MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, October 29, 2011

PHIM HÒANG SA CỦA HỒ CƯƠNG QUYET - André Menras













Letter from Vietnamese scientists to Google concerning the CowTongue line - Thư của các nhà khoa học Việt Nam gởi Google về việc đường lưỡi bò




November 26, 2011
Ms. Kate Hurowitz
Manager, Global Communications & Public Affairs
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043
Email: khurowitz@google.com
Cc: Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Ngày 26 tháng 10 năm 2011
Ms. Kate Hurowitz
Manager, Global Communications & Public Affairs
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043
Email: khurowitz@google.com
Cc: Dr Eric E. Schmidt, Chairman

Dear Ms. Hurowitz,
Re: Concerns over the U-shaped line in the South China Sea on Google Maps
Thưa bà Hurowitz,
Về: Những quan tâm đến đường chữ U ở Biển Đông trên Google Maps
We, the undersigned academics and professionals, wish to raise concerns over the Google Maps sites ditu.google.com and ditu.google.cn, which depict a dashed line encircling most of the South China Sea. This map, also known as the “U-shaped line” or “nine-dotted line”, is illegal and is the principal source of dangerous tensions between China and neighboring countries.
Chúng tôi, những học giả và chuyên gia ký tên dưới đây, muốn dấy lên những quan ngại về các trang web bản đồ của Google: ditu.google.com và ditu.google.cn, trong đó có miêu tả một đường đứt đoạn chiếm gần trọn biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa theo tên gọi quốc tế). Tấm bản đồ này, được biết đến rộng rãi là “đường chữ U” hay “đường chín đoạn”, là bất hợp pháp và chính là nguồn căn của những căng thẳng hết sức nguy hiểm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. 

China has been using the U-shaped line in connection with its claim to most of the waters of the South China Sea. By encroaching very close to ASEAN countries’ coastlines, the U-shaped line infringes on their continental shelves and 200-nautical-mile exclusive economic zones, thus violating the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) [1] and the international maritime order established by that Convention. As a result, China’s claim to most of the South China Sea is not recognized by any other country.


Trung Quốc đã và đang sử dụng đường chữ U gắn liền với yêu sách của họ đối với phần lớn vùng biển của biển Đông. Bằng cách xâm lấn rất gần với đường bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á, đường chữ U đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia này, do đó đã vi phạm Công ước của Liên hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) [1]. Yêu sách chủ quyền với hầu hết biển Đông của Trung Quốc vì vậy mà đã không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia nào khác.
The U-shaped line map has been rejected by Vietnam, Indonesia, and the Philippines. In 2009, China included the U-shaped line map in two notes verbales to the United Nations’ Commission on the Limit of the Continental Shelf (CLCS) to assert its territorial claim [2,3]. Vietnam, Indonesia and the Philippines responded with their own notes verbales to the CLCS to indicate their rejection of China’s claim and of the U-shaped line map.


Bản đồ đường chữ U đã bị bác bỏ bởi các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines. Năm 2009, Trung Quốc đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) hai công hàm kèm theo tấm bản đồ đường chữ U để khẳng định tuyên bố lãnh thổ của mình [2,3]. Việt Nam, Indonesia và Philippines đã phản hồi bằng công hàm tới CLCS để chỉ rõ lập trường bác bỏ yêu sách của Trung Quốc cũng như tấm bản đồ đường chữ U.
Vietnam’s notes verbales [4,5] state that,
China’s claim over the islands and adjacent waters in the Eastern Sea (South China Sea) as manifested in the map attached with Notes Verbale CLM/17/2009 and CLM/18/2009 [i.e., the U-shaped line map attached with China’s letters] has no legal, historical or factual basis, therefore is null and void.
Công hàm của Việt Nam [4,5] tuyên bố rằng,
Yêu sách của Trung Quốc trên các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như thể hiện trong bản đồ kèm theo Công hàm CLM/17/2009 và CLM/18/2009 [tức là, bản đồ hình chữ U kèm với các là thư của Trung Quốc] hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử hay thực tế, do đó mà vô giá trị.


Indonesia’s note verbale [6] states:
Therefore, as attested by those statements, the so-called “nine-dotted-lines map” as contained in the above circular note Number: CML/17/2009 dated 7th May 2009 [i.e., the U-shaped line map in one of China’s letters] clearly lacks international legal basis and is tantamount to upset the UNCLOS 1982 [i.e., the United Nations Convention on the Law of the Sea [7]].
Công hàm của Indonesia [6] tuyên bố:
Vì vậy, như đã được thể hiện qua các tuyên bố, cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn” có trong Công hàm số: CML/17/2009 ngày 07 Tháng Năm 2009 [tức là bản đồ hình chữ U ở một trong những thư của Trung quốc] rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và là đồng nghĩa với việc phá vỡ UNCLOS 1982 [tức là, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển [7] ].


