MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 26, 2011

International Women's Day - Ngày Quốc tế phụ nữ

International Women's Day



International Women's Day has been observed since in the early 1900's, a time of great expansion and turbulence in the industrialized world that saw booming population growth and the rise of radical ideologies.

Ngày Quốc Tế phụ nữ đã được tổ chức từ đầu những năm 1900, đó là thời điểm phát triển rộng và biến động dữ dội trong thế giới công nghiệp hóa, thời điểm bùng nổ dân số và sự phát triển của các hệ tư tưởng căn bản.

1908

Great unrest and critical debate was occurring amongst women. Women's oppression and inequality was spurring women to become more vocal and active in campaigning for change. Then in 1908, 15,000 women marched through New York City demanding shorter hours, better pay and voting rights.

1908: Tình trạng hết sức náo động và những cuộc tranh cãi gay gắt đã diễn ra xoay quanh đề tài phụ nữ. Sự áp bức và bất bình đẳng đối với phụ nữ đã thôi thúc chính những người phụ nữ đề xướng và hành động trong chiến dịch này để có được những thay đổi tốt hơn. Sau năm 1908, 15000 phụ nữ tuần hành qua thành phố New York yêu cầu làm việc ít giờ hơn, được trả công nhiều hơn và có quyền đi bầu cử.

1909

In accordance with a declaration by the Socialist Party of America, the first National Woman's Day (NWD) was observed across the United States on 28 February. Women continued to celebrate NWD on the last Sunday of February until 1913.

1909: Theo đúng bản tuyên ngôn của đảng xã hội Mĩ, ngày phụ nữ quốc gia đầu tiên (NWD) đã được tiến hành trên tòan nước Mĩ vào ngày 27 tháng 2. Những người phụ nữ tiếp tục tổ chức ngày phụ nữ quốc gia vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 2 cho đến năm 1913.

1910

n 1910 a second International Conference of Working Women was held in Copenhagen. A woman named a Clara Zetkin (Leader of the 'Women's Office' for the Social Democratic Party in Germany) tabled the idea of an International Women's Day. She proposed that every year in every country there should be a celebration on the same day - a Women's Day - to press for their demands. The conference of over 100 women from 17 countries, representing unions, socialist parties, working women's clubs, and including the first three women elected to the Finnish parliament, greeted Zetkin's suggestion with unanimous approval and thus International Women's Day was the result.

1910: Vào năm 1910 hội nghị quốc tế phụ nữ lao động tổ chức ở Copenhagen. Một người phụ nữ có tên là Clara Zetkin (Người đứng đầu “Văn phòng phụ nữ” của đảng Dân chủ xã hội Đức) đề xướng về việc tạo ra một ngày Quốc tế phụ nữ. Bà ấy đề xuất rằng mỗi năm, mọi quốc gia sẽ có cùng một “Ngày phụ nữ”, để nhấn mạnh vai trò của họ. Hội nghị với hơn 100 phụ nữ từ 17 quốc gia, các đảng xã hội, các câu lạc bộ việc làm cho phụ nữ, và bao gồm cả 3 người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội Phần Lan, tất cả đều hoan hô đề nghị của bà Zetkin với sự đồng lòng nhất trí và kết quả chính là ngày Quốc tế phụ nữ ra đời.

1911

Following the decision agreed at Copenhagen in 1911, International Women's Day (IWD) was honoured the first time in Austria, Denmark, Germany and Switzerland on 19 March. More than one million women and men attended IWD rallies campaigning for women's rights to work, vote, be trained, to hold public office and end discrimination. However less than a week later on 25 March, the tragic 'Triangle Fire' in New York City took the lives of more than 140 working women, most of them Italian and Jewish immigrants. This disastrous event drew significant attention to working conditions and labour legislation in the United States that became a focus of subsequent International Women's Day events. 1911 also saw women's 'Bread and Roses' campaign.

