MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, November 27, 2011

Softly, Softly: Beijing Turns Other Cheek — For Now Tình hình châu Á: Bắc Kinh hiện tỏ ra nhịn nhục



Softly, Softly: Beijing Turns Other Cheek — For Now

Tình hình châu Á: Bắc Kinh hiện tỏ ra nhịn nhục

Walter Russell Mead

Walter Russell Mead

19-11-2011

The cascade of statements, deployments, agreements and announcements from the United States and its regional associates in the last week has to be one of the most unpleasant shocks for China’s leadership — ever. The US is moving forces to Australia, Australia is selling uranium to India, Japan is stepping up military actions and coordinating more closely with the Philippines and Vietnam in the South China Sea, Myanmar is slipping out of China’s column and seeking to reintegrate itself into the region, Indonesia and the Philippines are deepening military ties with the the US: and all that in just one week. If that wasn’t enough, a critical mass of the region’s countries have agreed to work out a new trade group that does not include China, while the US, to applause, has proposed that China’s territorial disputes with its neighbors be settled at a forum like the East Asia Summit — rather than in the bilateral talks with its smaller, weaker neighbors that China prefers.

Dòng thác dồn dập các tuyên bố, những cuộc triển khai quân, một loạt các thỏa thuận và thông cáo từ Mỹ và các đồng minh khu vực trong tuần qua phải là một trong những cú sốc khó chịu nhất chưa từng xảy ra đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Mỹ đưa quân vào Úc, Úc bán uranium cho Ấn Độ, Nhật tăng cường các hoạt động quân sự và phối hợp chặt chẽ hơn với Philippines, Việt Nam trong vấn đề biển Đông. Myanmar đang thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và đang cố gắng tái hội nhập vào khu vực, Indonesia và Philippines tăng cường quan hệ quân sự sâu hơn với Mỹ: và tất cả mọi chuyện xảy ra chỉ trong một tuần. Nếu điều đó vẫn không đủ, ý kiến của đa số các nước trong khu vực đã đồng ý thiết lập một khối thương mại mới (TPP) không bao gồm Trung Quốc, trong khi Mỹ, nước được hoan nghênh, đã đề nghị rằng các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng nên được giải quyết tại diễn đàn như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á— thay vì đàm phán song phương với từng nước nhỏ và yếu hơn, điều mà Trung Quốc mong muốn.

Rarely has a great power been so provoked and affronted. Rarely have so many red lines been crossed. Rarely has so much face been lost, so fast. It was a surprise diplomatic attack, aimed at reversing a decade of chit chat about American decline and disinterest in Asia, aimed also at nipping the myth of “China’s inexorable rise” in the bud.

Hiếm khi nào một cường quốc lại bị khiêu khích và xúc phạm đến như vậy. Hiếm khi nào có nhiều lằn ranh đỏ lại bị vượt qua đến thế. Hiếm khi nào có nhiều trường hợp bị mất mặt như vậy, mất mặt quá nhanh. Đây là đòn tấn công ngoại giao bất ngờ nhằm đảo ngược tình hình trong một thập kỷ qua, bàn tán về hiện tượng Mỹ đang “suy tàn” và từ bỏ can dự vào Châu Á, điều này cũng nhằm dập tắt huyền thoại mới chớm về “sự trỗi dậy không gì ngăn cản được của Trung Quốc”.

The timing turned out to be brilliant. China is in the midst of a leadership transition, when it is harder for important decisions to be taken quickly. The economy is looking shaky, with house prices falling across much of the country. The diplomatic blitzkrieg moved so fast and on so many fronts, with the strokes falling so hard and in such rapid succession, that China was unable to develop an organized and coherent response. And because Wen Jiabao’s appearance at the East Asia Summit, planned long before China had any inkling of the firestorm about to be unleashed, could not be canceled or changed, premier Wen Jiabao was trapped: he had to respond in public to all this while China was off balance and before the consultation, reflection and discussion that might have created an effective response.

