MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

Over 3 million Vietnamese families live below poverty line Hơn 3 triệu gia đình Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ.


Over 3 million Vietnamese families live below poverty line
Hơn 3 triệu gia đình Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ.
Over three million Vietnamese families are living under the poverty line, accounting for 14.2% of the country’s households, said the Ministry of Labour, Invalid and Social Affairs (MoLISA).
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khoảng hơn 3 triệu gia đình Việt Nam đang sống dưới mức nghèo khổ, chiếm 14,2% tổng số hộ gia đình.
According to the ministry, 7.49% of Vietnamese families are on the verge of poverty.
Cũng theo báo cáo này có tới 7.49% gia đình Việt Nam đang ở cận mức nghèo đói.
The ministry announced the statistics after auditing the efficiency of a national poverty reduction programme in the first six months of this year.
Bộ đã công bố các con số thống kê sau khi hòan tất cuộc kiểm tra về hiệu quả của chương trình Quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong 6 tháng đầu năm.
Under the country’s new poverty standard for the 2011-2015 period, the poverty line in urban areas stands at VND500,000 (USD24) per person per month and in rural areas, VND400,000 (USD19.1) per person per month
Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015, mức nghèo khổ ở khu vực đô thị là 500.000 đồng/người/tháng, ở khu vực nông thôn là 400.000 đồng/người/tháng.
Rural residents with a monthly income of VND401,000-VND520,000 (USD19.2-USD25) are on the verge of living under the poverty line. The threshold for urban areas are VND501,000-VND650,000 (USD24-USD31.1) per person per month, the ministry said.
Bộ cho biết, khu vực thuần nông với thu nhập hàng tháng từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng thuộc mức cận với dưới mức sống dưới nghèo khổ, ở khu vực thành thị ngưỡng này là từ 501.000 đồng – 650.000 đồng/người/tháng.
The Government of Vietnam has mapped out a new poverty reduction plan, under which the country will pay more attention to multi-dimensional poverty reduction based on practical and sustainable support policies.
Chính phủ Việt Namđã vạch ra một kế hoạch xóa đói giảm nghèo mới, theo đó sẽ chú ý hơn đến xóa đói giảm nghèo đa chiều dựa trên các chính sách hỗ trợ thiết thực và bền vững.
According to last year’s general survey of poor households, the majority of the country’s poor are located in the north-west.
Theo nghiên cứu về các hộ gia đình nghèo năm vừa rồi, phần lớn những người nghèo tập trung tại vùng Tây Bắc.
The survey also indicated that Dien Bien Province, in the north-west, topped the index, with a household poverty rate of 50% last year. It was followed by Lai Chau, Lao Cai and Ha Giang Provinces with rates of over 40%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỉnh Điện Biên, thuộc vùng Tây Bắc, đứng đầu cả nước với tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, xếp sau Điện Biên là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang với tỉ lệ hơn 40%.
www.dtinews.com
Translated by nguyentuananh

Christine Lagarde named IMF chief Bà Christine Lagarde được bổ nhiệm làm Chủ tịch IMF


Christine Lagarde named IMF chief

Bà Christine Lagarde được bổ nhiệm làm Chủ tịch IMF

France's Finance Minister Christine Lagarde, 55, has been named the first woman to head the International Monetary Fund (IMF).

Bộ trưởng tài chính Pháp, bà Christine Lagarde, 55 tuổi, đã trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ms Lagarde fought off Mexico's Agustin Carstens for the job, although an IMF statement said that both candidates "were well qualified".

Mặc dù có ý kiến từ IMF cho rằng cả hai ứng cử viên đều "rất xứng đáng", nhưng bà Lagarde đã vượt qua đối thủ Agustin Carstens của Mexico để giành được vị trí này.

She received backing from America and Europe and key emerging market nations, including China, India and Brazil.

Bà đã nhận được sự ủng hộ từ Mỹ và châu Âu, cũng như các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin.

The post became vacant following the resignation of Dominique Strauss-Kahn.

Vị trí chủ tịch này đã bị bỏ trống từ sau khi ông Dominique Strauss-Kahn xin từ chức.

"The results are in: I am honoured and delighted that the board has entrusted me with the position of MD of the IMF!" Ms Lagarde said via Twitter minutes after the announcement.

Vài phút sau quyết định bổ nhiệm, bà Lagarde phát biểu trên trang Twitter "Kết quả đã được ấn định. Tôi rất vui mừng và vinh dự khi được Hội đồng quản trị tin tưởng giao phó vị trí Chủ tịch IMF"

In a statement, the IMF saidthat its 24-member board regarded both candidates as highly suitable for the job, but had decided on Ms Lagarde "by consensus".

Trong một tuyên bố mới nhất, IMF cho biết 24 thành viên của Ban lãnh đạo đánh giá cả hai ứng cử viên rất phù hợp với vị trí này, nhưng đã nhất trí chọn bà Lagarde.

'Leadership'

Messages of support poured in, with UK Chancellor of the Exchequer George Osborne saying he was "delighted" and French President Nicolas Sarkozy calling it "a victory for France".

‘Khả năng lãnh đạo’

Đã có rất nhiều phát biểu ủng hộ bà Lagarde, Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne nói ông rất "vui mừng", trong khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy gọi đó là "một thắng lợi cho nước Pháp".

Mr Carstens said he had sent Ms Lagarde his "best wishes and full support", adding that he hoped she would "make meaningful progress in strengthening the governance of the institution".

