MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, September 28, 2011

India and the South China Seas: The Need for a Second Look Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại


India and the South China Seas: The Need for a Second Look
Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại
R. S. Kalha - September 23, 2011
R. S. Kalha 23-9-2011
A recent article in the Chinese newspaper ‘Global Times’ by the columnist Liu Sheng cautioning India against going ahead with collaboration with Vietnam for oil and gas exploration in the South China Sea, is a timely reminder of the dangerous pitfalls that still exist in the Sino-Indian relationship. The Global Times quoted Jiang Yu, a spokesperson of the Ministry of Foreign Affairs of China, to state that ‘as for oil and gas exploration...we are opposed to any country engaged in the waters under China’s jurisdiction. We hope foreign countries do not get involved in the South China Sea dispute’. Although India was not directly named, yet the finger clearly pointed towards India. The paper also said that the oil reserves in the South China Sea were not an insignificant 28 billion barrels. Understandably, this homily from the Chinese, although vaguely worded, has received widespread coverage in the print and visual media in India. ONGC has an investment of about US$ 225 million in Vietnam.
Một bài báo gần đây trên báo Trung Quốc, tờ “Hoàn Cầu Thời báo” của Liu Sheng, cảnh cáo Ấn Độ, chống lại việc nước này tiến tới hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Việt Nam. Bài viết này là lời nhắc nhở đúng lúc về những cạm bẫy nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong quan hệ Trung-Ấn. Hoàn Cầu trích lời bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng “về vấn đề khai thác dầu khí, chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào dính líu tới vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng nước ngoài không can dự vào tranh chấp biển Hoa Nam”. Mặc dù Ấn Độ không được nêu tên trực tiếp nhưng rõ ràng họ đang nói tới Ấn Độ. Bài báo còn viết rằng các mỏ dầu trên Biển Đông không chỉ có trữ lượng 28 tỷ thùng. Dễ hiểu là bài răn dạy đạo đức này của Trung Quốc, mặc dù chỉ ám chỉ mơ hồ, nhưng đã được nhắc tới rất nhiều trên báo chí và các phương tiện báo in và báo hình ở Ấn Độ. ONGC hiện đầu tư khoảng 255 triệu USD vào Việt Nam.
The question uppermost in the minds of most Indians is how should we react to this piece of bluster? Should we just ignore this gratuitous ‘advice’ and go ahead with exploration in collaboration with Vietnam or should we listen to Chinese ‘advice’ and stay out of disputes that exist in the South China Sea? The Chinese media quoting well known personalities from university ‘think tanks’ in China seem to suggest that we are being pushed into such a course of action by the ‘active support of the US’. While the columnist scrupulously avoided attributing any malevolence to Vietnamese intentions, it pointedly referred to the existence since June this year of a bilateral agreement between China and Vietnam to settle all such disputes, ‘through negotiations and consultations.’ A clear hint to India that China’s line to Vietnam was still open!
Câu hỏi đầu tiên trong tâm trí của hầu hết người Ấn Độ là chúng ta nên phản ứng với bài viết hăm dọa này như thế nào? Chúng ta có nên phớt lờ cái “lời khuyên” miễn phí này và tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí, hay là nên nghe theo “lời khuyên” của Trung Quốc và tránh xa những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông? Báo chí Trung Quốc dẫn lời những nhân vật nổi tiếng tại các “think tank” (viện chiến lược, viện nghiên cứu – ND) của các trường đại học ở Trung Quốc, dường như họ có ý nói rằng với “sự giúp đỡ tích cực của Mỹ”, chúng ta đang bị đẩy sâu vào một loạt hành động. Tác giả đã rất cẩn thận tránh việc đổ hết mọi sự xấu xa lên các dự định, kế hoạch của Việt Nam, nhưng bài báo lại đề cập thẳng thừng tới một hiệp định song phương từ hồi tháng 6 năm nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo đó hai bên sẽ giải quyết tất cả tranh chấp “thông qua thương lượng và tham vấn”. Một tín hiệu rõ ràng gửi đến Ấn Độ, rằng lập trườngcủa Trung Quốc với Việt Nam vẫn là đường lối mở.
It goes without saying that the most popular reaction would be to simply ignore the Chinese and go ahead with the bilateral arrangement with Vietnam. After all if India is considering an agreement with Vietnam, it would automatically follow that India does consider these waters to be within Vietnamese jurisdiction. That seems to be the position adopted by the government of India when Foreign Minister Krishna told his Vietnamese counterpart Pham Binh Minh that India would ‘go-ahead’ and that India’s position was based on the 1982 UN Convention on the Law of the Seas. However, the real test would be if the rest of the countries involved in the South China Sea disputes such as the Philippines, Malaysia, Brunei or even Taiwan also consider these waters to be Vietnamese. If none of them have protested to either India or to Vietnam over the proposed agreement, then China’s case becomes that much weaker and would be pure bluster. And what is the legal position of the US, Japan and perhaps South Korea? Not much is known publicly. Nevertheless, we cannot simply dismiss China’s protests as irrelevant, for the implications for India–China relations can be rather disturbing, including the security of our borders. Nor should we base our reactions on jingoism, but conduct a cool, calculated analysis of the emerging situation.
Dĩ nhiên phản ứng phổ biến hơn cả vẫn là phớt lờ Trung Quốc và tiếp tục hợp đồng đã ký với Việt Nam. Suy cho cùng nếu Ấn Độ xem xét việc ký một thỏa thuận với Việt Nam thì Ấn Độ đã tự động phải tính đến việc vùng biển đó có thuộc quyền tài phán của Việt Nam hay không rồi. Đây dường như là lập trường của chính phủ Ấn Độ khi Ngoại trưởng Krishna nói với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh rằng, Ấn Độ sẽ “tiếp tục” và quan điểm của Ấn Độ hoàn toàn căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, thử thách thật sự sẽ nằm ở việc, liệu các nước còn lại trong tranh chấp Biển Đông – gồm Philippines, Malaysia, Brunei, hoặc thậm chí cả Đài Loan – cũng coi những vùng biển đó là của Việt Nam hay không. Nếu không bên nào trong số họ phản đối Ấn Độ hoặc Việt Nam về thỏa thuận đã đề xuất kia, thì khi đó Trung Quốc sẽ yếu thế hơn nhiều và quan điểm của họ sẽ chỉ còn là hăm dọa thuần túy. Còn lập trường về mặt pháp lý của Mỹ, Nhật Bản và có thể cả Hàn Quốc nữa, là gì? Không có nhiều điều được công khai ở đây. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ coi những lời phản đối của Trung Quốc là không đúng; bởi lẽ quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc có những vấn đề khá phức tạp, trong đó có vấn đề an ninh trên biên giới. Chúng ta cũng không nên phản ứng theo chủ nghĩa sô vanh, hiếu chiến, mà nên tiến hành phân tích một cách lạnh lùng, có tính toán, về tình hình hiện nay.
