MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 9, 2011

The Art of War, By Sun Tzu - Binh pháp Tôn Tử



The Art of War - By Sun Tzu
Tôn tử binh pháp
Tôn Vũ
Translated by Lionel Giles
I. Laying Plans
Thiên Thứ nhất
1. Sun Tzu said: The art of war is of vital importance to the State.
Kế Sách
Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia,
2. It is a matter of life and death, a road either to safety or to ruin. Hence it is a subject of inquiry which can on no account be neglected.
quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ.
3. The art of war, then, is governed by five constant factors, to be taken into account in one's deliberations, when seeking to determine the conditions obtaining in the field.
Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh:
4. These are: (1) The Moral Law; (2) Heaven; (3) Earth; (4) The Commander; (5) Method and discipline.
Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là Pháp.
5,6. The Moral Law causes the people to be in complete accord with their ruler, so that they will follow him regardless of their lives, undismayed by any danger.
Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.
7. Heaven signifies night and day, cold and heat, times and seasons.
Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết.
8. Earth comprises distances, great and small; danger and security; open ground and narrow passes; the chances of life and death.
Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui.
9. The Commander stands for the virtues of wisdom, sincerely, benevolence, courage and strictness.
Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.
10. By method and discipline are to be understood the marshaling of the army in its proper subdivisions, the graduations of rank among the officers, the maintenance of roads by which supplies may reach the army, and the control of military expenditure.
Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết.
11. These five heads should be familiar to every general: he who knows them will be victorious; he who knows them not will fail.
Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng.
12. Therefore, in your deliberations, when seeking to determine the military conditions, let them be made the basis of a comparison, in this wise:
Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét:
13. (1) Which of the two sovereigns is imbued with the Moral law? (2) Which of the two generals has most ability? (3) With whom lie the advantages derived from Heaven and Earth? (4) On which side is discipline most rigorously enforced? (5) Which army is stronger? (6) On which side are officers and men more highly trained? (7) In which army is there the greater constancy both in reward and punishment?
Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
14. By means of these seven considerations I can forecast victory or defeat.
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua.
15. The general that hearkens to my counsel and acts upon it, will conquer: let such a one be retained in command! The general that hearkens not to my counsel nor acts upon it, will suffer defeat:--let such a one be dismissed!
Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tác "Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi")
16. While heading the profit of my counsel, avail yourself also of any helpful circumstances over and beyond the ordinary rules.
Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh.
17. According as circumstances are favorable, one should modify one's plans.
Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng.
18. All warfare is based on deception.
Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng).
19. Hence, when able to attack, we must seem unable; when using our forces, we must seem inactive; when we are near, we must make the enemy believe we are far away; when far away, we must make him believe we are near.
Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần.
20. Hold out baits to entice the enemy. Feign disorder, and crush him.
Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn,
21. If he is secure at all points, be prepared for him. If he is in superior strength, evade him.
phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ.
22. If your opponent is of choleric temper, seek to irritate him. Pretend to be weak, that he may grow arrogant.
Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu,
23. If he is taking his ease, give him no rest. If his forces are united, separate them.
địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán.
24. Attack him where he is unprepared, appear where you are not expected.
Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý")
25. These military devices, leading to victory, must not be divulged beforehand.
Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc.
26. Now the general who wins a battle makes many calculations in his temple ere the battle is fought. The general who loses a battle makes but few calculations beforehand. Thus do many calculations lead to victory, and few calculations to defeat: how much more no calculation at all! It is by attention to this point that I can foresee who is likely to win or lose.
Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.
II. Waging War
Thiên Thứ hai - Tác chiến
1. Sun Tzu said: In the operations of war, where there are in the field a thousand swift chariots, as many heavy chariots, and a hundred thousand mail-clad soldiers, with provisions enough to carry them a thousand li, the expenditure at home and at the front, including entertainment of guests, small items such as glue and paint, and sums spent on chariots and armor, will reach the total of a thousand ounces of silver per day. Such is the cost of raising an army of 100,000 men.
Tôn tử nói: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được.
2. When you engage in actual fighting, if victory is long in coming, then men's weapons will grow dull and their ardor will be damped. If you lay siege to a town, you will exhaust your strength.
Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu,
3. Again, if the campaign is protracted, the resources of the State will not be equal to the strain.
quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn.
4. Now, when your weapons are dulled, your ardor damped, your strength exhausted and your treasure spent, other chieftains will spring up to take advantage of your extremity. Then no man, however wise, will be able to avert the consequences that must ensue.
Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.
5. Thus, though we have heard of stupid haste in war, cleverness has never been seen associated with long delays.
Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về
6. There is no instance of a country having benefited from prolonged warfare.
chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả.
7. It is only one who is thoroughly acquainted with the evils of war that can thoroughly understand the profitable way of carrying it on.
Cho nên người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh.
8. The skillful soldier does not raise a second levy, neither are his supply-wagons loaded more than twice.
người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần,
9. Bring war material with you from home, but forage on the enemy. Thus the army will have food enough for its needs.
quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thoả mãn.
10. Poverty of the State exchequer causes an army to be maintained by contributions from a distance. Contributing to maintain an army at a distance causes the people to be impoverished.
Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽ nghèo.
11. On the other hand, the proximity of an army causes prices to go up; and high prices cause the people's substance to be drained away.
Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bách tính khô kiệt.
12. When their substance is drained away, the peasantry will be afflicted by heavy exactions.
Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế.
13,14. With this loss of substance and exhaustion of strength, the homes of the people will be stripped bare, and three-tenths of their income will be dissipated; while government expenses for broken chariots, worn-out horses, breast-plates and helmets, bows and arrows, spears and shields, protective mantles, draught-oxen and heavy wagons, will amount to four-tenths of its total revenue.
Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu.
15. Hence a wise general makes a point of foraging on the enemy. One cartload of the enemy's provisions is equivalent to twenty of one's own, and likewise a single picul of his provender is equivalent to twenty from one's own store.
Cho nên tướng soái giỏi lấy lương thực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà. Dùng 1 thạch cỏ ở nước địch bằng 20 thạch cỏ ở nước nhà.
16. Now in order to kill the enemy, our men must be roused to anger; that there may be advantage from defeating the enemy, they must have their rewards.
Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch. Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà.
17. Therefore in chariot fighting, when ten or more chariots have been taken, those should be rewarded who took the first. Our own flags should be substituted for those of the enemy, and the chariots mingled and used in conjunction with ours. The captured soldiers should be kindly treated and kept.
Đánh bằng xe, cướp được hơn 10 cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được. Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà. Đãi tù binh tử tế
18. This is called, using the conquered foe to augment one's own strength.
thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh.
19. In war, then, let your great object be victory, not lengthy campaigns.
Thế nên dụng binh cốt thắng, không cốt kéo dài.
20. Thus it may be known that the leader of armies is the arbiter of the people's fate, the man on whom it depends whether the nation shall be in peace or in peril.
Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.
III. Attack by Stratagem
Thiên Thứ ba - Mưu công
1. Sun Tzu said: In the practical art of war, the best thing of all is to take the enemy's country whole and intact; to shatter and destroy it is not so good. So, too, it is better to recapture an army entire than to destroy it, to capture a regiment, a detachment or a company entire than to destroy them.
Tôn tử nói: Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
2. Hence to fight and conquer in all your battles is not supreme excellence; supreme excellence consists in breaking the enemy's resistance without fighting.
Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.
3. Thus the highest form of generalship is to balk the enemy's plans; the next best is to prevent the junction of the enemy's forces; the next in order is to attack the enemy's army in the field; and the worst policy of all is to besiege walled cities.
Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.
4. The rule is, not to besiege walled cities if it can possibly be avoided. The preparation of mantlets, movable shelters, and various implements of war, will take up three whole months; and the piling up of mounds over against the walls will take three months more.
Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa.
5. The general, unable to control his irritation, will launch his men to the assault like swarming ants, with the result that one-third of his men are slain, while the town still remains untaken. Such are the disastrous effects of a siege.
Tướng sốt ruột xua quân đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc đánh thành.
6. Therefore the skillful leader subdues the enemy's troops without any fighting; he captures their cities without laying siege to them; he overthrows their kingdom without lengthy operations in the field.
Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất địch phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ,
7. With his forces intact he will dispute the mastery of the Empire, and thus, without losing a man, his triumph will be complete. This is the method of attacking by stratagem
quân không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn.
8. It is the rule in war, if our forces are ten to the enemy's one, to surround him; if five to one, to attack him; if twice as numerous, to divide our army into two.
Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh,
9. If equally matched, we can offer battle; if slightly inferior in numbers, we can avoid the enemy; if quite unequal in every way, we can flee from him.
bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch.
10. Hence, though an obstinate fight may be made by a small force, in the end it must be captured by the larger force.
Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh.
11. Now the general is the bulwark of the State; if the bulwark is complete at all points; the State will be strong; if the bulwark is defective, the State will be weak.
Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu.
12. There are three ways in which a ruler can bring misfortune upon his army:
Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong 3 trường hợp:
13. (1) By commanding the army to advance or to retreat, being ignorant of the fact that it cannot obey. This is called hobbling the army.
không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội.
14. (2) By attempting to govern an army in the same way as he administers a kingdom, being ignorant of the conditions which obtain in an army. This causes restlessness in the soldier's minds.
không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó hiểu.
15. (3) By employing the officers of his army without discrimination, through ignorance of the military principle of adaptation to circumstances. This shakes the confidence of the soldiers.
không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ.
16. But when the army is restless and distrustful, trouble is sure to come from the other feudal princes. This is simply bringing anarchy into the army, and flinging victory away.
Quân hoang mang nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là tự làm rối mình khiến địch thắng.
17. Thus we may know that there are five essentials for victory: (1) He will win who knows when to fight and when not to fight. (2) He will win who knows how to handle both superior and inferior forces. (3) He will win whose army is animated by the same spirit throughout all its ranks. (4) He will win who, prepared himself, waits to take the enemy unprepared. (5) He will win who has military capacity and is not interfered with by the sovereign.
Cho nên có năm điều có thể thắng: Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng, biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng, quân tướng đồng lòng có thể thắng, lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị có thể thắng, tướng giỏi mà vua không can thiệp vào có thể thắng. Đây là 5 điều có thể đoán trước được thắng lợi.
18. Hence the saying: If you know the enemy and know yourself, you need not fear the result of a hundred battles. If you know yourself but not the enemy, for every victory gained you will also suffer a defeat. If you know neither the enemy nor yourself, you will succumb in every battle.
Cho nên có thể nói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. (nguyên văn: Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi)
IV. Tactical Dispositions
Thiên Thứ Tư - Hình
