MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, April 17, 2011

Water wars? Thirsty, energy-short China stirs fear Xung đột về nguồn nước? Trung Quốc đói khát năng lượng đang khuấy lên nỗi sợ hãi


Water wars? Thirsty, energy-short China stirs fear

By DENIS D. GRAY

Associated Press writers Tini Tran and David Wivell in Beijing contributed to this report.

Associated Press

http://www.miamiherald.com/2011/04/16/v-fullstory/2170278/water-wars-thirsty-energy-short.html

Xung đột về nguồn nước? Trung Quốc đói khát năng lượng đang khuấy lên nỗi sợ hãi

DENIS D. GRAY

Hãng tin Associated Press (AP)

(Với sự đóng góp của hai phóng viên hãng AP tại Bắc Kinh là Tini Tran và David Wivell)

Ngày 17 tháng 4 năm 2011

BAHIR JONAI, India -- The wall of water raced through narrow Himalayan gorges in northeast India, gathering speed as it raked the banks of towering trees and boulders. When the torrent struck their island in the Brahmaputra river, the villagers remember, it took only moments to obliterate their houses, possessions and livestock.

BAHIR JONAI, Ấn Độ – bức tường nước đổ xuống thành dòng nước lũ chảy dọc theo những hẻm núi hẹp trên dãy Himalaya ở vùng đông bắc Ấn Độ, dòng chảy mỗi lúc một mạnh trước khi quét qua những dải đất hai bên bờ sông có cây cối cao chót vót và những tảng đá lớn. Dân làng sống ở cù lao trên sông Brahmaputra nhớ lại rằng dòng nước lũ chỉ trong chốc lát đã xóa sạch nhà cửa, của cải và gia súc của họ.

No one knows exactly how the disaster happened, but everyone knows whom to blame: neighboring China.

Chẳng ai kịp biết cụ thể thảm họa đã xảy ra như thế nào nhưng tất cả đều biết phải đổ lỗi cho ai, kể cả người láng giềng Trung Quốc.

"We don't trust the Chinese," says fisherman Akshay Sarkar at the resettlement site where he has lived since the 2000 flood. "They gave us no warning. They may do it again."

“Chúng tôi không tin người Trung Quốc,” ngư dân Akshay Sarkar hiện đang sống tại khu tái định cư kể từ sau trận lũ năm 2000 đã nói như vậy. “Họ không hề có sự cảnh báo gì cho chúng tôi. Họ có thể lặp lại điều này lần nữa.”

About 800 kilometers (500 miles) east, in northern Thailand, Chamlong Saengphet stands in the Mekong river, in water that comes only up to her shins. She is collecting edible river weeds from dwindling beds. A neighbor has hung up his fishing nets, his catches now too meager.

Cách đó khoảng 800 km (500 dặm) về phía đông ở miền bắc Thái Lan, Chamlong Saengphet đứng dưới dòng sông Mê Công, nước ngập chỉ đến ổng quyển. Cô đang vớt một thứ rong có thể ăn được từ khúc sông dòng chảy đang bị hẹp lại và cạn nước. Một hàng xóm của cô kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá bằng lưới nhưng giờ đây anh ta chỉ đánh được những mẻ cá thảm hại nghèo nàn.

Using words bordering on curses, they point upstream, toward China.

Với những từ ngữ gần như là nguyền rủa, hai người chỉ tay về phía thượng lưu, tức về phía Trung Quốc.

The blame game, voiced in vulnerable river towns and Asian capitals from Pakistan to Vietnam, is rooted in fear that China's accelerating program of damming every major river flowing from the Tibetan plateau will trigger natural disasters, degrade fragile ecologies, divert vital water supplies.

Cái kiểu đổ lỗi như thế này mà người ta có thể nghe thấy ở những thị trấn ven sông dễ bị tổn thương và các quốc gia châu Á từ Pakistan cho tới Việt Nam có nguyên nhân ở nỗi lo sợ rằng việc Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình xây dựng các đập thủy điện trên tất cả các dòng sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng sẽ gây ra những thảm họa thiên nhiên, làm thoái hóa các môi trường sinh thái, làm biến đổi nguồn kiếm sống của người dân.

A few analysts and environmental advocates even speak of water as a future trigger for war or diplomatic strong-arming, though others strongly doubt it will come to that. Still, the remapping of the water flow in the world's most heavily populated and thirstiest region is happening on a gigantic scale, with potentially strategic implications.

Một vài nhà phân tích và nhà hoạt động môi trường thậm chí còn đề cập nguồn nước như là một nguyên nhân làm nổ ra chiến tranh hoặc sự căng thẳng về quân sự trong tương lai, mặc dù số khác thì hoàn toàn không tin rằng tình hình có thể đi đến nông nỗi như vậy. Tuy nhiên, sự thay đổi dòng chảy của sông ở cái khu vực đông dân nhất và “khát nước” nhất thế giới đang diễn ra trên quy mô cực lớn và có thể dẫn đến những hệ lụy có tính chiến lược.

On the eight great Tibetan rivers alone, almost 20 dams have been built or are under construction while some 40 more are planned or proposed.

Chỉ tính riêng tám con sông lớn bắt nguồn từ Tây Tạng thì tới nay đã có gần 20 đập thủy điện được xây dựng hoặc đang trong quá trình được xây dựng trong khi đó khoảng 40 đập khác đã được đưa vào kế hoạch xây dựng hoặc đang được đề xuất

China is hardly alone in disrupting the region's water flows. Others are doing it with potentially even worse consequences. But China's vast thirst for power and water, its control over the sources of the rivers and its ever-growing political clout make it a singular target of criticism and suspicion.

Trung Quốc hầu như không phải là nước duy nhất đang làm gián đoạn dòng chảy của các con sông. Các nước khác cũng đang gây ra điều tương tự với hậu quả thậm chí có thể còn tồi tệ hơn. Nhưng việc Trung Quốc đang khao khát quyền lực và “khát nước” đến mức vô độ, việc nước này đang kiểm soát những điểm đầu nguồn của các dòng sông và việc nước này đang ngày càng dùng chuyện này vào mục đích chính trị đang khiến cho chỉ một mình Trung Quốc là mục tiêu của sự chỉ trích và ngờ vực.

"Whether China intends to use water as a political weapon or not, it is acquiring the capability to turn off the tap if it wants to - a leverage it can use to keep any riparian neighbors on good behavior," says Brahma Chellaney, an analyst at New Delhi's Center for Policy Research and author of the forthcoming "Water: Asia's New Battlefield."

“Dù Trung Quốc có ý định dùng các con sông làm vũ khí chính trị hay không, nhưng nước này đang tìm thấy một thứ vũ khí ấy là họ có thể “tắt vòi nước” nếu họ muốn – một thứ vũ khí đòn bẩy họ có thể dùng để bắt tất cả các nước láng giềng có sông chảy qua phải ngoan ngoãn,” đó là lời của Brahma Chellaney, một nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “Nước: chiến trường mới của châu Á.”

Analyst Neil Padukone calls it "the biggest potential point of contention between the two Asian giants," China and India. But the stakes may be even higher since those eight Tibetan rivers serve a vast west-east arc of 1.8 billion people stretching from Pakistan to Vietnam's Mekong river delta.

Nhà phân tích Neil Padukone gọi “nước” là “điểm có tiềm năng gây bất đồng lớn nhất giữa hai quốc gia lớn ở châu Á,” Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng giờ đây sự đe dọa còn lớn hơn nhiều bởi tám con sông bắt nguồn từ Tây Tạng đang cung cấp nước cho 1,8 tỉ dân sống trong một vòng cung rộng lớn từ tây sang đông kéo dài từ Pakistan tới vùng châu thổ sông Mê Công ở Việt Nam.

Suspicions are heightened by Beijing's lack of transparency and refusal to share most hydrological and other data. Only China, along with Turkey, has refused to sign a key 1997 U.N. convention on transnational rivers.

Những mối ngờ vực được làm tăng thêm do chỗ Bắc Kinh tỏ ra thiếu minh bạch và họ từ chối chia sẻ hầu hết những số liệu về thủy văn và những loại số liệu khác. Chỉ có Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ký một hiệp ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc về những dòng sông xuyên quốc gia.

Beijing gave no notice when it began building three dams on the Mekong - the first completed in 1993 - or the $1.2 billion Zangmu dam, the first on the mainstream of the 2,880-kilometer (1,790-mile) Brahmaputra which was started last November and hailed in official media as "a landmark priority project."