It goes without saying that when China protests we should always pay very close attention. In this case we would have to keep in mind the range of possibilities that exist and the options available should China decide to take its protests to the next stage; thereby triggering a confrontation. In the past China has demonstrated that when it comes to her own backyard, particularly the South China Sea, she is very sensitive and overtly aggressive. Often recourse has been taken to not only physically harassing the offending party, but cables and wires where work is in progress have been deliberately cut. Should ONGC-Videsh, the contracting party in this case, suffer a similar fate, what would be the reaction of the government of India? It is extremely problematical whether the Indian Navy can do a power projection just yet in the South China Sea to ward off the Chinese Navy. Nor are the Vietnamese in any position to do so. To fold our tent after the Chinese have initiated action would be a serious blow to our prestige.
Rõ ràng là khi Trung Quốc phản đối, chúng ta cần luôn luôn chú ý đến họ. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải nhớ trong đầu một loạt khả năng có thể xảy ra và điều mà Trung Quốc có thể lựa chọn, đó là quyết định đẩy sự phản đối đến giai đoạn tiếp theo; từ đó kích ngòi nổ cho xung đột. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng cho thấy rằng, hễ cứ động tới sân sau của họ, đặc biệt là Biển Đông, là họ sẽ trở nên rất nhạy cảm và hung hăng một cách công khai. Thường xuyên họ có các biện pháp để không chỉ quấy rối bên làm cho họ nổi giận, mà họ còn cố ý cắt sạch những kênh liên lạc (cáp và không dây) mà qua đó công việc đang tiến triển thuận lợi. Giả sử ONGC Videsh – đơn vị trúng thầu trong trường hợp này – phải chịu số phận tương tự, thì chính quyền Ấn Độ nên phản ứng ra sao? Sẽ cực kỳ rắc rối khi phải xác định liệu hải quân Ấn Độ có khả năng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc hay không. Mà Việt Nam cũng không có ý định đó. Còn nếu sau khi Trung Quốc đã ra tay hành động rồi mà ta nhổ trại rút quân thì sẽ là một đòn đánh nặng vào danh dự, uy tín của Ấn Độ.
We would do well to keep in mind that we have a long unsettled border with China. It is not possible to police every inch of this border. Therefore the Chinese at present retain the option, if they do wish to exercise it, of intruding several kilometres across the ‘Line of Actual Control’. As the LOAC is not demarcated on the ground, both India and China have different perceptions as to its actual alignment. The ground for creating mischief is therefore available.
Chúng ta phải hết sức ghi nhớ rằng chúng ta có một đường biên giới, đã từ lâu không ổn định với Trung Quốc. Không thể nào kiểm soát từng mét trên đường biên giới này. Do đó, hiện nay Trung Quốc vẫn đi theo cái cách xâm lấn vài kilômét qua “Đường Kiểm soát Thực tế” (“Line of Actual Control” – LOAC), nếu họ muốn. Do LOAC không được phân định trên bộ, nên cả Ấn Độ và Trung Quốc đều quan niệm khác nhau về đường đi thực sự của nó. Từ đây nảy sinh cơ sở để đôi bên bất hòa.
The crux of the matter would be the role and attitude of the US and the only force capable of thwarting the Chinese in the South China Sea – the US 7th Fleet. In the recent past on Sino-Indian issues the attitude of the US has been rather ambivalent. Even in the aftermath of the 1962 conflict Robert Komer, an influential National Security Council staff member, wrote a memo for President Kennedy on December 16, 1962 which highlighted the following:
‘That it is as much in our strategic interest to keep up a high degree of Sino-Indian friction as it is to prevent from spilling over into a large scale war’. [FRUS 61-63 Vol. xix.]
Cái nút của vấn đề sẽ là vai trò và thái độ của Mỹ và lực lượng duy nhất có khả năng ngăn cản Trung Quốc trên Biển Đông – Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong quá khứ gần đây, nói về vấn đề quan hệ Trung – Ấn, thái độ của Hoa Kỳ khá nước đôi. Ngay cả sau cuộc xung đột năm 1962, với những hậu quả của nó, Rober Komer – thành viên có ảnh hưởng trong Hội đồng An ninh Quốc gia – vẫn viết một bức thư cho Tổng thống Kennedy vào ngày 16-12-1962, trong đó ông ta nhấn mạnh những điều sau:
“Sẽ là lợi ích chiến lược của chúng ta (Mỹ) nếu ta duy trì mức độ mâu thuẫn cao giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì điều này sẽ ngăn cản một cuộc chiến tranh quy mô lớn” [FRUS 61-63 Vol. xix.]
In the present times the US is beset with economic problems with its public debt which was US$ 6.4 trillion in 2008 constituting about 60 per cent of its GDP, now having climbed to US$ 14.2 trillion or 98 per cent of its GDP. Only Italy and Japan are worse off amongst the major powers. China is one of the biggest holders of US debt. According to the well known US economist, Joseph Stiglitz, the Iraq war alone cost the US some US $3 trillion and there is still no end yet in sight for US involvement both in Iraq and Afghanistan. Its armed forces are unduly stretched. It is for this reason that the US turned down the pleas of its close NATO allies France and the UK and refused to militarily intervene in the recent crisis in Libya.
Hiện nước Mỹ đang ngổn ngang những vấn đề kinh tế với món nợ công 6,4 nghìn tỷ USD trong năm 2008, chiếm tới 60% GDP, giờ đã lên tới 14,2 nghìn tỷ USD hay là 98% GDP. Trong các siêu cường, chỉ có Ý và Nhật Bản ở tình trạng tồi tệ hơn Mỹ. Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Theo nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ, ông Joseph Stiglitz, chỉ riêng cuộc chiến Iraq đã ngốn của Mỹ khoảng 3 nghìn tỷ USD và trước mắt vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cả Iraq lẫn Afghanistan. Lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn dàn trải quá mức. Chính là vì lý do này mà Mỹ bác bỏ lời thỉnh cầu của hai đồng minh thân cận trong NATO là Pháp và Anh, từ chối can thiệp quân sự vào khủng hoảng gần đây ở Lybia.