and the Philippines’ note verbale [7] declares that,
…the claim as well by the People’s Republic of China on the “relevant waters as well as the seabed and subsoil thereof” (as reflected in the so-called 9-dash line map attached to Notes Verbales CML/17/2009 dated 7 May 2009 and CML/18/2009 dated 7 May 2009 [i.e., the U-shaped line map in China’s letters]) outside of the aforementioned relevant geological features in the KIG and their “adjacent waters” would have no basis under international law, specifically UNCLOS [i.e., the United Nations Convention of the Law of the Sea].
và Công hàm của Philippines [7] tuyên bố rằng,
... yêu sách của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên “vùng biển liên quan cũng như đáy biển và tầng đất cái tương ứng” (như được phản ánh trong cái gọi là bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn được kèm với Công hàm CML/17/2009 ngày 07 tháng 5 năm 2009 và CML/18/2009 ngày 07 tháng 5 2009 [tức là, bản đồ hình chữ U trong là thư của Trung Quốc]) nằm ngoài các đặc tính địa lý xác đáng trong KIG đã được đề cập ở trên, và “vùng biển lân cận” sẽ không có cơ sở theo quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS [tức là, Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển].


Currently, the U-shaped line map is the center of serious international tensions in the South China Sea. In recent years, many Vietnamese fishermen working in the area within the U-shaped line have been assaulted, detained, and their properties vandalized or confiscated, by Chinese naval and paramilitary forces. Filipino fishermen have also reported that they had been shot at by Chinese maritime security forces. In March 2011, two Chinese maritime security ships threatened to ram a vessel carrying out seismic survey on behalf of the Philippines. In May and June 2011, two Vietnamese ships carrying out seismic surveys were harassed and their seismic cables were sabotaged by Chinese ships, including maritime surveillance vessels, even though the ships were well within the 200-nautical-mile exclusive economic zone of Vietnam and up to 680 nautical miles from the coast of China. The incidents in the U-shaped zone are becoming so serious that the United States Congress has publicly expressed concerns on freedom of navigation in the South China Sea, and the United States Senate has unanimously passed a resolution to “deplore [] the use of force by naval and maritime security vessels from China in the South China Sea” [8].


Hiện nay, bản đồ hình chữ U là trung tâm của các căng thẳng quốc tế nghiêm trọng ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam làm việc trong phạm vi đường chữ U này đã bị hành hung, giam giữ và tài sản thì bị phá hoại, tịch thu bởi lực lượng hải quân và bán quân sự Trung Quốc. Ngư dân Philippines cũng đã thông báo rằng họ đã bị bắn bởi lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đe dọa một tàu thực hiện khảo sát địa chấn đại diện cho Philippines. Trong tháng Năm và tháng Sáu 2011, hai tàu Việt Nam thực hiện các cuộc khảo sát địa chấn cũng đã bị sách nhiễu và cáp địa chấn của họ đã bị phá hoại bởi các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu hải giám, mặc dù các tàu của Việt Nam ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cách tới 680 hải lý tính từ bờ biển của Trung Quốc. Các sự cố trong khu vực hình chữ U đang trở nên nghiêm trọng đến nỗi Quốc hội Mỹ đã công khai bày tỏ mối quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, và Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết để “phàn đối việc Trung Quốc sử dụng vũ lực bằng tàu hải quân và an ninh hàng hải trong vùng Biển Đông” [8].
Therefore, the presence of the U-shaped line map in Google Maps of China has major implications for instability in the region. We are afraid that Google has been used by the Chinese Government so that Google Maps users, including Chinese, are led to believe that Google endorses China’s unlawful claim to most of the South China Sea. This eventually plays into the hands of hardliners in China. Thus, Google’s publication of this map indirectly contributes to international tensions in the region.
Vì vậy, sự hiện diện của bản đồ đường chữ U trong Google Maps của Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đối với sự bất ổn trong khu vực. Chúng tôi quan ngại rằng Google đã bị lợi dụng bởi Chính phủ Trung Quốc để dẫn dắt người dùng Google Maps, bao gồm người Trung Quốc, tin rằng Google xác nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Điều này cuối cùng sẽ tiếp tay cho đường lối cứng rắn ở Trung Quốc. Như vậy, sự công bố tấm bản đồ này của Google gián tiếp góp phần căng thẳng quốc tế trong khu vực.


Clearly, Google should not publish the claim of one party in a territorial dispute at the expense of the other parties, especially when that claim is widely regarded as a violation of UNCLOS. It is also ethically unsound to publish the map when it represents a security threat to a number of ASEAN countries. We understand that ditu.google.cn and ditu.google.com are the only Google Maps sites that depict the U-shaped line, and, as such, they are aberrations from Google’s high standards in upholding the principle of neutrality.
Rõ ràng, Google không nên xuất bản các tuyên bố của một bên đang trong tranh chấp lãnh thổ với các bên khác, đặc biệt là khi tuyên bố đó được coi như là một hành vi vi phạm UNCLOS. Về mặt đạo đức, việc xuất bản bản đồ này là không lành mạnh khi nó thể hiện một mối đe dọa an ninh đối với nhiều nước ASEAN. Chúng tôi hiểu rằng chỉ có ditu.google.cn và ditu.google.com là hai trang Google Maps duy nhất mô tả đường chữ U, và, như vậy là sai so với các tiêu chuẩn cao của Google trong việc giữ gìn nguyên tắc trung lập.
We strongly urge Google to remove the U-shaped line from the Google Maps sites ditu.google.cn and ditu.google.com. We consider that the removal should help enhance Google’s political neutrality and impartiality in territorial disputes. It should also ensure that Google Maps is not used in a way that aggravates regional tensions and instability.
Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Google loại bỏ đường chữ U từ các trang web Google Maps ditu.google.cn và ditu.google.com. Chúng tôi cho rằng việc loại bỏ này sẽ giúp tăng cường tính trung lập chính trị và tính công bằng của Google trong các tranh chấp lãnh thổ. Nó cũng sẽ là sự đảm bảo rằng Google Maps không bị sử dụng theo cách làm trầm trọng thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực.