1911: Theo như quyết định tại Copenhagen năm 1911, ngày Quốc Tế phụ nữ (IWD) đã được tôn vinh lần đầu tiên tại Úc, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ vào ngày 19 tháng 3. Hơn một triệu phụ nữ và cánh đàn ông cũng đã chú ý đến đại hội vận động cho quyền phụ nữ về việc làm, bầu cử, được đào tạo, thành lập các văn phòng công khai và chấm dứt sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần vào ngày 25 tháng 3, thảm kịch “Tam giác lửa” ở thành phố New Yord đã cướp đi 140 công nhân nữ, phần lớn là người nhập cư từ Ý và Do Thái. Sự kiện thảm khốc này thu hút nhiều sự chú ý về điều kiện việc làm và luật lao động ở nước Mĩ, việc này trở thành mục đích tiếp theo của ngày Quốc Tế phụ nữ. Năm 1911 cũng được xem là chiến dịch “Bánh mì và Hoa hồng” của phụ nữ.

1913-1914

On the eve of World War I campaigning for peace, Russian women observed their first International Women's Day on the last Sunday in February 1913. In 1913 following discussions, International Women's Day was transferred to 8 March and this day has remained the global date for International Wommen's Day ever since. In 1914 further women across Europe held rallies to campaign against the war and to express women's solidarity.

1913-1914: Đêm trước cuộc vận động Chiến Tranh thế giới thứ nhất vì hòa bình, phụ nữ Nga tiến hành Ngày Quốc Tế phụ nữ đầu tiên vào ngày Chủ nhật cuối cùng vào tháng 2 năm 1913. Tiếp sau những thảo luận năm 1913, ngày Quốc tế phụ nữ chuyển thành ngày 8 tháng 3 và ngày này vẫn được tổ chức thuờng niên từ ấy. Năm 1914, có nhiều phụ nữ châu Âu tổ chức các cuộc mít tinh phản đối chiến tranh đồng thời bày tỏ tình đòan kết của tất cả phụ nữ.

1917

On the last Sunday of February, Russian women began a strike for "bread and peace" in response to the death over 2 million Russian soldiers in war. Opposed by political leaders the women continued to strike until four days later the Czar was forced to abdicate and the provisional Government granted women the right to vote. The date the women's strike commenced was Sunday 23 February on the Julian calendar then in use in Russia. This day on the Gregorian calendar in use elsewhere was 8 March.

1917: Chủ nhật cuối cùng vào tháng 2, phụ nữ Nga bắt đầu đình công vì “Bánh mì và Hòa bình” nhằm đáp lại cái chết của hơn 2 triệu binh lính Nga do chiến tranh. Sự phản đối của các nhà chính trị đã khiến phụ nữ tiếp tục đình công cho đến khi Nga Hòang thóai vị 4 ngày sau đó và chính phủ lâm thời công nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Ngày khởi đầu những cuộc đình công này là Chủ nhật, ngày 23 tháng 2 theo lịch Julian của Nga còn theo lịch chúng ta vẫn dùng là ngày 8 tháng 3.

1918 - 1999

Since its birth in the socialist movement, International Women's Day has grown to become a global day of recognition and celebration across developed and developing countries alike. For decades, IWD has grown from strength to strength annually. For many years the United Nations has held an annual IWD conference to coordinate international efforts for women's rights and participation in social, political and economic processes. 1975 was designated as 'International Women's Year' by the United Nations. Women's organisations and governments around the world have also observed IWD annually on 8 March by holding large-scale events that honour women's advancement and while diligently reminding of the continued vigilance and action required to ensure that women's equality is gained and maintained in all aspects of life.