Bắc Kinh chẳng hề đưa ra thông báo gì hết khi họ bắt đầu khởi công ba đập thủy điện lớn trên sông Mê Công – đập thứ nhất đã được hoàn thành vào năm 1993 hoặc đập thủy điện tốn 1,2 tỉ đôla ở Zangmu, đập thủy điện đầu tiên trên dòng chảy chính dài 2.800 km (1790 dặm) của sông Brahmaputra này đã được khởi công vào tháng 11 năm ngoái và được phương tiện thông tin đại chúng nhà nước của Trung Quốc ca ngợi như là một “dự án có tính chất bước ngoặt phải được ưu tiên.”

The 2000 flood that hit Sarkar's village, is widely believed to have been caused by the burst of an earthen dam wall on a Brahmaputra tributary. But China has kept silent.

Trận lụt năm 2000 tàn phá ngôi làng của Sarkar được nhiều người tin là có nguyên nhân từ việc một bức tường đất của một con đập trên một chi lưu của sông Brahmaputra bị vỡ. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ im lặng.

"Until today, the Indian government has no clue about what happened," says Ravindranath, who heads the Rural Volunteer Center. He uses only one name.

“Cho tới tận hôm nay, chính phủ Ấn Độ vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào để họ có thể lần ra nguyên nhân của điều đã xảy ra,” Ravindranath, giám đốc Trung tâm Thiện nguyện Nông thôn đã nói như vậy.

Tibet's spiritual leader, the Dalai Lama, has also warned of looming dangers stemming from the Tibetan plateau.

Lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Dalai Lama, cũng cảnh báo về những nguy cơ đang được thấy rõ là bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.

"It's something very, very essential. So, since millions of Indians use water coming from the Himalayan glaciers... I think you (India) should express more serious concern. This is nothing to do with politics, just everybody's interests, including Chinese people," he said in New Delhi last month.

“Đây là một điều gì đó rất, rất thiết yếu. Bởi vì hàng triệu người Ấn Độ đang sử dụng nước đến từ các dòng sông băng trên dãy Himalaya … cho nên tôi nghĩ Ấn Độ nên nói ra cho rõ hơn nữa mối quan ngại của mình. Chuyện này chẳng liên quan gì đến chính trị cả, đơn giản nó chỉ là vì lợi ích của tất cả mọi người, trong đó có cả người Trung Quốc,” ông đã nói như vậy tại New Delhi vào tháng trước.

Beijing normally counters such censure by pointing out that the bulk of water from the Tibetan rivers springs from downstream tributaries, with only 13-16 percent originating in China.

Bắc Kinh thường phản đối lại sự chỉ trích như vậy bằng cách chỉ ra rằng lượng nước chảy từ các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng là bắt nguồn từ những nhánh sông ở dưới hạ lưu, chỉ có 13-16 phần trăm bắt nguồn từ đất Trung Quốc.

Officials also say that the dams can benefit their neighbors, easing droughts and floods by regulating flow, and that hydroelectric power reduces China's carbon footprint.

Các quan chức của nước này còn nói rằng các đập thủy điện của họ có thể đem lại lợi ích cho các nước láng giềng, làm giảm nguy cơ hạn hán và lũ lụt nhờ việc điều chỉnh dòng chảy và rằng thủy điện làm giảm tổng lượng lượng khí thải carbon của Trung Quốc.

China "will fully consider impacts to downstream countries," Chinese Foreign Ministry spokeswoman Jiang Yu recently told The Associated Press. "We have clarified several times that the dam being built on the Brahmaputra River has a small storage capacity. It will not have large impact on water flow or the ecological environment of downstream."

Trung Quốc “sẽ cân nhắc những tác động tới các nước ở vùng hạ lưu,” người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi [Jiang Yu] mới đây đã nói với hãng thông tấn AP như vậy. “Chúng tôi đã nhiều lần làm rõ rằng đập thủy điện đang được xây trên sông Brahmaputra có sức chứa nhỏ. Nó sẽ không gây tác động lớn tới dòng chảy hoặc môi trường sinh thái ở vùng hạ lưu.”

For some of China's neighbors, the problem is that they too are building controversial dams and may look hypocritical if they criticize China too loudly.

Đối với một số nước láng giềng của Trung Quốc thì điều rắc rối là chính họ cũng đang xây dựng những đập thủy điện gây tranh cãi và họ có thể bị xem là đạo đức giả nếu lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nhiều quá.

The four-nation Mekong River Commission has expressed concerns not just about the Chinese dams but about a host of others built or planned in downstream countries.

Ủy ban sông Mê Công gồm 4 nước đã bày tỏ những mối lo ngại không chỉ về các đập thủy điện của Trung Quốc mà còn về một loạt những đập thủy điện khác được xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng ở các quốc gia ở hạ lưu con sông này.

In northeast India, a broad-based movement is fighting central government plans to erect more than 160 dams in the region, and Laos and Cambodia have proposed plans for 11 Mekong dams, sparking environmental protest.

Một phong trào rộng khắp ở vùng đông bắc Ấn Độ đang phản đối việc chính phủ có kế hoạch xây hơn 160 đập thủy điện ở vùng này và Lào và Căm Pu Chia đã đề xuất kế hoạch cho 11 đập thủy điện trên sông Mê Công đang làm nổ ra sự phản đối liên quan đến môi trường.

Indian and other governments play down any threats from the Asian colossus. "I was reassured that (the Zangmu dam) was not a project designed to divert water and affect the welfare and availability of water to countries in the lower reaches," India's Foreign Secretary Nirupama Rao said after talks with his Chinese counterpart late last year.

Chính phủ Ấn Độ và chính phủ các nước khác đang cố tình đánh giá thấp mọi mối đe dọa bắt nguồn từ hai quốc gia lớn nhất ở châu Á. “Tôi được cam đoan rằng (đập thủy điện Zangmu) không phải là một dự án với ý đồ làm thay đổi con sông và tác động tới sự thịnh vượng và lượng nước cung cấp cho các quốc gia ở vùng hạ lưu con sông,” Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Nirupama Rao đã nói như vậy sau khi có cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm của Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.

But at the grass roots, and among activists and even some government technocrats, criticism is expressed more readily.

Nhưng người dân thường và những nhà hoạt động môi trường hoặc thậm chí một số nhà chuyên môn trong bộ máy chính phủ đang ngày càng sẵn sàng bày tỏ sự chỉ trích.

"Everyone knows what China is doing, but won't talk about it. China has real power now. If it says something, everyone follows," says Somkiat Khuengchiangsa, a Thai environmental advocate.

“Tất cả mọi người đều biết Trung Quốc đang làm gì, nhưng không nói ra. Hiện nay Trung Quốc đang nắm sức mạnh thực sự. Hễ họ nói điều gì là tất cả đều phải làm theo,” Somkiat Khuengchiangsa, một nhà hoạt động môi trường người Thái đã nói như vậy.

Neither the Indian nor Chinese government responded to specific questions from the AP about the dams, but Beijing is signaling that it will relaunch mega-projects after a break of several years in efforts to meet skyrocketing demands for energy and water, reduce dependence on coal and lift some 300 million people out of poverty.

Cả chính phủ Ấn Độ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không trả lời những câu hỏi cụ thể của hãng thông tấn AP về những đập thủy điện, song Bắc Kinh đang có dấu hiệu họ sẽ tái khởi động các siêu dự án sau một giai đoạn ngừng xây dựng trong vài năm để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về năng lượng và nước, giảm sự phụ thuộc vào than và đưa 300 triệu người dân của họ thoát nghèo.

Official media recently said China was poised to put up dams on the still pristine Nu River, known as the Salween downstream. Seven years ago as many as 13 dams were set to go up until Chinese Premier Wen Jiabao ordered a moratorium.

Các phương tiện thông tin nhà nước mới đây đã nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng xây các đập thủy điện trên dòng sông đến nay vẫn còn hoang sơ là Nộ Giang [Nu River], ở vùng hạ lưu nó còn có tên là sông Salween. Cách đây bảy năm kế hoạch xây dựng 13 đập thủy điện đã được chuẩn bị song thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh ngừng.

That ban is regarded as the first and perhaps biggest victory of China's nascent green movement.

Lệnh ngừng này được xem là thắng lợi đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử phong trào “xanh” mới ra đời ở Trung Quốc.