Thank you for your attention to a matter of utmost importance to us and to the people of the Southeast Asian countries around the South China Sea.
We look forward to hearing from you soon.
Xin cảm ơn bà đã chú ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đối với chúng tôi và người dân của các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông.
Chúng tôi mong muốn được tin sớm từ bà.
Yours sincerely,
Trân trọng,
(List of signatories)
(Danh sách những người ký tên)


Supporting documents
United Nations Convention on the Law of the Sea, http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
Tài liệu tham khảo:
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển: http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
Note verbale from China to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 7 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf
Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 1, ngày 7 tháng 5 năm 2009
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf
Note verbale from China to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 7 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf
Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 2, ngày 7 tháng 5 năm 2009:
Note verbale from Vietnam to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 May 2009,
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf
Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 1, ngày 8 tháng 5 năm 2009:
Note verbale from Vietnam to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf
Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 2, ngày 8 tháng 5 năm 2009:
Note verbale from Indonesia to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 July 2010,
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf
Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, ngày 8 tháng 7 năm 2010, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf
Note verbale from the Philippines to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 5 April 2011,
Công hàm của Phillipines gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc , ngày 5 tháng 4 năm 2011:
http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf
U.S. Senate Unanimously “Deplores” China’s Use of Force in South China Sea, US Senator Jim Webb’s press release, 27 June 2011, http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1
Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông, thông cáo báo chí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, ngày 27 tháng 6 năm 2011: http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1
Translated by Nguyễn Hoài Tưởng, Phạm Thanh Vân
http://levanut.wordpress.com/2011/10/26/th%c6%b0-ph%e1%ba%a3n-d%e1%bb%91i-google-v%e1%bb%81-d%c6%b0%e1%bb%9dng-l%c6%b0%e1%bb%a1i-bo-trong-b%e1%ba%a3n-d%e1%bb%93-ti%e1%ba%bfng-hoa/

Vietnam’s aim: Strategic ties with Philippines Mục tiêu của Việt Nam: quan hệ chiến lược với Philippines