Ông Carstens cũng đã gửi đến Bà Lgarde "những lời chúc tốt đẹp và sự ủng hộ nhiệt tình nhất", ông còn nói thêm rằng ông hy vọng bà Lagarde sẽ "tạo nên những bước phát triển có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh quản lý tổ chức này"

US Treasury Secretary Timothy Geithner said: "Minister Lagarde's exceptional talent and broad experience will provide invaluable leadership for this indispensable institution at a critical time for the global economy."

Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng "Tài năng đặc biệt và kinh nghiệm dày dạn của Bộ trưởng Lagarde sẽ mang lại sự lãnh đạo quý báu cho tổ chức quan trọng này trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng."

Although Ms Lagarde is the first woman to become managing director since the IMF was created in 1944, she maintains the tradition that the post is held by a European.

Mặc dù bà Lagarde là phụ nữ đầu tiên trở thành Chủ tịch từ khi tổ chức IMF được thành lập năm 1944, song vị trí cao nhất này, theo truyền thống, vẫn do người châu Âu nắm giữ.

It has been convention that Europe gets the IMF, while an American gets the top job at the World Bank.

Đã thành thông lệ, châu Âu sẽ lãnh đạo IMF, trong khi vị trí cao nhất tại Ngân hàng thế giới luôn thuộc về người Mỹ.

Mr Carstens, Mexico's central bank governor, campaigned on a platform that this time the IMF chief should reflect the emergence of developing nations as an economic force.

Ông Carstens, Thống đốc ngân hàng trung ương Mexico, đã phát biểu trong một diễn đàn rằng thời điểm hiện tại chủ tịch IMF cần cho thấy sức mạnh kinh tế đến từ sự nổi lên của các nước đang phát triển.

However, Ms Lagarde toured the world drumming up powerful support in the Middle East, Asia and South America.

Tuy nhiên, bà Lagarde đã đi công du khắp thế giới để kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Trung Đông, châu Á và Nam Mỹ.

Her appointment looked effectively sealed on Tuesday when America and Russia came out in her favour.

Sự bổ nhiệm bà Lagarde dường như đã được ấn định vào thứ 3 vừa qua, khi Mỹ và Nga cùng bỏ phiếu cho bà.

Immediate task

Nhiệm vụ trước mắt

In a signal to IMF members who fear she will be overly-focused on Europe, Ms Lagarde said in a statement: "I will make it my overriding goal that our institution continues to serve its entire membership.As I have had the opportunity to say to the IMF board during the selection process, the IMF must be relevant, responsive, effective and legitimate, to achieve stronger and sustainable growth, macroeconomic stability and a better future for all."

Phát tín hiệu cho một vài thành viên IMF e ngại rằng bà Lagrade sẽ tập trung phần lớn vào châu Âu, bà tuyên bố : "Mục tiêu hàng đầu đối với tôi là tổ chức của chúng ta sẽ tiếp tục phục vụ toàn bộ các quốc gia thành viên. Như tôi đã từng có cơ hội trao đổi với hội đồng quản trị của IMF trong suốt quá trình bầu cử, IMF phải là một tổ chức phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu, luôn sẵn sàng hoạt động có hiệu quả và hợp pháp, để đạt được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta."

However, when Ms Lagarde begins her five-year term on 5 July, her immediate task will be to deal with the efforts of the IMF and European Union to resolve the Greek debt crisis and prevent contagion to other eurozone economies.

Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt của bà Lagarde khi bà bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 5 tháng 7 tới sẽ là kêu gọi nỗ lực của IMF và Liên minh châu Âu để giải quyết khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và ngăn chặn sự ảnh hưởng sang các nền kinh tế khác trong khu vực.

In a television interview minutes after her appointment, Ms Lagarde pressed Greece to move quickly to push through unpopular austerity measures that the IMF and EU have said are a prerequisite for further aid.

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình sau khi được bổ nhiệm, bà Lagarde kêu gọi Hy Lạp phải hành động nhanh chóng để kết thúc biện pháp thắt lưng buộc bụng vốn không được ủng hộ, đồng thời cho biết IMF và Liên minh EU yêu cầu phải có điều kiện đối với Hy Lạp trước khi cung cấp khoản viện trợ tiếp theo.

On a day of riots and protests throughout Greece, she said: "If I have one message tonight about Greece, it is to call on the Greek political opposition to support the party that is currently in power in a spirit of national unity."

Vào ngày biểu tình nổi loạn của người dân Hy Lạp, bà đã nói "Hôm nay nếu tôi được gửi một thông điệp tới người Hy Lạp, tôi sẽ kêu gọi phe chính trị đối lập tại Hy Lạp phải ủng hộ Đảng cầm quyền đương thời với tinh thần của sự đoàn kết dân tộc".

http://www.bbc.co.uk

Translated by Thùy Ngân

German parliament approves expanded EU bailout fund Nghị viện Đức phê chuẩn quỹ cứu trợ tài chính Châu Âu mở rộng


German parliament approves expanded EU bailout fund

Nghị viện Đức phê chuẩn quỹ cứu trợ tài chính Châu Âu mở rộng

A large majority in the German parliament has approved expanded powers for the EU's main bailout fund.

Đa số thành viên nghị viện Đức đã tán thành quyền lực lớn hơn đối với quỹ hỗ trợ kinh tế chính của Châu Âu.

The vote was seen as a test of Chancellor Angela Merkel's authority, as some in her coalition vowed to oppose the bill.