1. Sun Tzu said: The good fighters of old first put themselves beyond the possibility of defeat, and then waited for an opportunity of defeating the enemy.
Tôn tử nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch.
2. To secure ourselves against defeat lies in our own hands, but the opportunity of defeating the enemy is provided by the enemy himself.
không để bại là do mình, giành chiên thắng là tại địch.
3. Thus the good fighter is able to secure himself against defeat, but cannot make certain of defeating the enemy.
Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng.
4. Hence the saying: One may know how to conquer without being able to do it.
Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được (tối nghĩa quá:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi")
5. Security against defeat implies defensive tactics; ability to defeat the enemy means taking the offensive.
không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công.
6. Standing on the defensive indicates insufficient strength; attacking, a superabundance of strength.
Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.
7. The general who is skilled in defense hides in the most secret recesses of the earth; he who is skilled in attack flashes forth from the topmost heights of heaven. Thus on the one hand we have ability to protect ourselves; on the other, a victory that is complete.
Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng ("thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng").
8. To see victory only when it is within the ken of the common herd is not the acme of excellence.
Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi,
9. Neither is it the acme of excellence if you fight and conquer and the whole Empire says, "Well done!"
thắng 1 trận mà thiên hạ gọi là giỏi thì cũng chưa gọi là giỏi trong những người giỏi…
10. To lift an autumn hair is no sign of great strength; to see the sun and moon is no sign of sharp sight; to hear the noise of thunder is no sign of a quick ear.
Cũng như nhấc một cọng lông thì không kể là khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm sét không kể là tai thính.
11. What the ancients called a clever fighter is one who not only wins, but excels in winning with ease.
Thời xưa, người giỏi dụng binh thường đánh bại kẻ địch dễ thắng
12. Hence his victories bring him neither reputation for wisdom nor credit for courage.
nên việc giành được chiến thắng ấy không được tiếng là trí dũng.
13. He wins his battles by making no mistakes. Making no mistakes is what establishes the certainty of victory, for it means conquering an enemy that is already defeated.
Chiến thắng của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào thế thất bại.
14. Hence the skillful fighter puts himself into a position which makes defeat impossible, and does not miss the moment for defeating the enemy.
Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch.
15. Thus it is that in war the victorious strategist only seeks battle after the victory has been won, whereas he who is destined to defeat first fights and afterwards looks for victory.
Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may.
16. The consummate leader cultivates the moral law, and strictly adheres to method and discipline; thus it is in his power to control success.
Người giỏi dụng binh có thể từ các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại.
17. In respect of military method, we have, firstly, Measurement; secondly, Estimation of quantity; thirdly, Calculation; fourthly, Balancing of chances; fifthly, Victory.
Phép dụng binh là: Thứ nhất là "độ", thứ hai là "lượng", thứ 3 là "số", thứ 4 là "xứng", thứ 5 là "thắng".
18. Measurement owes its existence to Earth; Estimation of quantity to Measurement; Calculation to Estimation of quantity; Balancing of chances to Calculation; and Victory to Balancing of chances.
Tính thế sinh độ, độ sinh lượng, lượng sinh số, số sinh xứng, xứng sinh thắng. Thắng binh dùng "dật" đánh "thù", bại binh dùng "thù" chống "dật".
19. A victorious army opposed to a routed one, is as a pound's weight placed in the scale against a single grain.
Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉ huy tác chiến dùng binh như tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy,
20. The onrush of a conquering force is like the bursting of pent-up waters into a chasm a thousand fathoms deep.
cái này gọi là hình của binh lực quân sự. Nguyên văn "Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thuỷ ư thiên nhẫn chi khê giả, hình dã"
(dật=1/24 lạng; lạng=1/24 thù)
V. Energy
Thiên Thứ Năm - THẾ
1. Sun Tzu said: The control of a large force is the same principle as the control of a few men: it is merely a question of dividing up their numbers.
Tôn Tử nói: Phàm điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít đều là việc tổ chức biên chế quân độI,
2. Fighting with a large army under your command is nowise different from fighting with a small one: it is merely a question of instituting signs and signals.
chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh.
3. To ensure that your whole host may withstand the brunt of the enemy's attack and remain unshaken-- this is effected by maneuvers direct and indirect.
Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bạI trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính.
4. That the impact of your army may be like a grindstone dashed against an egg--this is effected by the science of weak points and strong.
Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọI trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọn hư.
5. In all fighting, the direct method may be used for joining battle, but indirect methods will be needed in order to secure victory.
Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đốI địch, kỳ binh thủ thắng.
6. Indirect tactics, efficiently applied, are inexhaustible as Heaven and Earth, unending as the flow of rivers and streams; like the sun and moon, they end but to begin anew; like the four seasons, they pass away to return once more.
Tướng giỏi dùng binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bao giờ cạn nước. Như mặt trăng mặt trời, lặn rồi lại mọc; như bốn mùa thay đổi, qua rồi lại đến.
7. There are not more than five musical notes, yet the combinations of these five give rise to more melodies than can ever be heard.
Âm nhạc cũng không quá 5 thanh âm, nhưng biến hóa khôn lường, nghe sao cho hết được;
8. There are not more than five primary colors (blue, yellow, red, white, and black), yet in combination they produce more hues than can ever been seen.
sắc màu cũng chỉ có 5 màu, nhưng biến hóa nhìn sao cho tận;
9. There are not more than five cardinal tastes (sour, acrid, salt, sweet, bitter), yet combinations of them yield more flavors than can ever be tasted.
vị bất quá cũng chỉ có 5 vị, như biến hóa nếm sao cho đủ.
10. In battle, there are not more than two methods of attack--the direct and the indirect; yet these two in combination give rise to an endless series of maneuvers.
Chiến thuật cũng chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hóa của kỳ và chính là vô cùng vô tận.
11. The direct and the indirect lead on to each other in turn. It is like moving in a circle--you never come to an end. Who can exhaust the possibilities of their combination?
Kỳ chính chuyển hóa lẫn nhau như vòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có thể biết được?
12. The onset of troops is like the rush of a torrent which will even roll stones along in its course.
- Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ.
13. The quality of decision is like the well-timed swoop of a falcon which enables it to strike and destroy its victim.
Chim ưng vồ mồi chỉ 1 cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng.
14. Therefore the good fighter will be terrible in his onset, and prompt in his decision.
Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng
15. Energy may be likened to the bending of a crossbow; decision, to the releasing of a trigger.
Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng tên, nhanh vô cùng.
16. Amid the turmoil and tumult of battle, there may be seeming disorder and yet no real disorder at all; amid confusion and chaos, your array may be without head or tail, yet it will be proof against defeat.
- Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế, tiết thì không bị bại.
17. Simulated disorder postulates perfect discipline, simulated fear postulates courage; simulated weakness postulates strength.
- Ta có tổ chức chặt chẽ thì khiến địch hỗn loạn, ta có lòng dũng cảm thì khiến địch khiếp sợ, ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu.
18. Hiding order beneath the cloak of disorder is simply a question of subdivision; concealing courage under a show of timidity presupposes a fund of latent energy; masking strength with weakness is to be effected by tactical dispositions.
Chặt chẽ hay hỗn loạn là do ở tổ chức biên chế, dũng cảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là do thực lực đối sách thể hiện ra.
19. Thus one who is skillful at keeping the enemy on the move maintains deceitful appearances, according to which the enemy will act. He sacrifices something, that the enemy may snatch at it.
Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy trang để dụ địch khiến kẻ địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏ dụ kẻ địch, địch ắt đến để chiếm.
20. By holding out baits, he keeps him on the march; then with a body of picked men he lies in wait for him.
Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng.
21. The clever combatant looks to the effect of combined energy, and does not require too much from individuals. Hence his ability to pick out the right men and utilize combined energy.
- Người giỏi tác chiến là biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết chọn lựa và sử dùng nhân tài để tạo nên lợi thế.
22. When he utilizes combined energy, his fighting men become as it were like unto rolling logs or stones. For it is the nature of a log or stone to remain motionless on level ground, and to move when on a slope; if four-cornered, to come to a standstill, but if round-shaped, to go rolling down.
Người giỏi tác chiến tạo ra thế giống như lăn gỗ đá, gỗ đá ở chỗ bằng thì nằm im, ở chỗ nghiêng dốc thì dịch chuyển, vuông thì dừng, tròn thì lăn.
23. Thus the energy developed by good fighting men is as the momentum of a round stone rolled down a mountain thousands of feet in height. So much on the subject of energy.
Bởi vậy mà người giỏi chỉ huy tác chiến cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao vạn trượng xuống chân núi vậy. Thế tạo ra chính là như vậy.
VI. Weak Points and Strong
Thiên Thứ Sáu - Hư Thực
1. Sun Tzu said: Whoever is first in the field and awaits the coming of the enemy, will be fresh for the fight; whoever is second in the field and has to hasten to battle will arrive exhausted.
Tôn Tử viết :
- Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi.
2. Therefore the clever combatant imposes his will on the enemy, but does not allow the enemy's will to be imposed on him.
Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch.
3. By holding out advantages to him, he can cause the enemy to approach of his own accord; or, by inflicting damage, he can make it impossible for the enemy to draw near.
- Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhữ địch. Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó.
4. If the enemy is taking his ease, he can harass him; if well supplied with food, he can starve him out; if quietly encamped, he can force him to move.
Do thế, địch đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển,
5. Appear at points which the enemy must hasten to defend; march swiftly to places where you are not expected.
đó là vì nơi ta tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu.
6. An army may march great distances without distress, if it marches through country where the enemy is not.
Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở,
7. You can be sure of succeeding in your attacks if you only attack places which are undefended.You can ensure the safety of your defense if you only hold positions that cannot be attacked.
ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công.
8. Hence that general is skillful in attack whose opponent does not know what to defend; and he is skillful in defense whose opponent does not know what to attack.
- Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ, người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi nào.
9. O divine art of subtlety and secrecy! Through you we learn to be invisible, through you inaudible; and hence we can hold the enemy's fate in our hands.
Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thế mà ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay.
10. You may advance and be absolutely irresistible, if you make for the enemy's weak points; you may retire and be safe from pursuit if your movements are more rapid than those of the enemy.
Ta tiến công mà địch không cản nỗi vì ta như tiến vào chỗ không người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp.
11. If we wish to fight, the enemy can be forced to an engagement even though he be sheltered behind a high rampart and a deep ditch. All we need do is attack some other place that he will be obliged to relieve.
Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu,
12. If we do not wish to fight, we can prevent the enemy from engaging us even though the lines of our encampment be merely traced out on the ground. All we need do is to throw something odd and unaccountable in his way.
ta không muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho chúng phải đổi hướng tiến công.
13. By discovering the enemy's dispositions and remaining invisible ourselves, we can keep our forces concentrated, while the enemy's must be divided.
- Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình thì ta có thể tập trung binh lực, còn địch thì phân tán lực lượng.
14. We can form a single united body, while the enemy must split up into fractions. Hence there will be a whole pitted against separate parts of a whole, which means that we shall be many to the enemy's few.
Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực lượng ở mười chốn, tức là ta dùng mười đánh một như thế quân ta đông quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta.
15. And if we are able thus to attack an inferior force with a superior one, our opponents will be in dire straits.
Dùng nhiều đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng.
16. The spot where we intend to fight must not be made known; for then the enemy will have to prepare against a possible attack at several different points; and his forces being thus distributed in many directions, the numbers we shall have to face at any given point will be proportionately few.
Nơi ta muốn tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi, đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch.
17. For should the enemy strengthen his van, he will weaken his rear; should he strengthen his rear, he will weaken his van; should he strengthen his left, he will weaken his right; should he strengthen his right, he will weaken his left. If he sends reinforcements everywhere, he will everywhere be weak.
Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu mỏng.
18. Numerical weakness comes from having to prepare against possible attacks; numerical strength, from compelling our adversary to make these preparations against us.
Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chỗ.
19. Knowing the place and the time of the coming battle, we may concentrate from the greatest distances in order to fight.
- Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch.
20. But if neither time nor place be known, then the left wing will be impotent to succor the right, the right equally impotent to succor the left, the van unable to relieve the rear, or the rear to support the van. How much more so if the furthest portions of the army are anything under a hundred miles apart, and even the nearest are separated by several miles!
Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồ xa ngoài ngàn dặm, gần trong vài dặm thì thế nào ?
21. Though according to my estimate the soldiers of Yueh exceed our own in number, that shall advantage them nothing in the matter of victory. I say then that victory can be achieved.
Theo ý ta, vượt người về số quân đâu có ích chi cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do ta tạo thành.
22. Though the enemy be stronger in numbers, we may prevent him from fighting. Scheme so as to discover his plans and the likelihood of their success.
Quân địch tuy đông, có thể làm cho chúng không thể đấu với ta được.
23. Rouse him, and learn the principle of his activity or inactivity. Force him to reveal himself, so as to find out his vulnerable spots.
- Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch,
24. Carefully compare the opposing army with your own, so that you may know where strength is superabundant and where it is deficient.
trinh sát xem chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực hư thế nào.
25. In making tactical dispositions, the highest pitch you can attain is to conceal them; conceal your dispositions, and you will be safe from the prying of the subtlest spies, from the machinations of the wisest brains.
Ta ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách đối phó với quân ta.
26. How victory may be produced for them out of the enemy's own tactics--that is what the multitude cannot comprehend.
Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu của nó.
27. All men can see the tactics whereby I conquer, but what none can see is the strategy out of which victory is evolved.
Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó thế nào.
28. Do not repeat the tactics which have gained you one victory, but let your methods be regulated by the infinite variety of circumstances.
Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
29. Military tactics are like unto water; for water in its natural course runs away from high places and hastens downwards.
- Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ chỗ cao đổ xuống thấp.
30. So in war, the way is to avoid what is strong and to strike at what is weak.
Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ mạnh, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ yếu, chỗ hư của địch.
31. Water shapes its course according to the nature of the ground over which it flows; the soldier works out his victory in relation to the foe whom he is facing.
Nước tùy địa hình cao thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ vào tình hình của địch mà quyết định cách đánh.
32. Therefore, just as water retains no constant shape, so in warfare there are no constant conditions.
Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức nhất định.
33. He who can modify his tactics in relation to his opponent and thereby succeed in winning, may be called a heaven-born captain.
Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.
34. The five elements (water, fire, wood, metal, earth) are not always equally predominant; the four seasons make way for each other in turn. There are short days and long; the moon has its periods of waning and waxing.
Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành trăng có khi tròn khi khuyết.
VII. Maneuvering
Thiên Thứ Bảy - Quân Tranh
1. Sun Tzu said: In war, the general receives his commands from the sovereign.
Tôn Tử viết :
- Phàm dụng binh chi pháp, phép dùng binh thường, tướng soái nhận lệnh vua,
2. Having collected an army and concentrated his forces, he must blend and harmonize the different elements thereof before pitching his camp.
trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội,
3. After that, comes tactical maneuvering, than which there is nothing more difficult. The difficulty of tactical maneuvering consists in turning the devious into the direct, and misfortune into gain.
sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc này là phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi.
4. Thus, to take a long and circuitous route, after enticing the enemy out of the way, and though starting after him, to contrive to reach the goal before him, shows knowledge of the artifice of deviation.
Tuy đi đường vòng nhưng lấy cái lợi nhỏ dụ địch thì mới có thể xuất phát sau mà tới được trước yếu địa cần tranh, thế là hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
5. Maneuvering with an army is advantageous; with an undisciplined multitude, most dangerous.
- Quân tranh vừa có cái lợi, vừa có nguy hiểm.
6. If you set a fully equipped army in march in order to snatch an advantage, the chances are that you will be too late. On the other hand, to detach a flying column for the purpose involves the sacrifice of its baggage and stores.
Nếu đem toàn quân có trang bị nặng nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏ lại trang bị nặng thì trang bị nặng sẽ tổn thất.
7. Thus, if you order your men to roll up their buff-coats, and make forced marches without halting day or night, covering double the usual distance at a stretch, doing a hundred miles in order to wrest an advantage, the leaders of all your three divisions will fall into the hands of the enemy.
Vì thế, cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi thì tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt,
8. The stronger men will be in front, the jaded ones will fall behind, and on this plan only one-tenth of your army will reach its destination.
lính khỏe tới trước, yếu tới sau. Cuối cùng chỉ có một phần mười binh lực đến trước.
9. If you march fifty miles in order to outmaneuver the enemy, you will lose the leader of your first division, and only half your force will reach the goal.
Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân sẽ bị chặn, chỉ có một nửa binh lực tới trước.
10. If you march thirty miles with the same object, two-thirds of your army will arrive.
Đi ba mươi dặm tranh lợi, chỉ có hai phần ba binh lực tới trước.
11. We may take it then that an army without its baggage-train is lost; without provisions it is lost; without bases of supply it is lost.
Quân đội không có trang bị nặng ắt thua, không có lương thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
12. We cannot enter into alliances until we are acquainted with the designs of our neighbors.
- Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu,
13. We are not fit to lead an army on the march unless we are familiar with the face of the country--its mountains and forests, its pitfalls and precipices, its marshes and swamps.
không thể tính việc kết giao; chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân;
14. We shall be unable to turn natural advantage to account unless we make use of local guides.
không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi.
15. In war, practice dissimulation, and you will succeed.
Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công,
16. Whether to concentrate or to divide your troops, must be decided by circumstances.
phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật.
17. Let your rapidity be that of the wind, your compactness that of the forest.
Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm,
18. In raiding and plundering be like fire, is immovability like a mountain.
khi tấn công thì như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đá,
19. Let your plans be dark and impenetrable as night, and when you move, fall like a thunderbolt.
khi ẩn mình thì như bóng tối, khi xung phong thì như sấm sét.
20. When you plunder a countryside, let the spoil be divided amongst your men; when you capture new territory, cut it up into allotments for the benefit of the soldiery.
Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ;
21. Ponder and deliberate before you make a move.
cân nhắc lợi hại được mất rồi mới tùy cơ hành động.
22. He will conquer who has learnt the artifice of deviation. Such is the art of maneuvering.
Trước hết phải rõ phương pháp biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành quân.
23. The Book of Army Management says: On the field of battle, the spoken word does not carry far enough: hence the institution of gongs and drums. Nor can ordinary objects be seen clearly enough: hence the institution of banners and flags.
- Quân Chính viết: “Ngôn bất tương văn, cố vi kim cổ, thị bất tương kiến, cố vi tinh kỳ” có nghĩa là “khi tác chiến mà dùng lời nói chỉ huy e quân nghe không được, phải cần đến chiêng trống; dùng động tác e quân không nhìn thấy, phải cần đến cờ lệnh.
24. Gongs and drums, banners and flags, are means whereby the ears and eyes of the host may be focused on one particular point.
Chiêng trống, cờ lệnh dùng để thống nhất hành động của toàn quân.
25. The host thus forming a single united body, is it impossible either for the brave to advance alone, or for the cowardly to retreat alone. This is the art of handling large masses of men.
Toàn quân đã hành động nhất nhất thì người lính dũng cảm không thể tiến một mình, người lính nhút nhát cũng không thể lùi một mình, đó là phương pháp chỉ huy toàn thể đội hình tác chiến”.
26. In night-fighting, then, make much use of signal-fires and drums, and in fighting by day, of flags and banners, as a means of influencing the ears and eyes of your army.
Chiến đấu ban đêm thì sử dụng nhiều tín hiệu lửa và trống, đánh nhau ban ngày dùng cờ hiệu, như một tác động đến tai và mắt của quân đội.
27. A whole army may be robbed of its spirit; a commander-in-chief may be robbed of his presence of mind.
Đối với quân địch, có thể làm tan nhuệ khí của chúng; đối với tướng địch, có thể làm dao động quyết tâm của họ.
28. Now a soldier's spirit is keenest in the morning; by noonday it has begun to flag; and in the evening, his mind is bent only on returning to camp.
Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau một thời gian dần dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan.
29. A clever general, therefore, avoids an army when its spirit is keen, but attacks it when it is sluggish and inclined to return. This is the art of studying moods.
Người giỏi dùng binh phải tránh nhuệ khí hăng hái của địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút thì đánh, - đó là cách nắm chắc sĩ khí quân đội.
30. Disciplined and calm, to await the appearance of disorder and hubbub amongst the enemy:--this is the art of retaining self-possession.
Lấy sự nghiêm chỉnh của quân ta đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của quân ta đối phó với sự hoang mang của quân địch, đó là cách nắm chắc tâm lý quân đội.
31. To be near the goal while the enemy is still far from it, to wait at ease while the enemy is toiling and struggling, to be well-fed while the enemy is famished:--this is the art of husbanding one's strength.
Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt (dĩ dật đãi lao), lấy no chờ đói, đó là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân đội.
32. To refrain from intercepting an enemy whose banners are in perfect order, to refrain from attacking an army drawn up in calm and confident array:--this is the art of studying circumstances.
Không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh, đó là cách nắm vững biến hóa chuyển động.
33. It is a military axiom not to advance uphill against the enemy, nor to oppose him when he comes downhill.
- Nguyên tắc dùng binh là: địch chiếm núi cao thì không đánh lên, địch dựa vào gò đống thì không nên đánh chính diện,
34. Do not pursue an enemy who simulates flight; do not attack soldiers whose temper is keen.
địch vờ thua chạy thì không nên đuổi theo, quân địch tinh nhuệ thì chưa nên đánh vội,
35. Do not swallow bait offered by the enemy. Do not interfere with an army that is returning home.
địch cho quân ta nhử mồi thì mặc kệ chúng, địch rút về nước thì không nên chặn đường,
36. When you surround an army, leave an outlet free. Do not press a desperate foe too hard.
bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.
37. Such is the art of warfare.
Phép dùng binh là như thế.
VIII. Variation in Tactics
Thiên Thứ Tám - Cửu Biến
1. Sun Tzu said: In war, the general receives his commands from the sovereign, collects his army and concentrates his forces
Tôn Tử viết :
- Phàm dụng binh chi pháp, chủ tướng nhận lệnh của vua, tập hợp quân đội, quân nhu (giáo, khí, lương, tiền, …),
2. When in difficult country, do not encamp. In country where high roads intersect, join hands with your allies. Do not linger in dangerously isolated positions. In hemmed-in situations, you must resort to stratagem. In desperate position, you must fight.
khi xuất chinh ở “phỉ địa” (đất xấu) thì không dựng trại, ở “cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở “tuyệt địa” không được nấn ná, ở “vi địa” (đất bị vây) thì phải tính kế, ở “tử địa” phải liều chết quyết chiến.
3. There are roads which must not be followed, armies which must be not attacked, towns which must be besieged, positions which must not be contested, commands of the sovereign which must not be obeyed.
Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh, có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe.
4. The general who thoroughly understands the advantages that accompany variation of tactics knows how to handle his troops.
Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách dùng binh.
5. The general who does not understand these, may be well acquainted with the configuration of the country, yet he will not be able to turn his knowledge to practical account.
Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình cũng không thể giành được địa lợi.
6. So, the student of war who is unversed in the art of war of varying his plans, even though he be acquainted with the Five Advantages, will fail to make the best use of his men.
Chỉ huy quân đội mà không biết dùng những ứng biến ấy thì dù biết năm điều lợi cũng không thể phát huy được toàn bộ tác dụng của quân đội.
7. Hence in the wise leader's plans, considerations of advantage and of disadvantage will be blended together.
- Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại.
8. If our expectation of advantage be tempered in this way, we may succeed in accomplishing the essential part of our schemes.
Khi gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành được đại sự.
9. If, on the other hand, in the midst of difficulties we are always ready to seize an advantage, we may extricate ourselves from misfortune.
Gặp tình hình thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
10. Reduce the hostile chiefs by inflicting damage on them; and make trouble for them, and keep them constantly engaged; hold out specious allurements, and make them rush to any given point.
- Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ; muốn điều khiển chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể không làm; muốn ép họ vào thế bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