Vietnam’s aim: Strategic ties with Philippines
Mục tiêu của Việt Nam: quan hệ chiến lược với Philippines
THE state visit to Manila by Vietnam’s president was meant mainly to forge a strategic partnership with a former rival—and driven largely by China’s increasing dominance in the region.
Diplomatic relations between Vietnam and the Philippines date back only 35 years, but President Truong Tan Sang describes these ties now as “excellent.”
Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Việt Nam đến Manila có mục đích chủ yếu để thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược với một cựu đối thủ và bị thúc đẩy chủ yếu bởi sự hống hách ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Philippines chỉ mới được thiết lập cách đây 35 năm, nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mô tả những mối quan hệ này hiện nay là "tuyệt vời."
Before relations were established, Vietnam and the Philippines were Cold War rivals. The Philippines, of course, sided with the United States, which waged war against the Soviet-backed North Vietnamese government to contain the spread of communism in Asia.
Trước khi thiết lập quan hệ, Việt Nam và Philippines là đối thủ trong chiến tranh lạnh. Philippines, tất nhiên, đứng về phía Hoa Kỳ, tiến hành chiến tranh chống lại chính quyền Bắc Việt được Liên Xô hậu thuẫn ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
President Sang, through an interpreter, told The Manila Times that his message to Filipinos was: “Vietnam is a reliable friend and a responsible member of the international community.” The president gave a 20-minute interview to select journalists that included one from The Times.
Chủ tịch Trương Tấn Sang, thông qua một thông dịch viên, nói với Thời báo Manila rằng thông điệp của ông gởi đến người dân Philippines là:
"Việt Nam là một người bạn đáng tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế." Chủ tịch đã có một cuộc phỏng vấn 20 phút với các nhà báo được chọn trong đó có một nhà báo từ The Times.
Referring to the excellent bilateral relations, Sang said, “This is manifested in the adoption of the Asean Charter to build an Asean community by 2015.”
Đề cập đến quan hệ song phương tuyệt vời, ông Sang cho biết, "Điều này được thể hiện trong việc thông qua Hiến chương ASEAN để xây dựng một cộng đồng ASEAN vào năm 2015."
Asean is the Association of Southeast Asian Nations, a regional bloc of 10 countries that includes Vietnam and the Philippines.
ASEAN là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một tổ chức khu vực của 10 nước bao gồm Việt Nam và Philippines.
When asked how China defines the relationship between the Vietnam and the Philippines, Sang said that the three countries were “equal members” of the international community.
Khi được hỏi Trung Quốc xác định mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines như thế nào, Sang cho biết ba quốc gia đều là thành viên bình đẳng "của cộng đồng quốc tế.
“Each country has the right to behave within international law,” he added, saying later that Vietnam, the Philippines and China also have the right to protect their respective interests.
"Mỗi quốc gia có quyền hành xử trong phạm vi luật pháp quốc tế", ông nói thêm, sau đó ông nói rằng Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đều có quyền bảo vệ quyền lợi riêng của mình.
The three countries — along with Malaysia, Brunei Darussalam and Taiwan — claim the Spratlys either in part or as a whole. Tensions rose recently as China has become more assertive in claiming the entire area, which is believed to be rich in oil and minerals.
Ba quốc gia - cùng với Malaysia, Bru-nây Đa-ru-sa-lam và Đài Loan đều yêu sách chủ quyền quần đảo Trường Sa, hoặc trong một phần hoặc toàn bộ. Căng thẳng đã tăng gần đây khi Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong việc yêu sách chủ quyền toàn bộ khu vực, được cho là giàu dầu mỏ và khoáng sản.
The Spratlys are a group of some 750 islands, islets, cays, reefs and atolls, and the Philippine claim covers seven islands — collectively called the Kalayaan Island Group — that are located well within the country’s exclusive economic zone.
Quần đảo Trường Sa là một nhóm khoảng 750 hòn đảo, đảo nhỏ, đảo chìm, rạn san hô và đảo san hô, và Philippines tuyên bố chủ quyền bảy hòn đảo - gọi chung là các Nhóm đảo Kalayaan nằm trong vùng kinh tế độc quyền của đất nước.
Both Vietnam and the Philippines had filed a protest against China with the United Nations regarding the disputed territories in the West Philippine Sea (South China Sea).
Cả Việt Nam và Philippines đã nộp hồ sơ phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc về các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Tây Philippine (Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông).
Referring to the disputed territories, President Sang said that violating the right of a country to protect its interests would be “interfering with the internal matters” of that nation.
Đề cập đến các vùng lãnh thổ tranh chấp, Chủ tịch Sang cho biết rằng việc vi phạm các quyền của một quốc gia về bảo vệ lợi ích của chính mình là "can thiệp vào công việc nội bộ" của quốc gia đó.
Multilateral approach
Earlier this week, Vietnam and the Philippines renewed their commitment to maintaining peace in the Spratlys, and both Sang and President Benigno Aquino 3rd again called for a multilateral approach in resolving the disputed territories that was also based on international law.
Tiếp cận Đa phương

Đầu tuần này, Việt Nam và Philippines đã nhắc lại cam kết của hai nước nhằm duy trì hòa bình trong quần đảo Trường Sa, và cả Chủ tịch Sang và Chủ tịch Benigno Aquino 3 một lần nữa kêu gọi một cách tiếp cận đa phương trong việc giải quyết các vùng lãnh thổ tranh chấp mà cũng dựa trên luật pháp quốc tế.
China objects to such calls, preferring instead a bilateral approach with each of the claimant countries. It has also warned against internationalizing the issue.
Trung Quốc phản đối những lời kêu gọi như vậy, thay vào đó là cách tiếp cận song phương với mỗi nước yêu sách chủ quyền. Trung Quốc cũng cảnh báo chống lại việc quốc tế hóa vấn đề.
Referring to the Philippines, Sang said, “If a strategic partnership is formed, the level of trust [between Filipinos and Vietnamese] will increase significantly.”
Đề cập đến Philippines, ông Sang cho biết, "Nếu một quan hệ đối tác chiến lược được hình thành, mức độ tin tưởng [giữa Philippines và Việt Nam sẽ tăng đáng kể."
According to a joint communiqué released also on Wednesday, Vietnam and the Philippines “reaffirmed their commitment to advancing relations in a comprehensive manner, while endeavoring to consult further on the issue of strategic cooperation, for the mutual benefit of their peoples, and for the peace, stability and development of the region.”
Theo một thông cáo chung công bố hôm Thứ tư, Việt Nam và Philippines tái khẳng định cam kết của mình nhằm thúc đẩy các mối quan hệ một cách toàn diện, trong khi nỗ lực để tham khảo ​​thêm ý kiến về vấn đề hợp tác chiến lược, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. "
In his arrival message, Sang said, “I believe that this visit of mine to the Philippines will serve as a new and important mark in the elevation of the Vietnam-Philippines cooperation to a higher and more comprehensive plane with the view that both countries work toward a strategic partnership, in the interest of sustainable development and prosperity of our respective countries as well as for the sake of peace, stability, cooperation and prosperity in the region.”
Trong thông điệp đến của mình, ông Sang cho biết, "Tôi tin rằng chuyến thăm này của tôi đến Philippines sẽ đánh dấu một mốc mới và quan trọng trong viieecj nâng cao hợp tác Việt Nam- Philippines lên một tầm mức cao hơn và rộng hơn với quan điểm rằng cả hai nước làm việc nhằm hướng tới một mối quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích của phát triển bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia, cũng như vì lợi ích của hòa bình, hợp tác, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. "
To date, the Philippines’ strategic partners are the US and China.
Cho đến nay, đối tác chiến lược của Philippines là Mỹ và Trung Quốc.
Vietnam, for its part, has a long history with China, which shares a border with it in the North. Chinese dynasties ruled Vietnam for 1,000 years until 939 AD.
Việt Nam, về phần mình, có một lịch sử lâu dài với Trung Quốc, có chung đường biên giới với TQ ở miền Bắc. Các triều đại Trung Quốc cai trị Việt Nam trong 1.000 năm cho đến 939 AD.
Economic relations
President Sang also wants to expand economic ties with the Philippines, and he urged more Filipinos to invest in Vietnam. He said that Vietnam needed more infrastructure, processing plants for forestry products, manufacturing factories, and development in tourism.
Quan hệ kinh tế
Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Philippines, và ông kêu gọi người Philippines đầu tư vào Việt Nam. Ông nói rằng Việt Nam cần nhiều hơn cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến cho các sản phẩm lâm nghiệp, nhà máy sản xuất, và phát triển du lịch.
“There are so many areas where Philippine investors can put their money in,” he added.
To date, Philippine investments in Vietnam have a combined capitalization of about $300 million, Sang said. Some of Filipino firms in Vietnam include the pharmaceutical firm Unilab and the conglomerate San Miguel Corp.
"Có rất nhiều lĩnh vực mà nhà đầu tư Philippines có thể bỏ tiền của họ vào", ông nói thêm.