Cuộc bỏ phiếu này được xem là bài kiểm tra quyền lực của thủ tướng đức Angela Merkel trong khi một vài các thành viên trong liên minh của bà tuyên bố phản đối dự thảo luật này.

Many Germans are against committing more money to prop up struggling eurozone members such as Greece.

Nhiều người Đức đang phản đối cam kết tăng tiền viện trợ giúp đỡ các thành viên liên minh Châu Âu đang gặp khó khăn như Hy Lạp.

There are protests in Athens where international inspectors are due for talks on further bailout funds.

Đã có những cuộc biểu tình tại Athens nơi các thanh tra viên dự định sẽ có những cuộc đàm thoại về quỹ cứu trợ tiếp theo.

The measure is expected to pass in Germany's upper house of parliament, where it will be put to a vote on Friday.

Biện pháp này dự kiến sẽ được trình lên thượng nghị viện Đức và thông qua một cuộc bỏ phiếu vào thứ Sáu.

Five-hundred and twenty-three deputies in the Bundestag approved the bill, 85 voted against and three abstained in the 620-seat chamber. Nine members were not present.

523 thành viên nghị viện đã tán thành dự thảo luật, 85 bỏ phiếu chống và 3 phiếu trắng trong quốc hội 620 ghế. 9 thành viên vắng mặt.

Dissidents

Những người bất đồng

The outcome of the vote was not in question, as the main opposition parties, the SPD and the Greens, indicated they would support the expansion of the fund.

Kết quả của cuộc bỏ phiếu không còn gì phải nghi ngờ vì các đảng đối lập chính là SPD và Greens đã cho thấy họ ủng hộ việc mở rộng quỹ này.

Before the vote, there was intense lobbying by Mrs Merkel's Christian Democrats (CDU) and their coalition allies to pressure the handful of dissidents to get in line.

Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, đã diễn ra cuộc vận động hành lang quyết liệt do đảng dân chủ thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel và liên minh của họ tiến hành để gây áp lực với một nhóm những người phản đối để tiếp tục tiến hành dự luật này.

Reuters news agencies reports that 315 coalition deputies voted in favour, meaning Mrs Merkel did not need to rely on the opposition support.

Hãng thông tấn Reuters đã đưa tin 315 các đại biểu chính phủ bỏ phiếu tán thành, nghĩa là bà Merkel sẽ không cần phụ thuộc vào sự ủng hộ của phe đối lập nữa.

A reliance on this support would have cast into doubt her ability to get forthcoming votes on a further bailout for Greece and a permanent successor to the main EU bailout fund, the European Financial Stability Facility (EFSF), through the Bundestag.

Sự phụ thuộc vào hỗ trợ từ phe đối lập sẽ gieo mối nghi ngờ về khả năng của bà trong việc tiến hành những cuộc bỏ phiếu sắp tới về cứu trợ kinh tế bổ sung cho Hy Lạp và đóng vai trò chính cho quỹ cứu trợ kinh tế Châu Âu hay còn gọi là quỹ bình ổn tài chính Châu Âu (ESFS) thông qua nghị viện.

All 17 countries that use the euro must ratify the commitment to expand the powers of the EFSF and boost its bailout guarantees to 440bn euros (£383bn).

Tất cả 17 quốc gia sử dụng đồng euro phải phê chuẩn cam kết mở rộng quyền hạn của EFSF và thúc đẩy tăng quỹ bảo đảm hỗ cứu trợ kinh tế lên 440 tỉ euros.



So far, 10 have approved the measure.

As Europe's largest economy, Germany's commitment to the fund would rise from 123bn euros to 211bn.

Cho đến nay có 10 quốc gia tán thành biện pháp này.

Với vai trò là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, cam kết của Đức với quỹ này sẽ tăng quỹ hỗ trợ từ 123 tỉ lên 211 tỉ.euro





Russia's Medvedev backs Putin for another presidential run Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố ủng hộ ông Putin trong cuộc tranh cử tổng thống tiếp


Russia's Medvedev backs Putin for another presidential run

Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố ủng hộ ông Putin trong cuộc tranh cử tổng thống tiếp theo

Moscow (CNN) -- Russian President Dmitry Medvedev called on the ruling United Russia party Saturday to endorse Prime Minister Vladimir Putin for president in 2012.

Hôm thứ 7, tổng thống Nga Dmitry Medvedev triệu tập đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất để xác nhận việc ủng hộ thủ tướng Vladimir Putin là ứng cử viên cho chức tổng thống vào năm 2012.

Putin in turn suggested that Medvedev should take over the role of prime minister if the party wins parliamentary elections in December, in what would be a straight swap of roles.

Về phần mình, ông Putin đã đề nghị Medvedev nên nhận vị trí thủ tướng chính phủ nếu đảng Nước Nga thống nhất đắc cử trong cuộc tuyển cử tháng 12, và có lẽ đây sẽ là sự hoán đổi thẳng vị trí giữa 2 nhân vật này.

Putin has already served two terms as the country's president from 2000 to 2008. It had not been clear until now whether Medvedev, his protege, would seek to run for a second term in presidential elections due to take place in March, fueling months of speculation.

Ông Putin đã phục vụ nước Nga 2 nhiệm kỳ dưới cương vị tổng thống trong giai đoạn 2000-2008. Hàng tháng nay, người ta đưa ra nhiều xét đoán về việc liệu ông Medvedev, người trước đây được Putin bảo trợ, có tiếp tục tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 sẽ được tổ chức vào tháng 3 hay không.