Given the present predicament of the US, Indian policy planners would do well to pay due heed to caution when dealing with a potentially explosive situation that might develop in the South China Seas. There is no point in acting with bravado when we do not have the necessary military capacity to take on the Chinese in the South China Seas. It would be very wise indeed to take a hard second look at our involvement in the disputed waters of the South China Sea!
Trước những khó khăn hiện nay của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cần cố gắng lưu tâm đầy đủ khi xử lý một tình huống tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột trên Biển Đông. Làm ra vẻ hiên ngang chẳng có ích gì một khi chúng ta không có năng lực quân sự cần thiết để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Quả thật sẽ là rất khôn ngoan nếu chúng ta nhìn lại sự tham gia của mình vào vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Đỗ Quyên dịch từ IDSA
Đại sứ R S Kalha là cựu Ngoại trưởng Ấn Độ và là cựu thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia.

Is China Heading for Collapse? Liệu Trung Quốc có sắp sụp đổ?


The likely next leader of China, Xi Jinping
Ảnh: Tập Cận Bình, có thể là lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Is China Heading for Collapse?
Liệu Trung Quốc có sắp sụp đổ?
By Samuel A. Bleicher, September 13, 2011
Samuel A Bleicher
An implicit social contract underlies the Chinese people’s relationship with its government. The people accept the autocratic Communist Party of China (CPC) regime with its corruption and minimal public participation, and the CPC regime delivers a continuous and rapid improvement in the economic standard of living. But that social contract is now at risk, as China is on an unsustainable path that will result in economic stagnation or decline in the coming decades.
Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
There are several culprits behind China's impending decline, with ecological limits topping the list. In When a Billion Chinese Jump, for instance, Jonathan Watts catalogues the current and impending ecological disasters: destructive coal mining in dry western provinces, over-utilization of fisheries, water shortages and industrial water pollution, irreversible predation of ancient forests and delicate grasslands – all exacerbated by the crippling effects of global climate change.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Then there's the absence of good governance – reliable property rights, honest bureaucracy, and evenhanded judicial oversight – which is not just socially undesirable, but arguably a critical barrier to continued economic progress. Reporting on recent studies that correlate economic progress with good governance, Mark Whitehouse declares in The Wall Street Journal that “China is making great progress in lifting its people from the ranks of the world’s poorest. But if the experience of other countries is any indicator, it will need a revolution to achieve rich-nation status.”
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.
A third stress on the Chinese system is the unsustainability of the government's macroeconomic choices. The imbalances in China’s investment-heavy, mercantilist economic structure have inevitably created, according to Stratfor, “a race [not] between the Chinese and the Americans or even China and the world” but rather “a race to see what will smash China first, its own internal imbalances or the U.S. decision to take a more mercantilist approach to international trade.”
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.
As one or more of these constraints cause extended economic stagnation or decline, the CPC regime will be unable to deliver its promised economic growth. The economic and social catastrophes on the horizon include dramatically increased reliance on expensive imported raw materials, significantly reduced export demand, riots by unemployed export workers and recent college graduates, collapsing real estate prices, rapid inflation, and urban food shortages.
Khi một hoặc nhiều sức ép kể trên gây ra sự trì trệ kéo dài hoặc suy thoái kinh tế, chính quyền ÐCSTQ sẽ không thể đem lại tăng trưởng kinh tế như đã hứa hẹn. Các thảm họa kinh tế và xã hội sắp xảy ra, gồm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu đắt đỏ ngày nhiều, nhu cầu xuất khẩu bị giảm đáng kể, các vụ bạo loạn do công nhân nghành xuất khẩu và các sinh viên đại học tốt nghiệp bị thất nghiệp gần đây, sự sụp đổ trong ngành bất động sản, lạm phát tăng nhanh và sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng thành thị.
Implicitly or explicitly, many of the “unsustainable path” discussions assume that economic stagnation or decline will destroy the CPC regime once it fails to deliver its half of the social contract. Regime change analogies abound, ranging from the historical collapse of Chinese dynasties and the collapse of the Soviet Union and the communist regimes in its Eastern European allies to the Color Revolutions of the 2000s and the recent Arab Spring uprisings in Tunisia, Egypt Yemen, Bahrain, Libya, and Syria.
Một cách rõ ràng hay ngầm hiểu, nhiều điều trong các cuộc thảo luận về “con đường không bền vững” cho rằng, sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế sẽ huỷ diệt chế độ CSTQ, một khi chế độ này thất bại trong thực hiện được hợp đồng xã hội. Có nhiều thay đổi chế độ tương tự, từ sự sụp đổ mang tính lịch sử của các triều đại Trung Quốc và sự sụp đổ của Liên Xô cùng chế độ cộng sản ở các nước đồng minh Ðông Âu, cho đến Cách Mạng màu trong những năm 2000, và gần đây là các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia, Ai cập, Yemen, Lybia và Syria.
Most of the characteristics of contemporary China, however, are crucially different from those of the countries in which these regime changes occurred. China’s distinctive features make it unlikely that the CPC regime will suddenly disintegrate even in the face of continuing economic difficulties. The real question is whether it will respond by evolving into a more open, participatory regime or instead become an increasingly brutal and beleaguered autocracy. Only the Chinese leadership and people can ultimately make the crucial choices. The United States and the West need to walk softly to avoid being tagged as the cause of China’s economic misery.
Tuy nhiên, đặc tính của một nước Trung Quốc đương đại lại hoàn toàn khác so với những nước đã có sự thay đổi chế độ vừa kể. Đặc thù của Trung Quốc khiến cho chế độ CSTQ khó có thể tan rã đột ngột, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với khó khăn về kinh tế. Câu hỏi thực sự là, liệu chế độ này sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi thành một chế độ cởi mở hơn, một chế độ có sự tham gia của quần chúng, hay một nền chuyên chế ngày càng tàn bạo và bị cô lập. Chỉ có giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là những người cuối cùng có thể thực hiện sự lựa chọn hệ trọng này. Hoa Kỳ và phương Tây cần đi những bước thận trọng để tránh bị cho là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn về kinh tế ở Trung Quốc.
Countervailing Cultural and Economic Factors
Tác động của các yếu tố kinh tế và văn hóa
Despite the easy analogies, China’s CPC regime will not inevitably follow the examples of swift collapse of authoritarian regimes that occurred in the Soviet Union or Mubarak's Egypt. China is in a category by itself because of its demography and culture, its nationally integrated economic and political structure, and the nature of public opposition. The notion that the end of economic growth will cause the CPC regime to evaporate ignores these realities of Chinese society.
