời và những đứa con của mình?
Người bác sĩ phải biết sợ, phải biết coi bệnh nhân là thầy mình với những bài học khác nhau qua cơ địa thể tạng khác nhau, cho mình những bài học quý.
Nếu không có người vợ hiền, giỏi, hiểu biết để chia sẻ công việc và cuộc sống, thì tôi khó có thể làm được những gì giúp cho xã hội. Từ kiến thức, y đức, mối nhân nghĩa sống trên đời đều có sự đóng góp, đồng cảm, tri kỷ, tri âm sâu sắc nhất của nhà tôi. Đặc biệt khi tôi khăn gói đi giúp đội ngũ trẻ ở các tỉnh thành khác trong nước, nhà tôi vui lắm.
Nhiều người gặp các con tôi đều nói các cháu hiền, như thế là vui rồi. Con trai lớn của tôi cũng theo nghiệp cha, còn cô gái út là thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành piano, hiện công tác tại Nhạc viện TP.HCM, cũng có tinh thần xã hội. Theo đuổi ngành nghệ thuật mang tính hàn lâm không dễ dàng trong cuộc sống hiện nay, nhưng cháu rất yêu nghề…
Gia đình tôi hạnh phúc vì cùng có một lý tưởng sống.
thực hiện: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Hoàng Tường

Sunday, December 16, 2012

Vietnam-China's relations in the Asia-Pacific Quan hệ Việt-Trung trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương




Vietnam-China's relations in the Asia-Pacific

Quan hệ Việt-Trung trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương

The Diplomat
The Diplomat
Hung Nguyen

Nguyễn Hùng
Since the establishment of the People’s Republic of China, Vietnam-China relations have gone through roughly four major phases.

Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã trải qua khoảng bốn giai đoạn chính.

The first phase, which ran from 1949 to 1978, was characterized by ideological comradeship, mutual trust and support.  China was a steady and indispensable source of support for the Democratic Republic of Vietnam (DRV) throughout both its war against the French, then against the United States and South Vietnam.

Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1949 đến năm 1978, được đặc trưng bởi tình đồng chí xuyên qua nền tảng ý thức hệ, tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau. Trong suốt cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp, sau đó là Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam, thì Trung Quốc đã đóng một vai trò vững chắc và không thể thiếu trong việc hỗ trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


The second phase began with Vietnam’s invasion of Cambodia in 1978 and China’s border war with Vietnam in 1979, and ended in 1990. This period featured antagonism, war and mutual distrust.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi Việt Nam vào Campuchia vào năm 1978 và chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979, và sau đó kết thúc vào năm 1990. Đây là một trong những thời kỳ đặc trưng đối lập, chiến tranh và mất lòng tin lẫn nhau trong quan hệ Việt- Trung.


The third phase began in 1991, with the restoration of diplomatic relations between the two countries through 2007. The first few years of this period saw a rapid improvement in bilateral relations based on ‘sixteen golden words’—friendly neighbours, total cooperation, stable and long-term, future-oriented increased trade and settlement of border disputes, mostly in favour of China.  This spirit of cooperation and renewed friendship was, however, weakened toward the latter part of the period due to Vietnam’s concern over China’s rise and its aggressive behavior in the South China Sea.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào năm 1991, trong đó quan hệ ngoại giao giữa hai nước phục hồi đến năm 2007. Những năm đầu của thời kỳ này, sự cải thiện nhanh chóng trong quan hệ song phương dựa trên ‘mười sáu chữ vàng’ đã được chứng kiến rõ ràng, ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lainhằm thúc đẩy kinh tế và giải quyết các tranh chấp biên giới, theo chiều hướng có lợi cho phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tinh thần hợp tác và tình hữu nghị này đã làm suy yếu trong giai đoạn sau đó do mối quan tâm của Việt Nam về sự lớn mạnh của Trung Quốc và các hành động mạnh bạo của họ ở biển Đông.


The fourth phase, which began in 2008, pitched China’s increasing assertiveness against Vietnam’s efforts to preserve its sovereignty and territorial integrity in the face of the China challenge. The future of Vietnam-China relations depends on the interaction between two constants (geography and history) and two variables (China’s policy and changing big powers’ relationship).

Giai đoạn thứ tư, bắt đầu vào năm 2008, thể hiện qua sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc chống lại các nỗ lực của Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở biển Đông. Tương lai của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai nước (về địa lý và lịch sử) và hai biến số (chính sách của Trung Quốc và thay đổi trong mối quan hệ của các cường quốc).