Thời điểm [mọi chuyện] xảy ra hết sức phù hợp. Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo, lúc mà các quyết định quan trọng khó có thể đưa ra một cách nhanh chóng. Tại Trung Quốc, nền kinh tế đang có dấu hiệu thiếu vững chắc trong khi thị trường bất động sản đang rớt giá hầu như khắp cả nước. Cuộc tấn công ngoại giao chớp nhoáng diễn ra rất nhanh trên rất nhiều mặt trận, với những cú đánh cực mạnh, liên tiếp và mau lẹ, đến nỗi Trung Quốc không thể triển khai cách đáp trả một cách chặt chẽ và hữu hiệu. Và bởi sự xuất hiện của ông Ôn Gia Bảo tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, vốn được lên kế hoạch từ lâu trước khi Trung Quốc mơ hồ biết được trận bão lửa sắp ập đến, không thể hủy bỏ hoặc thay đổi được lịch trình, Thủ tướng Ông Gia Bảo ở trong thế kẹt: phải tự mình phản ứng trước công luận về tất cả những vấn đề này trong lúc Trung Quốc bị mất thăng bằng và trước các cuộc tham vấn, suy nghĩ cân nhắc và thảo luận để có thể đưa ra cách đối phó hiệu quả.

In this position, he acted prudently, which is to say he did as little as possible. His public remarks were mild. He did not pound his fist (or, like former Soviet leader Nikita Khrushchev, his shoe) on the table. He did not rage against and upbraid his neighbors. He did not launch tirades about American arrogance and aggression. He uttered no threats but renounced no claims; he even participated in a quick unscheduled meeting with President Obama.

Trong vị thế này, ông Ôn Gia Bảo đã hành động một cách thận trọng, có nghĩa là hành động càng ít càng tốt, với những lời phát biểu ôn hòa ở chốn công khai. Ông ta không hề đấm bàn (hoặc như cựu lãnh đạo Xô-viết Nikita Khrushchev, từng tháo giày ra nện lên bàn). Ông ấy cũng không nổi cơn thịnh nộ hoặc trách cứ các nước láng giềng, không đả kích sự kiêu căng và gây hấn của Mỹ. Ông ấy không phát biểu mang tính đe dọa nhưng cũng không từ bỏ yêu sách chủ quyền; và thậm chí còn tham dự một cuộc họp ngắn ngoài lịch trình với Tổng thống Obama.

The effect of this passive and low key response (the only thing really, he could have done) is to reinforce the sense in Asia that the US has reasserted its primacy in a convincing way. The US acted, received strikingly widespread support, and China backed down.

Ảnh hưởng của cách phản ứng hạ giọng và bị động này (thực sự ông Ôn Gia Bảo không có sự lựa chọn nào khác) là củng cố cảm nhận ở Châu Á rằng Mỹ đã tái khẳng định vị thế siêu cường hàng đầu bằng cách thức rất thuyết phục. Mỹ đã hành động và nhận được sự ủng hộ khắp nơi, một cách ấn tượng, và Trung Quốc đã lùi bước.

That is in fact what happened, and it was as decisive a diplomatic victory as anyone is likely to see. Congratulations should go to President Obama and his national security team. The State Department, the Department of Defense and the White House have clearly been working effectively together on an intensive and complex strategy. They avoided leaks, they coordinated effectively with half a dozen countries, they deployed a range of instruments of power. In the field of foreign policy, this was a coming of age of the Obama administration and it was conceived and executed about as flawlessly as these things ever can be.

Thực tế, đó là những gì đã xảy ra và những điều xảy ra mang tính quyết định, một chiến thắng ngoại giao mà bất cứ ai cũng nhìn thấy được. Cũng nên chúc mừng Tổng thống Obama cùng đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng rõ ràng đã và đang làm việc với nhau một cách hiệu quả, trong một chiến lược phức tạp và sâu sắc. Họ tránh làm rò rỉ thông tin, phối hợp hiệu quả với sáu nước khác và triển khai một loạt các công cụ sức mạnh. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, đây là sự trình làng của thời đại chính quyền Obama với kế hoạch được thai nghén và thực thi một cách hoàn hảo từ trước đến nay.