Cho đến nay, đầu tư của Philippines tại Việt Nam có tổng vốn khoảng $300 triệu, ông Sang nói. Một số các công ty Philippines hoạt động tại Việt Nam, bao gồm công ty dược phẩm Unilab và các tập đoàn San Miguel Corp.
Vietnam, however, has no investments in the Philippines.
President Sang had said that that 70 percent of Vietnam’s gross domestic product (GDP) was credited to foreign direct investments (FDIs). GDP, a key economic indicator, is the total cost of all goods and services produced in a country in a year.
Việt Nam, tuy nhiên, không có đầu tư tại Philippines.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đã cho biết rằng 70% của tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP) đã được ghi nhận là do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIs). GDP, chỉ số kinh tế quan trọng, là tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở một quốc gia trong một năm.
Vietnam’s ambassador to Manila, Nguyen Vu Tu, told The Times later that the figure cited by President Sang also included domestic investments.
Bilateral trade between the Philippines and Vietnam stands at more than $2 billion. And Ambassador Nguyen said that the balance of trade favored Vietnam, the world’s second-largest exporter of rice.
The Philippines, the world’s biggest importer of rice, sells a lot of chewing gum to Vietnam, the envoy said without giving figures.
Đại sứ của Việt Nam tại Manila, Nguyễn Vũ Tú, nói với The Times sau đó rằng con số trích dẫn
Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng bao gồm đầu tư trong nước.

Thương mại song phương giữa Philippines và Việt Nam đứng ở mức hơn $2 tỷ. Và Đại sứ Nguyễn nói rằng cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, bán rất nhiều kẹo cao su cho Việt Nam, ông đại sứ nói mà không đưa ra con số.
President Sang said that Vietnam hoped to increase bilateral trade with the Philippines to $3 billion by 2015. But so far, he added, “We are pleased with the growth of bilateral ties.”
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng Việt Nam hy vọng gia tăng thương mại song phương với Philippines lên 3 tỷ USD vào năm 2015. Nhưng cho đến nay, ông nói thêm: "Chúng tôi hài lòng với sự phát triển của quan hệ song phương."
He said that Vietnam had been affected by the global economic slowdown, adding that a 6-percent growth was expected this year. Vietnam’s economy has been one of the most robust in the world, expanding 7 percent to 7.5 percent annually for 25 years.
Ông cho biết Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, ông nói thêm rằng tăng trưởng 6% đã được dự kiến ​​trong năm nay. Kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới, tăng trưởng từ 7% đến 7,5% hàng năm trong 25 năm.
Inflation, meanwhile, stood at 14 percent. Sang admitted that it was still high, but he expected that to fall. He said that unemployment was manageable, citing the success of generating 1.5 million new jobs recently.
Lạm phát, trong khi đó, đang ở mức 14%. Ông Sang thừa nhận rằng lạm phát vẫn còn cao, nhưng ông hy vọng rồi sẽ giảm. Ông nói rằng tỷ lệ thất nghiệp ở mức quản lý được, nêu ra thành công của việc tạo ra 1,5 triệu việc làm mới gần đây.
According to Sang, his job in Manila has been successful. He and President Aquino witnessed the signing of four agreements. These are the Vietnam Action Plan for 2011 to 2016, which encompasses political, defense and security, economic and other issues; the Memorandum of Understanding for the Enhancement of Mutual Cooperation and Information Sharing between the Philippine Navy and the Vietnamese Navy; the Memorandum of Agreement on the Establishment of a Hotline Communication between the Philippine Coast Guard and the Vietnam Marine Police; and the Philippines-Vietnam Tourism Cooperation Plan for 2012 to 2015.
Theo Sang, công việc của ông tại Manila đã thành công tốt đẹp. Ông và Chủ tịch Aquino đã chứng kiến ​​việc ký kết bốn hiệp định. Đây là Kế hoạch hành động của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2016, trong đó bao gồm các vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế và các biên bản ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác tương hỗ và chia sẻ thông tin giữa Hải quân Philippines và Hải quân Việt Nam; Bản ghi nhớ của thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng để liên lạc giữa Cảnh sát biển Philippine và Cảnh sát biển Việt Nam và Kế hoạch Hợp tác Du lịch Philippines -Việt Nam 2012-2015.
President Sang’s visit to the Philippines was his second. The first time was 15 years ago when he was mayor of Ho Chi Minh City (formerly Saigon), which has a sisterhood agreement with Manila.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Philippines là chuyến thăm thứ hai. Lần đầu tiên 15 năm trước, khi ông là thị trưởng thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn), là thành phố kết nghĩa với Manila.
http://www.manilatimes.net/index.php/news/top-stories/10211-vietnams-aim-strategic-ties-with-philippines