Mặc dù có những điểm giống nhau có thể dễ dàng nhận ra, chế độ CSTQ chắc chắn sẽ không sụp đổ giống như chế độ chuyên chế toàn trị ở Liên Xô hoặc chế độ Mubarak ở Ai Cập. Trung Quốc thuộc loại khác, do vấn đề dân số và văn hóa, cấu trúc kinh tế và chính trị hợp thành một thể thống nhất có tính quốc gia, cũng như bản chất của sự đối kháng quần chúng. Quan niệm cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt sẽ làm cho chế độ CSTQ sụp đổ, đã bỏ qua yếu tố thực tế về xã hội Trung Quốc.
China's distinctive character begins with its cultural homogeneity. Of China’s 1.3 billion people, 92 percent are Han Chinese who share linguistic, cultural, religious, and philosophical perspectives, and a similar physical appearance that minimizes divisive stereotyping. The peoples of the Autonomous Regions of Guangxi, Inner Mongolia, Tibet, and Xinjiang are linguistically, culturally, and physically distinct and do perceive themselves as non-Chinese to varying degrees. But none of the 56 recognized domestic minorities exceeds 1.25 percent of China’s population. Tibetans, who have the most international visibility, number fewer than 6 million people. Moreover, geographic realities strongly tie these Autonomous Regions to China economically, and the CPC regime is strengthening those ties through Han immigration.
Đặc thù của Trung Quốc trước hết là tính đồng nhất về văn hóa của nước này. Trong số 1,3 tỷ dân thì 92% là người Hán, có cùng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và các quan điểm triết lý, và thể chất tương tự, làm giảm thiểu sự chia rẽ. Dân chúng ở các vùng tự trị Quảng Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương có đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, diện mạo, và với nhiều mức độ khác nhau, họ xem mình không phải người Hoa. Nhưng không một sắc tộc nào trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có đông hơn 1,25% dân số Trung Quốc. Tây Tạng là những người được quốc tế biết rõ nhất, dân số cũng chưa tới 6 triệu người. Hơn nữa, thực tế địa lý ràng buộc chặt chẽ giữa các vùng tự trị đó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và chế độ CSTQ đang thúc đẩy các mối liên hệ đó qua việc di cư người Hán.
The Soviet Union is the only “regime change scenario” country that even approached China in terms of the size of its population. But the Soviet Union was from the start a federation comprising separate republics with very different languages, cultures, religions, and standards of living. Most of the other countries that experienced regime change are much smaller and culturally heterogeneous. Egypt, the largest of the Arab Spring countries, has only 78 million people, about 90 percent of whom are Muslim. Five of China’s 18 provinces are larger. The largest Color Revolution country, Ukraine, has less than 50 million people, of whom over 20 percent are ethnically and linguistically Russian.
Liên Xô là nước có “kịch bản thay đổi chế độ” duy nhất gần giống Trung Quốc về mặt qui mô dân số, nhưng ngay từ đầu, Liên Xô đã là một liên bang, gồm các nước cộng hòa tách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và có mức sống khác nhau. Phần lớn những nước đã từng trải qua sự thay đổi chế độ là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều và không đồng nhất về văn hóa. Ai Cập là nước lớn nhất trong các nước xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cũng chỉ có 78 triệu người, và khoảng 90% dân số theo đạo Hồi. Năm trong mười tám tỉnh ở Trung Quốc có dân số lớn hơn thế. Nước lớn nhất đã xảy ra Cách Mạng màu là Ukraine, có dân số dưới 50 triệu người, trong đó có 20% là người sắc tộc và sử dụng tiếng Nga.
China’s culture has maintained substantial continuity, but its economic and social structures have changed dramatically in the last 30 years. Most economic activity is now part of an integrated whole, with state-owned and nominally private corporations governmentally directed and cooperating to expand production. About half the population lives in cities. The export-oriented policies of “socialism with Chinese characteristics” make the wealthy coastal regions deeply dependent on access to overseas markets and to inland labor and raw materials.
Văn hóa Trung Hoa đã duy trì tính liên tục bền vững, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội đã thay đổi một cách đột ngột trong 30 năm qua. Hầu hết các hoạt động kinh tế giờ đây là một phần của một thể hợp nhất, với các công ty nhà nước và tư nhân trên danh nghĩa do chính quyền chỉ đạo, hợp tác để mở rộng sản xuất. Khoảng một nửa dân số sống ở thành thị. Chính sách định hướng xuất khẩu về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đã khiến các vùng duyên hải giàu có phụ thuộc nặng nề vào sự thâm nhập thị trường nước ngoài và nguồn lao động nội địa, cũng như nguyên liệu thô.
Unlike dynastic China, agriculture is no longer the dominant element of China’s economic system. The CPC regime’s finances are no longer dependent on taxation of agricultural production. Instead it subsidizes rural China with funds generated by exports. Its foreign exchange reserves would support food imports through a typical drought and famine cycle. A peasant revolt like those that strangled the imperial dynasties is unlikely to topple the current regime.
Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán. Một cuộc nổi dậy của nông dân giống như thế đã từng bị các triều đại phong kiến đàn áp, khó có thể xảy ra để lật đổ chế độ hiện tại.
The USSR’s planned economy was closed to foreign trade, relatively primitive in its range of goods and services, and skewed to benefit Moscow and St. Petersburg. Its European republics and allies correctly anticipated that they could quickly improve their living standards by breaking from the Soviet Union and opening trade with Western Europe. No similar incentive beckons any Chinese regions, which already benefit from and rely on international trade. A province that attempted to secede would suffer enormous adverse economic consequences.
Nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ còn tương đối thô sơ và bị lệch theo hướng có lợi cho Moscow và St. Petersburg (2 trung tâm quyền lực chính trị của Liên Xô thời bấy giờ – ND). Các nước cộng hòa ở châu Âu và các đồng minh Liên Xô đã dự đoán chính xác rằng, có thể cải thiện nhanh mức sống bằng cách thoát khỏi Liên Xô và mở cửa giao thương với Tây Âu. [Trong khi đó] không hề có sự thúc đẩy tương tự ở một vùng nào của Trung Quốc vốn đã được hưởng lợi từ thương mại quốc tế cũng như đang dựa vào mậu dịch quốc tế. Bất kỳ tỉnh nào cố tách ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.