11. The art of war teaches us to rely not on the likelihood of the enemy's not coming, but on our own readiness to receive him; not on the chance of his not attacking, but rather on the fact that we have made our position unassailable.
- Nguyên tắc dùng binh là: không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được.
12. There are five dangerous faults which may affect a general: (1) Recklessness, which leads to destruction; (2) cowardice, which leads to capture; (3) a hasty temper, which can be provoked by insults; (4) a delicacy of honor which is sensitive to shame; (5) over-solicitude for his men, which exposes him to worry and trouble.
- Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm: liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã, thương dân có thể lo buồn bất an.
13. These are the five besetting sins of a general, ruinous to the conduct of war.
Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó lường cho việc dùng binh.
14. When an army is overthrown and its leader slain, the cause will surely be found among these five dangerous faults. Let them be a subject of meditation.
Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà ra, không thể không suy xét kỹ.
IX. The Army on the March
Thiên Thứ Chín - Hành Quân
1. Sun Tzu said: We come now to the question of encamping the army, and observing signs of the enemy. Pass quickly over mountains, and keep in the neighborhood of valleys.
Tôn Tử viết :
- Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình hình quân địch, phải chú ý: ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ,
2. Camp in high places, facing the sun. Do not climb heights in order to fight. So much for mountain warfare.
hạ trại tại chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗ cao thì không đánh lên.
3. After crossing a river, you should get far away from it.
Khi vượt sông, nên hạ trại xa bờ.
4. When an invading force crosses a river in its onward march, do not advance to meet it in mid-stream. It will be best to let half the army get across, and then deliver your attack.
Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch ở dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi.
5. If you are anxious to fight, you should not go to meet the invader near a river which he has to cross.
Nếu muốn quyết chiến với địch, nên bày trận sát bờ sông.
6. Moor your craft higher up than the enemy, and facing the sun. Do not move up-stream to meet the enemy. So much for river warfare.
Hạ trại bên bờ sông cũng phải chiếm chỗ cao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông công địch.
7. In crossing salt-marshes, your sole concern should be to get over them quickly, without any delay.
Nếu gặp vùng đầm lầy nước mặn, phải ở gần nơi có nước và cỏ,
8. If forced to fight in a salt-marsh, you should have water and grass near you, and get your back to a clump of trees. So much for operations in salt-marches.
lưng dựa vào lùm cây.
9. In dry, level country, take up an easily accessible position with rising ground to your right and on your rear, so that the danger may be in front, and safety lie behind. So much for campaigning in flat country.
Nếu gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước mặt thấp, phía sau lưng cao.
10. These are the four useful branches of military knowledge which enabled the Yellow Emperor to vanquish four several sovereigns.
Nhờ lợi thế của 4 cách xử trí đó mà Hoàng Đế đã thắng 4 vị vua khác.
11. All armies prefer high ground to low and sunny places to dark.
- Phàm hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chỗ tối tăm,
12. If you are careful of your men, and camp on hard ground, the army will be free from disease of every kind, and this will spell victory.
ở nơi gần cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không bị nhiễm bệnh, đó là đảm bảo cho chiến thắng.
13. When you come to a hill or a bank, occupy the sunny side, with the slope on your right rear. Thus you will at once act for the benefit of your soldiers and utilize the natural advantages of the ground.
Hành quân ở vùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này là được lợi thế địa hình hỗ trợ.
14. When, in consequence of heavy rains up-country, a river which you wish to ford is swollen and flecked with foam, you must wait until it subsides.
- Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt sông, phải chờ khi nước rút.
15. Country in which there are precipitous cliffs with torrents running between, deep natural hollows, confined places, tangled thickets, quagmires and crevasses, should be left with all possible speed and not approached.
- Hành quân qua những vùng như “Thiên giản” là khe suối hiểm trở, “Thiên tỉnh” là nơi vách cao vây bộc, “Thiên lao” là nơi 3 mặt bị vây vào dễ ra khó, “Thiên hãm” là nơi đất thấp lầy lội khó vận động, “Thiên khích” là nơi hẻm núi khe hở.
16. While we keep away from such places, we should get the enemy to approach them; while we face them, we should let the enemy have them on his rear.
Khi gặp 5 loại địa hình đó tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, để cho địch ở gần nơi đó, ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó.
17. If in the neighborhood of your camp there should be any hilly country, ponds surrounded by aquatic grass, hollow basins filled with reeds, or woods with thick undergrowth, they must be carefully routed out and searched; for these are places where men in ambush or insidious spies are likely to be lurking.
- Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ đầm lầy, lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ có thể mai phục.
18. When the enemy is close at hand and remains quiet, he is relying on the natural strength of his position.
- Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận lợi.
19. When he keeps aloof and tries to provoke a battle, he is anxious for the other side to advance.
Địch ở xa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên.
20. If his place of encampment is easy of access, he is tendering a bait.
Địch đóng quân ở nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế.
21. Movement amongst the trees of a forest shows that the enemy is advancing. The appearance of a number of screens in the midst of thick grass means that the enemy wants to make us suspicious.
Cây cối rung động là địch đang lặng lẽ tiến gần. Trong cỏ có nhiều chướng ngại vật là địch cố ý bày nghi trận,
22. The rising of birds in their flight is the sign of an ambuscade. Startled beasts indicate that a sudden attack is coming.
chim xáo xác bay lên là bên dưới có phục binh. Thú kinh hãi bỏ chạy là địch kéo quân đến đánh úp.
23. When there is dust rising in a high column, it is the sign of chariots advancing; when the dust is low, but spread over a wide area, it betokens the approach of infantry. When it branches out in different directions, it shows that parties have been sent to collect firewood. A few clouds of dust moving to and fro signify that the army is encamping.
Bụi bốc cao mà nhọn là chiến xa địch tới, bụi bay thấp mà tản rộng là địch kéo bộ binh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi. Bụi bay ít mà lúc có lúc không là địch đang dựng trại.
24. Humble words and increased preparations are signs that the enemy is about to advance. Violent language and driving forward as if to the attack are signs that he will retreat.
Sứ giả nói năng khiêm nhượng mà địch lại tăng cường là đang chuẩn bị tiến công. Sứ giả nói cứng lại giả tiến lên là địch đang chuẩn bị lui.
25. When the light chariots come out first and take up a position on the wings, it is a sign that the enemy is forming for battle.
Chiến xa hạng nhẹ chạy ra hai bên sườn là địch đang bày thế trận.
26. Peace proposals unaccompanied by a sworn covenant indicate a plot.
Địch chưa thua đã vội cầu hòa là đang có âm mưu.
27. When there is much running about and the soldiers fall into rank, it means that the critical moment has come.
Địch gấp bày trận là đã định kỳ hạn tấn công.
28. When some are seen advancing and some retreating, it is a lure.
Địch nửa tiến nửa lui là đang muốn dụ ta.
29. When the soldiers stand leaning on their spears, they are faint from want of food.
Quân lính chống binh khí làm thế đứng dựa vào là đang … đói bụng.
30. If those who are sent to draw water begin by drinking themselves, the army is suffering from thirst.
Quân địch đi lấy nước mà uống trước mới đem về là địch đang khát.
31. If the enemy sees an advantage to be gained and makes no effort to secure it, the soldiers are exhausted.
Địch thấy lợi mà không tiến lên tranh đoạt là đang mệt mỏi.
32. If birds gather on any spot, it is unoccupied. Clamor by night betokens nervousness.
Chim chóc đậu trên doanh trại địch là trại đang bỏ trống.
33. If there is disturbance in the camp, the general's authority is weak. If the banners and flags are shifted about, sedition is afoot. If the officers are angry, it means that the men are weary.
Đang đem địch hốt hoảng gọi nhau là biểu hiện hoảng sợ. Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy nghiêm. Cờ xí ngả nghiêng là đội ngũ địch đã rối loạn. Quan quân dễ nổi nóng là toàn quân đã mệt mỏi.
34. When an army feeds its horses with grain and kills its cattle for food, and when the men do not hang their cooking-pots over the camp-fires, showing that they will not return to their tents, you may know that they are determined to fight to the death.
Dùng cả lương thực cho ngựa ăn, giết ngựa lấy thịt, thu dọn dụng cụ nấu ăn, lính không về trại là địch đã khốn cùng, liều chết phá vòng vây.
35. The sight of men whispering together in small knots or speaking in subdued tones points to disaffection amongst the rank and file.
Quân lính thì thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân.
36. Too frequent rewards signify that the enemy is at the end of his resources; too many punishments betray a condition of dire distress.
Liên tiếp khao thưởng quân sĩ là địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạ cấp là quân địch đang quẫn bách.
37. To begin by bluster, but afterwards to take fright at the enemy's numbers, shows a supreme lack of intelligence.
Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợ sệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực quá kém.
38. When envoys are sent with compliments in their mouths, it is a sign that the enemy wishes for a truce.
Phái sứ đến tặng quà (hối lộ) và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình chiến.
39. If the enemy's troops march up angrily and remain facing ours for a long time without either joining battle or taking themselves off again, the situation is one that demands great vigilance and circumspection.
Địch giận dữ kéo quân bày trận đối diện với quân ta mà đã lâu lại không tiến không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.
40. If our troops are no more in number than the enemy, that is amply sufficient; it only means that no direct attack can be made. What we can do is simply to concentrate all our available strength, keep a close watch on the enemy, and obtain reinforcements.
Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là được.
41. He who exercises no forethought but makes light of his opponents is sure to be captured by them.
Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.
42. If soldiers are punished before they have grown attached to you, they will not prove submissive; and, unless submissive, then will be practically useless. If, when the soldiers have become attached to you, punishments are not enforced, they will still be unless.
Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩ không phục. Quân sĩ không phục thì khó có thể sai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩ mà không áp dụng kỷ luật quân pháp thì cũng không thể sai khiến được họ.
43. Therefore soldiers must be treated in the first instance with humanity, but kept under control by means of iron discipline. This is a certain road to victory.
Vì thế mà phải mềm mỏng, độ lượng để quân sĩ đồng lòng, dùng quân pháp nghiêm minh để quân sĩ nhất nhất tề chỉnh thì mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và phục tùng
44. If in training soldiers commands are habitually enforced, the army will be well-disciplined; if not, its discipline will be bad.
Uy lệnh có nghiêm thì quân sĩ mới quen phục tùng.
45. If a general shows confidence in his men but always insists on his orders being obeyed, the gain will be mutual.
Thời bình mà mệnh lệnh được nghiêm chỉnh chấp hành thì đó là tướng đã phục được lòng quân, trên dưới đều được hòa thuận hợp nhất.
X. Terrain
Thiên Thứ Mười - Địa Hình
1. Sun Tzu said: We may distinguish six kinds of terrain, to wit: (1) Accessible ground; (2) entangling ground; (3) temporizing ground; (4) narrow passes; (5) precipitous heights; (6) positions at a great distance from the enemy.
Tôn Tử viết :
- Địa hình có 6 loại gồm: thông, quải, chi, ải, hiểm, viễn.
2. Ground which can be freely traversed by both sides is called accessible.
- “Thông” là ta có thể đi, địch có thể đến.
3. With regard to ground of this nature, be before the enemy in occupying the raised and sunny spots, and carefully guard your line of supplies. Then you will be able to fight with advantage
Địa hình này ai chiếm trước được chỗ cao, bảo đảm đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi.
4. Ground which can be abandoned but is hard to re-occupy is called entangling.
- “Quải” là nơi tiến đến thì dễ và trở lui thì khó.
5. From a position of this sort, if the enemy is unprepared, you may sally forth and defeat him. But if the enemy is prepared for your coming, and you fail to defeat him, then, return being impossible, disaster will ensue.
Địa hình này nếu địch không phòng thì ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng ta đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi.
6. When the position is such that neither side will gain by making the first move, it is called temporizing ground.
- “Chi” là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi.
7. In a position of this sort, even though the enemy should offer us an attractive bait, it will be advisable not to stir forth, but rather to retreat, thus enticing the enemy in his turn; then, when part of his army has come out, we may deliver our attack with advantage.
Địa hình này thì địch dù có đem lợi dụ ta cũng chớ nên xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi.
8. With regard to narrow passes, if you can occupy them first, let them be strongly garrisoned and await the advent of the enemy.
- “Ải” là ơi đất hẹp, ở địa hình ta nên tìm ách chiếm trước mà chờ địch đến.
9. Should the army forestall you in occupying a pass, do not go after him if the pass is fully garrisoned, but only if it is weakly garrisoned.
Nếu địch chiếm trước ta mà dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh, còn nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh.
10. With regard to precipitous heights, if you are beforehand with your adversary, you should occupy the raised and sunny spots, and there wait for him to come up.
- “Hiểm” là nơi hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng ở chỗ cao, dễ quan át để chờ địch tới,
11. If the enemy has occupied them before you, do not follow him, but retreat and try to entice him away.
nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớ tiến đánh.
12. If you are situated at a great distance from the enemy, and the strength of the two armies is equal, it is not easy to provoke a battle, and fighting will be to your disadvantage.
- ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