Asia’s Giants Colliding at Sea? Các gã Khổng lồ châu Á có đụng độ trên biển?




Asia’s Giants Colliding at Sea?

Các gã Khổng lồ châu Á có đụng độ trên biển?

Jaswant Singh

Project-syndicate, Oct 24, 2011

Jaswant Singh

Project-syndicate, Mỹ, 24/10/2011



NEW DELHI – Even in an age of 24-hour globalized news, some important events only come to light well after the fact. Something of this sort happened several months ago in the South China Sea – and may shape how relations between the world’s two most populous countries, China and India, develop in the years ahead.

NEW DELHI – Ngay cả trong thời đại của những bản tin lan khắp hoàn cầu trong suốt 24 giờ mỗi ngày mà một số sự kiện quan trọng cũng chỉ sáng tỏ sau khi đã có đủ bằng chứng. Một chuyện tương tự như thế đã xảy ra vài tháng trước đây trên vùng biển Nam Hải (South China Sea) [Biển Đông] – và có thể định hình quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới – trong tương lai.

While returning in late July from a goodwill visit to Vietnam in waters recognized as international, an Indian naval ship was “hailed” on open radio and advised to “lay off” the South China Sea. Although naval incidents between China and its near neighbors – particularly Vietnam, Japan, and the Philippines – are not unusual, this is the first one to involve India.

Cuối tháng 7, trên đường trở về từ chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, trong khi đang đi trên vùng biển quốc tế, một tàu chiến của Ấn Độ đã được “cảnh báo” bằng loa phát thanh và khuyên nên “ra khỏi” biển Nam Hải [Biển Đông]. Mặc dù đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và các lân bang – đặc biệt là Việt Nam, Nhật Bản và Philippines – không phải là chuyện hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên Ấn Độ bị dính vào.

Why did China attempt to interfere with a ship sailing in open seas? Was this “merely” another of China’s unwarranted assertions of sovereignty over the whole South China Sea, or was something more malevolent afoot?

Tại sao Trung Quốc tìm cách cản trở một con tàu đang đi giữa biển khơi? Đây có phải “chỉ là” sự khẳng định vô căn cứ chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Nam Hải hay còn là một hành động ác ý hơn nữa?

At China’s Foreign Ministry, a spokesperson explained: “[W]e are opposed to any country engaging in oil and gas exploration and development activities in waters under China’s jurisdiction.” Then, in passing, he added that “countries outside the region, we hope…will respect and support countries in the region” in their efforts “to solve…dispute[s] through bilateral channels.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích như sau: “Chúng tôi phản đối sự tham gia của bất kỳ quốc gia nào vào việc khai thác dầu khí trên những vùng biển nằm dưới quyền tài phán của Trung Quốc”. Sau đó, làm như vô tình, ông ta nói thêm: “Chúng tôi hy vọng những nước nằm ngoài khu vực… sẽ tôn trọng và ủng hộ các nước trong khu vực” trong những cố gắng “nhằm giải quyết... những tranh chấp của họ thông qua các cuộc thương lượng tay đôi”.

India’s government responded promptly: “Our cooperation with Vietnam or any other country is always as per international laws, norms, and conventions,” it declared, stating that “cooperation with Vietnam in the area of energy is very important.” Indeed, Indian companies already have invested heavily there, and are seeking to expand their operations.

Chính phủ Ấn Độ phản ứng ngay lập tức: “Sự hợp tác của chúng ta với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác luôn luôn tuân theo luật pháp, tiêu chuẩn và thỏa ước quốc tế”, và tuyên bố: “Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng”. Thực vậy, các công ty Ấn Độ đã đầu tư khá nhiều và đang tìm cách mở rộng hoạt động của họ trong vùng này.