It will not change the fundamental dynamics of a re-election race shaped so far by voter concern about poor economic performance, but the effects of the President’s re-assertion of American primacy in the Pacific will reinforce the public perception that he has grown into the foreign policy side of his job. He looked very presidential in Asia; those things count.

Cho đến giờ thì những người quan tâm đến bầu cử sẽ không thay đổi những động lực cơ bản của cuộc đua tái tranh cử [chức tổng thống Mỹ] đã được định hình, bởi lo ngại của cử tri về việc vận hành kinh tế yếu kém, nhưng hiệu ứng từ việc Tổng thống tái khẳng định vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương sẽ củng cố nhận thức của công chúng rằng Tổng thống đã làm tốt hơn trong vấn đề chính sách đối ngoại. Ông Obama đã chứng tỏ bản lĩnh tổng thống ở Châu Á; điều này rất có ý nghĩa.

But a successful opening is not the same thing as a final win. The opening American gambit in the new great game was brilliant, but China also gets a move. On the one hand, the sweep, the scope and the success of the American moves make it hard for China to respond in kind; on the other hand, the humiliation and frustration (and, in some quarters, the fear) both inside the government and in society at large over these setbacks will compel some kind of response.

Nhưng khởi đầu thành công không có nghĩa sẽ là cuối cùng sẽ chiến thắng. Trong ván cờ lớn mới mẻ này, sự thí quân để mở đường của Mỹ tỏ ra vượt trội, nhưng Trung Quốc cũng đi được một nước cờ. Một mặt, tính chất, phạm vi và sự thành công từ các bước đi của Mỹ làm cho Trung Quốc khó có thể đáp trả tương xứng. Mặt khác, việc [Trung Quốc] bị bẽ mặt và tâm trạng thất vọng (và ở khía cạnh nào đó, là nỗi lo ngại) từ trong chính quyền và ngoài xã hội trên diện rộng, liên quan đến sự thụt lùi này, sẽ thúc ép Trung Quốc phải có hình thức phản ứng nào đó.

China, mindless conventional “decline” wisdom to the contrary, is much weaker and poorer than the United States, yet it is Chinese power rather than American supremacy that China’s neighbors most fear. China’s diplomacy faces an infuriating paradox: If it accepts the renewal of a US-based order in Asia it looks weak and is forced into an inferior political position; if it openly fights that order it alarms its neighbors into clinging more closely to Uncle Sam.

Trái với quan điểm phổ biến, thiếu suy nghĩ cho rằng, Mỹ đang “suy tàn”, Trung Quốc vẫn còn yếu kém và nghèo khổ hơn nhiều so với Mỹ, tuy nhiên chính sức mạnh của Trung Quốc chứ không phải vị thế siêu cường của Mỹ, là điều các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại nhất. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc gặp phải một nghịch lý khó chịu: Nếu Trung Quốc chấp nhận trật tự về sự trở lại của Mỹ ở Châu Á, Trung Quốc sẽ bị xem là yếu kém và bị buộc phải xuống “chiếu dưới” về vị thế chính trị. Còn nếu Trung Quốc công khai chống lại trật tự đó, sẽ làm các nước láng giềng lo lắng và chuyển sang gắn kết chặt chẽ hơn với chú Sam.

This reality constrains China’s response in many ways, but China cannot remain passive. China must now think carefully about its choices and to work to use all the factors of its power to inflict some kind of counterblow against the United States. Look for China to reach out much more intensively to Russia to find ways in which the two powers can frustrate the US and hand it some kind of public setback. Pakistan? Iran? Afghanistan? Palestine?

Thực tế này đã chế ngự phản ứng của Trung Quốc bằng nhiều cách, nhưng Trung Quốc không thể thụ động mãi. Trung Quốc phải suy nghĩ thận trọng về những lựa chọn và tìm cách sử dụng mọi yếu tố sức mạnh của họ để giáng đòn phản công chống lại Mỹ. Chờ xem Trung Quốc có bắt tay hợp tác mạnh hơn với Nga để hai cường quốc này tìm cách cho hợp lực chống lại Mỹ, làm cho Mỹ phải chịu lùi bước [ở một một số điểm nóng] như: Pakistan? Iran? Afghanistan? hay Palestine?