Geographically, Vietnam is a small country living in the shadow of a huge neighbour. It’s normal for a big country to seek influence over a smaller neighbour, just as it’s normal for a small country to resist that effort to preserve its independence until they reach a mutually satisfactory accommodation. In the past, when the two countries shared the same ideological fervour and faced a common enemy—the anticommunist ‘imperialists’—relations were close and solid. The end of the Cold War, the collapse of European communism,  the ascendancy of the market economy and the force of global integration have weakened the special ideological bond between China and Vietnam and have revived the perennial problem of the big neighbour-small neighbour relationship, as well as Vietnam’s strategic mistrust of China.

Về mặt địa lý, Việt Nam là một đất nước nhỏ bé sống trong cái bóng của một người hàng xóm khổng lồ. Đó là việc bình thường đối với một nước lớn trong cuộc mưu tìm ảnh hưởng đối với một người hàng xóm nhỏ hơn, và việc nước nhỏ hơn nổ lực chống lại sự bành trướng để bảo vệ nền độc lập cho đến khi hai bên đạt được một thỏa hiệp có lợi thì cũng là chuyện dễ hiểu. Trong quá khứ, khi hai nước cùng chia sẻ một hệ tư tưởng và phải đối mặt chung một kẻ thù – những đế quốc‘ chống chủ nghĩa cộng sản – thì mối quan hệ tất nhiên chặt chẽ và vững chắc. Nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, và nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển mạnh cũng như hội nhập với thế giới thì các tư tưởng ý thức hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu suy yếu, đồng thời làm sống lại mối quan hệ theo dạng nước lớn-nước nhỏ, và sựu mất lòng tin về mặt chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc.

In 1990, feeling threatened by the radical transformation in the communist world, Vietnam sought a communist alliance with China against the threat of a perceived Western-instigated ‘peaceful evolution.’ China accepted Vietnam’s proposal for reconciliation, but rejected its request for an alliance. Failing to secure an alliance with China, Vietnam began to take serious steps to reorient Vietnam’s foreign policy toward its neighbouring countries and the West, and worked to improve its international profile. The success of this policy has resulted in the normalization of US-Vietnam relations, deepening Vietnam’s integration into the ASEAN system, and its election as a non-permanent member of the United Nations Security Council in 2008 and as the Chair of ASEAN in 2010.

Năm 1990, khi Việt Nam cảm thấy bị đe dọa bởi các biến đổi triệt để trong thế giới cộng sản thì họ quay sang tìm kiếm đồng minh với Trung Quốc nhằm chống lại mối đe dọa diễn biến hòa bình' của phương Tây. Nhưng Trung Quốc một mặt chấp nhật sự giải hoà, nhưng đã bác bỏ yêu cầu liên minh của Việt Nam. Vì không được sự hậu thuẫn chặt chẽ bởi Trung Quốc, nên Việt Nam bắt đầu có những bước đi khác nhằm định hướng lại chính sách đối ngoại đối với các nước láng giềng và phương Tây, cũng như cố gắng cải thiện hồ sơ của mình trên trường quốc tế. Thành công của chính sách này mang lại kết quả bình thường hóa mối quan hệ Việt-Mỹ, đưa Việt Nam hội nhập vào các hệ thống ASEAN, và vừa qua đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc trong năm 2008 và Chủ tịch của ASEAN trong năm 2010.

If geography and history combine to make Vietnam’s mistrust of China an underlying factor in bilateral relations, Chinas’ actions since 2008 have further reinforced this. On the one hand, China accelerated its naval build up in the South China Sea, while Chinese web sites began to publish ‘invasion plans’ against Vietnam. On the other hand, China began to warn foreign oil companies against exploring for energy in area claimed by Vietnam while allowing them to explore in area disputed by Vietnam.

Nếu về mặt địa lý và lịch sử kết hợp để minh chứng cho sự mất lòng tin của Việt Nam đối với Trung Quốc trong quan hệ song phương cơ bản này thì hành động của Trung Quốc từ năm 2008 đã trực tiếp khẳng định điều này. Một mặt, Trung Quốc tăng tốc xây dựng hải quân trong khu vực biển Đông, trong khi đó thì các trang web Trung Quốc bắt đầu công bố "kế hoạch xâm lược" chống lại Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc bắt đầu cảnh báo các công ty dầu mỏ nước ngoài không nên tiếp tục khai thác năng lượng trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trong khi đó thì họ vẫ tiếp tục khai thác dầu trong khu vực tranh chấp với Việt Nam.


More recently, in 2009, China unilaterally imposed a fishing moratorium in the South China Sea, arrested Vietnamese fishermen and made public its claim over 80 percent of the South China Sea—a claim that seriously encroached upon Vietnam’s exclusive economic zone. Vietnam reacted by encouraging Vietnamese fishing vessels to continue fishing in disputed areas, purchasing arms to beef up its defences and, despite China’s protests, multilateralizing the South China Sea dispute and seeking the cooperation of other countries.