Although China’s average income roughly matches the Color Revolution and Arab Spring countries, over 200 million Chinese now enjoy an urban “middle-class” life. Their economic status depends on manufacturing, construction, and international trade and finance. China’s 2008 unemployment rate was 4 percent, and almost everyone is put to work, for both economic and cultural reasons. The 2008 reported unemployment rates were about 30 percent in Libya, 14 percent in Tunisia, and 8 percent in Egypt – and that was before the global financial crisis. Not counting their oil exports, these Arab countries are among the least developed, least productive in the world.
Mặc dù thu nhập trung bình ở Trung Quốc gần bằng những nước đã trải qua cách mạng Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng màu, hơn 200 triệu người Trung Quốc hiện đang được hưởng đời sống “trung lưu” thành thị. Tình trạng kinh tế của họ phụ thuộc vào sản xuất ở các xí nghiệp, xây dựng, thương mại quốc tế và tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc năm 2008 là 4%, và hầu hết mọi người đều có việc làm vì lý do kinh tế lẫn văn hóa. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 được báo cáo là 30% ở Lybia, 14% ở Tunisia và 8% ở Ai Cập và đó là con số trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không kể đến xuất khẩu dầu, những nước Ả Rập này là những nước kém phát triển nhất, năng suất lao động kém hiệu quả nhất trên thế giới.
Countervailing Political Forces
Các lực lượng chính trị đối lập
The CPC regime now follows a well-defined corporate-style leadership succession process with term limits, providing a degree of stability other Communist regimes never achieved. The excesses of Mao and the “Gang of Four” caution against allowing anything approaching one-man rule. China’s desire for international respectability, along with a deep cultural bias favoring consensus, discourages anything more radical than “muddling through.” The regime’s opaque committee system is the antithesis of the “cult of personality” found in almost all of the countries experiencing sudden regime change.
Giờ đây, chế độ CSTQ thực hiện theo mô hình lãnh đạo ở các tập đoàn công ty, với các nhiệm kỳ đã được xác định rõ, đem lại một mức độ ổn định mà các chế độ cộng sản khác chưa bao giờ đạt được. Sự quá đáng của Mao và “Bè lũ bốn tên” cảnh báo chống lại bất cứ điều gì dẫn đến sự cai trị của một người. Trung Quốc mong muốn được quốc tế tôn trọng, với khuynh hướng có tính văn hóa sâu sắc, ủng hộ sự đồng thuận, ngăn cản bất cứ ý kiến cấp tiến nào, nên chỉ có thể quyết định được những chuyện nhỏ mà mọi người đồng thuận (*). Chế độ ủy ban không rõ ràng là sự tương phản của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân”, có mặt ở hầu hết các nước đã trải qua sự thay đổi chế độ đột ngột.
The CPC regime’s goal is a “harmonious society” based on a “scientific development perspective.” Relatively few Chinese doubt the central leadership’s desire to produce economic betterment, whatever they think of its approach to human rights. It is harder for an opposition to coalesce against committees operating by consensus than against a single highly visible, self-aggrandizing leader.
Mục tiêu của chế độ CSTQ là “một xã hội hài hòa” dựa trên “qui luật phát triển khoa học”. Một số ít người Trung Quốc nghi ngờ giới lãnh đạo trung ương muốn cải thiện kinh tế tốt hơn, bất cứ điều gì họ nghĩ tới, đều dẫn đến vấn đề nhân quyền. Một lực lượng đối lập thống nhất chống lại các ủy ban hoạt động theo phương pháp đồng thuận thì khó hơn là chống lại một cá nhân lãnh đạo tự khoe khoang, tô vẽ, rất dễ nhìn thấy.
Administratively, the CPC regime is a single unified structure. Officials are rotated among the provinces and typically have little personal connection to the jurisdictions they run. The army similarly operates as a unified national organization. Senior military officers are CPC members and participate actively. These arrangements encourage loyalty to the national institutions and discourage alliances with any potential opposition or secessionists.
Về mặt hành chính, chế độ CSTQ là một thể chế thống nhất. Quan chức trong các tỉnh thay phiên nhau điều hành và thường ít có sự liên hệ với hệ thống pháp lý mà họ điều hành. Tương tự, quân đội cũng hoạt động như một tổ chức quốc gia thống nhất. Các sỹ quan quân đội cao cấp là đảng viên Ðảng Cộng sản, tham gia một cách tích cực. Sự sắp đặt này nhằm cổ vũ cho sự trung thành đối với thể chế quốc gia và ngăn chặn các liên minh đối lập hoặc các lực lượng ly khai tiềm ẩn.
China’s deep economic and political involvement with the outside world makes operating without an effective central government impractical. Splintering is also psychologically anathema to most Chinese, who are schooled in the experience of the 19th-century humiliation of “weak China” by imperialist powers. Any foreign attempt at intervention would generate a unifying backlash in the Chinese populace.
Do mối liên hệ sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, hoạt động [của đất nước] sẽ không thực tế nếu thiếu [sự điều hành của] một chính phủ trung ương hữu hiệu. Phá vỡ [sự thống nhất quốc gia] sẽ bị nguyền rủa về mặt tâm lý đối với đa số người dân Trung Quốc, những người được học về một nước Trung Quốc “yếu đuối” bị các cường quốc đế quốc làm nhục hồi thế kỷ 19. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc đoàn kết để chống lại.
Moreover, in our economically interconnected, nuclear-armed world, other nations want to work with a single central regime that has the necessary economic, political, and military authority. Continued recognition of the CPC regime by international organizations and major powers would undermine opposition and secessionist movements. The emergence of another “Warring States” period (or a Taiwanese return to the Mainland) is unimaginable in the 21st century.
Hơn nữa, trong một thế giới được trang bị vũ khí nguyên tử và liên kết với nhau về mặt kinh tế, các nước khác cũng muốn làm việc với một chế độ trung ương có quyền hành về quân đội, chính trị và kinh tế. Việc các cường quốc và các tổ chức quốc tế tiếp tục công nhận chế độ CSTQ sẽ phá hoại các phong trào đối lập và ly khai. Thời kỳ “các nước trong tình trạng chiến tranh” xuất hiện trở lại (hoặc đưa Ðài Loan trở về với Đại Lục) là điều không thể tưởng tượng có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Many thousands of anti-government protests, demonstrations, riots, and acts of violence take place in China every year. But almost all spring from local or corporate misconduct: depraved business practices like food adulteration, shoddy school construction, environmental contamination, or arbitrary treatment of citizens who challenge official corruption. Opposition groups often appeal for help from Beijing, which sometimes becomes the hero by taking corrective action.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Nhưng hầu như tất cả đều phát sinh từ những hành vi tệ hại ở cấp địa phương hoặc công ty: các kiểu làm ăn suy đồi [về đạo đức] như: giả mạo thực phẩm, xây dựng trường học bằng hàng dỏm, làm ô nhiễm môi trường hoặc đối xử tuỳ tiện với những người dân dám thách thức các quan chức tham nhũng. Các nhóm chống đối thường kêu gọi sự giúp đỡ của [chính quyền] Bắc Kinh, thỉnh thoảng chính quyền cũng trở thành anh hùng do thực hiện các hành động sửa sai.