Addressing the party congress in Moscow, Medvedev said he wanted to answer the important question of who would be the party's presidential candidate -- and that he believed it should be Putin, the party's chairman.

Phát biểu tại đại hội đảng nước Nga thống nhất ở Max-cơ-va, tổng thống Medvedev nói ông muốn trả lời câu hỏi quan trọng về việc ai sẽ là ứng cử viên cho chức tổng thống tiếp theo – và tin rằng người đó là Putin, đương kim chủ tịch đảng nước Nga thống nhất.

The ruling party's endorsement makes it highly likely that Putin will be returned to the country's top office, observers say. Medvedev's remarks were interrupted by applause as the crowd gave Putin a standing ovation.

Quan sát viên cho rằng, cuộc họp của đảng cầm quyền này cho thấy khả năng lớn rằng ông Putin sẽ quay trở lại chiệc ghế quyền lực.

Lời phát biểu của ông Medvedev đã bị ngừng lại bởi những tiếng vỗ tay tung hô dành cho ông Putin.

"This applause spares me the need to explain what experience and authority Vladimir Putin possesses," Medvedev said.

“Tràng pháo tay này đã nói hộ tôi những quyền lực và kinh nghiệm mà ông Putin nắm giữ”: Tổng thống Medvedev.

He explained the long delay in making clear which of them would run for president next year as an issue of "political expediency," saying they had to play by the rules of politics.

Ông nói rằng việc trì hoãn trong một thời gian dài không công bố ai trong số 2 người sẽ ứng cử tổng thống năm tới chỉ là một “chiến thuật chính trị” và 2 người phải chơi theo luật của chính trị gia.

Medvedev, who said he accepted Putin's proposal that he stand for prime minister, said the government had succeeded in restoring a country that had been in "a deep decline, in a systemic crisis" a decade ago. "By our common efforts we've managed to preserve and restore our beloved fatherland, our Russia. And we will not give it back to anyone," he said.

Ông Medvedev đã đồng ý bằng lời nói đề nghị của ông Putin cho cương vị thủ tướng chính phủ, và cho rằng chính phủ đã thành công trong việc phục hồi quốc gia từ tình trạng suy thoái nghiêm trọng từ 10 năm trước, do một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống. “Bởi những nỗ lực chung, chúng ta đã giữ vững và khôi phục đất nước Nga yêu dấu, và chúng ta sẽ không trao cho bất cứ ai”.

"We will not give it back to those who want to destroy it, to those who deceive people by giving them empty and unfeasible slogans and promises."

“Chúng ta không giao đất nước này cho những kẻ muốn hủy hoại nó, những kẻ lừa dối người dân bằng việc đưa ra những khẩu hiểu rỗng tuếch và phi thực tế”.

In his own speech, Putin said it was a great honor to run for president and that his voice of command "is not lost."

Trong bài phát biểu của mình, ông Putin nói, đây là một vinh dự rất lớn khi đứng ra tranh cử tổng thống và lời nói của ông vẫn “chưa mất quyền lực”.

He said he wanted to see economic growth in Russia increase to 6-7% in the near future. In the next five years, Russia should be among the five most powerful economies in the world, he said.

Putin nói ông muốn thấy nền kinh tế Nga tăng trưởng 6-7% trong tương lai gần. Trong vòng 5 năm tới, nước Nga phải ở trong top 5 cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới.

Putin also set out the task of fully rearming the Russian armed forces in the next five to 10 years.

Ông cũng đạt ra nhiệm vụ phải đổi mới vũ khí cho lực lưỡng vũ trang Nga trong vòng 5 đến 10 năm.

Putin said he was sure the United Russia party, whose election ticket will be headed by Medvedev, would win December's parliamentary elections.

Ông Putin tin chắc rằng đảng nước Nga thống nhất sẽ dành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12, và ông Medvedev sẽ là thủ tướng tiếp theo.

Medvedev would "be able to build a new, efficiently-functioning and young team of managers, and lead the government so as to continue modernization of all aspects of our lives," Putin added.

Thủ tướng Putin nói thêm, “Medvedev có khả năng xây dựng một bộ máy mới, trẻ trung và hoạt động hiệu quả, và họ sẽ dẫn đầu chính phủ tiếp tục việc hiện đại hóa mọi mặt trong đời sống đất nước”.

For more than two years, Putin and Medvedev have repeatedly said they would decide together which of them would run for the Russian presidency in 2012, fanning the flames of intrigue.

Trong hơn 2 năm qua, Putin và Medvedev đã phát biểu rất nhiều lần về việc họ sẽ cùng nhau quyết định xem ai sẽ là người tranh cử cho chức tổng thống Nga vào năm 2012. Điều này làm thổi bùng ngọn lửa nghi ngờ về một sự thông đồng chính trị.

Even during his time as prime minister, Putin has been widely perceived as the senior member of the Russian "ruling tandem."

Thậm chí ngay cả trong thời gian làm thủ tướng của mình, ông Putin luôn được xem như là nhân vật có địa vị cao hơn trong “bộ đôi quyền lực” nhất nước Nga.

Putin had stepped down in 2008 because the Russian constitution at that time limited a president to two consecutive four-year terms.

Năm 2008, ông Putin phải rời khỏi vị trí tổng thống do hiến pháp Nga lúc đó quy định thời gian giới hạn là 2 nhiệm kỳ 4 năm liên tiếp.