13. These six are the principles connected with Earth. The general who has attained a responsible post must be careful to study them.
- Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng trách không thế không suy xét kỹ.
14. Now an army is exposed to six several calamities, not arising from natural causes, but from faults for which the general is responsible. These are: (1) Flight; (2) insubordination; (3) collapse; (4) ruin; (5) disorganization; (6) rout.
- Việc binh có sáu tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc. Không phải do tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra.
15. Other conditions being equal, if one force is hurled against another ten times its size, the result will be the flight of the former.
- ”Tẩu” là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
16. When the common soldiers are too strong and their officers too weak, the result is insubordination. When the officers are too strong and the common soldiers too weak, the result is collapse.
- ”Trí” là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.
17. When the higher officers are angry and insubordinate, and on meeting the enemy give battle on their own account from a feeling of resentment, before the commander-in-chief can tell whether or no he is in a position to fight, the result is ruin.
- ”Băng” là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở.
18. When the general is weak and without authority; when his orders are not clear and distinct; when there are no fixes duties assigned to officers and men, and the ranks are formed in a slovenly haphazard manner, the result is utter disorganization.
- ”Loạn” là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản, quan hệ trên dưới không ra thể thống gì, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối quân đội của mình.
19. When a general, unable to estimate the enemy's strength, allows an inferior force to engage a larger one, or hurls a weak detachment against a powerful one, and neglects to place picked soldiers in the front rank, the result must be rout.
- ”Bắc” là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất bại.
20. These are six ways of courting defeat, which must be carefully noted by the general who has attained a responsible post.
- Sáu tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, tướng lĩn có trọng trách không thể không suy xét kỹ.
21. The natural formation of the country is the soldier's best ally; but a power of estimating the adversary, of controlling the forces of victory, and of shrewdly calculating difficulties, dangers and distances, constitutes the test of a great general.
- Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững.
22. He who knows these things, and in fighting puts his knowledge into practice, will win his battles. He who knows them not, nor practices them, will surely be defeated.
Nắm vững phương pháp rồi mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉ huy tác chiến thì tất bại.
23. If fighting is sure to result in victory, then you must fight, even though the ruler forbid it; if fighting will not result in victory, then you must not fight even at the ruler's bidding.
- Sau khi phân tích quy luật, thấy đánh được chắc thắng, dù chúa bảo không đánh vẫn phải kiên trì đánh. Thấy đánh ắt thua, dù chúa bảo nhất định phải đánh cũng có thể không đánh.
24. The general who advances without coveting fame and retreats without fearing disgrace, whose only thought is to protect his country and do good service for his sovereign, is the jewel of the kingdom.
Tiến không cầu danh thắng, lui không sợ phạm lệnh, chỉ cốt bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia, tướng lĩnh thế mới thực sự là người quý của đất nước.
25. Regard your soldiers as your children, and they will follow you into the deepest valleys; look upon them as your own beloved sons, and they will stand by you even unto death.
- Đối xử với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm, coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.
26. If, however, you are indulgent, but unable to make your authority felt; kind-hearted, but unable to enforce your commands; and incapable, moreover, of quelling disorder: then your soldiers must be likened to spoilt children; they are useless for any practical purpose.
- Hậu đãi quân sĩ mà không sử dụng, nuông chiều quân sĩ mà không giáo huấn, phạm pháp mà không phạt thì họ khác nào những đứa con hư, chẳng thể dẫn đi chinh chiến được.
27. If we know that our own men are in a condition to attack, but are unaware that the enemy is not open to attack, we have gone only halfway towards victory.
- Chỉ biết quân mình có thể đánh mà không hiểu có thể đánh địch được hay không thì mới có nửa phần thắng.
28. If we know that the enemy is open to attack, but are unaware that our own men are not in a condition to attack, we have gone only halfway towards victory.
Biết có thể đánh được địch mà không hiểu quân mình có đánh nổi không cũng chỉ mới có nửa phần thắng.
29. If we know that the enemy is open to attack, and also know that our men are in a condition to attack, but are unaware that the nature of the ground makes fighting impracticable, we have still gone only halfway towards victory.
biết kẻ địch có thể đánh bại được, biết quân ta có thể đánh nổi mà không hiểu địa hình bất lợi cho việc tác chiến thì thắng lợi cũng mới nắm được một nửa.
30. Hence the experienced soldier, once in motion, is never bewildered; once he has broken camp, he is never at a loss.
- Người biết dùng binh thì hành động quyết không mê muội, sử dụng chiến thuật biến hóa khôn lường.
31. Hence the saying: If you know the enemy and know yourself, your victory will not stand in doubt; if you know Heaven and know Earth, you may make your victory complete.
Thế mới nói: biết địch biết ta, thắng mà không nguy; nắm vững thiên thời địa lời sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
XI. The Nine Situations
Thiên Thứ Mười một - Cửu địa
1. Sun Tzu said: The art of war recognizes nine varieties of ground:
(1) Dispersive ground;
(2) facile ground;
(3) contentious ground;
(4) open ground;
(5) ground of intersecting highways;
(6) serious ground;
(7) difficult ground;
(8) hemmed-in ground;
(9) desperate ground.
Tôn Tử nói rằng: Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau :
-Thế đất ly tán :
-Thế đất dễ lui (vào cạn);
-Thế đất tranh giành ;
-Thế đất giao thông ;
-Thế đất ngã tư ;
-Thế đất khó lui(vào sâu)
-Thế đát khó đi lại ;
-Thế đất vây bọc ;
-Thế đất chết kẹt ;
2. When a chieftain is fighting in his own territory, it is dispersive ground.
Chư hầu tự đánh trên đất mình, đó là thế đất ly tán :
3. When he has penetrated into hostile territory, but to no great distance, it is facile ground.
Vào đất người chưa đuược sâu, đó là thế đất vào cạn hay dễ lui ;
4. Ground the possession of which imports great advantage to either side, is contentious ground.
Ta chiếm được thì lợi cho ta, địch chiếm được thì lợi cho địch, đó là thế đất tranh giành .
5. Ground on which each side has liberty of movement is open ground.
Ta đi lại dễ dàng, địch đi lại cũng dễ dàng, đó là thế đất giao thông.
6. Ground which forms the key to three contiguous states, so that he who occupies it first has most of the Empire at his command, is a ground of intersecting highways.
Đất tiếp giáp với ba nước chư hầu,ai đến trướcthì giao kết được với dân chúng trong thiên hạ, đó là thế đất ngã tư.
7. When an army has penetrated into the heart of a hostile country, leaving a number of fortified cities in its rear, it is serious ground.
Đi sâu vào đất nước của người,đã vượt qua nhiều thành ấp của địch,đó là thế đất vào sâu hay khó lui.
8. Mountain forests, rugged steeps, marshes and fens--all country that is hard to traverse: this is difficult ground.
Ở những vùng núi rừng hiểm trở, có nhiều đầm lầy, các đường xá đi lại rất khó khăn, đó là thế đất khó đi lại;
9. Ground which is reached through narrow gorges, and from which we can only retire by tortuous paths, so that a small number of the enemy would suffice to crush a large body of our men: this is hemmed in ground.
Lối vào thì chật hẹp,lối ra thì quanh co,binh địch ít có thể đánh được binh ta nhiều, đó là thế đất vây bọc ;
10. Ground on which we can only be saved from destruction by fighting without delay, is desperate ground.
Đánh gấp thì còn sống, không dám đánh gấp thì phải thua chết, đó là thế đất chết kẹt.
11. On dispersive ground, therefore, fight not. On facile ground, halt not. On contentious ground, attack not.
Bởi thế cho nên :
Ở đất ly tán thì không nên đánh đường hoàng. Ở đất vào cạn (dễ lui) thì chớ dùng binh.
12. On open ground, do not try to block the enemy's way. On the ground of intersecting highways, join hands with your allies.
Ở đất tranh giành thì chớ tấn công. Ở đất giao thông thì chớ đóng binh ngăn đường.
Ở đất ngã tư, thì nên kết giao với các nước chư hầu.
13. On serious ground, gather in plunder. In difficult ground, keep steadily on the march.
Ở đất vào sâu (khó lui) thì nên cướp đoạt. Ở đất khó đi lại thì nên bỏ đi nơi khác.
14. On hemmed-in ground, resort to stratagem. On desperate ground, fight.
Ở đất vây bọc thì nên dùng mưu. Ở đất chết kẹt thì nên liều đánh
15. Those who were called skillful leaders of old knew how to drive a wedge between the enemy's front and rear; to prevent co-operation between his large and small divisions; to hinder the good troops from rescuing the bad, the officers from rallying their men.
Ngày xưa kẻ giỏi dùng binh có thể khiến cho quân địch trước sau mất liên lạc, binh nhiều và ít không thể cậy nhờ nhau, người sang và kẻ hèn không thể cứu nhau người trên và kẻ dưới không thể giúp nhau, sỹ tốt ly tán mà không thể tập trung được, binh tụ hợp mà không thể chỉnh tề
16. When the enemy's men were united, they managed to keep them in disorder.
Khi kẻ thù thống nhất, hãy tìm cách làm chúng rối loạn.
17. When it was to their advantage, they made a forward move; when otherwise, they stopped still.
có lợi thì dấy không có lợi thì dừng.
18. If asked how to cope with a great host of the enemy in orderly array and on the point of marching to the attack, I should say: "Begin by seizing something which your opponent holds dear; then he will be amenable to your will."
Nếu quân địch kéo đến đông đảo và chỉnh tề thì ta phải làm thế nào? Trước hết hãy đoạt hết chỗ thiết yếu của chúng, như thế ắt chúng phải nghe theo ta.
19. Rapidity is the essence of war: take advantage of the enemy's unreadiness, make your way by unexpected routes, and attack unguarded spots.
Việc binh cốt yếu phải mau lẹ, thừa dịp địch không kịp xoay trở, ta đi theo nhưng đường lối mà chúng không ngờ tới để đánh vào những chỗ mà chúng không phòng bị.
20. The following are the principles to be observed by an invading force: The further you penetrate into a country, the greater will be the solidarity of your troops, and thus the defenders will not prevail against you.
Binh giữ vai khách ở nước người, tiến vào sâu thì được chuyên nhất, chủ nhân không thể khắc trị nổi.
21. Make forays in fertile country in order to supply your army with food.
Ta chiếm đoạt những đồng ruộng phì nhiêu để nuôi sống ba quân;
22. Carefully study the well-being of your men, and do not overtax them. Concentrate your energy and hoard your strength. Keep your army continually on the move, and devise unfathomable plans.
ta bồi dưỡng sĩ tốt đừng bắt họ làm lụng vất vả, để dồn chứa khí lực cho họ, khi động dùng thì dùng mưu kế lạ khiến cho kẻ địch không thể lường được.
23. Throw your soldiers into positions whence there is no escape, and they will prefer death to flight. If they will face death, there is nothing they may not achieve. Officers and men alike will put forth their uttermost strength.
Ta ném binh vào chỗ không thể tháo lui nên binh ta dẫu chết cũng không trốn chạy thế mà không lẽ chịu chết mà không được gì sao bởi thế nên sic tốt hết lòng chiến đấu.
24. Soldiers when in desperate straits lose the sense of fear. If there is no place of refuge, they will stand firm. If they are in hostile country, they will show a stubborn front. If there is no help for it, they will fight hard.
Binh sĩ bị vây hãm quá mứcắt không còn lo lắng sợ hãi nữa, không có chỗ chạy nên phải vững chí, tiến vào sâu nên không bị trói buộc cưcj chẵng đã phải đánh vậy.
25. Thus, without waiting to be marshaled, the soldiers will be constantly on the qui vive; without waiting to be asked, they will do your will; without restrictions, they will be faithful; without giving orders, they can be trusted.
Cho nên binh ấy không cần phải căn dặn gì mà vẫn giữ gìn, không cầu mong mà đuwocj lòng sĩ tốt, không cần ước thúc mà thương yêu bề trên không ccàn nói mà đã tin cậy.
26. Prohibit the taking of omens, and do away with superstitious doubts. Then, until death itself comes, no calamity need be feared.
Cấm bàn điềm gở, trừ khử ngi ngờ thì binh ấy đến chết cũng không thay lòng.
27. If our soldiers are not overburdened with money, it is not because they have a distaste for riches; if their lives are not unduly long, it is not because they are disinclined to longevity.
Sĩ tốt ta không thừa tham tiền của không phải do họ ghét tiền của, họ không tiếc tính mạng sống không phải họ ghét sống lâu.
28. On the day they are ordered out to battle, your soldiers may weep, those sitting up bedewing their garments, and those lying down letting the tears run down their cheeks. But let them once be brought to bay, and they will display the courage of a Chu or a Kuei.
Ngày ra lệnh sĩ tốt kẻ thì ngồi khóc nước mắt chảy ướt áo, kẻ thì nằm khóc lệ tràn ướt má. Ném binh ấy và chỗ không chạy được thì họ sẽ dũng cảm như Chuyên Chư và Tào Quệ.
29. The skillful tactician may be likened to the shuai-jan. Now the shuai-jan is a snake that is found in the ChUng mountains. Strike at its head, and you will be attacked by its tail; strike at its tail, and you will be attacked by its head; strike at its middle, and you will be attacked by head and tail both.
Binh biết dùng xẽ như con suất nhiên. Suất nhiên là giống rắn ở Thường Sơn. Đánh vào đầu thì đuôi quặt lại đâm, đánh vào đuôi thì đầu quay lại cắn, đánh vào mình thì đầu đuôi đều quặp vào giữa
30. Asked if an army can be made to imitate the shuai-jan, I should answer, Yes. For the men of Wu and the men of Yueh are enemies; yet if they are crossing a river in the same boat and are caught by a storm, they will come to each other's assistance just as the left hand helps the right.
Có thể dùng binh như con suất nhiên được không?
Có thể. Người ở nước Ngô và người ở nước Việt tuy ghét nhau nhưng khi ngồi chung một thuyền để qua sông gặp phải sóng gió, thì cùng cứu nhau như tay trái và tay mặt vậy.
31. Hence it is not enough to put one's trust in the tethering of horses, and the burying of chariot wheels in the ground
Trói chân ngựa chôn bánh xe đều chưa đủ tin rằng đứng yên một chỗ.
32. The principle on which to manage an army is to set up one standard of courage which all must reach.
Làm sao cho mọi người cùng một lúc trở nên bạo dạn như một người, như thế mới đúng là phép cầm binh.
33. How to make the best of both strong and weak--that is a question involving the proper use of ground.
Ba quân cứng hay mềm mạnh hay yếu, đều có thể dùng được cả, đó là nhờ địa thế vậy.
34. Thus the skillful general conducts his army just as though he were leading a single man, willy-nilly, by the hand.
Cho nên kẻ giỏi dùng binh, sai sử ba quân giống như dẫn dắt một người thành thử họ cực chẳng đã phải tuân theo vậy.
35. It is the business of a general to be quiet and thus ensure secrecy; upright and just, and thus maintain order.