1918-1999: Từ khi Chủ nghĩa Cộng Sản ra đời, ngày Quốc tế phụ nữ đã lớn mạnh và trở thành ngày kỉ niệm mà cả thế giới công nhận như những dịp lễ ở những quốc gia đã và đang phát triển. Trong nhiều thập kỉ, ngày Quốc tế phụ nữ ngày càng phát triển hơn qua từng năm. Nhiều năm ở Hoa kỳ, người ta tổ chức hội nghị Quốc tế phụ nữ (QTPN) thường niên để phối hợp những nỗ lực của quốc tế về quyền phụ nữ và quyền tham gia vào xã hội, những dự án chính trị- kinh tế. Năm 1975 được xem như là cột mốc của Quốc Tế phụ nữ ở Hoa Kỳ. Chính phủ và những tổ chức phụ nữ trên khắp thế giới tiến hành QTPN hằng năm vào ngày 8 tháng 3 bằng cách tổ chức nhiều sự kiệc có quy mô lớn nhằm tôn vinh sự tiến bộ của phụ nữ và trong thời gian mà những điều gợi nhớ này diễn ra thường xuyên về việc tiếp tục thận trọng và hành động yêu cầu phải bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được thực thi và duy trì trong tất cả mọi khía cạnh cuộc sống.

2000 and beyond

IWD is now an official holiday in Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Cambodia, China (for women only), Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Laos, Madagascar (for women only), Moldova, Mongolia, Montenegro, Nepal (for women only), Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Vietnam and Zambia. The tradition sees men honouring their mothers, wives, girlfriends, female colleagues, etc with flowers and small gifts. In some countries IWD has the equivalent status of Mother's Day where children give small presents to their mothers and grandmothers.

Từ năm 2000 trở đi

Quốc tế phụ nữ giờ đây đã là ngày lễ chính thức ở Afghanistan, Armenian, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Campuchia, Trung Quốc (chỉ cho phụ nữ thôi), Cuba, Nga, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar (cho phụ nữ thôi), Moldova, Mongolia, Montenegro, Nepal (Cho phụ nữ thôi, đàn ong kh0 dc nghỉ đâu), Nga, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kì, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, VIỆT NAM và Zambia. Truyêng thồng này chứng kiến nam giới vinh danh mẹ, vợ, bạn giá, đồng nghiệp nữ… với hoa và quà tặng nhỏ. Ở một vài nước ngày QTPN tương đương với ngày lễ Mẹ ngày mà con cháu tặng quà cho mẹ và bà.

The new millennium has witnessed a significant change and attitudinal shift in both women's and society's thoughts about women's equality and emancipation. Many from a younger generation feel that 'all the battles have been won for women' while many feminists from the 1970's know only too well the longevity and ingrained complexity of patriarchy. With more women in the boardroom, greater equality in legislative rights, and an increased critical mass of women's visibility as impressive role models in every aspect of life, one could think that women have gained true equality. The unfortunate fact is that women are still not paid equally to that of their male counterparts, women still are not present in equal numbers in business or politics, and globally women's education, health and the violence against them is worse than that of men.

Thiên niên kỉ mới đã chứng kiến một thay đồi đáng kể và sự thay đổi quan điểm của phụ nữ lẫn suy nghĩ của xã hội về sự bình đẳng và giải phóng phụ nữ. Nhiều người trong thế hệ trẻ nghĩ rằng những cuộc đấu tranh cho phụ nữ đã giành thắng lợi trong khi nhiều người bênh vực thuyết bình quyền ở những năm 70 lại biết quá nhiều về sự kéo dài dai dẳng và biển đổi phức tạp của chế độ gia trưởng. Với nhiều phụ nữ hơn trong phòng họp của ban giám đốc, bình đẳng hơn trong quyền lập pháp, và nhiều vai trò then chốt của phụ nữ gắn hình ảnh ấn tượng của họ ở mọi phương diện cuộc sống, người ta có thể nghĩ rằng phụ nữ đã thực sự được đối xử công bằng. Điều đáng tiếc là nhiều phụ nữ vẫn chưa được đối xử công bằng tương xứng với cánh đàn ông, phụ nữ vẩn chưa hiện diện đồng đều trong lĩnh vực kinh doanh hay chính trị, và sự giáo dục tòan cầu cho phụ nữ, sức khỏe và việc chịu đựng bạo lực chống lại họ thì tồi tệ hơn đàn ông.