The CPC regime has aggressively attacked any national groupings that it does not recognize, whether religious (Falun Gong) or political (Charter 2008). Fear of a Chinese “Jasmine revolution” and the few small Twitter-generated demonstrations that did take place in 2011 spawned a pre-emptive response by the Chinese security apparatus that included arrests and disappearances of high-visibility “trouble-makers” like artist Ai Weiwei and 20 leading “rights lawyers.” The regime also initiated highly sophisticated controls on electronic communications. These actions neutralized whatever small immediate threat may have existed.
Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008). Lo sợ về một cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc hay các cuộc biểu tình nhỏ tổ chức trên mạng Twitter đã xảy ra trong năm 2011, các bộ phận an ninh Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đánh phủ đầu, kể cả việc bắt giữ và làm biến mất những người “gây rối” như họa sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị và 20 luật sư nhân quyền hàng đầu của nước này. Chế độ này cũng bắt đầu kiểm soát các phương tiện liên lạc điện tử hết sức tinh vi. Những hành động đó đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nhỏ nhặt nào có thể tồn tại mà họ thấy.
Few triggering events that could focus widespread anger at the national CPC regime occur in contemporary China. Intra-party multi-candidate elections are only held at the local level. Nothing of unifying significance comparable to the rigged national elections in the Color Revolution countries is on the horizon. Any serious opposition to the national regime faces great practical difficulties in the absence of opportunities to create nationwide organization and leadership.
Thời Trung Hoa đương đại chỉ có vài sự kiện có thể tập trung sự giận dữ ảnh hưởng tới chế độ. Các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên trong nội bộ đảng chỉ xảy ra ở cấp địa phương. Chẳng có sự thống nhất quan trọng nào có thể so sánh được với các cuộc bầu cử gian lận ở những nước xảy ra Cách Mạng màu. Bất kỳ sự chống đối đáng kể nào đối với thể chế quốc gia này đều phải đối mặt với thực tế khó khăn lớn, khi thiếu một tổ chức hoặc không có những người lãnh đạo ở tầm quốc gia.
The widespread outrage about the recent high-speed train collision near Wenzhou, and the subsequent cover-up and suppression of news, suggests the possibility of a different kind of trigger. The National Railway Ministry is directly responsible for the high-speed train program, so public hostility was directed at the national CPC regime. The government has already fired three senior Railway Ministry officials and will certainly compensate the injured parties, but those actions do not address the public’s serious concerns about policy, transparency, and due process. A truly catastrophic event like the Fukushima nuclear plant meltdown could arouse intense and continuing opposition to the CPC regime. Still, even though nationally controlled projects, particularly nuclear energy facilities, will become more common as China advances technologically, the probability of a major disaster that could shake the CPC regime seems quite small.
Sự bất bình về tai nạn tàu cao tốc gần Ôn Châu xảy ra gần đây đã lan rộng trong quần chúng và tiếp theo là sự che đậy bằng cách dập tắt các tin tức có liên quan, cho thấy có khả năng [xảy ra] một kiểu châm ngòi khác [cho quần chúng]. Bộ Ðường sắt Quốc gia chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình tàu cao tốc, và vì vậy sự căm ghét của công chúng nhắm trực tiếp vào cấp trung ương của chế độ CSTQ. Chính quyền đã sa thải 3 viên chức cao cấp trong Bộ Ðường sắt và chắc chắn sẽ đền bù thiệt hại cho những người bị thương, nhưng các hành động như thế không giải quyết được mối lo ngại sâu sắc của người dân về chính sách, sự minh bạch, và xử lý vấn đề đúng luật. Một thảm họa lớn như vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima tan chãy có thể dấy lên sự chống đối chế độ CSTQ mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, mặc dù các dự án được kiểm soát ở tầm quốc gia, đặc biệt là các nhà máy năng lượng hạt nhân, sẽ trở nên phổ biến hơn khi Trung Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật, khả năng một tai nạn lớn có thể làm rung chuyển chế độ CSTQ dường như rất nhỏ.
What Will Happen to the CPC Regime?
Ðiều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc
The “regime change scenario” examples suggest that people are motivated to bring down authoritarian regimes when those governments pose an existential threat to disenfranchised groups, fail to institute policies designed to address high unemployment and/or rapid inflation, or engage in highly visible malfeasance to preserve themselves in the face of massive public expressions of opposition. None of these conditions currently applies to the Chinese situation.
Những ví dụ về ‘kịch bản thay đổi chế độ’ cho thấy, người dân bị thúc đẩy để lật đổ các chế độ toàn trị khi chính quyền ở những nước này đe dọa sự sống còn của các phe nhóm không đủ mạnh, thất bại trong việc lập chính sách giải quyết vấn đề thất nghiệp và lạm phát cao, hoặc tham gia các hoạt động phi pháp trắng trợn để tiếp tục nắm quyền, khi đương đầu với sự giận dữ của đông đảo quần chúng chống đối. Những điều vừa kể, không có điều nào áp dụng vào tình hình Trung Quốc hiện nay.
Economic decline will nevertheless inevitably bring changes. One likely result will be more corrosive political infighting, as factions seek to protect their share of a stagnating economic pie. Another is that China will be increasingly preoccupied with internal challenges and less interested in playing a leadership role, or perhaps even a responsible role, in global affairs.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi. Một kết quả có thể xảy ra [do suy thoái] sẽ là đấu đá chính trị nội bộ làm cho các phe phái suy yếu hơn, khi tìm cách bảo vệ phần (kinh doanh, tài sản) của họ trong một nền kinh tế trì trệ. Một kết quả khác nữa là Trung Quốc sẽ ngày càng bận tâm đối phó với thách thức nội bộ và ít quan tâm đến vai trò lãnh đạo, hay thậm chí vai trò đáp ứng trong quan hệ toàn cầu.