Although India’s statement is explicit enough, doubts persist. Is the two countries’ argument merely about who will develop the South China Sea’s untapped energy resources, or are we dealing with the beginning of a struggle for spheres of influence?

Mặc dù tuyên bố của Ấn Độ là rất rõ ràng, nhưng những mối ngờ vực cũng vẫn còn. Có phải hai nước chỉ nói về vấn đề là ai sẽ khai thác những nguồn năng lượng chưa được khai thác ở Nam Hải hay chúng ta đang đối mặt với sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh nhằm tranh giành khu vực ảnh hưởng?

To find an answer requires confronting civilizational norms, which are reflected in the intellectual games that the countries favor. India has traditionally favored the game of chaupad (four sides), or shatranj (chess), concentrating on contest, conquest, and subjugation. China, on the other hand, has wei qi (known in Japan as go), which focuses on strategic encirclement. As Sun Tzu advised many centuries ago, “Ultimate excellence lies…not in winning every battle, but in defeating the enemy, without ever fighting.”

Muốn tìm câu trả lời cần phải xem xét các tiêu chuẩn của hai nền văn minh trái ngược nhau, tức là những tiêu chuẩn được phản ánh trong những trò chơi trí tuệ mà những nước đó thích. Ấn Độ từ xưa đã thích trò chơi gọi là chaupad (bốn bên), hay shatranj (cờ tướng), tức là những trò chơi hướng tới sự ganh đua, chinh phục và khuất phục. Nhưng Trung Quốc lại có wei qui (trong tiếng Nhật là go – cờ vây), một trò chơi hướng tới bao vây chiến lược. Cách đây nhiều thế kỷ, Tôn Tử đã khuyên: “Cao thủ nhất… không phải là thắng từng trận đánh, mà là đánh bại quân địch mà không cần phải đánh trận nào”.

A recent US Defense Department paper, “China’s Military and Security Developments – 2011,” argued that “China’s ‘near sea’ politics has seriously disturbed not only India, but Japan, Australia, the US, and the ASEAN countries.” In response, China’s Defense Ministry proclaimed that “China and India are not enemies, not opponents, but neighbors and partners.”

Báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ: “Sự phát triển của lực lượng quân sự và an ninh Trung Quốc” khẳng định rằng: “Chính sách của Trung Quốc trên “vùng biển gần” đã làm cho không chỉ Ấn Độ, mà cả Nhật Bản, Australia, Mỹ và các nước ASEAN lo lắng”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc trả lời bằng tuyên bố như sau: “Trung Quốc và Ấn Độ không phải là kẻ thù, không phải là đối thủ, mà là láng giềng và đối tác”.

So where do things stand? It is clear that India, given its years of cooperation with Vietnam on oil and gas development, is not about to acquiesce in China’s claim to the South China Sea. Moreover, as energy extraction begins, a new memorandum of understanding between India and Vietnam is scheduled to be signed later this year. China was most likely reacting to these developments by accusing India of violating its territorial waters.

Thế thì vấn đề là gì? Rõ ràng là Ấn Độ – sau nhiều năm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác dầu khí – sẽ không ngấm ngầm chấp nhận yêu sách của Trung Quốc đối với Nam Hải [Biển Đông]. Hơn nữa, ngay khi việc khai thác bắt đầu, một bị vong lục giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ được ký vào cuối năm nay. Có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ phản ứng với những sự kiện đó bằng cách lên án Ấn Độ xâm phạm lãnh hải của họ.

For India, the sense that a struggle for regional mastery is occurring has become increasingly keen. Chinese activity in Pakistan and Myanmar, the expansion of China’s port agreements in the Indian Ocean (the so-called “string of pearls”), and heightened Chinese naval activity in the Indian Ocean have jangled India’s security antennas. Indeed, the official Chinese publication Global Times, altering its previous stance, recently called for putting a stop to India’s energy plans in the region. “Reasoning may be used first, but if India is persistent in this, China should try every means possible to stop this…from happening.”

Đối với Ấn Độ, cảm tưởng cho rằng cuộc đấu tranh giành ngôi bá chủ khu vực đang ngày càng gia tăng. Hoạt động của Trung Quốc ở Pakistan và Myanmar, việc Trung Quốc ký thêm nhiều thỏa thuận về hải cảng ở Ấn Độ Dương (gọi là “chuỗi ngọc trai”) và hoạt động gia tăng của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đã làm cho bộ máy thu thập tin tức an ninh của Ấn Độ phải dỏng tai lên. Thực vậy, tờ Global Times, một tờ báo chính thức của Trung Quốc, đã thay đổi quan điểm trước đây của họ. Gần đây tờ báo này đã kêu gọi ngăn chặn các kế hoạch về năng lượng của Ấn Độ trong khu vực này. “Lý lẽ có thể được sử dụng trước, nhưng nếu Ấn Độ cứ khăng khăng làm chuyện đó thì Trung Quốc phải sử dụng mọi phương tiện có thể để ngăn chặn... không cho điều đó xảy ra”, tờ báo này viết như thế.