Under amendments to the constitution that came into force on December 31, 2008, the presidential term was extended to six years.

Dưới sự điều chỉnh hiến pháp một cách bắt buộc vào ngày 31/12/2008, nhiệm kỳ tổng thống được kéo dài thành 6 năm.

This means that if Putin is elected in March 2012 for six years, he would be eligible to run for another six-year term after that, potentially keeping him in charge until 2024.

Do vậy, nếu ông Putin đắc cử tổng thống vào tháng 3 năm 2012 sau nhiệm kỳ 6 năm, ông sẽ vẫn đủ điều kiện đứng ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa, nghĩa là có khả năng ông sẽ giữ cương vị này đến năm 2024.

Under the same constitutional amendments the term for parliament members was extended from four to five years.

Cũng với điều chỉnh hiển pháp trên, nhiệm kỳ của thành viên quốc hội được mở rộng từ 4 năm lên 5 năm.

Currently, the United Russia controls more than 300 seats in the 450-seat State Duma, the lower chamber of the Russian parliament.

Hiện tại, đảng nước Nga thống nhất giữ hơn 300 ghế trong tổng số 450 ghế của viện Đu-ma tức hạ viện trong quốc hội Nga.

More than 10,000 people attended the party congress, held in Moscow's Luzhniki Sports Arena.

Hơn 10.000 người đã tham dự đại hội đảng nước Nga thống nhất lần này, được tổ chức tại đấu trường thể thao Luzhniki, Max-cơ-va.

Translated by Phạm Biên

Why America should not walk away from Taiwan Tại sao Mỹ không nên xa cách Đài Loan?


Why America should not walk away from Taiwan
Tại sao Mỹ không nên xa cách Đài Loan?
The United States and Taiwan: Dim sum for China
Mỹ và Đài Loan: Bài toán mập mờ đối với Trung Quốc
Sep 24th 2011
24/09/11
EVER since the Nationalist KMT, the losing side in the Chinese civil war, fled to Taiwan in 1949, China’s Communist rulers have reserved the right to take back by force what they see as a renegade province. When America broke off diplomatic relations with Taiwan in 1979 and recognised China instead, Congress passed a law obliging the administration to “provide Taiwan with arms of a defensive character” to guard against a hostile mainland.
Kể từ khi Quốc dân Đảng, phe thua cuộc trong nội chiến ở Trung Hoa, chạy sang Đài Loan vào năm 1949, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đã dành quyền để thu hồi vùng lãnh thổ mà họ coi là một tỉnh phản loạn này bằng vũ lực. Khi nước Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1979 và thay vào đó, công nhận Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật buộc chính phủ phải "cung cấp cho Đài Loan những vũ khí phòng thủ" nhằm chống lại đại lục Trung Quốc thù địch.

That support seems to be wobbling. This week Barack Obama agreed to refurbish Taiwan’s ageing fleet of F-16 fighter jets, but Chinese objections made the deal less advantageous than it would have been. Meanwhile, a small but influential chorus of academics and policymakers is arguing that these should be America’s last arms sales to Taiwan.
Nhưng mọi hỗ trợ của Mỹ dường như đang dao động. Tuần này, Tổng thống Obama đã đồng ý “tân trang” lại hạm đội máy bay chiến đấu già nua F-16 của Đài Loan, nhưng đã vấp phải sự phản đối của Trung Quốc, khiến vụ việc không được suôn sẻ như trước. Trong khi đó, một làn sóng nhỏ nhưng rất có ảnh hưởng dấy lên từ các học giả, các nhà hoạch định chính sách, cho rằng đây có thể là thương vụ bán vũ khí cuối cùng của Mỹ cho Đài Loan.

What has changed to justify this shift? Little in Taiwan itself. These days the country is a thriving democracy, worthier of support than the dictatorship it was when American backing was rock solid. Nor does Taiwan look better able to defend itself. The main shift in the military balance across the Taiwan Strait in recent years has been a massive one in China’s favour. More than 1,000 missiles on its eastern seaboard now point at Taiwan, and China’s navy and air force have hugely expanded. Refitting the old F-16s is a token gesture, and China knows it.
Vậy điều gì đã dẫn đến những thay đổi trên? Một phần nhỏ lý do nằm ở bản thân Đài Loan. Hiện tại, Đài Loan là đất nước có nền dân chủ thịnh vượng, điều này còn có ý nghĩa hơn so với chế độ độc tài thời kỳ được Mỹ ủng hộ. Cũng không hẳn là Đài Loan đã có khả năng tự bảo vệ mình tốt hơn. Sự thay đổi chính trong cán cân quân sự tại eo biển Đài Loan trong những năm gần đây là từ những nổ lực của Trung Quốc. Hơn 1.000 tên lửa trên bờ biển phía đông của Trung Quốc, hiện hướng vào Đài Loan, đồng thời hải quân và không quân Trung Quốc đã mở rộng rất lớn. Trang bị lại máy bay F-16 cũ là một cử chỉ mang tính kỷ niệm, và Trung Quốc biết điều đó.