"An improper exploitation of water resources by countries on the upper reaches is going to bring about environmental, social and geological risks," Yu Xiaogang, director of the Yunnan Green Watershed, told The Associated Press. "Countries along the rivers have already formed their own way of using water resources. Water shortages could easily ignite extreme nationalist sentiment and escalate into a regional war."

“Các nước ở vùng thượng lưu khai thác nguồn nước không đúng sẽ gây ra những rủi ro môi trường, xã hội và địa chất,” Yu Xiaogang, giám đốc của tổ chức Lưu vực Xanh của Vân Nam [Yunnan Green Watershed], đã nói với phóng viên của AP như vậy. “Các nước ở dọc các con sông đã hình thành những cách sử dụng tài nguyên nước theo cách riêng của họ. Thiếu nước có thể dễ dàng châm ngòi cho tình cảm dân tộc chủ nghĩa cực đoan và có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh trong vùng.”

But there is little chance the activists will prevail.

Nhưng tới nay thì các nhà hoạt động môi trường vẫn ít có cơ hội chiến thắng.

"There is no alternative to dams in sight in China," says Ed Grumbine, an American author on Chinese dams. Grumbine, currently with the Chinese Academy of Sciences in Yunnan province, notes that under its last five-year state plan, China failed to meet its hydroelectric targets and is now playing catch-up in its 2011-2015 plan as it strives to derive 15 percent of energy needs from non-fossil sources, mainly hydroelectric and nuclear.

“Trước mắt không có giải pháp lựa chọn nào khác ở Trung Quốc,” Ed Grumbine, một tác giả người Mỹ viết về các đập thủy điện của Trung Quốc đã nói. Grumbine hiện đang làm việc tại Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Vân Nam đã lưu ý rằng trong kế hoạch 5 năm lần trước Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về thủy điện và nay họ đang cố gắng bắt kịp mục tiêu đó trong kế hoạch 2011-2015 khi họ cố gắng đáp ứng 15 phần trăm nhu cầu điện từ các nguồn năng lượng không phải là hóa thạch, chủ yếu là thủy điện và điện hạt nhân.

The arithmetic pointing to more dam-building is clear: China would need 140 megawatts of extra hydroelectric power to meet its goal. Even if all the dams on the Nu go up, they would provide only 21 megawatts.

Nhìn vào con số thì cũng thấy rõ là Trung Quốc cần phải xây thêm đập thủy điện: Trung Quốc sẽ cần thêm 140 gigawatt thủy điện thì mới đáp ứng được mục tiêu nói trên. Ngay cả sau khi tất cả các đập thủy điện trên Nộ Giang được hoàn thành thì chúng mới chỉ cung cấp 21 gigawatt.

The demand for water region-wide will also escalate, sparking perhaps that greatest anxieties - that China will divert large quantities from the Tibetan plateau for domestic use.

Nhu cầu về nước của toàn bộ vùng cũng sẽ ngày càng tăng, điều này có lẽ đang gây ra những lo lắng lớn nhất, ấy là Trung Quốc sẽ lấy đi lượng nước rất lớn từ cao nguyên Tây Tạng để dùng cho mục đích của riêng nước họ.

Noting that Himalayan glaciers which feed the rivers are melting due to global warming, India's Strategic Foresight Group last year estimated that in the coming 20 years India, China, Nepal and Bangladesh will face a depletion of almost 275 billion cubic meters (360 billion cubic yards) of annual renewable water.

Nên lưu ý rằng các dòng sông băng trên dãy Himalaya là nơi cung cấp nước cho các con sông thì nay chúng đang tan chảy do khí hậu ấm lên toàn cầu, Tổ chức Dự báo chiến lược của Ấn Độ năm ngoái ước đã tính rằng trong 20 năm tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal và Bangladesh sẽ bị mất đi vào khoảng 275 tỉ mét khối nước mỗi năm mà lẽ ra có thể thu hồi lại được.

Padukone expects China will have to divert water from Tibet to its dry eastern provinces. One plan for rerouting the Brahmaputra was outlined in an officially sanctioned 2005 book by a Chinese former army officer, Li Ling. Its title: "Tibet's Waters Will Save China,"

Padukone cho rằng Trung Quốc sẽ phải lấy nước từ Tây Tạng cho các tỉnh ở miền đông bị hạn hán của họ. Một cuốn sách xuất bản năm 2005 của một người nguyên là sĩ quan quân đội Trung Quốc, Li Ling, có phác thảo một kế hoạch đã được chính thức phê chuẩn nhằm làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra. Đầu đề của cuốn sách đó là: “Những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng sẽ cứu Trung Quốc.”

Analyst Chellaney believes "the issue is not whether China will reroute the Brahmaputra, but when." He cites Chinese researchers and officials as saying that after 2014 work will begin on tapping rivers flowing from the Tibetan plateau to neighboring countries Such a move, he says, would be tantamount to a declaration of war on India.

Nhà phân tích Chellaney tin rằng “vấn đề không phải là Trung Quốc sẽ làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra, mà là khi nào.” Ông dẫn lời của các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc nói rằng sau năm 2014 Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành việc rút bớt nước từ các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy tới các nước láng giềng của họ. Ông nói rằng một động thái như vậy sẽ chẳng khác gì một sự tuyên bố chiến tranh với Ấn Độ.

Others are skeptical. Tashi Tsering, a Tibetan environmentalist at the University of British Columbia who is otherwise critical of China's policies, calls a Brahmaputra diversion "a pipe dream of some Chinese planners."

Số khác tỏ ra hoài nghi. Tashi Tsering, một nhà hoạt động môi trường người Tây Tạng tại Đại học British Columbia, nhưng ông cũng là người thường xuyên chỉ trích các chính sách của Trung Quốc, đã gọi ý định làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra là “một giấc mơ viển vông của một số nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc.”

Grumbine shares the skepticism. "The situation would have to be very dire for China to turn off the taps because the consequences would be huge," he said. "China would alienate every one of its neighbors and historically the Chinese have been very sensitive about maintaining secure borders."

Grumbine chia sẻ sự hoài nghi này. “Tình huống sẽ là thảm khốc đối với Trung Quốc nếu họ “tắt các vòi nước” bởi vì hậu quả sẽ là vô cùng lớn,” ông nói. “Trung Quốc sẽ làm cho tất cả các nước láng giềng xa lánh họ và người Trung Quốc trong lịch sử đã từng rất nhạy cảm với việc duy trì biên giới được bảo vệ an toàn.”

Whatever else may happen, riverside inhabitants along the Mekong and Brahmaputra say the future shock is now.

Dù bất cứ chuyện gì khác có thể xảy ra thì cư dân sống dọc theo dòng sông Mê Công và sông Brahmaputra đều đang nói rằng ngay lúc này họ đang có cảm giác hoang mang lo sợ rồi.

A fisherman from his youth, Boonrian Chinnarat says the Mekong giant catfish, the world's largest freshwater fish, has all but vanished from the vicinity of Thailand's Had Krai village, other once bountiful species have been depleted, and he and fellow fishermen have sold their nets. He blames the Chinese dams.

Một người đánh cá còn trẻ, Boonrian Chinnarat, nói rằng loài cá trê rất to [catfish], loài cá nước ngọt to nhất trên thế giới, đã hầu như biến mất ở vùng phụ cận làng Had Krai ở Thái Lan, có những loài cá trước đây có rất nhiều thì nay đã dần biến mất cho nên người thanh niên này và những người bạn chài lưới khác đã bán dụng cụ đánh cá của họ đi rồi. Người thanh niên này đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc.



Phumee Boontom, headman of nearby Pak Ing village, warns that "If the Chinese keep the water and continue to build more dams, life along the Mekong will change forever." Already, he says, he has seen drastic variations in water levels following dam constructions, "like the tides of the ocean -- low and high in one day."

Phumee Boontom, trưởng thôn Pak Ing ở gần đấy cảnh báo rằng “Nếu người Trung Quốc tích trữ nước và tiếp tục xây thêm các đập thủy điện thì cuộc sống dọc theo sông Mê Công chắc chắn sẽ thay đổi vĩnh viễn.” Ông nói rằng ngay từ bây giờ ông đã nhận thấy những biến đổi nghiêm trọng về mực nước sau khi các đập thủy điện được xây, “mực nước bây giờ chẳng khác gì thủy triều ở biển – lên xuống trong ngày.”

Jeremy Bird, who heads the Mekong commission, an intergovernmental body of Laos, Cambodia, Thailand and Laos, sees a tendency to blame China for water-related troubles even when they are purely the result of nature. He says diplomacy is needed, and believes "engagement with China is improving."