However, great improvements have been made. We do have female astronauts and prime ministers, school girls are welcomed into university, women can work and have a family, women have real choices. And so the tone and nature of IWD has, for the past few years, moved from being a reminder about the negatives to a celebration of the positives.

Tuy nhiên, những cải thiện vĩ đại đã được làm rồi. Chúng ta có những phi hành gia và các thủ tướng nữ, trường học cho nữ rộng mở vào đại học, phụ nữ có thể làm việc và có gia đình, phụ nữ đang có những lựa chọn thục sự là của chính họ. Tinh thần và bản chất của ngày Quốc tế phụ nữ từ những ngày trước đã nhắc nhở về tính tiêu cực đến kỉ niệm về những mặt tích cực.

Annually on 8 March, thousands of events are held throughout the world to inspire women and celebrate achievements. A global web of rich and diverse local activity connects women from all around the world ranging from political rallies, business conferences, government activities and networking events through to local women's craft markets, theatric performances, fashion parades and more.

Mỗi năm cứ vào ngày mồng 8 tháng 3, hàng ngàn sự kiện diễn ra khắp thế giới để truyền cảm hứng cho phụ nữ và tôn vinh các thành tựu. Một trang web phong phú và đa dạng về các hoạt động địa phương gắn kết phụ nữ khắp thế giới nói về những cuộc mit tinh có tính chính trị, các hội nghị thương mại, những hoạt động của chính phủ và hệ thống các sự kiện thông qua những phiên chợ tập thể, những buổi biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang và nhiều họat động khác.

Many global corporations have also started to more actively support IWD by running their own internal events and through supporting external ones. For example, on 8 March search engine and media giant Google some years even changes its logo on its global search pages. Year on year IWD is certainly increasing in status. The United States even designates the whole month of March as 'Women's History Month'.

Nhiều tập đòan liên quốc gia cũng đã bắt đầu hưởng ứng tích cực hơn, ủng hộ ngày Quốc tế phụ nữ bằng cách hướng về các sự kiện nội bộ và thông qua đó hỗ trợ các sự kiện ngòai công ty. Ví dụ, vào ngày 8 tháng 3, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm khổng lồ GOOGLE một vài năm gần đây thay đổi biều tượng tìm kiếm trên trang tìm kiếm toàn cầu. Năm này qua năm khác, Quốc tế phụ nữ chắc chắn là có một địa vị ngày càng cao hơn. Mĩ thậm chí còn chọn hẳn tháng 3 là “Tháng Lịch sử của phụ nữ” nữa.

So make a difference, think globally and act locally!! Make everyday International Women's Day. Do your bit to ensure that the future for girls is bright, equal, safe and rewarding.

Vậy, hãy tạo ra sự khác biệt, hãy suy nghĩ ở tầm mức toàn cầu và bắt tay vào từ những việc tại địa phương!! Hãy biến mỗi ngày đều là ngày Quốc tế phụ nữ. Bắt đầu bằng hành động của bạn để bảo đảm rằng tương lai của các cô gái sẽ sáng lạng, công bằng, an toàn và xứng đáng.

Translated by babyangel_rain@yahoo.com

Very good translation. Thanks.

Q




Bread and Roses





The slogan "Bread and Roses" originated in a poem of that name by James Oppenheim, published in The American Magazine in December 1911. "It is commonly associated with a textile strike in Lawrence, Massachusetts during January-March 1912, now often known as the "Bread and Roses strike".

The slogan appeals for both fair wages and dignified conditions.

Khẩu hiệu "Bánh mì Hoa Hồng" bắt nguồn từ một bài thơ cùng tên của James Oppenheim, đăng trên Tạp chí Người Mỹ trong tháng 12 năm 1911. "Nó thường được liên hệ với một cuộc đình công của thợ dệt may tại Lawrence, Massachusetts từ tháng giêng đến tháng 3 năm 1912, hiện nay thường được gọi là cuộc đình công "Bánh mì Hoa Hồng".
Khẩu hiệu
này kêu gọi cả trả tiền lương công bằng lẫn điều kiện làm việc xứng đáng.