Turning a paler shade of green
Chuyển sang màu xanh lá cây nhạt
Two main arguments are made in America to justify abandoning Taiwan. The first is that its ally is now a strategic liability. Under the “blue” (KMT) president, Ma Ying-jeou, cross-straits relations are better than they have ever been. But the “green” opposition is more nationalistic. The fear is that one day Taiwan will make a formal declaration of independence. China says it will respond to that with force. Some in America fret that in backing Taiwan, the United States risks being dragged into conflict, even nuclear war.
Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều tại Mỹ giải thích về việc từ bỏ Đài Loan. Trước hết, đồng minh của Mỹ hiện nay là đồng minh có trách nhiệm chiến lược. Dưới thời chủ tịch “đảng màu xanh da trời” Ma Ying-jeou, quan hệ xuyên eo biển có được tốt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phe đối lập “màu xanh lá cây” thì theo chủ nghĩa dân tộc hơn. Có sự lo sợ rằng một ngày nào đó Đài Loan sẽ chính thức tuyên bố độc lập. Trung Quốc cho biết họ sẽ phản ứng lại bằng vũ lực. Một số người ở Mỹ băn khoăn rằng, từ sự ủng hộ Đài Loan, liệu Mỹ có bị kéo vào cuộc xung đột, thậm chí chiến tranh hạt nhân hay không.

How realistic is that fear? Under the previous green president, Chen Shui-bian, Taiwan’s relations with both China and America plumbed new lows. Mr Chen’s successor as leader of the greens, Tsai Ing-wen, is running against Mr Ma in the presidential election in January. But she is a lot more moderate than Mr Chen, and the provocateurs who want to declare formal independence are mainly old and fading. Younger green politicians may be nationalistic, but they seem more pragmatic and understand the imperative of American support.
Thực tế những lo ngại trên là như thế nào? Theo cựu Chủ tịch “màu xanh lá cây”, ông Chen Shui-bian, thì những mối quan hệ giữa Đài Loan với cả Trung Quốc và Mỹ đã đi xuống một mức thấp mới. Người kế nhiệm của ông Chen là nhà lãnh đạo đảng “màu xanh lá cây”, bà Tsai Ing-wen, đang chạy đua với Chủ tịch Ma trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Giêng tới. Nhưng bà hiện có tỉ lệ cao trên trung bình và cao hơn so với ông Chen, và những người ủng hộ bà chủ yếu là người muốn tuyên bố độc lập chính thức. Họ chủ yếu là người già và đang mờ nhạt dần. Các chính trị gia “xanh lá cây” trẻ tuổi có khuynh hướng dân tộc, nhưng họ có vẻ thực dụng hơn và hiểu được sự hỗ trợ cấp thiết từ Mỹ.

The second argument is that, even if it never came to war, Taiwan would still be an obstacle to better Sino-American relations. Give China what it wants, runs this line of thinking, and it will co-operate more on a host of issues ranging from nuclear proliferation to climate change. Rather than provoking China by arming Taiwan and patrolling the seas, it would be better to placate it, and throw it the morsel of Taiwan.
Lập luận thứ hai là, ngay cả nếu trước đây không có chiến tranh, Đài Loan cũng vẫn là một trở ngại cho quan hệ Trung - Mỹ. Nếu xét đến những gì Trung Quốc muốn, và họ thực hiện theo đúng đường lối này, Đài Loan sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn với việc hiểu rõ các vấn đề, từ phổ biến vũ khí hạt nhân cho đến biến đổi khí hậu. Trong trường hợp Trung Quốc khiêu khích vũ trang với Đài Loan và tuần tra vùng biển, sẽ là tốt nếu xoa dịu điều đó (bằng cách dừng việc hợp tác quân sự), và trả lại Trung Quốc khu vực Đài Loan.

But to walk away from Taiwan would in effect mean ceding to China the terms of unification. Over the long run, that will not improve Sino-American relations. Five thousand years of Chinese diplomatic history suggest it is more likely to respect a strong state than a weak and vacillating one. Appeasement would also probably increase China’s appetite for regional domination. Its “core interests” in the area seem to be growing. To Chinese military planners, Taiwan is a potential base from which to push out into the Pacific. At minimum, that would unsettle Japan to the north and the Philippines to the south.
Nhưng từ bỏ Đài Loan có nghĩa là nhượng bộ cho thống nhất Trung Quốc. Về lâu về dài, điều đó sẽ không cải thiện được mối quan hệ Trung-Mỹ. Năm ngàn năm lịch sử ngoại giao của Trung Quốc cho thấy rằng nên tôn trọng một nhà nước mạnh mẽ hơn so với một nước yếu và dễ lung lay. Sự nhượng bộ này cũng có thể làm tăng tham vọng thống trị khu vực của Trung Quốc. "Lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc trong khu vực dường như đang không ngừng tăng lên. Đối với các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc, Đài Loan là một cơ sở tiềm năng để tiến vào Thái Bình Dương. Và ít nhất thì điều đó cũng làm bất ổn Nhật Bản ở phía bắc và Philippine phía nam.