Khi mưu đồ việc gì bậc tướng súy phải lặng lẽ để được sâu kín, phải ngay thẳng chỉnh tề để được trị được yên,
36. He must be able to mystify his officers and men by false reports and appearances, and thus keep them in total ignorance.
phải bịt tay che mắt sĩ tốt khiến cho họ chẳng biết được ý mình,
37. By altering his arrangements and changing his plans, he keeps the enemy without definite knowledge. By shifting his camp and taking circuitous routes, he prevents the enemy from anticipating his purpose.
phải đổi công việc thay mưu kế khiến cho sĩ tốt không hiểu được việc mình, phải dời chỗ ở dẫn binh đi quanh kẹo, khiến cho sĩ ttố không lường được kế mình.
38. At the critical moment, the leader of an army acts like one who has climbed up a height and then kicks away the ladder behind him. He carries his men deep into hostile territory before he shows his hand.
Tướng sĩ dẫn binh đi lâm trận cũng như leo lên cao rồi vứt thang đi; dẫn quân đi sâu và đất chư hầu,
39. He burns his boats and breaks his cooking-pots; like a shepherd driving a flock of sheep, he drives his men this way and that, and nothing knows whither he is going.
đốt thuyền đập nồi để phát động tâm cơ của sĩ tốt, giống như là xua một bầy dê xua qua thì qua xua lại thì tìm lại, chẳng biết là đi đâu;
40. To muster his host and bring it into danger:--this may be termed the business of the general.
nắm ba quân, ném vào nơi hiểm yếu đó là công việc của tướng súy.
41. The different measures suited to the nine varieties of ground; the expediency of aggressive or defensive tactics; and the fundamental laws of human nature: these are things that must most certainly be studied.
Cách ứng biến của chín thế đất, điều lợi hại sự co duỗi, lẽ thường của nhân tình, đó là những điều mà tướng súy không thể không xét kỹ.
42. When invading hostile territory, the general principle is, that penetrating deeply brings cohesion; penetrating but a short way means dispersion.
Theo phép đem quân giữ vai khách ở nước người thì :
• Vào sâu ắt được chuyên nhất ;
• Vào cạn ắt phải ly tán ;
43. When you leave your own country behind, and take your army across neighborhood territory, you find yourself on critical ground. When there are means of communication on all four sides, the ground is one of intersecting highways.
• Ra khỏi nước mình, vượt biên giới để đóng quân đó là đất cách tuyệt ;
• Giao thông được bốn nước đó là đất ngã tư ;
44. When you penetrate deeply into a country, it is serious ground. When you penetrate but a little way, it is facile ground.
• Đã vào sâu rồi đoa là đất khó lui ;
• Mới vào cạn đó là đất dễ lui ;
45. When you have the enemy's strongholds on your rear, and narrow passes in front, it is hemmed-in ground. When there is no place of refuge at all, it is desperate ground.
• Mặt sau hiểm trở không lui được, mặt trước có đèo ải khó qua,đó là ở đất vây bọc
• Không có lối thoát đó là ở đất chết kẹt ;
46. Therefore, on dispersive ground, I would inspire my men with unity of purpose. On facile ground, I would see that there is close connection between all parts of my army.
Bởi thế cho nên :
• Ở đất ly tán ta thống nhất ý chí của ba quân ;
• Ở đất dễ lui ta cho ba quân đi liền nhau vì đó đồn chấn giữ liền nhau;
47. On contentious ground, I would hurry up my rear.
• Ở đất tranh giành ta đem quân đánh vào lưng địch
48. On open ground, I would keep a vigilant eye on my defenses. On ground of intersecting highways, I would consolidate my alliances.
• Ở đất giao thông ta giữ gìn cẩn thận
• Ở đất ngã tư, ta củng cố tình giao hảo với các nước chư hầu
49. On serious ground, I would try to ensure a continuous stream of supplies. On difficult ground, I would keep pushing on along the road.
• Ở đất vào sâu (khó lui) ta lo chu cấp đều dặn lượng thực cho quân sĩ
• Ở đất chết kẹt ta cho sĩ tốt biết rằng không thể sống còn
50. On hemmed-in ground, I would block any way of retreat. On desperate ground, I would proclaim to my soldiers the hopelessness of saving their lives.
• Ở đất vây bọc ta cho bít chỗ hở
• Ở đất khó đi lại ta đi qua khỏi cho gấp rút
51. For it is the soldier's disposition to offer an obstinate resistance when surrounded, to fight hard when he cannot help himself, and to obey promptly when he has fallen into danger.
Cho nên tình trạng việc binh phải như sau :
• Bị vây thì phải chống cự
• Cực chẳng đã nên phải đánh
• Bị địch bức bách quá nên phải tuân lệnh tướng súy
52. We cannot enter into alliance with neighboring princes until we are acquainted with their designs. We are not fit to lead an army on the march unless we are familiar with the face of the country--its mountains and forests, its pitfalls and precipices, its marshes and swamps. We shall be unable to turn natural advantages to account unless we make use of local guides.
• Không biết được mưu kế của chư hầu thì không tính trước việc kết giao.
• Không biết hình thế núi rừng, đầm lầy hiểm trở như thế nào thì không thể hành quân.
• Không dùng kẻ hướng đạo thì không thể lấy địa lợi.
53. To be ignored of any one of the following four or five principles does not befit a warlike prince.
Trong những điều đấy không biết một thì không đáng gọi là binh của bậc bá vương
54. When a warlike prince attacks a powerful state, his generalship shows itself in preventing the concentration of the enemy's forces. He overawes his opponents, and their allies are prevented from joining against him.
Binh của bậc bá vương hễ đanh nước lớn nào thì khiến cho binh của họ không thể tụ hợp được, uy hiếp địch đến nỗi các nước khác không giám đến kết giao với địch.
55. Hence he does not strive to ally himself with all and sundry, nor does he foster the power of other states. He carries out his own secret designs, keeping his antagonists in awe. Thus he is able to capture their cities and overthrow their kingdoms.
Bởi thế cho nên không cần tranh giành việc kết giao với thiên hạ, không cần bồi đắp quyền thế của mình đối với thiên hạ, chị tin cậy thực lực riêng của mình để uy hiếp địch quốc nên có thể đánh lây thành của họ.
56. Bestow rewards without regard to rule, issue orders without regard to previous arrangements; and you will be able to handle a whole army as though you had to do with but a single man.
Nên ban thưởng đạc biệt ra ngoài phép ban thưởng, nên ra những mệnh lệnh đặc biệt ra ngoài thông lệ, thì có thể sử dụng ba quân như sai khiến một người.
57. Confront your soldiers with the deed itself; never let them know your design. When the outlook is bright, bring it before their eyes; but tell them nothing when the situation is gloomy.
Bày công việc ra để sai khiến mà chớ nói trước cho biết, bày điều lợi để sai khiến mà chớ cho thấy điều hại.
58. Place your army in deadly peril, and it will survive; plunge it into desperate straits, and it will come off in safety.
Ném binh vào đất mất rồi mới còn,
59. For it is precisely when a force has fallen into harm's way that is capable of striking a blow for victory.
để binh bị vây hãm ở đất chết rồi sau mới cho sống.
60. Success in warfare is gained by carefully accommodating ourselves to the enemy's purpose.
Để cho binh thấy sự nguy hại đe dọa rồi sau ta mơi làm chủ sự thắng bại được.
61. By persistently hanging on the enemy's flank, we shall succeed in the long run in killing the commander-in-chief.
Phép dùng binh là giả vờ thuận theo ý địch, dồn binh đánh vào một hướng, từ ngàn dặm đế giết tướng địch,
62. This is called ability to accomplish a thing by sheer cunning.
đó gọi là khéo nên làm nên việc.
63. On the day that you take up your command, block the frontier passes, destroy the official tallies, and stop the passage of all emissaries.
Ngày quyết định dấy binh hãy đóng chặt các nơi quan ải, hủy bỏ phù tiết không thông sứ với địch quốc,
64. Be stern in the council-chamber, so that you may control the situation.
truớc phải tính toán cẩn thận chốn miếu đường để sắp đặt công việc cho được chu đáo.
65. If the enemy leaves a door open, you must rush in.
Thấy địch sơ hở chỗ nào thì vội len vào.
66. Forestall your opponent by seizing what he holds dear, and subtly contrive to time his arrival on the ground.
Muốn đánh chiếm chỗ thiết yếu nào thì phải giấu kín ý định của ta,
67. Walk in the path defined by rule, and accommodate yourself to the enemy until you can fight a decisive battle.
phải tùy theo địch tình mà sắp đặt kế hoạch chiến đấu.
68. At first, then, exhibit the coyness of a maiden, until the enemy gives you an opening; afterwards emulate the rapidity of a running hare, and it will be too late for the enemy to oppose you.
Lúc mới đầu binh phải như gái tơ, chờ địch hé cửa thì sông vào như thỏ chạy chốn khiến địch không kịp chống cự.
XII. The Attack by Fire
Thiên Thứ Mười hai - Hoả Công
1. Sun Tzu said: There are five ways of attacking with fire. The first is to burn soldiers in their camp; the second is to burn stores; the third is to burn baggage trains; the fourth is to burn arsenals and magazines; the fifth is to hurl dropping fire amongst the enemy.
Tôn Tử nói: Có năm cách đánh bằng lửa:
-Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người;
-Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứ ba là đốt xe cộ ;
-Thứ tư là kho lẫm ;
-Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
2. In order to carry out an attack, we must have means available. The material for raising fire should always be kept in readiness.
Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụ bị sẵn sàng.
3. There is a proper season for making attacks with fire, and special days for starting a conflagration.
Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
4. The proper season is when the weather is very dry; the special days are those when the moon is in the constellations of the Sieve, the Wall, the Wing or the Cross-bar; for these four are all days of rising wind.
Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực, Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bônnnns sao ấy là những ngày nổi gió.
5. In attacking with fire, one should be prepared to meet five possible developments:
Khi dùng hoả công, phải biết ứng biến tuỳ theo năm trường hợp phóng hoả :
6. (1) When fire breaks out inside to enemy's camp, respond at once with an attack from without.
-Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài ;
7. (2) If there is an outbreak of fire, but the enemy's soldiers remain quiet, bide your time and do not attack.
-Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh ;
8. (3) When the force of the flames has reached its height, follow it up with an attack, if that is practicable; if not, stay where you are.
-Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi;
9. (4) If it is possible to make an assault with fire from without, do not wait for it to break out within, but deliver your attack at a favorable moment.
- Lửa đã cháy được ở ngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
10. (5) When you start a fire, be to windward of it. Do not attack from the leeward.
-Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
11. A wind that rises in the daytime lasts long, but a night breeze soon falls.
-Ban ngày có gió nhiều,thì ban đêm không có gió.
12. In every army, the five developments connected with fire must be known, the movements of the stars calculated, and a watch kept for the proper days.
Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ, phương hướng để mà giữ gìn.
13. Hence those who use fire as an aid to the attack show intelligence; those who use water as an aid to the attack gain an accession of strength.
Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dễ thấy, dùng nước để trợ giúp vào sự tấn công thì được mạnh thế hơn.
14. By means of water, an enemy may be intercepted, but not robbed of all his belongings.
Nước có thể dung để ngăn chặn, chớ không thể dùng để chiếm đoạt.
15. Unhappy is the fate of one who tries to win his battles and succeed in his attacks without cultivating the spirit of enterprise; for the result is waste of time and general stagnation.
Đánh thì thắng, giành thì lấy được, mà không tưởng thưởng công lao của sĩ tốt, đó là một điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích.
16. Hence the saying: The enlightened ruler lays his plans well ahead; the good general cultivates his resources.
Cho nên Vua sáng phải lo tính điều ấy, tướng tài phải sắt đặt việc ấy.
17. Move not unless you see an advantage; use not your troops unless there is something to be gained; fight not unless the position is critical.
Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
18. No ruler should put troops into the field merely to gratify his own spleen; no general should fight a battle simply out of pique.
Nhà vua không nên vì giận giữ mà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mả gây chiến
19. If it is to your advantage, make a forward move; if not, stay where you are.
thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh,không thấy ích lợi thì thôi.
20. Anger may in time change to gladness; vexation may be succeeded by content.
Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại;
21. But a kingdom that has once been destroyed can never come again into being; nor can the dead ever be brought back to life.
nước mất rồi thì khó lấy lại người chết rồi thì không thể sống lại.
22. Hence the enlightened ruler is heedful, and the good general full of caution. This is the way to keep a country at peace and an army intact.
Cho nên vua sáng phải cẩn thận về việc ấy, tướng tài phải cảnh giác về điều ấy, đó là phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn.
XIII. The Use of Spies
Thiên Thứ Mười Ba - Dùng gián điệp
1. Sun Tzu said: Raising a host of a hundred thousand men and marching them great distances entails heavy loss on the people and a drain on the resources of the State. The daily expenditure will amount to a thousand ounces of silver. There will be commotion at home and abroad, and men will drop down exhausted on the highways. As many as seven hundred thousand families will be impeded in their labor.
Tôn Tử nói: Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự cung phụng của các nhà công. mỗi ngày lên tới ngàn lạng vàng; trong ngoài phải náo động, nhân dân chịu vất vả vì việc phu dịch ở dọc đường, bỏ bê công việc làm ăn, lên tới bảy mươi vạn nhà.
2. Hostile armies may face each other for years, striving for the victory which is decided in a single day. This being so, to remain in ignorance of the enemy's condition simply because one grudges the outlay of a hundred ounces of silver in honors and emoluments, is the height of inhumanity.
Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày, mà lại không dám ban tước lộc, không dám thưởng trăm lạng vàng để dùng gián điệp, đến nỗi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân:
3. One who acts thus is no leader of men, no present help to his sovereign, no master of victory.
người ấy chẳng đáng làm chủ tướng cuả mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa,không thể làm chủ đựơc sự thắng lợi vậy!
4. Thus, what enables the wise sovereign and the good general to strike and conquer, and achieve things beyond the reach of ordinary men, is foreknowledge.
Cho nên các bậc vua sáng tướng tài, sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biêt trước vậy.
5. Now this foreknowledge cannot be elicited from spirits; it cannot be obtained inductively from experience, nor by any deductive calculation.
Biết trước đây, không phải nhờ quỷ thần mách bảo, không phải nhờ so sánh các việc tương tự mà tìm biết được,
6. Knowledge of the enemy's dispositions can only be obtained from other men.