As we go marching, marching, in the beauty of the day,

A million darkened kitchens, a thousand mill lofts gray,

Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses,

For the people hear us singing: Bread and Roses! Bread and Roses!

Khi chúng tôi xuống đường, tuần hành, trong vẻ đẹp của ban ngày,
Một triệu căn bếp tối tăm, một ngàn xưởng máy xám xịt,
đã vươn đến với ánh sáng của một mặt trời bất ngờ phát lộ,
Để mọi người nghe chúng tôi hát: Bánh mì và Hoa hồng! Bánh mì và Hoa hồng!

As we go marching, marching, we battle too for men,

For they are women's children, and we mother them again.

Our lives shall not be sweated from birth until life closes;

Hearts starve as well as bodies; give us bread, but give us roses.

Khi chúng ta xuống đường, tuần hành, chúng ta cũng đấu tranh cho nam giới,
Vì họ là con cái của phụ nữ, và chúng ta bảo bọc họ thêm lần nữa.
Cuộc sống của chúng ta sẽ không bị vắt kiệt từ khi sinh ra cho đến khi cuộc đời khép cửa;
Trái tim khát, xác thân cũng đói; hãy cho chúng tôi bánh mì, và cho cả Hoa hồng.

As we go marching, marching, unnumbered women dead

Go crying through our singing their ancient call for bread.

Small art and love and beauty their drudging spirits knew.

Yes, it is bread we fight for, but we fight for roses too.

Khi chúng ta xuống đường, tuần hành, những phụ nữ vô danh đã khuất lại đến khóc bảo chúng ta hát lên tiếng gọi xa xưa xin cho bánh mì.
Những linh hồn nhọc nhằn của họ đã biết đến nghệ thuật, tình yêu và vẻ đẹp dù nhỏ nhoi.
Vâng, bánh mì, chúng ta đấu tranh cho bánh mì, nhưng chúng ta còn đấu tranh cho cả hoa hồng nữa.

As we go marching, marching, we bring the greater days,

The rising of the women means the rising of the race.

No more the drudge and idler, ten that toil where one reposes,

But a sharing of life's glories: Bread and roses, bread and roses.

Khi chúng ta đi xuống đường, tuần hành, chúng ta mang lại những ngày lớn lao hơn,
Phụ nữ vươn lên là dân tộc vươn lên.
Không còn nhục nhằn không còn lười biếng, mười kẻ mệt nhoài mà một kẻ nhàn thân,
Chỉ có sẻ chia vinh quang cuộc sống: Bánh mì và Hoa hồng, bánh mì và Hoa hồng.



Our lives shall not be sweated from birth until life closes;

Hearts starve as well as bodies; bread and roses, bread and roses.

Cuộc sống của chúng ta sẽ không bị vắt kiệt từ khi sinh ra cho đến khi cuộc đời khép cửa;

Trái tim khát, xác thân cũng đói; hãy cho chúng tôi bánh mì, và cho cả Hoa hồng.


Translated by nguyenquangy@gmail.com


What makes an ideal teacher - Thế nào là một thầy giáo lý tưởng (Qualities of a good teacher - phẩm chất của một người thầy tốt)


What makes an ideal teacher - Thế nào là một thầy giáo lý tưởng
(Qualities of a good teacher - phẩm chất của một người thầy tốt)

An ideal teacher is a friend as well as a teacher to his students. A good teacher should also be a good friend.

Một thầy giáo lý tưởng là một người vừa là bạn vừa là thầy đối với học sinh của mình. Một người thầy tốt cũng nên làm một người bạn tốt.

In the classroom, he looks grave and solemn but he is a man of sweet and soft temper. He sometimes appears rather old and sometimes young and bright but he is always, active and alert. He is liked and respected by all who know him. When he finds any of his students lazy, he admonishes him, for he wants them all to do their work satisfactorily. He explains the lessons in much detail, and does his best to answer any questions possibly raised by his students. He is indeed a patient man; he continues to explain to his students the points that they do not understand until they are perfectly familiar with their lessons. He takes great trouble in correcting papers, and is very strict in giving marks. In the classroom, he always keeps the dignity of a teacher.