Strong American backing for Taiwan has served the region well so far. It has improved, rather than damaged, cross-straits relations, for Mr Ma would never have felt able to open up to China without it, and it has been the foundation for half a century of peace and security throughout East Asia (see Banyan). To abandon Taiwan now would bring out the worst in China, and lead the region’s democracies to worry that America might be willing to let them swing too. That is why, as long as China insists on the right to use force in Taiwan, America should continue to support the island.
Cho đến nay, sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Đài Loan đã có tác dụng tốt cho khu vực. Sự giúp đỡ đó mang lại nhiều cải thiện hơn là phá hủy, những mối quan hệ xuyên eo biển, đối với ông Ma sẽ không bao giờ cảm thấy có thể mở cửa đối với Trung Quốc mà không có sự giúp đỡ đó, và nó đã tạo được nền tảng hòa bình và an ninh trên toàn khu vực Đông Á trong một nửa thế kỷ. Nếu từ bỏ Đài Loan ngay lúc này sẽ mang lại điều tồi tệ nhất tại Trung Hoa, và khiến các nền dân chủ trong khu vực lo ngại rằng Mỹ cũng có thể sẵn sàng bỏ rơi họ như vậy. Đó là lý do tại sao, chừng nào Trung Quốc khăng khăng đòi quyền sử dụng vũ lực tại Đài Loan, Mỹ vẫn phải tiếp tục hỗ trợ hòn đảo này.
http://www.economist.com/node/21530121

Are Dictatorships More Successful Than Democracies? Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?