Jeremy Bird hiện đang là chủ tịch ủy ban sông Mê Công, một tổ chức liên chính phủ gồm Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan và Việt Nam, thừa nhận xu hướng đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề rắc rối liên quan đến nước ngay cả khi những vấn đề đó chỉ hoàn toàn là hậu quả của thiên nhiên. Ông nói rằng con đường ngoại giao là cần thiết và ông cho rằng “Quan hệ với Trung Quốc đang dần dần trở nên ăn ý hơn.”

Grumbine agrees. "Given the enormous demand for water in China, India and Southeast Asia, if you maintain the attitude of sovereign state, we are lost," he says. "Scarcity in a zero sum situation can lead to conflict but it can also goad countries into more cooperative behavior. It's a bleak picture, but I'm not without hope."

Grumbine đồng ý với ý kiến này. “Do nhu cầu rất lớn về nước ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, nên nếu chúng ta cứ duy trì thái độ về nhà nước chủ quyền thì chúng ta sẽ lạc lối,” ông nói. “Tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra khi người này được thì người kia mất [zero-sum situation] có thể dẫn đến xung đột song nó cũng có thể thúc giục các nước phải có thái độ mang tính hợp tác hơn. Bức tranh nom thật ảm đạm, nhưng tôi không hết hi vọng.”

Người dịch: Hiền Ba

http://tranhung09.blogspot.com/








For people living in north and central China, winter just got a bit colder. A shortage of coal has left power companies unable to meet heating energy demands. It's forcing some areas to ration electricity.
Coal shortages are nothing new to the region, with bad weather often disrupting deliveries.
But this year, matters are worse. Coal companies are holding back some of their supply, because they are not willing to sell to power companies at the below-market rates mandated by the Chinese regime.
Coal provides about three quarters of China's electricity, and it's used to power the large, centralized heating systems of the north.
Coastal cities have had it a bit better as they are able to supplement with imported coal.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Phải xã hội hóa ngành y tế một cách rõ ràng - How to socialize health care services

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Phải xã hội hóa ngành y tế một cách rõ ràng - Dr Nguyễn Lân Hiếu: How to socialize health care services

Tác giả: Kim Anh

Y tế tư nhân hiện đang gặp vấn đề lớn nhất là họ sẵn sàng bỏ tiền để xây dựng cơ sở vật chất nhưng lại không được ai giúp đỡ về chuyên môn. Bên cạnh đó, ngành y tế lại rất hay chỉ trích y tế tư nhân, ví dụ nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra thì không có ai bảo vệ, bênh vực cho họ.


LTS: Còn khá trẻ (sinh năm 1972) nhưng bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những người được bệnh nhân tin tưởng tìm đến nhiều nhất. Họ tìm đến anh không đơn thuần vì anh có trình độ chuyên môn cao mà còn bởi cách anh hỏi chuyện, thăm khám một cách ân cần, chu đáo, cởi mở.

Có lẽ, điều làm nên tính cách "mẹ hiền" cũng như khả năng sáng tạo trong nghề nghiệp ở người thầy thuốc này là do anh thừa hưởng được một nền giáo dục rất cơ bản: Ông nội anh là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân; ông ngoại là GS Nguyễn Văn Huyên, nhà văn hóa, từng là bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 29 năm. Đến tuổi đi học, anh lại được tiếp cận ngay với một phương pháp giáo dục tân tiến của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, luôn lấy học trò làm trung tâm. Đã từng say mê, yêu thích và ước mơ trở thành họa sĩ, nhưng cơn bạo bệnh của bà ngoại (bà Vi Kim Ngọc, họa sĩ có tranh trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - PV) đã khiến anh nghĩ lại và chọn nghề y với khát khao có thể làm giảm những cơn đau kinh khủng của bà do bệnh ung thư...
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cũng là một trong số rất ít bác sĩ Việt Nam thường xuyên nhận được lời mời đi xử lý những ca khó của bệnh tim mạch ở trong nước cũng như trong khu vực. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra trước khi anh lên đường vào TP. Hồ Chí Minh và sau đó là đi Philippines để thực hiện những sự hỗ trợ đó.

Được biết, anh là một thành viên tích cực ở Quỹ "Trái tim cho em" do Viettel, VTV và tổ chức Đông Tây hội ngộ sáng lập, vậy vai trò của anh ở quỹ này như thế nào?

Ngoài việc tham gia mổ những ca khó, nhiệm vụ chủ yếu của tôi là sàng lọc mức độ cần kíp của bệnh nhân để tránh tình trạng xếp hàng thứ tự theo kiểu ai được duyệt hồ sơ trước thì mới mổ trước. "Cứu bệnh như cứu hỏa" - có bệnh nhân được duyệt hồ sơ sau nhưng tình trạng bệnh đã ở mức cần cấp cứu, ngược lại, có người được duyệt hồ sơ sớm nhưng bệnh chưa đến mức phải can thiệp ngay. Sau đó, gửi bệnh nhân đến các bệnh viện cho phù hợp giữa tình trạng chuyên môn và tình trạng bệnh tật, giữa tình trạng kinh tế của mỗi gia đình với sự hỗ trợ từ quỹ... Vì không phải bệnh viện nào cũng được mổ miễn phí.

Đó cũng là lý do để nhóm các anh có một quỹ riêng nhằm cứu giúp những hoàn cảnh đặc biệt?

Vâng, quỹ do tôi cùng bạn bè và một số Tổ chức quốc tế thành lập. Quỹ không có tên, ngoài những người làm chuyên môn chỉ có thêm một chị làm thủ quỹ. Mỗi năm quỹ này mổ cho khoảng 30-40 cháu. Vì là làm cho trẻ em nên rất dễ xin tiền, hơn nữa, chúng tôi biết rất rõ bệnh nhân nào nghèo hay không, không phải mất thì giờ qua quá nhiều thủ tục. Bên cạnh đó, chúng tôi có quan hệ rất tốt với bạn bè đồng nghiệp quốc tế nên có những người bạn ở nước ngoài chuyên gom đồ nghề để giúp cho. Do vậy, chưa bao giờ chúng tôi để bệnh nhân cần cấp cứu nhưng vì nghèo mà không được chữa trị. Cũng chưa bao giờ có bệnh nhân vì không có tiền mà phải bị chết hoặc phải mổ mở ngực (với chi phí thấp hơn).


Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu. Tranh: Hoàng Tường.
Là chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh, anh đánh giá thế nào về trình độ chuyên môn ấy ở nước ta hiện nay?
Việc can thiệp tim bẩm sinh thực sự bùng nổ vào năm 1997, khi người ta nghĩ ra một dụng cụ bằng kim loại nhớ hình (có thể kéo nhỏ, luồn vào những tĩnh mạch, nhưng khi thả ra, nó lại trở lại hình dạng ban đầu). Tôi có may mắn đi học ở Pháp về từ năm 2000, đúng lúc công nghệ ấy đang phát triển mạnh nhất, do vậy có thể nói mình không bị chậm so với thế giới. Số lượng bệnh nhân được can thiệp hiện đang đứng đầu Đông Nam Á. Ngành can thiệp tim bẩm sinh luôn cập nhật được các công nghệ mới nhất của thế giới. Những gì thế giới làm được thì mình lập tức triển khai, thậm chí có những việc thế giới chưa làm, mình đã tự nghiên cứu làm trước.
Ví dụ như việc thông liên thất chẳng hạn. Phía Mỹ người ta chưa thông tâm nhĩ thất, hiện nay cả Đông Nam Á này, chỉ có Việt Nam là nơi làm nhiều nhất. Dụng cụ thông liên thất do bác sĩ Lê Trọng Phi (hiện đang sống ở Đức) nghĩ ra, gọi là Lê Coil - Việt Nam là nơi ứng dụng đầu tiên trên người. Sau này, dựa vào đó chúng tôi đã cải tiến thành một dụng cụ khác, chi phí rẻ một nửa và hiện đang được ứng dụng rất tốt ở trong nước cũng như ở nước ngoài, chưa gây ra biến chứng gì, đặc biệt là biến chứng rối loạn nhịp tim muộn gây đột tử cho người bệnh sau khi đã điều trị. Việc cải tiến này đã được công bố tại hội nghị khoa học quốc tế, các đồng nghiệp rất thích thú với phương pháp này bởi vì ngoài việc không gây biến chứng, nó còn rút ngắn được thời gian thực hiện từ hơn 2 giờ xuống còn 15-30 phút/ca.
Tóm lại, mức độ hội nhập của mình với thế giới về can thiệp tim bẩm sinh là khá cao, gần như ngang nhau và có nhiều cơ hội trao đổi chứ không phải chỉ là học hỏi nữa. Việc bắt kịp thế giới về can thiệp tim bẩm sinh mang lại nhiều ích lợi: Chẳng hạn như không để lại sẹo, an toàn hơn và thời gian nằm viện cũng ít hơn (hơn một ngày). Người được hưởng lợi nhiều nhất là trẻ em. Ở nước ngoài chi phí cho một ca can thiệp tim bẩm sinh rất đắt. Nhưng ở Việt Nam, nhờ có sự cố gắng của bệnh viện, các hãng và của cả đội ngũ bác sĩ nữa nên chi phí là rất rẻ so với các nước khác. Nếu ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, thủ thuật nội soi này đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều so với mổ mở, nhưng ở Việt Nam chi phí bằng hoặc thậm chí còn rẻ hơn.