phải nhờ người mà biết được tình hình của quân địch.
7. Hence the use of spies, of whom there are five classes: (1) Local spies; (2) inward spies; (3) converted spies; (4) doomed spies; (5) surviving spies.
Dùng gián điêp thì có năm loại :
-Nhân gián( hương gián )
-Tử gián
-Nội gián;
-Sinh gián
-Phản gián
8. When these five kinds of spy are all at work, none can discover the secret system. This is called "divine manipulation of the threads." It is the sovereign's most precious faculty.
Khi năm hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét hiểm hóc của họ như thế mới là thần bí, đáng gọi là vật báu của vua loài người vậy.
9. Having local spies means employing the services of the inhabitants of a district.
Nhân gián, là nhân lấy người làng bên nước địch để dùng làm gián điệp.
10. Having inward spies, making use of officials of the enemy.
Nội gián là nhân lấy quan lại của địch để dùng làm gián điệp.
11. Having converted spies, getting hold of the enemy's spies and using them for our own purposes.
Phản gián là nhân lấy gián điệp của địch để dùng làm gián điệp cho mình.
12. Having doomed spies, doing certain things openly for purposes of deception, and allowing our spies to know of them and report them to the enemy.
Tử gián là ta phô trương các vật trả giá ngoài, báo cho gián điệp của ta biết để truyền tin cho địch ;
13. Surviving spies, finally, are those who bring back news from the enemy's camp.
Sinh gián là hạng gián điệp trở về được để báo cáo tình hình.
14. Hence it is that which none in the whole army are more intimate relations to be maintained than with spies. None should be more liberally rewarded. In no other business should greater secrecy be preserved.
Trong ba quân, xét chung những người thân thiết với tướng suý thì không ai thân thiết cho bằng gián điệp,xét chung những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng nhiều cho bằng gián điệp, xét chung các việc bí mật thì không việc nào bí mật cho bằng gián điệp.
15. Spies cannot be usefully employed without a certain intuitive sagacity.
Không phải là bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp,
16. They cannot be properly managed without benevolence and straightforwardness.
không phải là bậc nhân nghĩa thì không sai khiến được gián điệp,
17. Without subtle ingenuity of mind, one cannot make certain of the truth of their reports.
không tinh vi khéo léo thì không biết được thực tình nhờ gián điệp
18. Be subtle! be subtle! and use your spies for every kind of business.
Vi diệu thay! Vidiệu thay! Không có việc gì mà không dùng gián điệp.
19. If a secret piece of news is divulged by a spy before the time is ripe, he must be put to death together with the man to whom the secret was told.
Gián điệp của địch chưa do thám ta xong mà ta nghe biết trước rồi, thì gián điệp của địch và kẻ cáo giác cho ta biết đều phải giết chết.
20. Whether the object be to crush an army, to storm a city, or to assassinate an individual, it is always necessary to begin by finding out the names of the attendants, the aides-de-camp, and door-keepers and sentries of the general in command. Our spies must be commissioned to ascertain these.
Khi muốn đánh quân nào, đều phải biết rõ người tướng trấn giữ, các người thân tín của người tướng, người tiếp khách, người gác cửa, người giữ nhà(quản gia), tên họ của từng người, đều phải kiếm gián điệp của ta tìm tòi mà biết cho đủ
21. The enemy's spies who have come to spy on us must be sought out, tempted with bribes, led away and comfortably housed. Thus they will become converted spies and available for our service.
Tìm cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụ dỗ họ, dẫn dắt họ, cho họ ăn ở: như thế có thể dùng họ làm phản gián cho ta được.
22. It is through the information brought by the converted spy that we are able to acquire and employ local and inward spies.
Nhờ họ làm phản gián mà ta biết tình hình của nước địch, do đó kiếm được hương gián và nội gián bên nước địch để mà lợi dụng.
23. It is owing to his information, again, that we can cause the doomed spy to carry false tidings to the enemy.
Nhân sự phản gián mà biết địch hình, cho nên khiến tử gián bày đặt việc dối trá để đến cáo giác với quân địch.
24. Lastly, it is by his information that the surviving spy can be used on appointed occasions.
Nhân sự phản gián mà biết địch tình, cho nên có thể sai phái sinh gián đi về đúng kì hạn.
25. The end and aim of spying in all its five varieties is knowledge of the enemy; and this knowledge can only be derived, in the first instance, from the converted spy. Hence it is essential that the converted spy be treated with the utmost liberality.
Năm việc gián điệp nói trên, nhà vua phải biết đủ.
Biết đủ là nhờ ở phản gián, cho nên phản gián không thể không hậu đãi.
26. Of old, the rise of the Yin dynasty was due to I Chih who had served under the Hsia. Likewise, the rise of the Chou dynasty was due to Lu Ya who had served under the Yin.
Ngày xưa khi nhà Ân khởi nghĩa thì ông Y Doãn ở bên đất nhà Hạ để dò xét; khi nhà Chu khởi nghĩa thì ông Lã Vọng ở bên đất nhà Ân dò xét.
27. Hence it is only the enlightened ruler and the wise general who will use the highest intelligence of the army for purposes of spying and thereby they achieve great results. Spies are a most important element in water, because on them depends an army's ability to move.
Chỉ bậc vua sáng, tướng tài mới có thể dùng bậc Thượng Trí làm gán điệp nên đều thành công lớn. đó là điều cốt yếu của việc binh bị, ba quân nhờ cậy vào đó mà hành động.
Tam thập lục kế
1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương)
Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch.
Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ.
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)
Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.
Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim)
Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.
4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết)
Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu.
Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậỵ
5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng)
Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.
Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".
6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp)
"Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được.
Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp.
Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân.
Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.
7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động)
Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn.
Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp.
Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm.
Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta.
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta.
Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có.
Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.
Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước.
Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu.
"Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.
8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)
Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có.
Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi.
Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương)
"Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp.
Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ
10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)
Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người)
Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.
12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta)
Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa.
Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".
13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc)
"Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.
Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận.
Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân.
Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta.
Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ.
Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”.
Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu).
Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến.
- Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện.
- Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói.
- Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người.
- Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc.
Mục đích của thuyết có năm điều:
- Làm cho người hiểu rõ.
- Làm cho người tin tưởng.
- Làm cho người đồng tình.
- Làm cho người phục.
- Làm cho người theo.
Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.
14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn)
Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.
Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó.
Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.
Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.
15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.
Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.
16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ)
Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ.
"Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp.
"Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.
17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác)
"Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác.
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.
Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.
18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành)
"Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ.
Kế này có hai loại:
- Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt.
"Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.
19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)
"Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc.
Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau.
Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế.
"Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy.
Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.
20. Ban chư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ)
Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ.
Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.
Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.
21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu)
"Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình.
Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt.
Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa.
Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần.
Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái.
Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.
22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau)
"Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích.
"Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt.
Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra.
Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ.
Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế".
Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.
23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt)
Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức.
Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch.
Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.
Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời".
Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể.
Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn.
Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.
Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ.
Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy.
Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".
24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe)
"Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng)
"Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.
Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta.
Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất.
Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố.
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!
26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế)
"Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.
27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi)
Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ)
"Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt.
"Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về)
"Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra)
"Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra.
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó.
Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
"Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)
"Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy.
Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về)
"Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về.
Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình.
Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.
6. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân)
"Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"?
Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
"Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế".
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
Phương pháp 4 làm chủ
Nghiên cứu về binh pháp Tôn tử
Tôn Vũ (Tôn Tử) cho rằng, sự tốt xấu về nhân tố tinh thần, sự mạnh yếu về tình trạng thể lực, cái ưu cái khuyết trong việc bố trí trận địa chiếm một vị trí quan trọng trong vấn đề tác chiến. Do vậy ông nêu lên phương pháp “bốn làm chủ”: “Làm chủ chí khí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực và làm chủ sự biến đổi”. Ông phát biểu trong “Thiên quân tranh”: “Ban ngày thì chí khí sắc sảo, ban đêm thì chí khí cùn nhụt, chập tối thì chí khí trở về, đó là làm chủ chí khí; đối xử với rối loạn bằng sự làm chủ, đối xử với ồn ào bằng yên tĩnh, đó là làm chủ nhân tâm; đối xử với cái xa bằng cái gần, đối xử với cái đói bằng cái no, đó là làm chủ nhân lực; không cầu được cờ chính thống, chớ đánh vào trận địa một cách đường hoàng”, đó là làm chủ sự biến đổi. Phương pháp “Bốn làm chủ” được Tôn Vũ nêu lên như sau:
Làm chủ chí khí:
Thời xưa, tác chiến gắn liền với việc đánh nhau trực tiếp, sự thắng bại của chiến tranh với dũng khí của quân sĩ có mối quan hệ cực kỳ mật thiết. Sĩ khí và ý chí chiến đấu là nhân tố hàng đầu của sức chiến đấu. Sĩ khí dâng cao thì dễ dành thắng lợi, sĩ khí sa sút thì thường dẫn đến thất bại.
Làm chủ nhân tâm:
Ý nói trước trận đánh và trong trận đánh, tướng soái không được dao động hoặc dễ dàng thay đổi quyết tâm chiến đấu như đã tuyên thệ. Chữ “Tâm” ở đây người thời trước gọi bằng “bản tâm”, “tâm mưu”, mặc dầu nội dung của nó bao gồm các phương diện khí chất tinh thần và tu dưỡng tư tưởng, nhưng hạt nhân là lòng quyết tâm chiến đấu của tướng soái.