The same article then threw Tibet into the stew of accusations. “Chinese society,” it continued, “has…been indignant about India’s intervention in the Dalai [Lama] problem,” cautioning India to “bear in mind” that “its actions in the South China Sea will push China to the limit.” According to Global Times, “China cherishes the Sino-Indian friendship, but this does not mean China values it above all else.”

Sau đó cũng bài báo này đã quăng cho Tây Tạng một loạt cáo buộc. “Xã hội Trung Quốc đã và đang phẫn nộ trước việc Ấn Độ can thiệp vào vấn đề Dalai [Lama]”, tờ báo này viết. Họ còn cảnh báo Ấn Độ “phải nhớ” rằng “các hoạt động của họ ở Nam Hải [Biển Đông] sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn”. Theo tờ Global Times thì: “Trung Quốc hoan nghênh tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đánh giá nó cao hơn tất cả những thứ khác”.

There was a more broader, more ominous message as well, one that belies China’s official rhetoric of harmony: “We should not leave the world with the impression that China is only focused on economic development, nor should we pursue the reputation” of being a “peaceful power, which would cost us dearly.”

Còn có một thông điệp khái quát hơn, đáng ngại hơn, làm người ta nghi ngờ giọng điệu chính thức của Trung Quốc về hài hòa: “Chúng ta không được để cho thế giới có cảm tưởng rằng Trung Quốc chỉ tập trung phát triển kinh tế, chúng ta cũng không được theo đuổi danh tiếng” của “một siêu cường yêu hòa bình mà chúng ta phải trả giá đắt”.

It is this “triumphalist” foreign policy, as Henry Kissinger calls it, with which India has to contend. The “Chinese approach to world order,” writes Kissinger in his new book On China, is dissimilar to the Western system of “balance of power diplomacy,” primarily because China has “never engaged in sustained contact with another….” on the basis of the concept of the “sovereign equality of nations.” As Kissinger, a committed Sinophile, points out: “That the Chinese Empire should tower over its geographical sphere was taken virtually as a law of nature, an expression of the Mandate of Heaven.”

Henry Kissinger gọi đấy là chính sách đối ngoại “huênh hoang” (triumphalist), mà Ấn Độ phải đối đầu. Kissinger viết trong cuốn sách mới của mình dưới nhan đề On China như sau: “Cách tiếp cận của Trung Quốc với trật tự thế giới khác với hệ thống “cân bằng ngoại giao sức mạnh” của phương Tây”, trước hết là vì Trung Quốc chưa bao giờ “có những giao tiếp bền vững với người khác…” trên cơ sở quan niệm về “sự bình đẳng về chủ quyền của các dân tộc”. Như Kissinger, một người thân Trung Quốc, đã chỉ rõ: “Việc đế chế Trung Hoa phải đứng cao hẳn lên được coi là quy luật của tự nhiên, là ý Trời”.

Perhaps India and others should contend with China’s assertiveness by heeding Sun Tzu’s counsel: “Contain an adversary through the leverage of converting the neighborhood of that adversary into hostiles.” Just as China has cultivated Pakistan, is India’s growing embrace of Vietnam a counter-move on Asia’s strategic chessboard?

Có thể Ấn Độ và các quốc gia khác phải đấu tranh với thái độ hống hách của Trung Quốc bằng cách lưu ý đến lời khuyên của Tôn Tử: “Ngăn chặn đối thủ bằng cách làm cho lân bang của đối thủ thành kẻ thù của nó”. Đang khi Trung Quốc giúp đỡ Pakistan, liệu việc Ấn Độ càng ngày càng thân mật với Việt Nam có phải là nước phản đòn trên bàn cờ chiến lược Á châu hay không?

Perhaps. After all, just as India recognizes China’s vital interests in Tibet and Taiwan, there must be reciprocal recognition of India’s national interests. China must fully accept that any effort at strategic encirclement of India will be countered. That is an Indian national-security imperative. So is restraint and mutual cooperation – as is true for China as well.

Có thể lắm. Xét cho cùng, sau khi Ấn Độ đã công nhận quyền lợi sống còn của Trung Quốc ở Tây Tạng và Đài Loan, phải có sự đáp lại bằng cách công nhận các quyền lợi quốc gia của Ấn Độ. Trung Quốc phải hiểu rõ rằng mọi cố gắng nhằm thiết lập vòng vây chiến lược với Ấn Độ đều sẽ bị đáp trả. Đấy là đòi hỏi của nền an ninh của dân tộc Ấn Độ. Cho nên kiềm chế và hợp tác cũng đúng đối với cả Trung Quốc nữa.

Jaswant Singh, a former Indian finance minister, foreign minister, and defense minister, is the author of Jinnah: India – Partition – Independence.

Jaswant Singh, là cựu Bộ trưởng Tài chính, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông còn là tác giả cuốn Jinnah: India – Partition – Independence.


Translated by Phạm Nguyên Trường

http://www.project-syndicate.org/commentary/singh19/English