Chương trình hỗ trợ mổ tim bẩm sinh ở Ấn Độ do anh làm giám đốc đã kết thúc chưa?

Chương trình ở Ấn Độ coi như đã kết thúc, hiện thỉnh thoảng tôi mới phải sang để hỗ trợ những ca khó. Ấn Độ giàu nhưng phân hóa mạnh. Người giàu thì đi Mỹ, Anh, Pháp, Đức chữa bệnh. Người nghèo thì được bác sĩ Việt Nam chữa... từ thiện.
Đây là sáng kiến của một bác sĩ người Ấn Độ, ông ấy rất giỏi về chữa bệnh tim ở người lớn, sang Việt Nam, ông thấy chúng ta chữa cho trẻ con giỏi quá bèn mời sang làm chương trình cho trẻ em bẩm sinh ở các tỉnh của Ấn Độ. Chúng tôi đã tiến hành, phối hợp hướng dẫn, chuyển giao công nghệ ở 13, 14 thành phố. Hiện nay đã có vài thành phố tự làm được rồi. Đi làm các chương trình ấy về, tôi có những trải nghiệm khác nhau, trong đó thấy rõ bệnh nhân ở nước mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều. Một vài báo cáo tại hội nghị khoa học gần đây dựa trên số liệu của tôi cho thấy, việc đầu tư, chăm sóc cho trẻ em bị tim bẩm sinh ở Việt Nam là đứng ở hàng nửa phía trên so với các nước khác.

Dư luận xã hội có rất nhiều ý kiến trái chiều về đội ngũ thầy thuốc ở ta hiện nay. Không ít người còn tỏ ra thiếu tin tưởng vào trình độ chuyên môn cũng như y đức nói chung. Theo anh, vấn đề nào đặt ra cho đội ngũ thầy thuốc ở ta?

Ở các bệnh viện công rất nhiều bác sĩ, nhưng các vị trí chính thức thì rất ít người được giao việc, nghĩa là môi trường để phát triển sẽ không có. Bệnh viện tư thì không thể giỏi được vì ít được chữa các ca khó. Thành ra bác sĩ, ngoài chuyện học vấn còn cần phải có tay nghề cao nữa. Mà muốn có tay nghề cao thì phải được thử thách, phải được cọ xát. Môi trường đào tạo ở Việt Nam bị hạn chế, chỉ có quanh quẩn ở một số bệnh viện công, một người thầy có tới hàng chục trò thì làm sao có thể giỏi được.
Tôi có thể khẳng định, người sẵn sàng bỏ tiền ra để làm bệnh viện tư rất nhiều nhưng bác sĩ có chuyên môn thì rất ít để có thể đáp ứng được yêu cầu của các bệnh viện này. Đây rõ ràng là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ở ngành y tế. Nhân lực phổ thông rất nhiều, hiện có không ít các bệnh viện có đào tạo y tá. Quá nhiều y tá nhưng lại rất hiếm y tá giỏi. Chúng ta chưa có chuẩn quốc tế về đào tạo.
Hăng năm có hàng ngàn y tá ra trường nhưng không ai có thể đi làm việc được ở nước ngoài theo tiêu chuẩn chung, nếu đi thì phải đào tạo lại, thi lại. Trong khi đó vai trò của y tá cũng cực kỳ quan trọng. Một y tá chuyên nghiệp giúp cho bệnh nhân nhiều hơn một người bác sĩ mới ra trường... Hiện không có ai nghĩ đến việc xây dựng một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, quốc tế hóa ở Việt Nam.

Điều này cũng phải thôi vì ngành y vẫn nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo chung của cả nước - một hệ thống gây tranh cãi nhiều nhất, tốn tiền của đầu tư, tìm cách cải tiến nhiều nhất, nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi đúng cho mình...

Hiện nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn lòng làm từ thiện, nhất là ở hai lĩnh vực giáo dục và y tế. Nhưng lại có nghịch lý là nếu người ta có quyên đủ tiền để xây dựng một bệnh viện hiện đại nhất Đông Nam Á thì cũng không có bác sĩ giỏi để làm việc. Đây là hậu quả của nền giáo dục từ 20 năm trước đến nay và không chỉ có vậy, nó sẽ còn di hại đến vài chục năm sau. Đó là một nền giáo dục y tế học vẹt: Thầy dứt khoát là phải giỏi hơn trò.
Tôi cũng đi dạy cho sinh viên, và luôn phải nói: "Tôi nói thế này, may lắm thì chỉ đúng khoảng 90% thôi. Các em không thể coi những điều tôi nói là chân lý, vì như thế các em không bao giờ giỏi bằng tôi được. Thế thì càng ngày y tế càng dốt đi à". Có một thực tế nghịch lý như thế này: Phải rất giỏi, rất thông minh mới vào ngành y được. Thế nhưng sau 6, 7 năm học, ra trường, trong xã hội, nhiều người cho là không có bác sĩ giỏi. Lỗi do đâu? Lỗi do ngành giáo dục chứ do đâu.
Anh không kích thích để cho sinh viên có tinh thần ham học như ngày xưa, thời mà mỗi người buộc phải học thật giỏi một cách toàn diện. Bây giờ chỉ thích học những gì kiếm được tiền thật nhanh. Ít có người nghiên cứu chuyên môn thật giỏi, vì như vậy phải đầu tư nhiều thời gian, hiệu quả đến rất chậm. Điều ấy cực kỳ nguy hiểm vì không tạo ra được tài năng cho đất nước... Có điều tôi nhận thấy những năm gần đây, học trò của tôi cũng đã có chiều hướng thay đổi tư duy, đã chú ý đến việc rèn luyện tay nghề cho "tinh" hơn.

Thế thì chúng ta phải làm thế nào để bác sĩ tâm huyết với nghề nếu như đồng lương không đủ sống?

Tôi có thể khẳng định là hiện nay, nếu giỏi chuyên môn thực sự thì vẫn sống tốt, vì người ta vẫn dễ dàng "nhận" ra. Anh cứ làm một ca làm phúc thôi thì tự nhiên sẽ có 2-3 ca người ta tự tìm đến anh. Tôi chưa thấy người nào giỏi chuyên môn mà nghèo cả. Đừng bao giờ lo là Nhà nước có đãi ngộ tốt hay không?

Theo anh, khó khăn lớn nhất của y tế hiện nay ở ta là gì?