Regionally, China may try to detach one or more countries from the American system by some combination of economic influence and political ties. It will take advantage of the fact that the other Asian powers do not want the United States to be too dominant; they may fear China more than they fear us, but their aim is to maximize their own independence, not to strengthen US power.

Trong khu vực, Trung Quốc cố gắng tách một hoặc nhiều nước khỏi hệ thống của Mỹ bằng cách kết hợp ảnh hưởng kinh tế và quan hệ chính trị. Trung Quốc tận dụng một thực tế rằng các cường quốc châu Á khác không muốn Mỹ nắm giữ vai trò thống trị, các quốc gia này có thể lo ngại Trung Quốc hơn là lo ngại Mỹ, nhưng mục tiêu của họ là giữ vững tối đa nền độc lập tự chủ, chứ không phải gia tăng sức mạnh của Mỹ.

Longer term, the conviction in the military and among hard liners in the civilian establishment that the US is China’s enemy and seeks to block China’s natural rise will not only become more entrenched and more powerful; it will have consequences. Very experienced and well informed foreign diplomats and observers already warn that the military is in many respects becoming independent of political authorities and some believe that like the Japanese military in the 1930s, China’s military or factions within it could begin to take steps on critical issues that the political authorities could not reverse. Islands could be occupied, flags raised and shots fired.

Về lâu về dài, sự tuyên truyền, thuyết phục từ giới quân sự và những nhân vật theo đường lối cứng rắn đối với công chúng, rằng Mỹ chính là kẻ thù của Trung Quốc và theo đuổi việc ngăn chặn sự trỗi dậy tự nhiên của Trung Quốc, không chỉ mang tính chất bảo thủ hơn, nhiều quyền lực hơn; mà còn kéo theo những hệ lụy. Giới quan sát và ngoại giao nước ngoài thạo tin và đầy kinh nghiệm đã cảnh báo rằng quân đội [Trung Quốc], xét về nhiều mặt, đang có biểu hiện không phụ thuộc vào giới chính trị. Và một số người tin rằng, giống như giới quân phiệt Nhật hồi thập niên 1930, quân đội Trung Quốc hoặc những phe cánh trong quân đội có thể can dự vào những vấn đề quan trọng mà giới chính trị không thể đảo ngược. Những hòn đảo có thể bị xâm chiếm, những lá cờ được phất lên và những phát súng nổ vang.

Certainly any Chinese arguments against massive military build ups will be difficult to win. The evident weakness of China’s position will make it impossible to resist calls for more military spending and an acceleration of the development of China’s maritime capacity.

Tất nhiên, bất kỳ lập luận của người Trung Quốc nào nhằm chống lại sự gia tăng ồ ạt tiềm lực quân sự sẽ rất khó có thể thắng. Với thế yếu rõ ràng [so với Mỹ], Trung Quốc không thể đi ngược lại lời kêu gọi chi tiêu quân sự nhiều hơn, cũng như tăng tốc phát triển khả năng hàng hải.

Many people in China (and elsewhere for that matter) believe that China’s massive holdings of US debt give China great power in the international system. Via Meadia thinks that those ideas are largely wrong and that any efforts to treat those reserves as a political instrument would be more likely to harm China than the United States. After all, a mass sell-off of China’s reserves would drive down the dollar — meaning in the first instance that China would take a massive hit on the value of the securities it was selling, and then that China’s markets in the US and likely also Europe would collapse in the ensuing global economic firestorm. The US would likely emerge from this faster and in better shape than China.