To allay intense dissatisfaction over continuing poor economic performance, the CPC might not re-elect a president to a second term, or a president could even resign before the end of his term. The conditions that generate the economic decline, however, will not go away. No new president will be able to arrest the decline.
Ðể giảm bớt sự bất mãn cao độ [trong quần chúng] về việc điều hành kinh tế kém cỏi liên tục kéo dài, ÐCSTQ có thể sẽ không bầu lại người giữ chức chủ tịch thêm nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thậm chí chủ tịch có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, những điều làm cho kinh tế suy thoái sẽ không biến mất. Không có chủ tịch mới nào sẽ có thể ngăn chặn được sự suy thoái.
New leadership may not satisfy the public for long, especially since replacements will emerge from the same opaque process and the same cadre of CPC members. Unlike a true election, this process will not generate public confidence in the new leaders or any psychological investment in their success. Ironically, an unscheduled change in CPC leadership is likely to be seen as an admission of failure that inspires demands for more substantial changes in the political system. The net result could be even more leadership paranoia, cosmetic structural changes, and increasing influence or even de facto control by the military and security bureaus.
Ban lãnh đạo mới có thể không làm vừa lòng công chúng được lâu, đặc biệt do sự thay thế này cũng đến từ một quá trình [chọn lựa] không rõ ràng như cũ và cũng từ những cán bộ cũ là đảng viên ĐCS Trung Quốc. Khác với một cuộc bầu cử thực sự, quá trình thay thế lãnh đạo này sẽ không tạo ra sự tin tưởng trong dân chúng về các nhà lãnh đạo mới, hay bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thành công của họ. Khôi hài hơn, sự thay đổi trong giới lãnh đạo ĐCSTQ không dự trù trước có thể bị coi như thừa nhận thất bại, điều này thúc đẩy nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị thực sự hơn nữa. Kết quả cuối cùng có thể lại là sự lo sợ hoang tưởng hơn trong giới lãnh đạo, dẫn tới sự thay đổi mang tính hình thức, gia tăng ảnh hưởng hoặc thậm chí nắm quyền quân đội và các cơ quan an ninh.
Faced with insurmountable economic and environmental problems, the CPC regime might try various glasnost-like and perestroika-like reforms that provide broader political participation. The goal would be to calm public frustrations and give people a larger sense of buy-in to the regime’s policies.
Do phải đối phó với các vấn đề vô cùng khó khăn về môi trường và kinh tế, chế độ ÐCSTQ có thể sẽ cố thử nhiều cách cải cách khác nhau như kiểu công khai (glasnost) và đổi mới (perestroika), cho phép sự tham gia chính trị rộng rãi hơn [trong dân chúng]. Mục tiêu của những cải cách này là giảm bớt nỗi bất bình trong dân chúng, cho người dân có cảm giác lớn hơn trong việc tham gia và ủng hộ chính sách của chế độ.
This strategy would include intensified efforts to reduce local corruption. Allowing greater use of the courts, administrative hearings, the media, and other processes to express and redress grievances could also help redirect public anger from the streets. These steps might be the best strategy to ensure that the CPC regime survives indefinitely through the hard times ahead.
Chiến lược này gồm, gia tăng nỗ lực giảm bớt tệ nạn tham nhũng ở địa phương. Cho phép sử dụng nhiều hơn hệ thống toà án, điều trần chính phủ, truyền thông và các hệ thống khác để dân chúng bày tỏ nỗi bất bình, cũng như sửa sai, bồi thường. Những điều vừa kể, có thể lái sự tức giận của công chúng sang hướng khác, tránh sự nổi đậy. Những bước đi đó có lẽ là chiến thuật tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của chế độ về lâu dài, vượt qua thời kỳ khó khăn trước mắt.
An evolutionary expansion of public participation is not inevitable, however. The current CPC regime apparently believes that any significant diffusion of governing authority will lead to intolerable weakening or demise.
Tuy vậy, việc mở rộng sự thay đổi để quần chúng tham gia [điều hành đất nước] là điều tất yếu. Rõ ràng là chế độ CSTQ hiện nay tin tưởng rằng, bất kỳ sự phát tán quyền lực cai trị đáng kể nào, cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu không thể chấp nhận được, hoặc dẫn đến sự kết thúc của chế độ.
The possibility lurks that growing discontent over continuing economic stagnation will prompt it to intensify the crackdown on actual or potential opposition voices and organizations. One acute observer, James Fallows, thinks this process has already begun to some degree in reaction to the Arab Spring. The resulting increase in the influence of the military and security agencies could tilt government policy toward even more oppressive authoritarianism. Creeping militarism seems to be a characteristic of many authoritarian regimes, and in this respect China may not be different.
Một khả năng tiềm ẩn khác là, khi nền kinh tế liên tục trì trệ, bất mãn sẽ gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng cường độ đàn áp các tổ chức, cũng như đàn áp những tiếng nói đối lập thật sự hoặc tiềm tàng. Ông James Fallows, một nhà quan sát nhạy bén cho rằng, quá trình này đã bắt đầu, ở một mức độ nào đó là các phản ứng của chính quyền đối với cách mạng Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả là sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội và các cơ quan an ninh có thể đẩy chính sách của chính quyền theo hướng đàn áp và độc tài hơn. Một đặc tính của nhiều chế độ toàn trị đó là, dần dần biến thành chủ nghĩa quân phiệt và về mặt này có lẽ Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ.
Over the long term, this approach seems likely to arouse greater public dissatisfaction and more opposition as neither economic nor political conditions improve. If authoritarianism and permanent economic slowdown are accompanied by continued corruption, self-dealing, repression, and unfairness, and if entrenched economic, political, and bureaucratic interests deflect resources from the interests of the whole people, the CPC regime will eventually face massive public opposition. In desperation, the regime might even threaten its neighbors militarily, either as a calculated domestic political ploy or as result of the leadership’s own fear and paranoia. The outcome would likely be destructive both for China and the outside world.
Về lâu dài, các biện pháp này dường như có thể phát sinh sự bất mãn và chống đối nhiều hơn trong dân chúng khi điều kiện kinh tế và chính trị không được cải thiện. Nếu sự chuyên chế toàn trị và kinh tế thường xuyên sa sút, kèm theo nạn tham nhũng tiếp tục, tự tung tự tác, đàn áp, bất công, và nếu các quyền lợi của giới công chức, chính trị và kinh tế làm cho các nguồn tài nguyên chệch khỏi quyền lợi của toàn bộ dân chúng, chế độ CSTQ cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, chế độ này thậm chí có thể đe dọa các nước láng giềng bằng quân sự, hoặc một thủ đoạn chính trị nội bộ có tính toán, hoặc là kết quả của một sự sợ hãi và hoang tưởng trong giới lãnh đạo. Kết quả này có khả năng sẽ tàn phá cả Trung Quốc lẫn thế giới bên ngoài.