Cơ chế có vấn đề, không phải cơ chế quản lý từng phần mà cơ chế cho đường ra chính thức. Nhà nước ta đề ra hướng đi của ngành y tế là "xã hội hóa", làm sao phải xã hội hóa y tế một cách rõ ràng. Tôi là người làm thực tế, tôi thấy sai lầm ở chỗ cho phép tư nhân hóa một phần trong bệnh viện công. Như thế chẳng qua là mình đã bán thương hiệu bệnh viện.
Tôi lấy ví dụ đơn giản: Trước đây Nhà nước bỏ tiền ra mua máy móc, trang thiết bị thì người sử dụng vẫn là người bác sĩ trong bệnh viện, người được hưởng công nghệ là bệnh nhân. Bây giờ xã hội hóa có nghĩa là một tư nhân nào đó bỏ tiền ra mua máy móc, người sử dụng vẫn là những người bác sĩ ấy, đối tượng phục vụ vẫn là những bệnh nhân ấy, nhưng đương nhiên, phải chi trả lợi ích cho người đầu tư, do vậy lợi ích của bệnh nhân sẽ bị thiệt thòi.
Phải tư nhân hóa y tế một cách có bài bản. Nghĩa là các bệnh viện tư có điều kiện về cơ sở vật chất nhưng phải được đào tạo về chuyên môn kỹ càng. Riêng ngành Tim mạch, tôi thấy bệnh viện Tâm Đức ở TP. Hồ Chí Minh là một mô hình tốt. Đây là một bệnh viện tư nhân hóa 100% nhưng họ được sự hỗ trợ của Viện Tim TP. Hồ Chí Minh xây dựng về chuyên môn nên rất vững.
Y tế tư nhân hiện đang gặp vấn đề lớn nhất là họ sẵn sàng bỏ tiền để xây dựng cơ sở vật chất nhưng lại không được ai giúp đỡ về chuyên môn. Bên cạnh đó, ngành y tế lại rất hay chỉ trích y tế tư nhân, ví dụ nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra thì không có ai bảo vệ, bênh vực cho họ.
Do vậy, các chính sách của Nhà nước cũng phải bảo vệ cho họ. Vì bác sĩ cũng là con người, nên cũng có thể mắc sai lầm, nếu ai đó bị kiện rồi thì sẽ ngại ngùng hoặc không dám làm những ca khó, mà như thế thì không bao giờ giỏi lên được. Y tế tư nhân không phát triển lên được vì vướng vào vòng luẩn quẩn. Làm sao phải kết hợp được hỗ trợ được chuyên môn để bệnh viện tư mạnh như bệnh viện công. Lúc ấy thì mới có thể giảm tải được bệnh viện công, nâng cao được sự cạnh tranh, nâng cao được chất lượng điều trị... Do vậy, tôi thấy khó khăn lớn nhất là chưa tìm được đường đi đúng cho việc phát triển y tế ở Việt Nam.

Ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay Bệnh viện FV đã mua bảo hiểm rủi ro cho bác sĩ. Theo đó, trong quá trình điều trị nếu xảy ra rủi ro cho bệnh nhân thì bảo hiểm sẽ đền bù về tài chính, điều này ít nhất cũng khiến bác sĩ mạnh dạn hơn trong chữa trị. Anh nghĩ sao về biện pháp này?

Đó cũng là bước đi cần thiết của ngành y tế Việt Nam. Trên thế giới và ngay cả nhiều nước trong khu vực như Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan... cũng đã thực hiện việc này từ lâu rồi.

Thế còn chế độ bảo hiểm y tế? Là thầy thuốc, chắc hẳn phải có lúc anh áy náy khi phải kê thuốc cho bệnh nhân nghèo theo chế độ bảo hiểm mà bản thân mình biết chắc rằng giá như có thuốc tốt hơn thì tình trạng bệnh của họ sẽ nhanh chóng tiến triển tốt hơn... Theo anh, chế độ bảo hiểm y tế ở ta có cần thay đổi?

Chế độ bảo hiểm y tế hiện nay với điều trị bệnh tim bẩm sinh ở Việt Nam là tốt, thậm chí tốt hơn so với một số nước trong khu vực mà tôi có điều kiện sang can thiệp (Philippines, Indonesia..,). Tuy nhiên việc tiếp tục tìm ra những phương hướng tốt hơn trong tương lai là rất quan trọng.
Theo tôi, đơn vị bảo hiểm y tế và các đơn vị chuyên môn cần thường xuyên gặp gỡ bàn bạc để có những sự thay đổi điều chỉnh những phát sinh mới xuất hiện trong sự tiến bộ của y học hiện đại. Ngoài ra sự phối hợp giữa các tổ chức từ thiện và bảo hiểm y tế có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Tôi đã gặp rất nhiều các bệnh nhân chỉ thiếu một lượng tiền rất nhỏ (mà bảo hiểm y tế không chi trả 100%) đã có ý định không điều trị nữa và người nhà đưa bệnh nhân về, lúc này nếu có sự phối hợp giữa các tổ chức từ thiện việc điều trị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi đã áp dụng mô hình này tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đà Nẵng... rất thành công.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.


Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Đừng quá định nghĩa chữ Y đức
Tác giả: Hồng Khanh

Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng đối với sinh viên Y khoa hiện nay, nhiều khi chúng ta quá áp đặt, quá định nghĩa chữ Đức với các bạn. Chúng ta dạy nhiều, nói nhiều vấn đề này lại gây căng thẳng cho các bạn. Có người đã từng nói với tôi: "Uốn măng để không phải uốn tre. Điều đó đúng nhưng không phải "uốn" đến mức độ răn đe người ta quá"

Đang giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công tác tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, TS. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu không chỉ được biết đến là thế hệ thứ ba của dòng họ Nguyễn Lân danh giá (cháu nội GS.NGND Nguyễn Lân, con trai GS.NGND Nguyễn Lân Dũng) anh còn là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến cho nền Y học Việt Nam. Nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng anh không chỉ bởi cái tài mà còn bởi cái đức thầm lặng với mỗi bệnh nhân.
Gặp anh tại khu C6 - Bệnh viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội), mặc dù bận rộn với những lịch làm việc, công tác tại Bệnh viện, việc giảng dạy, nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội, nhưng khi nhắc đến ngày Thầy thuốc Việt Nam, anh vui vẻ dành cho tôi những giây phút trò chuyện, chia sẻ về sự học việc học và chữ Y Đức của người thầy thuốc.

"Bố mẹ chỉ cho tri thức, các con cố lo học thành tài"

Ngay từ nhỏ tôi đã được bố kể cho nghe rất nhiều những chuyện về ông nội (cố GS.NGND Nguyễn Lân), về con đường phấn đấu của các bác các chú trong gia đình, đặc biệt tôi rất nhớ câu nói của ông "Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố mà lo học thành tài" mặc dù lúc đó tôi cũng chưa thể hiểu hết được ý nghĩa câu nói ấy. Thời gian, sự trưởng thành đã giúp tôi nhận thức được giá trị của câu nói, của phương pháp tự lập trong từng câu chuyện bố kể, trong cách bố dạy chúng tôi. Không bao giờ ông đánh mắng, cũng không bao giờ ép chúng tôi phải thế này, phải thế kia mà ông luôn tôn trọng những quyết định, những lựa chọn của anh em chúng tôi.
Học THPT chúng tôi may mắn là khóa học sinh đầu của Trường Thực Nghiệm Giảng Võ do GS Hồ Ngọc Đại dựng lên. Khác với nhiều trường lúc bây giờ và ngay cả bây giờ ở đây rất đề cao phương pháp tự học, thầy cô luôn cho học sinh phát huy tối đa khả năng và sự tự lập của học sinh. Đó thực sự là khoảng thời gian rất quý giúp tôi định hình được phương pháp học tự lập cho chính mình từ sự giáo dục của gia đình. Sau đó, tôi theo học tại trường Đại học Y Hà Nội.


Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu
"Chọn nghiệp làm một bác sĩ trước hết đó là niềm đam mê có ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ tôi, vốn là một bác sĩ Nhi khoa. Tuổi thơ của tôi có một kỷ niệm rất buồn là năm 17 tuổi tôi chứng kiến bà ngoại bị mắc căn bệnh nan y ung thư phổi. Nhìn bà ngoại vật vã trong những cơn đau mà lòng tôi như quặn thắt nhưng cũng đành bất lực. Sự ra đi sớm của bà ngoại càng thôi thúc tôi trở thành một bác sĩ để không phải bất lực khi nhìn thấy những người tôi yêu thương đau đớn vì bệnh tật.
Lựa chọn con đường Y khoa tôi đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người rất nhiều, nhưng ở đây sự tự học lại càng trở nên quan trọng chứ có ai trong ngành mới là quan trọng. Tuy nhiên, thực sự ở bậc đại học tôi lại chưa phát huy thật tốt được phương pháp tự lập bởi tôi thấy mình cũng bị ảnh hưởng bởi cách học hình thức nên nhiều khi thấy những gì mình học cũng chỉ là học ép, học gạo, thấy lý thuyết nhiều quá. Cách học này bây giờ vẫn còn phổ biến không chỉ ở cấp I, cấp II, hay cấp III và đến cả bậc đại học vẫn còn rất nặng nề.
Học xong 6 năm đại học, tôi bước vào thời kỳ học nội trú. Trong thời gian này tôi đã được đi du học ở Pháp, Mỹ. Quá trình đi du học đã giúp tôi rất nhiều không chỉ trong việc nâng cao chuyên môn mà hơn hết ở đó tôi thấy trong môi trường mới phương pháp tự lập thực sự có tác dụng rất lớn trong hệ thống giáo dục của nước bạn.
Và đến bây giờ tôi cũng có thể tự hào đã thực hiện được câu nói của ông nội: "Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố lo học thành tài".