Nhiều người ở Trung Quốc (và kể cả những nơi khác) tin rằng, việc Trung Quốc nắm giữ phần lớn nợ của Mỹ sẽ tạo cho Trung Quốc quyền lực to lớn trong hệ thống quốc tế. Chuyên mục Via Meadia cho rằng đa phần những ý tưởng này là sai lầm, và bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng các nguồn dự trữ này làm công cụ chính trị, có khả năng gây phương hại cho chính Trung Quốc hơn là cho Mỹ. Sau cùng, việc bán đổ bán tháo [lượng trái phiếu Mỹ] do Trung Quốc nắm giữ sẽ làm cho đồng Đô la Mỹ hạ giá — có nghĩa là, trước tiên Trung Quốc sẽ bị giáng một đòn nặng về giá trị chứng khoán bán ra, kế đến là các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ, và có thể ở thị trường Châu Âu, sẽ sụp đổ trong cơn bão lửa [khủng hoảng] kinh tế toàn cầu kế tiếp. Mỹ có khả năng sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này nhanh hơn và phát triển tốt hơn Trung Quốc.

Nevertheless, the belief that China’s foreign reserves are an asset that can somehow be played to win political points is a strong one in China, and there will be great pressure in Beijing to play this card at the first available opportunity. What that might mean in practice is hard to predict, but US diplomats, bankers and strategists will need to keep in mind that China will be looking to weaponize its dollar hoard.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, niềm tin mạnh mẽ rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là một công cụ hữu ích, bằng cách này hay cách khác, có thể dùng để chiến thắng các quan điểm chính trị, và sẽ có áp lực rất lớn lên Bắc Kinh nhằm sử dụng lá bài này ngay khi có cơ hội đầu tiên. Điều này có ý nghĩa gì, trên thực tế, rất khó có thể nói, nhưng các chiến lược gia, giới điều hành ngân hàng và các nhà ngoại giao Mỹ cần lưu ý rằng Trung Quốc đang quan tâm đến việc dùng kho dự trữ ngoại tệ của mình làm vũ khí.

An intense debate in China will now turn even more pointed. There will be some who counsel patience, saying that China cannot win an open contest with the US and that its only hope is to stick with the concept of “peaceful rise”: eschewing all conflict with the US and its neighbors, behaving as a “responsible stakeholder” in the US-built international system, and growing richer and more powerful until such a time as alternative strategies can be considered. That in my opinion is China’s wisest course.

Một cuộc tranh luận gay gắt tại Trung Quốc thường cho ra nhiều quan điểm. Có người khuyên nên kiên nhẫn chịu đựng, nói rằng Trung Quốc không thể thắng trong cuộc giao tranh công khai với Mỹ, và rằng hy vọng duy nhất là gắn chặt với khái niệm “trỗi dậy hòa bình”: tránh mọi xung đột với Mỹ và các nước láng giềng, hành xử như một “đối tác có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế do Mỹ thiết lập, tập trung phát triển ngày càng giàu mạnh hơn cho đến khi nào các chiến lược thay thế có thể được xem xét. Theo ý kiến của tôi, đó là con đường khôn ngoan nhất của Trung Quốc.

Others will argue that the international system as it now exists, and American power in it, are weapons in the hands of a country which is deeply hostile to China and its government and that the US will not rest until China, like Russia, has been reduced to impotence. They think (they really do) that our aim is to overthrow the Communist government, replace it with something weak and ineffective — as in Yeltsin’s Russia — and then break up its territory the way the Soviet Union broke up. Taiwan, Tibet, Xinjiang, perhaps more will be split off until China is left as a weak and helpless member of an ever more ruthless American order. To act like a “responsible stakeholder” in the international system would be to tie the knot in the noose intended to hang you; China must resist now, and ally itself with everyone willing to fight this power: Iran, Russia, Syria, Venezuela, Pakistan, perhaps even Al-Qaeda. And rather than trying to prop up the international capitalist system, China should do what it can to deepen crises and aggravate tensions.