The West and China's Decline
Phương tây và sự suy thoái của Trung Quốc
A great deal of evidence suggests that China’s current growth is unsustainable for a variety of reasons. If so, it faces hard times ahead, regardless of the character of the governing regime. China’s decline, especially if it results in chaotic conditions there, is likely to damage the economic well-being of the United States and the international community, which are depending on China to be the engine of global economic growth and a partner for peaceful cooperation on nuclear proliferation. Long-term economic stagnation or decline carries important implications for the foreign policies of the United States and the international community.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, sự tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc không bền vững do nhiều nguyên nhân. Nếu quả thực như vậy, Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn, bất kể đặc trưng của chế độ cai trị như thế nào. Sự suy thoái của Trung Quốc, đặc biệt nếu gây ra tình trạng hỗn loạn ở đó, có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như một đối tác về hợp tác hòa bình trong vấn đề kiểm soát phổ biến hạt nhân. Sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế lâu dài [ở Trung Quốc] ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Over the last three decades the United States and Europe have followed a range of policies designed to integrate China into the global economic and political systems. In recent years, however, a growing chorus in Congress has argued that it is time, now that China is so strong, to insist that it change its self-interested policies on currency valuation, intellectual property protection, and human rights.
But changing U.S. and European direction at this time could be just the wrong move.
Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ và châu Âu theo đuổi một loạt chính sách thiết kế nhằm đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trong Quốc Hội [Mỹ] lập luận rằng, Trung Quốc hiện quá mạnh, đã đến lúc phải đòi Trung Quốc thay đổi chính sách vụ lợi về định giá tiền tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các vấn đề nhân quyền.
Nhưng thay đổi hướng đi của Mỹ và châu Âu trong lúc này có thể là bước đi không thích hợp.
Although China may look like a rising economic and political competitor today, that situation could quickly reverse. The wildly erroneous predictions of “Japan as #1” three decades ago should warn the outside world not to over-react to the “China threat.” Punitive U.S. measures in response to China’s mercantilist trade and currency policies and disregard for intellectual property rights, however justifiable on the merits, could create the impression in China that the US has created, or at least hastened and deepened its economic stagnation. The United States should avoid providing the CPC regime any excuse to claim the United States is the cause of China’s woes. If the Chinese people as a whole ever adopt that view, U.S.-China relations could be poisoned for decades.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay có vẻ giống một đối thủ chính trị và kinh tế đang trỗi dậy, tình trạng đó có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Các dự đoán sai lầm về “Nhật Bản là số một” cách nay ba thập niên, nên dùng để cảnh báo thế giới bên ngoài, không nên phản ứng quá mức về “mối đe dọa Trung Quốc“. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc đáp trả chính sách vụ lợi về tiền tệ và trao đổi mậu dịch, cũng như không tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ, cho dù chính đáng, nhưng có thể gây ấn tượng ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đã tạo ra, hay ít nhất cũng đã thúc đẩy và làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nên tránh, không để cho ÐCSTQ có bất cứ lý do nào cáo buộc Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các tai họa ở Trung Quốc. Nếu toàn bộ người dân Trung Quốc xem Mỹ là nguyên nhân gây ra tai họa, thì quan hệ Mỹ – Trung có thể bị hủy hoại trong nhiều thập kỷ.
The United States and the international community should also recognize that, as China’s economy deteriorates, any confrontational military maneuvers are likely to be met with escalation rather than compromise. Confrontation would tempt a struggling CPC regime to adopt a jingoistic, rally-’round-the-flag patriotism. The CPC regime already inculcates and makes political use of anti-Japanese feelings among Chinese born long after the end of World War II. “Foreign threats” would serve both to encourage public unity and to justify crushing whatever real or perceived internal opposition exists. It would also favor increased military expenditures and distract people from adverse economic and ecological developments. The United States should make serious efforts to avoid becoming the new enemy. It will need to tread carefully to avoid making China’s economic decline worse both for China and the rest of the world.
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng nên nhìn nhận rằng, khi kinh tế Trung Quốc xấu đi, bất kỳ sự vận động quân sự mang tính đối đầu nào cũng dễ gặp phải sự leo thang [chống đối], hơn là sự nhân nhượng. Sự đối đầu có thể đẩy chế độ CSTQ vốn đang chật vật, thực hiện chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, tập hợp dân chúng đứng lên. Chế độ CSTQ đã tẩy não người dân và sử dụng tình cảm chống Nhật như mục đích chính trị đối với những người Trung Quốc sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến rất lâu. Chiêu bài “mối đe doạ ngoại bang” sẽ được dùng để cổ vũ dân chúng đoàn kết, cũng như biện hộ cho bất kỳ sự đàn áp nào đối với thành phần đối lập trong nội bộ xuất hiện, dù đó là sự chống đối thực hay chỉ là cảm nhận. Chế độ CSTQ cũng ưu tiên gia tăng chi tiêu quốc phòng và đánh lạc hướng quần chúng khỏi các diễn biến bất lợi về sinh thái cũng như kinh tế. Hoa Kỳ nên thật sự cố gắng, tránh trở thành kẻ thù mới của Trung Quốc. Mỹ cần đi những bước thận trọng để tránh làm cho sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc càng tồi tệ hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước còn lại trên thế giới.
Foreign Policy in Focus
Translated by Nguyễn Trùng Dương



Ghi chú của editor:
(*) China’s desire for international respectability, along with a deep cultural bias favoring consensus, discourages anything more radical than “muddling through”: Do văn hóa Trung Quốc không chấp nhận sự khác biệt, nên tất cả mọi người phải đồng thuận về một vấn đề nào đó thì mới thông qua. Trên thực tế, con người vốn sinh ra đã không giống nhau, nên rất khó có thể tìm sự đồng thuận của tất cả mọi người trong cùng một vấn đề. Vì không chấp nhận ý kiến khác biệt, nên Trung Quốc không thể thực hiện những quyết định lớn, bởi thiếu sự đồng thuận của tất cả mọi người, mà chỉ có thể thực hiện những việc nhỏ. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hóa Mỹ và phương Tây: chấp nhận sự khác biệt.