Gần đây hơn, trong năm 2009, Trung Quốc đơn phương áp đặt một lệnh cấm đánh cá trong vùng biển Đông, bắt giữ ngư dân Việt Nam và công khai tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích khu vực biển Đông – một tuyên bố đã vi phạm nghiêm trọng khu kinh tế độc quyền của Việt Nam. Việt Nam đã phản ứng bằng cách khuyến khích các tàu đánh cá Việt Nam tiếp tục đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp, mua bán vũ khí để tăng cường phòng thủ, và bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, Việt Nam vẫn tiếp tục đa phương hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông và tìm kiếm sự hợp tác của các nước khác.


The US has made clear it doesn’t share China’s views over its excessive territorial claim, and that it opposes  any attempt to intimidate US companies ‘engaging in legitimate economic activity’ and interference with the free navigation in the South China Sea. China’s aggressive behavior thus speeds up the process of US re-engagement in Asia, including with Vietnam.  This new US determination emboldened countries including Vietnam to stand up to China, as reflected at the Shangri-La dialogue in June 2010, the Fifth East Asian Summit and the first ADMM-Plus in Hanoi in October 2010.

Hoa Kỳ đã có những ý kiến rõ ràng rằng họ không chia sẻ quan điểm về các tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông, và phản đối bất kỳ nỗ lực nào liên quan đến việc đe dọa các công ty Mỹ tham gia vào hoạt động kinh tế hợp pháp‘ cũng như ngăn cản sự tự do duy chuyển trong vùng biển Đông. Tuy nhiên, những hành vi hung hăng của Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiến Hoa Kỳ tranh thủ quay lại châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Quyết tâm mới này của Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự tin tưởng đối với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, phải mạnh mẽ phản đối Trung Quốc, như đã được phản ánh tại cuộc đối thoại Shangri-La trong tháng 6 năm 2010 trong Hội nghị thượng đỉnh châu Á Đông lần thứ năm và ADMM-Plus tại Hà Nội trong tháng 10 năm 2010.


At the same time, US-Vietnam military relations have improved markedly, beginning with the first political-military dialogue in 2009 and followed by the first defence policy dialogue in 2010. China’s aggressive behavior in the South China Sea brought about a convergence of strategic interests between Vietnam and the United States and served as a driving force behind Vietnam’s rapid rapprochement with America despite its fear of  ‘peaceful evolution.’

Đồng thời, quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã được cải thiện rõ rệt, thông qua các cuộc đối thoại chính trị-quân sự đầu tiên trong năm 2009 và tiếp theo là các cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng trong năm 2010. Những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã phần nào giúp hội tụ lại những lợi ích về mặt chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giúp đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị nhanh chóng, bất chấp nỗi lo sợ "diễn biến hoà bình" của Việt Nam.


All this said, Vietnam doesn’t want to antagonize China unnecessarily. Ideologically, it’s more comfortable with China than with the United States. Economically, China is a potential market, a source of financial assistance and a model of development. The biggest obstacle to good relations between the two countries is their conflicting claims over the South China Sea.

Tất cả điều này cho biết, Việt Nam không muốn chống lại Trung Quốc nếu không cần thiết. Về ý thức hệ, Việt Nam vẫn cảm thấy thoải mái với Trung Quốc hơn so với Hoa Kỳ. Về kinh tế, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, cũng là một nguồn hỗ trợ tài chính và một mô hình phát triển mà Việt Nam có thể học theo. Trở ngại lớn nhất đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hiện nay vẫn là các mâu thuẫn và tranh chấp xoay quanh khu vực biển Đông.


Vietnam has for its part declared that it won’t make further concessions to China’s excessive demands. A peaceful solution to this problem therefore depends heavily on China’s restraint and magnanimity. If it can’t respond as hoped, China will simply drive Vietnam and other countries further away—and into closer cooperation with the United States.

Việt Nam đã tuyên bố một phần rằng họ sẽ không nhượng bộ thêm nữa đối với những yêu cầu khó chấp nhận của Trung Quốc. Do đó, giải pháp hòa bình cho vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào sự kiềm chế và lòng hào hiệp của Trung Quốc. Nếu không thể đáp ứng như mong đợi, thì Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản đẩy Việt Nam và các nước khác xa hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Hung Nguyen is an associate professor of government and international relations at George Mason University.
Nguyễn Hùng là giáo sư ngành chính phủ và quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason.



http://thediplomat.com/whats-next-china/vietnam/