Tất nhiên, những người khác sẽ lập luận rằng hệ thống quốc tế như đang tồn tại hiện nay, bị chi phối bởi sức mạnh Mỹ, là vũ khí trong tay quốc gia thù địch sâu nặng với Trung Quốc và chính phủ nước này. Và Mỹ sẽ không yên ổn cho đến khi nào Trung Quốc, giống như Nga, bị làm cho sa sút và suy kiệt. Họ (thật sự) nghĩ rằng, mục tiêu của Mỹ là lật đổ chính quyền cộng sản [Trung Quốc], rồi thay thế bằng những nhân vật lãnh đạo khác yếu kém— như Yeltsin của Nga—và sau đó “chia năm xẻ bảy” lãnh thổ Trung Quốc như cách thức Liên Xô đã tan rã. Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, và có lẽ nhiều hơn nữa sẽ bị chia tách cho đến khi Trung Quốc chỉ còn là một thành viên suy yếu và bất lực trong một trật tự ngày càng lạnh lùng của Mỹ. Hành động như một “đối tác có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế, chẳng khác nào tự thắt nút vào chiếc thòng lọng đang chờ treo cổ mình; Trung Quốc phải kháng cự lại ngay, và liên minh với bất cứ nước nào muốn chống lại sức mạnh của Mỹ như: Iran, Nga, Syria, Venezuela, Pakistan, thậm chí có thể với cả Al-Qaeda. Và thay vì cố gắng hỗ trợ cho hệ thống chủ nghĩa tư bản quốc tế, Trung Quốc nên làm những gì có thể, để làm cho các cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn và làm trầm trọng thêm những căng thẳng.

I think this course leads to a strategic dead end for China and China’s diplomats are much too experienced and knowledgeable to be taken in by it. The military and nationalist public opinion may be more vulnerable to arguments of this kind. These forces are too strong to be completely excluded from China’s policy making; expect some provocative push back.

Tôi cho rằng con đường này sẽ dẫn đến tình trạng bế tắt về mặt chiến lược của Trung Quốc, các nhà ngoại giao Trung Quốc có quá nhiều kinh nghiệm và am hiểu để khỏi bị dẫn vào con đường này. Giới quân đội và luồng dư luận của những người theo chủ nghĩa dân tộc có thể rất dễ bị dẫn vào con đường nói trên. Lực lượng này quá mạnh, không thể bị loại trừ hoàn toàn ra khỏi quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc; [cho nên Mỹ hãy] đợi một số trả đũa quá khích [từ Trung Quốc].

The US has won the first round, but the game has just begun. The Obama administration and its successors will now have to deal with a long term contest against the world’s most populous country and the world’s most rapidly developing economy. The Obama administration may not have fully counted the costs of the new Asian hard line; for one thing, it is hard to see significant cuts coming in defense spending after we have challenged China to a contest over the future of Asia. It’s possible that less drama now might have made America’s point as effectively while reducing the chance of Chinese push back, but there is not a lot of point in debating that now.

Mỹ đã thắng hiệp đầu tiên, nhưng cuộc chơi chỉ mới bắt đầu. [Từ nay trở đi,] chính quyền Obama và những người kế nhiệm sẽ phải giải quyết một cuộc đấu lâu dài, đương đầu với một đất nước đông dân nhất thế giới và một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chính quyền Obama có thể đã không tính hết mọi phí tổn cho đường lối cứng rắn mới thực hiện ở Châu Á. Một điều là thật khó thấy được những khoản cắt giảm đáng kể sắp tới trong chi tiêu quốc phòng sau khi chúng ta đã thách thức Trung Quốc bước vào trận đấu liên quan đến tương lai Châu Á. Có thể hiện giờ không có nhiều sự kiện để củng cố luận điểm của Mỹ một cách hiệu quả trong khi giảm bớt khả năng lôi kéo của Trung Quốc, nhưng không có nhiều vấn đề để tranh luận vào lúc này.

Given where things now stand, follow through will be as important as the first steps; the US must now try to make it as easy as possible for China to accept a situation that, in the short to medium term at least, it cannot change.

Căn cứ vào thế trận hiện tại, việc [Mỹ] thực hiện triệt để chiến lược đề ra sẽ có tầm quan trọng không kém những bước đầu tiên; giờ là lúc Mỹ phải cố gắng tác động tình hình sao cho thuận lợi để Trung Quốc chấp nhận một thực trạng rằng, ít nhất trong ngắn hạn đến trung hạn, Trung Quốc không thể thay đổi được gì.

The American Interest

Translated by Nguyen Tam

http://blogs.the-american-interest.com/wrm/2011/11/19/softly-softly-beijing-turns-other-cheek-for-now/