Are Dictatorships More Successful Than Democracies?
Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?
June 13, 2007
Alvaro Vargas Llosa
Alvaro Vargas Llosa
WASHINGTON—A group of European readers of this column recently wrote to me, arguing that from an economic point of view, dictatorships have been outperforming democracies for many years and that if the trend continues, there will be very little incentive to replace autocrats with the rule of law.
Gần đây tôi có nhận được thư của một nhóm độc giả người châu Âu: họ khẳng định rằng trong nhiều năm qua, các nước với chế độ độc tài đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ và nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì động lực cho việc thay thế nền độc tài bằng chế độ pháp trị sẽ ngày càng yếu đi.
This is an old discussion that resurfaces from time to time. The success enjoyed nowadays by autocracies awash in natural resources has reignited it. A recent article in the online magazine American.com measures economic performance against the degree of political and civil freedom existing in various nations.
Những cuộc thảo luận về đề tài này – có những giai đoạn giải lao – đã diễn ra từ lâu. Thời gian gần đây những cuộc thảo luận như thế lại bùng nổ với một sức mạnh mới vì những thành quả kinh tế mà các chế độ độc tài tại những nước giầu tài nguyên thiên nhiên vừa đạt được. Gần đây một bài báo trên American.com đã làm việc so sánh các chỉ số kinh tế với mức độ tự do chính trị và bảo đảm quyền công dân ở những nước khác nhau.
The conclusion is that in the last 15 years, the economies of nations ruled by despots have grown at an annual rate of 6.8 percent on average—two and a half times faster than politically free countries. Those autocracies that have opened their markets in recent decades but continued to restrict or prevent democracy—China, Russia, Malaysia, and Singapore, for example—have done better than most of the developed or underdeveloped countries that enjoy a considerable measure of political and civil freedom.
Hoá ra trong 15 năm qua những nước do các chế độ độc tài cai trị có tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm là 6,8%, nghĩa là gấp 2,5 lần các nước dân chủ. Các chế độ độc tài đã tiến hành đa dạng hoá nền kinh tế nhưng vẫn tiếp tục hạn chế hoặc ngăn chặn không cho dân chủ phát triển, thí dụ như Trung Quốc, Nga, Malaysia và Singapore, là những nước có chỉ số kinh tế tốt hơn phần lớn các nước đã và đang phát triển nhưng có mức độ tự do chính trị và tự do cá nhân cao hơn.
It would be silly to deny that a dictatorship can boast sound economic results. Any political system, free or unfree, that removes some obstacles to entrepreneurship, investment and trade, and makes a credible commitment to safeguard property rights to a certain extent will trigger a virtuous economic cycle. Spain’s Francisco Franco and Singapore’s Lee Kuan Yew discovered that in the 1960s, as did China’s Deng Xiaoping at the end of the 1970s, Chile’s Augusto Pinochet in the 1980s, and many others at various times.
Sẽ là ngốc ngếch khi cho rằng chế độ độc tài không có khả năng phát triển kinh tế. Dù chế độ chính trị có như thế nào thì việc loại bỏ các rào cản trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại cũng như việc bảo đảm quyền sở hữu tư nhân nhất định sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho cục diện kinh tế. Những cuộc cải cách của Franco ở Tây Ban Nha, của Lí Quang Diệu ở Singapore những năm 1960, của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1990, của Pinochet ở Chi-lê những năm 1980 và những bước đi tương tự tại những nước khác đã cùng dẫn đến kết quả như thế.
But this is not the end of the story. Of the 15 richest countries in the world, 13 are liberal democracies. The other two are Hong Kong, a Chinese territory that enjoys far greater civil liberties than mainland China, and Qatar, where the abundance of oil and natural gas, and the tiny population, translate into a large per capita income average.
Nhưng đấy chỉ là một phần của bức tranh. Trong 15 nước giầu có nhất thế giới thì đã 13 nước có chế độ dân chủ. Hai nước còn là là Hồng Công, một khu vực đặc biệt của Trung Quốc, nơi dân chúng được hưởng nhiều quyền tự do dân chủ hơn đa phần dân chúng đại lục; nước thứ hai là Quatar với những mỏ dầu trữ lượng cực lớn và dân số ít, thu nhập tính trên đầu người rất cao.
What this picture really tells us is that stability and reliability are most important when it comes to economic prosperity over the long term. Spain, a modern success story, has seen its wealth double since 1985 and yet at no point in the last quarter-century did the Spaniards achieve annual growth figures comparable to those of China. Similarly, the U.S. economy has grown by a factor of 13 since 1940, but never experienced “Asian” growth figures.
Điều đó chứng tỏ rằng về dài hạn, sự ổn định và lòng tin chính là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Tây Ban Nha, nước được coi là hình mẫu của thành tựu kinh tế trong mấy thập kỉ, phúc lợi đã tăng gấp đôi kể từ năm 1985, nhưng trong suốt một phần tư thế kỉ qua chưa bao giờ nước này có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc. Tương tự như vậy, nếu lấy năm 1930 làm mốc thì tổng sản phẩm xã hội của Mĩ đã tăng 13 lần, nhưng các chỉ số kinh tế cũng không thể nào so sánh được với “các nước châu Á”.
When the environment in which the economy breathes depends on institutions rather than on the commitment of an autocrat or a party, stability and reliability generate the sort of long-term results that we call “development.” That is probably why Chile’s economic performance after Pinochet compares favorably to the years when the general was in power. Not to mention the fact that dictatorships that enjoy economic success are heavily dependent on technology invented in countries where exercising a creative imagination does not land one in jail.
Khi “môi trường sống” của kinh tế phụ thuộc vào các thể chế chứ không phải vào ý chí của nhà độc tài hay của một đảng nào đó thì sự ổn định và lòng tin sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra các kết quả mà ta gọi là “phát triển”. Có lẽ đấy chính là lí do vì sao sau khi Pinochet rút lui, Chi-lê đã giành được những thành quả kinh tế rực rỡ hơn thời kì ông ta còn nắm quyền. Ngoài ra cũng không được quên rằng các thành tựu kinh tế của các chế độ độc tài phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được tạo ra tại những nước mà người có sáng kiến được khuyến khích chứ không phải bị đe doạ bởi cánh cổng nhà tù.
Another reason dictatorships are outperforming liberal democracies has to do with the fact that many of the latter countries are fully developed. Once a country starts to move forward, spare capacity and unrealized potential tend to allow it to grow faster than developed nations. Furthermore, if we consider that China is a disproportionately big component of the group of unfree nations outperforming liberal democracies, the growth rate gap is not surprising.
Một lí do nữa làm cho các nước có chế độ độc tài có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ là do các nước dân chủ đã đạt được mức độ phát triển khá cao. Khi một nước nào đó bắt đầu phát triển, sức sản xuất vừa được giải phóng và năng lực tiềm tàng sẽ giúp cho nó tiến nhanh hơn những nước đã phát triển. Hơn nữa, nếu biết rằng Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với các chỉ tiêu kinh tế trung bình của nhóm các nước chưa được tự do, mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước này so với các nước dân chủ không phải là điều đáng ngạc nhiên đến như thế.
In fact, liberal democracies can compete favorably with dictatorships even in the short term. India, one of the world’s fastest growing economies, is a liberal democracy. So is Peru, whose economy is experiencing 7 percent annual growth. These are imperfect democracies, for sure, and in the case of Peru there has been little poverty reduction. But the recent success indicates that elections, freedom of the press and freedom of association can coexist with high economic growth.
Trên thực tế, các nước dân chủ có thể cạnh tranh với những nước độc tài ngay cả trong ngắn hạn. Thí dụ, Ấn Độ là nước có chế độ dân chủ nhưng cũng là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại hàng đầu thế giới. Peru cũng có tốc độ phát triển kinh tế 7% một năm. Tất nhiên là nền dân chủ của hai nước này chưa hoàn thiện. Nhưng các thành tựu mà họ đạt được chứng tỏ rõ ràng rằng bầu cử, tự do báo chí và tự do hội họp là hoàn toàn phù hợp với một nền kinh tế phát triển năng động.
From a moral point of view, the relative prosperity that a dictatorship can trigger is a double-edged sword—it brings relief to people who are otherwise oppressed but also serves as an argument for the indefinite postponement of political and civil liberty.
Nếu xét về đạo đức thì sự cải thiện về mặt phúc lợi trong một nhà nước độc tài có thể biến thành chiếc đòn xóc nhọn hai đầu: một mặt nó làm cho những người dân còn đang bị áp bức cảm thấy dễ thở hơn về mặt kinh tế, nhưng mặt khác nó lại tạo cho người ta lí do trì hoãn hay câu giờ đến vô cùng tận các cuộc cải cách chính trị.
Two things are certain, however. First, history indicates that the combination of political, civil and economic freedom is a better guarantee of ever-increasing prosperity than a capitalist dictatorship. Second, there are sufficient examples—Portugal or the Baltic countries—of underdeveloped countries that have generated stable and reliable environments through political freedom to invalidate the notion that a country should be kept in political and civil infancy until it reaches economic maturity.
Hai điều sau đây là rất rõ ràng. Thứ nhất, như lịch sử đã cho thấy, việc kết hợp giữa tự do chính trị, quyền công dân và tự do kinh tế chứ không phải chế độ độc tài tư bản là bảo đảm tốt nhất cho việc tăng trưởng một cách đều đặn phúc lợi. Thứ hai, có những bằng chứng rõ ràng - chỉ cần nhìn vào Bồ Đào Nha và các nước vùng Ban-tích - chứng tỏ các nước chưa phát triển có thể dựa vào tự do chính trị để tạo lập được sự ổn định và tự tin. Các nước này đã phủ nhận một cách thắng lợi luận điểm cho rằng nền kinh tế của đất nước phải “chín” trước khi nó có thể trở thành “thành niên” trên bình diện tự do chính trị và quyền công dân.

Translated by Phạm Nguyên Trường