Xung quanh vấn đề lòng quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy, Tôn Tử nói trong “Thiên quân tranh”: “Tướng có thể dành lòng người”. Ông còn bảo: “Đối xử với rối loạn bằng việc làm chủ, đối xử với sự ồn ào bằng sự yên tĩnh, đó là làm chủ nhân tâm”. Điều này nói lên cuộc đấu tranh giữa lòng quyết tâm chiến đấu của bên ta với lòng “lung lay” hay cái “vững tâm”, “Đoạn tâm” trong quyết tâm chiến đấu của đối phương. Về “vững tâm” một nhà học giả họ Hà chú thích: “Không có vị tướng nào lại muốn đơn độc một mình, chỉ dựa vào sự tinh tế khôn ngoan của một cá nhân, mà muốn liên kết với hàng vạn con người, để đối phó với kẻ địch như hổ, báo. Cái lợi cái hại đan xen, cái thắng cái bại lẫn lộn, người tài trí phải biến, trù liệu trong tâm trí, không phóng đại sự việc, phải ngăn nắp được thế sao chẳng đáng gọi là ứng biến khôn cùng, xử sự rạch ròi?”. Đó là nói về tầm quan trọng của “vững tâm”. Đỗ Mục phát biểu: “Tư Mã Pháp nói: Bản chất phải vững vàng, biết được kẻ địch sẽ có cách đối phó, bản tâm ổn định, nhưng còn phải biết điều khiển nó, làm cho thế ổn định càng trở nên chắc chắn, đừng bận tâm đến sự nhiễu loạn, đừng vì cái lợi trước mắt. Đợi chừng nào kẻ địch rối loạn, ồn ã thì xuất quân tấn công”. Đấy là nói về yêu cầu của “vững tâm”. Trương Dự bảo: “Lấy trừng trị đối xử với rối loạn, lấy cái tĩnh lặng đối xử với cái ồn ào, lấy cái bình tâm đối xử với cái nôn nóng, lấy sự nhẫn nại đối xử với giận dữ, đó là nói về phương pháp của “vững tâm”. Về “đoạn tâm”, Lý Chuyên nói: “Bực tức dẫn đến phẫn nộ, càn quấy dẫn đến rối loạn, nhỏ nhen đi đến kiêu căng, ngăn cách dẫn đến xa lạ”. Đó là nói về các phương pháp “đoạn tâm”.
Làm chủ nhân lực:
Ý chỉ việc tiêu hao và làm mỏi mệt sức chiến đấu của kẻ thù. Tôn Vũ nêu lên phương pháp “làm chủ nhân lực” trong “Thiên quân tranh”: “Đối xử với cái xa bằng cái gần, đối xử với cái mệt nhọc bằng cái thư nhàn, đối xử với cái đói bằng cái no”. Ông cho rằng lúc tác chiến phải nuôi dưỡng bằng cái tinh nhuệ, có thế mới có khả năng giành thắng lợi. Tôn Vũ còn bảo: “Giao chiến với kẻ địch sau cuộc hành quân đường dài, điều đó làm hao tổn binh lực, vì binh sĩ đã chịu nhiều cơ cực trên đường đi, sinh lực mệt mỏi dẫn đến cạn kiệt, tất nhiên dẫn đến tình trạng hao binh tổn tướng.
Làm chủ sự biến đổi:
Cơ mưu quân sự biến đổi khôn lường, khi đã nắm được quyền chủ động trên chiến trường, vẫn không thể xem nhẹ vai trò của chiến thuật “làm chủ sự biến đổi”, cái gọi là làm chủ sự biến đổi ấy là nắm vững phương pháp biến hóa cơ động. Điều mà Tôn Vũ đề cập trong “Thiên quân tranh”: “Không cầu được cờ chính thống, chớ đánh vào trận địa một cách đường hoàng” chính là ứng biến. “Cờ chính thống”, “trận địa đường hoàng” là chỉ tình thế quân đội khi có khí thịnh vượng, quân dung nghiêm chỉnh, thực lực hùng hậu và có sự chuẩn bị, đầy đủ về mặt tư tưởng, loại kẻ thù này, vừa mạnh vừa có sự chuẩn bị, tất nhiên là khó đánh, lúc này phải gác lại ý định tác chiến với bọn chúng. Cần sử dụng nhiều thủ pháp của chiến thuật làm chủ ý chí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực… biến đổi chúng theo tình hình của địch, hoặc công phá hay cố thủ, hoặc tiến hay thoái, hoặc chính quy hay kỳ lạ, nhằm giành thắng lợi.
Các loại địa hình chiến đấu
Nghiên cứu về binh pháp Tôn tử
Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi bằng tản địa. Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩ quyến luyến quê hương, đường sá tương đối gần, con người dễ tan tác mất mát. Tôn Vũ cho rằng tản địa thì đừng đánh . Hà cớ gì tản địa lại dừng đánh? Kẻ địch dám xâm phạm, chứng tỏ chúng có ưu thế, quân phòng thủ ở vào cái thế tương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến, chỉ nên dùng phương cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơ có lợi sẽ quyết chiến với kẻ thù. Do vậy, Tôn Vũ lại nhấn mạnh: quân sĩ đóng nơi tản địa, điều quan trọng là họ phái có ý chí chiến đấu thống nhất, lòng người son sắt. Không tảc chiến không có nghĩa không đánh. Ý nói không dùng thế công mà chủ yếu dùng phương cách phòng thủ.
Khinh địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻ thù được gọi bằng khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻ thù chưa sâu, tương đối gần đất nước mình, đường giao thông của tuyến sau không dài, dễ vận chuyển lương thực và vũ khí. Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻ thù, khó tránh khỏi sự chống trả của đối phương, cho nên quân sĩ đóng ở vùng khinh địa phải bảo vệ chặt trận địa của bên mình. Tôn Vũ bảo: “Khinh địa thì không ngừng hoạt động . Phàm quân đội đã tiến vào đất nước của kẻ thù thì nhất thiết phải dựa vào ưu thế quân sự của mình mà đánh vào mặt yếu của đối phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thế tấn công, không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước của đối phương, tiêu diệt kẻ thù trước khi chúng nghĩ ra cách phòng thủ mới nhằm đạt được mục đích chiến đấu.
Tranh địa - Là khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự. Tôn Vũ nhận định, bên nào có được tranh địa thì bên đó có lợi thế. Thành ra tranh địa là mục tiêu tranh giành của đôi bên. Tác chiến trong vùng tranh địa phải chú ý mấy phương diện sau đây:
- Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống vắng. Sự tranh chấp của đôi bên (về nó) chưa phân thắng bại. Mấu chốt của sự thắng bại lúc này là ở cự ly gần xa của đôi bên đối với vùng đất đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy và dụng cụ làm đường của bộ đội. Trước tình hình ấy, bộ đội trước hết nên nhanh chóng hành quân tới con đường mà kẻ địch sẽ ngăn chặn đường tiến quân của đối phương nhằm bảo đảm cho bộ đội chủ lực chiếm lĩnh được địa hình.
- Hai là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ở thế vững vàng. Nếu bên ta lúc này có ưu thế về binh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn công. (Ngày nay gọi là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)
- Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cố thủ. Trong trường hợp này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực lượng tinh nhuệ, gấp rút đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu phương của chúng, phá hoại đường giao thông, quấy rối kẻ thù.
- Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu thế tuyệt đối về binh lực và vũ khí, bên ta khó giữ nổi thì đành bỏ mặc vùng đất đó cho kẻ địch chiếm giữ, thừa cơ phân tán binh lực của chúng.
Giao địa - Vùng đất nằm ở giao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ở vùng đất này, quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thể lại đến. Tôn Vũ nhận định: Giao địa thì vô tuyệt . Về hàm nghĩa của câu này, sách Mười nhà chú thích Tôn Tử đều có những cách giải thích khác nhau. Chữ tuyệt ở đây nên hiểu là đoạn tuyệt, tựa như lời nói đầu về vấn đề hành quân mà người chỉ huy phải ghi nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông, dễ bị kẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũ mới nhắc nhở bên ta phải cẩn thận bảo vệ nó, nhấn mạnh khi tác chiến ở vùng đất này, quân đội phải tăng cường việc phòng thủ.
Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước với hệ thống giao thông phát triển. Với khu vực này, một nước nào tấn công, thường thường ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hoặc giả, có thể lợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải tìm cách tranh thủ các quốc gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũ nêu bật công việc kết thân với các chư hầu, không phải chỉ tiến hành khi chiến tranh nguy cấp. Điều chủ yếu là phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời bình, bang giao gắn bó.
Trọng địa - Khu vực nằm sâu trong nội địa của kẻ thù, rời xa thành phố và ấp trại của bên ta, được gọi bằng trọng địa. Tôn Vũ quan niệm: trong việc tác chiến, trọng địa thì giành lấy, trọng địa giúp bên ta vận chuyển đều đặn lương thực (thiên cửu địa). Quân đội tiến sâu vào khu tung thâm của địch, đường giao thông giữa hậu phương và mặt trận kéo dài ra, còn luôn bị kẻ thù đánh phá, thường xảy ra tình trạng giao thông gián đoạn. Thành thử có một số vật tư chiến tranh, nhất là lương thực, cần phải cướp tại chỗ để bảo đảm cho cuộc sống của quân đội ta, là hiện tượng bình thường.
Tỵ địa - Khu vực núi non hiểm trở và ao hồ được gọi là tỵ địa. Đặc điểm của tỵ địa là đi lại khó khăn. Vì thế nhắc nhở tỵ địa thì bước qua, nghĩa là quân sĩ khi tác chiến ở khu vực này cần nhanh chóng xa rời nó, không nên ở lại lâu.
Vi địa - Đường tiến chật hẹp, đường thoái xa xăm, khu vực tác chiến này được gọi là vi địa. Tôn Vũ cảnh báo: vi địa thì phải tìm mưu kế; Quân đội hoạt đông trong khu vực vi địa phải nghĩ ra mưu kế để vừa có thể tiến, vừa có thể thoái, đồng thời còn phải đánh lừa kẻ địch, chờ lúc chúng chểnh mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũ còn bảo: Với vi địa, bên ta cần đóng cửa phòng thủ (thiên cửu địa). Câu này ý chỉ trong trường hợp bên ta bị bao vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ, nhằm tránh việc kẻ thù dùng mẹo ba vây một đóng để làm lung lay quyết tâm cố thủ trận địa của tướng sĩ. Ngược lại khi kẻ thù vướng, mắc trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực hiện chiến thuật tấn công bằng tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã đội ngũ, gọi hàng và công phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến đấu.
Tử địa - Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu vực tử địa nếu tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được tồn tại. Do đó, ở trong vùng “tử địa”, phải ra sức chiến đấu, trong cái chết mưu cầu sự sống. Khi quân sĩ rơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh phải thể hiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến toàn thể quân sĩ quyết giành lấy sự sống trong vùng tử địa.
Việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác chiến cơ bản của bộ binh. Thời xưa chưa có các quân chủng hiện đại như không quân và hải quân. Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu là trong chiến tranh hiện đại, không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của cơ cấu lục quân đối với mình. Vì vậy, việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình vẫn là điều cực kỳ quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.
Tôn vũ đã cầm quân bao nhiêu lần
Nghiên cứu về binh pháp Tôn tử
Tôn Tử Binh Pháp đã nổi tiếng trên thế giới từ khá lâu rồi. Đến nay nó được dịch ra 29 loại ngôn ngữ, các ấn phẩm bổ sung mở rộng lên tới hơn 700 bản. Thế kỷ 18, cuốn Tôn Tử Binh Pháp được truyền nhập vào châu Âu, ngay lập tức gây ra náo động đối với giới quân sự phương Tây. Nhà lý luận quân sự nổi tiếng người Anh, người đặt nền móng lý luận đại chiến lược Lydern Hatill không chỉ tự mình dịch toàn bộ nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp ra tiếng Anh mà ông còn viết thêm một quyển “Luận chiến lược để dẫn giải và tường thuật lại. Hatill cho biết, trong tác phẩm quân sự của ông, giải nghĩa rất nhiều quan điểm tìm thấy qua nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp từ hơn 2500 năm trước.
Trong bộ sử ký của mình, Tư Mã Thiên có viết về tài năng quân sự của Tôn Vũ (Tôn Tử) như sau: "Tôn Vũ phía tây đại phá nước Sở mạnh, phía Đông dẹp yên Tề, Tần uy danh lừng lẫy khắp chư hầu, làm tướng như thế thật khó ai so bì". Quả thật trong 30 năm sự nghiệp quân sự của mình, Tôn Vũ đã lập nhiều chiến công hiển hách và luôn xứng đáng với những lời tôn vinh trong sử sách. Tuy nhiên có một vấn đề luôn gây ra sự tranh cãi kịch liệt từ trước đến nay đó là: rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉ huy bao nhiêu trận đánh. Vừa qua giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu như: "Ngô việt Xuân Thu", "Việt sắc thư", "Tả truyện", "Sử ký" đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ chỉ trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh và chính 5 trận chiến "để đời" này đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời gian.
- Lần chỉ huy thứ nhất: Xảy ra vào tháng 12 năm 512 trước công nguyên, khi đó Ngô Vương là Hạp Lư ra lệnh cho Tôn Vũ chỉ huy quân tiêu diệt 2 nước nhỏ là Chung Ngô và nước Từ. Trong lần cầm quân đầu tiên này, Tôn Vũ đã xuất sắc hạ gọn 2 nước trên đồng thời thừa thắng chiếm được đất Thư thuộc nước Sở lập công lớn được Ngô Vương ban thưởng.
- Lần chỉ huy thứ hai: Theo lệnh của Hạp Lư, năm 511 trước công nguyên, Tôn Vũ lại thống lĩnh ba quân cùng Ngũ Tử Tư, Bạch Hỷ đi chinh phạt nước Sở bởi lý do "Sở Vương từ chối không chịu trao thanh bảo kiếm Trạm Lô cho Hạp Lư". Dưới quyền chỉ huy của Tôn Vũ quân Ngô đánh hai trận thắng cả hai, chiếm gọn 2 xứ Lục và Tiềm thuộc đất Sở.
- Lần chỉ huy thứ ba: xảy ra vào năm 510 trước công nguyên, lúc này giữa nước Ngô và nước Việt lần đầu tiên xảy ra cuộc chiến tranh quy mô lớn mà sử sách còn ghi lại đó là cuộc "Đại chiến Huề-Lý". Trong cuộc chiến này lần đầu tiên Tôn Vũ đưa ra cách dụng binh "Quý hồ tinh bất quý hồ đa" trong đánh trận do vậy chỉ với 3 vạn quân với phép dụng binh tài tình của Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước Việt.
- Lần chỉ huy thứ tư: Vào năm 509 trước công nguyên xảy ra cuộc "đại chiến Dự Chương" giữa hai nước Ngô và Sở. Khi đó vua Sở sai con trai là công tử Tử Thương và công tử Tử Phàm dẫn đại quân tiến đánh nước Ngô, nhằm báo thù nỗi nhục mất đất năm xưa. Một lần nữa Ngô Vương Hạp Lư lại giao cho Tôn Vũ cầm quân chống giặc. Lần này Tôn Vũ khôn khéo vòng tránh đội quân chủ lực của công tử Thường, dùng lối đánh vu hồi tập kích doanh trại bắt sống công tử Phàm, quân Sở từ thế mạnh, chuyển sang yếu cầm cự chưa đầy một tháng phải rút chạy về nước.
- Lần chỉ huy thứ năm: Vào ngày 18-11-506 trước công nguyên, 2 nước Ngô-Sở một lần nữa xảy ra chiến tranh, sử sách gọi đây là "cuộc chiến Bách Cử". Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử 2 nước. Lần này quân Sở huy động 25 vạn quân tiến đánh nước Ngô, khí thế báo thù rất sôi sục. Theo kế của Tôn Vũ và Ngũ Tử Tư, vua Ngô bí mật liên kết với 2 nước nhỏ là Đường và Thái làm thành liên minh chống Sở. Khi tác chiến, Tôn Vũ triệt để lợi dụng địa hình thuận lợi của 2 nước "đồng minh" để triển khai chiến thuật "Khống chế chính diện", "Tập kích vu hồi mạn sườn" của mình. Sau 5 lần giao chiến với quân Sở, Tôn Vũ đều giành thắng lợi. Cuối cùng 3 vạn quân Ngô đã phá tan 25 vạn quân Sở tiến vào kinh đô nước Sở buộc Sở vương phải tháo chạy.
Với 5 trận đánh "để đời" này, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ (Tôn Tử) lừng lẫy khắp thiên hạ. Thêm vào đó là bộ "Tôn Tử Binh Pháp" dài 13 thiên bất hủ của ông đã khiến cho tên tuổi của Tôn Vũ nổi tiếng khắp thế giới cho tới ngày nay.
Phụ Lục
Thắng chiến kế gồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩ dật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đả cướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)
Địch chiến kế gồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độ Trần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ở tỉnh Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờ xem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủ khiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế
Công chiến kế gồm có:
1-Đả thảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tả thi hoàn hồn (mượn xác trả hồn)
3-Điệu hổ ly sơn (bắt hổ lìa núi)
4-Dục cầm cố túng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)
Hỗn chiến kế gồm có:
1-Phú để trừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư (đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)
Tịnh chiến kế gồm có:
1-Du lương hoán trụ (trộm rường thay cột)
2-Chỉ tang mạ hoè (chỉ cây dâu mắng cây hoè)
3-Giả si bất điên (giả ngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụ thượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ (đổi khách làm chủ)
Bại chiến kế gồm có:
1-Mỹ nhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổ nhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.
Đó là 36 kế của người Trung Hoa.




























 1


2



3



4



5



6



7



8



9



10



11



12



13



14



15



16



17



18



19

 

20



21



22



23



24



25



26



27



28



29



30




31



32



33



34



35



36