Cởi trói cách học


Bản thân là một người thầy thuốc nhưng cũng là một người thầy giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội, anh thấy các bạn sinh viên ngày nay như thế nào?

Tôi có thể khẳng định ngay là các bạn sinh viên ngày nay giỏi hơn thế hệ chúng tôi rất nhiều. Các bạn cũng có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin đặc biệt với sự trợ giúp đắc lực của internet. Y học ngày nay là Y học bằng chứng, Y học bằng những nghiên cứu thực nghiệm khác hẳn với Y học của 10, 20 năm về trước nên đòi hỏi người học phải có sự chủ động, tự lập cao.
Nhưng thực tế, lại có không ít sinh viên đang học một cách thụ động. Đó cũng không hẳn do lỗi của các bạn mà có lẽ là do hệ thống giáo dục của chúng ta trong đó có một phần đóng góp của tôi. Việc chúng ta quá coi trọng điểm số, thành tích đã tạo ra cho các bạn một sức ép, nhưng chỉ tiếc đó cũng chỉ là sức ép hình thức. Vì vậy, việc chọn lựa được phương pháp học tập là vô cùng quan trọng.
Không ít người đã từng hỏi tôi rằng: Trong nền Y học bây giờ sao ít đào tạo được những bác sĩ giỏi thế? Có thể thấy sinh viên Y khoa thực sự có nền tảng kiến thức rất tốt, điểm thi đầu vào của trường đều rất cao. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế ở đây là: Học điểm rất cao nhưng ra trường lại không có nhiều bác sĩ giỏi. Vì thế việc đặt một dấu hỏi cho công tác giáo dục trong nhà trường cũng là một điều dễ hiểu.


BS Hiếu (giữa) đang hướng dẫn mổ cho học viên
Khi lên lớp tôi vẫn thường nói với các bạn sinh viên: Đừng xem những gì tôi giảng là đúng hoàn toàn để giành sự chủ động về phía sinh viên. Đây là điều mà hệ thống giáo dục ở nước ngoài họ làm rất tốt và hệ thống giáo dục của ta cũng đang đẩy mạnh cải cách nhưng không phải nói là làm được ngay nên phần lớn vẫn phải từ chính phương pháp học của các bạn sinh viên.

Nhưng không phải ai cũng có điều kiện đi du học, như vậy có phải các bạn không được đi du học sẽ rất khó để thực sự chủ động trong cách học?

Được đi du học, được sống và học tập ở nước ngoài là môi trường cực kỳ thuận lợi cho các bạn tự phát huy khả năng của bản thân. Nhưng sự chủ động là từ chính mình, môi trường cũng chỉ là điều kiện bên ngoài. Hơn nữa, ngày nay các bạn đang được trang bị rất nhiều vũ khí cho mình chủ động. Chỉ có điều các bạn sử dụng những vũ khí ấy như thế nào. Không phải nói chủ động là các bạn có thể có ngay sự chủ động mà đó để hình thành phương pháp thực sự là cả một hệ thống. Người lớn chúng ta chỉ là những người định hướng còn quyết định vẫn là ở bản thân người học.
Nhưng cũng xin được chia sẻ thêm với các bạn sinh viên đang theo học ngành Y, nếu ngay từ những năm đầu tiên các bạn chủ động đi sâu vào một chuyên ngành thì thời gian học đại học sẽ là một bước đệm rất tốt để đến khi tiếp tục học nội trú các bạn sẽ có sức bật rất lớn. Y học không đứng yên, phương pháp Y học mới biến đổi và tiến bộ rất nhanh nên nếu chỉ dành được một hai công trình nghiên cứu mà các bạn đã vội dừng lại thì không phải các bạn được đứng im tại chỗ đâu mà các bạn đã tự đẩy các bạn lùi xa dần con đường Y học hiện đại.
Hơn nữa, một trong những vấn đề khiến nhiều bạn chưa thực sự chủ động trong học tập là hệ thống đào thải của chúng ta chưa tạo động lực cho các bạn trẻ phấn đấu vươn lên. Cộng thêm những suy nghĩ về mục đích của các bạn trong thời buổi kinh tế thị trường, đã tạo nhận thức cho không ít các bạn sinh viên khi ra trường chỉ cần một chỗ làm ổn định, kiếm được thật nhiều tiền thế là đủ rồi có thể đạt được những điều này từ những mối quan hệ này nọ... Rất tự nhiên từ những suy nghĩ ấy sẽ làm mài mòn và làm hỏng chính những người trẻ khiến các bạn chạy theo mục đích sống là mục đích lợi nhuận.

Đừng quá định nghĩa chữ Y Đức


Đối với ngành Y, nói đến mục đích lợi nhuận phải chăng là làm hỏng chữ Đức, bóp méo lương y của người thầy thuốc?

Đây thực sự là một câu hỏi rất khó. Đã từng đi được đi du học, được tham gia giảng dạy, hướng dẫn và điều trị ở nhiều nước trên thế giới từ nước kém phát triển đến nước phát triển, Y Đức ở nền Y học nước nào cũng là vấn đề được ưu tiên. Vấn đề ở đây không phải là xem trọng lợi nhuận làm hỏng chữ Đức, hay bóp mép lương y của người thầy thuốc mà là cách ta nhìn nhận về chữ y đức ấy như thế nào. Không phải anh cứ suốt ngày nói đến Y Đức là có Y Đức. . Nhưng nhiều khi tôi thấy ở Việt Nam người ta đã quá định nghĩa chữ Y Đức.
Nhận phong bì, vòi tiền bệnh nhân đó là sự thực trong thực tế từ đó họ nói nhiều đến đạo đức, lương tâm của người thầy thuốc nhưng theo tôi đó còn là vấn đề chuyên môn. Khi làm việc đừng lo anh sẽ không được đãi ngộ tốt, nếu anh có chuyên môn, tay nghề giỏi thì anh sẽ được nhận những chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Tôi chưa thấy ai giỏi chuyên môn mà nghèo cả.
Đức luôn ở trong con người mình vì vậy có ép thế nào thì vẫn là con người mình. Người ta nhắc đến chữ Đức trong ngành y là chữ Đức đặc biệt. Bởi hơn thế, khi anh có chuyên môn giỏi, có được niềm tin từ bạn bè đồng nghiệp và người bệnh thì chữ Đức ấy sẽ cho người thầy thuốc những giá trị tinh thần rất lớn mà không thứ vật chất hay sự đãi ngộ nào có thể so sánh được.
Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng đối với sinh viên Y khoa hiện nay, nhiều khi chúng ta quá áp đặt, quá định nghĩa chữ Đức với các bạn. Chúng ta dạy nhiều, nói nhiều vấn đề này lại gây căng thẳng cho các bạn. Có người đã từng nói với tôi: Uốn măng để không phải uốn tre. Điều đó đúng nhưng không phải "uốn" đến mức độ răn đe người ta quá.

http://dinhvankhai.blogspot.com/2011/04/bac-si-nguyen-lan-hieu-phai-xa-hoi-hoa.html

NATIONAL ANTHEMS- Quốc Ca Các Nước Trên Thế Giới

VIETNAMESE NATIONAL ANTHEM

"Sound of Singing Soldiers" (Vietnamese: Tiến Quân Ca, pronounced [tjə̌n kwən kaː]) is the national anthem of Vietnam. It was written and composed by Văn Cao (1923-1995) in 1944, and was adopted as the national anthem of the Democratic Republic of Vietnam in 1945. It became the national anthem of the unified Socialist Republic of Vietnam in 1976. Although it consists of two verses, only the first is used as the official anthem.

Vietnam National Anthem Lyrics

(March to the Front)

Original French Words
Soldats vietnamiens, nous allons de l'avant,
Mus par une même volonté sauver la patrie.
Nos pas redoublés sonnent sur la route longue et rude.
Notre drapeau, rouge du sang de la victoire, porte l'âme de la nation.
Le lointain grondement des canons rythme les accents de notre marche.
Le chemin de la gloire se pave de cadavres ennemis.
Triomphant des difficultés, ensemble, nous édifions nos bases de résistance.
Jurons de lutter sans rêpit pour la cause du peuple.
Courons vers le champ de bataille!
En avant! Tous ensemble, en avant!
Notre patrie vietnamienne est solide et durable.

Soldats vietnamiens, l'etoile d'or au vent
Conduisant notre peuple et notre patrie hors de la misère et des souffrances.
Unissons nos efforts dans la lutte pour l'édification de la vie nouvelle.
Debout! d'un même élan, rompons nos fers!
Depuis si longtemps, nous avons contenu notre haine!
Soyons prêts à tous les sacrifices et notre vie sera radieuse.
Jurons de lutter sans rêpit pour la cause du peuple.
Courons vers le champ de bataille!
En avant! Tous ensemble, en avant!
Notre patrie vietnamienne est solide et durable.


English Translation:
Soldiers of Vietnam, we go forward,
With the one will to save our Fatherland,
Our hurried steps are sounding on the long and arduous road.
Our flag, red with the blood of victory, bears the spirit of our country.
The distant rumbling of the guns mingles with our marching song.
The path to glory passes over the bodies of our foes.
Overcoming all hardships, together we build our resistance bases.
Ceaselessly for the people's cause let us struggle,
Let us hasten to the battlefield!
Forward! All together advancing!
Our Vietnam is strong, eternal.

Soldiers of Vietnam, we go forward!
The gold star of our flag in the wind
Leading our people, our native land, out of misery and suffering.
Let us join our efforts in the fight for the building of a new life.
Let us stand up and break our chains.
For too long have we swallowed our hatred.
Let us keep ready for all sacrifices and our life will be radiant.
Ceaselessly for the people's cause let us struggle,
Let us hasten to the battlefield!
Forward! All together advancing!
Our Vietnam is strong, eternal.


USA NATIONAL ANTHEM


On September 14, 1814, U.S. soldiers at Baltimore’s Fort McHenry raised a huge American flag to celebrate a crucial victory over British forces during the War of 1812. The sight of those “broad stripes and bright stars” inspired Francis Scott Key to write a song that eventually became the United States national anthem. Key’s words gave new significance to a national symbol and started a tradition through which generations of Americans have invested the flag with their own meanings and memories.

The Lyrics
Francis Scott Key was a gifted amateur poet. Inspired by the sight of the American flag flying over Fort McHenry the morning after the bombardment, he scribbled the initial verse of his song on the back of a letter. Back in Baltimore, he completed the four verses (PDF) and copied them onto a sheet of paper, probably making more than one copy. A local printer issued the new song as a broadside. Shortly afterward, two Baltimore newspapers published it, and by mid-October it had appeared in at least seventeen other papers in cities up and down the East Coast.
This 19th century version (MP3) of the Star-Spangled Banner was performed on original instruments from the National Museum of American History's collection. Arranged by G. W. E. Friederich, the music is played as it would have been heard in 1854.

The Star-Spangled Banner

O say can you see, by the dawn’s early light,
What so proudly we hail’d at the twilight’s last gleaming,
Whose broad stripes and bright stars through the perilous fight
O’er the ramparts we watch’d were so gallantly streaming?
And the rocket’s red glare, the bombs bursting in air,
Gave proof through the night that our flag was still there,
O say does that star-spangled banner yet wave
O’er the land of the free and the home of the brave?
On the shore dimly seen through the mists of the deep
Where the foe’s haughty host in dread silence reposes,
What is that which the breeze, o’er the towering steep,
As it fitfully blows, half conceals, half discloses?
Now it catches the gleam of the morning’s first beam,
In full glory reflected now shines in the stream,
’Tis the star-spangled banner - O long may it wave
O’er the land of the free and the home of the brave!
And where is that band who so vauntingly swore,
That the havoc of war and the battle’s confusion
A home and a Country should leave us no more?
Their blood has wash’d out their foul footstep’s pollution.
No refuge could save the hireling and slave
From the terror of flight or the gloom of the grave,
And the star-spangled banner in triumph doth wave
O’er the land of the free and the home of the brave.
O thus be it ever when freemen shall stand
Between their lov’d home and the war’s desolation!
Blest with vict’ry and peace may the heav’n rescued land
Praise the power that hath made and preserv’d us a nation!
Then conquer we must, when our cause it is just,
And this be our motto - “In God is our trust,”
And the star-spangled banner in triumph shall wave
O’er the land of the free and the home of the brave.


EUROPEAN NATIONAL ANTHEM

Est Europa nunc unita
et unita maneat;
una in diversitate
pacem mundi augeat.

Semper regant in Europa
fides et iustitia
et libertas populorum
in maiore patria.

Cives, floreat Europa,
opus magnum vocat vos.
Stellae signa sunt in caelo
aureae, quae iungant nos.


Europe is united now
United it may remain;
Our unity in diversity
May contribute to world peace.

May there forever reign in Europe
Faith and justice
And freedom for its people
In a greater motherland

Citizens, Europe shall flourish,
A great task calls on you.
Golden stars in the sky are
The symbols that shall unite us.


FRENCH NATIONAL ANTHEM



BRITISH NATIONAL ANTHEM


GERMAN NATIONAL ANTHEM
Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt,
Wenn es stets zu Schutz und Trutze
Brüderlich zusammenhält.
Von der Maas bis an die Memel,
Von der Etsch bis an den Belt,
|: Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt! :|

Deutsche Frauen, deutsche Treue,
Deutscher Wein und deutscher Sang
Sollen in der Welt behalten
Ihren alten schönen Klang,
Und zu edler Tat begeistern
Unser ganzes Leben lang.
|: Deutsche Frauen, deutsche Treue,
Deutscher Wein und deutscher Sang! :|

Einigkeit und Recht und Freiheit
Für das deutsche Vaterland!
Danach lasst uns alle streben
Brüderlich mit Herz und Hand!
Einigkeit und Recht und Freiheit
Sind des Glückes Unterpfand;
|: Blüh' im Glanze dieses Glückes,
Blühe, deutsches Vaterland!


AUSTRALIAN NATIONAL ANTHEM

Australians all let us rejoice
For we are young and free
We've golden soil and wealth for toil,
Our home is girt by sea:
Our land abounds in nature's gifts
Of beauty rich and rare,
In history's page let every stage
Advance Australia fair,
In joyful strains then let us sing
Advance Australia fair.

Beneath our radiant Southern Cross,
We'll toil with hearts and hands,
To make this Commonwealth of ours
Renowned of all the lands,
For those who've come across the seas
We've boundless plains to share,
With courage let us all combine
To advance Australia fair.
In joyful strains then let us sing,
Advance Australia fair.


CANADIAN NATIONAL ANTHEM

JAPANESE NATIONAL ANTHEM

Japanese Lyrics:

君が代は
千代に八千代に
さざれ石の
巌となりて
苔の生すまで

English Translation:

May your reign
Continue for a thousand, eight thousand generations,
Until the pebbles
Grow into boulders
Lush with moss

"Kimigayo" ( 君が代 ) is the national anthem of Japan. It is also one of the world's shortest national anthems in current use, with a length of 11 measures and 32 characters. Its lyrics are based on a Waka poem written in the Heian period (794-1185), sung to a melody written in the imperial period (1868--1945). The current melody was chosen in 1880, replacing an unpopular melody composed eleven years earlier.
During the imperial period, Kimigayo was the official national anthem. When the "Empire of Japan" (imperial period) fell and the "State of Japan" (democratic period) started in 1945, polity was changed from absolutism to democracy. But, the national anthem Kimigayo was not abolished, had long been de facto national anthem during the democratic period (1945--present). It was only legally recognized in 1999 with the passage of Law Regarding the National Flag and National Anthem. During the democratic period, there is controversy over the performance of the anthem at public school ceremonies. Along with the Hinomaru flag, Kimigayo is claimed by some people to be a symbol of Japanese imperialism and militarism.
The word "kimi" refers to the Emperor and the words contain the prayer: "May the Emperor's reign last forever." The poem was composed in the era when the Emperor reigned over the people. During WWII, Japan was an absolute monarchy which moved the Emperor to the top. The Japanese Imperial Army invaded many Asian countries. The motivation was that they were fighting for the holy Emperor. After XXII, the Emperor became the symbol of Japan by the Constitution, and has lost all political power. Since then various objections have been raised about singing "Kimigayo" as a national anthem. However, at present it remains sung at national festivals, international events, schools, and on national holidays.