Trong lớp học, thầy trông có vẻ nghiêm trang nhưng thầy cũng là một người có tính tình hiền lành và mềm mỏng. Thầy khi thì trông có vẻ khá già tuổi, lúc lại mới mẻ trẻ trung, nhưng thầy luôn luôn, năng động và sáng suốt. Những ai biết thày đều yêu thích và tôn trọng thầy. Khi thầy thấy bất kỳ học sinh nào lười biếng, thầy đều đem lời khuyên nhủ, vì thầy muốn tất cả học sinh đều làm tốt công việc của mình. Thầy giảng giải bài học thật cụ thể và chi tiết, và cố gắng hết mình để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà học sinh có thể đưa ra. Thầy thực sự là một người kiên nhẫn, thầy tiếp tục giải thích cho học sinh những điểm mà họ chưa hiểu cho đến khi họ hoàn toàn thông tỏ bài học. Thầy bỏ nhiều công sức sửa bài làm cho học sinh, và rất nghiêm khắc trong việc cho điểm. Trên lớp học, thầy luôn giữ gìn phẩm giá của một giáo viên.

But outside the classroom, he becomes the student’s best friend. He is an adviser to the clubs organized by the students, and also helps them manage their sport teams. When a student is in trouble, he comforts him and tries to help him solve any problems he may have.

Nhưng bên ngoài lớp học, thầy trở thành người bạn tốt nhất của học sinh. Thầy làm cố vấn cho các câu lạc bộ được học sinh tổ chức, và cũng giúp họ quản lý đội tuyển thể thao của họ. Khi một học sinh gặp khó khăn, thầy an ủi người đó và cố gắng để giúp giải quyết bất kỳ vấn đề nào thầy có thể.

A good teacher should not only mind the academic work of his students but should also encourage them to take part in sports and games so as to keep themselves fit. He always sets a good example himself so as to influence his students.

Một người thầy tốt không chỉ quan tâm tới công việc học tập của sinh viên mà cũng nên khuyến khích họ tham gia vào thể thao và vui chơi để giữ gìn sức khỏe. Thầy luôn tự mình nêu gương để tạo ảnh hưởng đối với học sinh của mình.

He keeps in touch not only with his students but with their families as well. The purpose in doing so is to obtain the assistance of parents in educating the students. He tries to learn about the family condition of the students. Those whose family conditions are good, he urges them to study hard in order to further their study in the universities but those who have no means to carry on their study at a higher level, he advises to switch over to other branches such as: commercial course, business school, military career, and so forth. He thus increases the efficiency of their work, and guides them at the appropriate moment in their choice of a profession.

Thầy giữ liên hệ không chỉ với học sinh mà còn với gia đình học sinh nữa. Mục đích của việc này là để có được sự trợ giúp của cha mẹ trong việc giáo dục học sinh. Thầy tìm hiểu về điều kiện gia đình của học sinh. Những người có điều kiện gia đình thuận lợi, thầy động viên họ học tập chăm chỉ để tiếp tục học tập tại các trường đại học, nhưng những người không có điều kiện để học cao hơn, thầy khuyên họ chuyển sang các ngành nghề khác như: các khóa học thương mại, trường kinh doanh, chuyên nghiệp quân sự, vv. Do đó, thầy làm tăng hiệu quả công việc của họ, và hướng dẫn họ vào thời điểm thích hợp trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

The teaching profession has many responsibilities, yet it is full of hardship. Personally, when I am grown up, I will engage in educational activities, that is, I shall be a teacher myself, for education is full of life. The students you teach are like fruit-trees you plant. It is very interesting to plant seed and to see it sprout, grow leaves, put forth flowers and bear fruits. In like manner, it is a great spiritual comfort to think that you are contributing an important and useful part to the future of your country. For this reason, I find the work of teachers both interesting and hopeful and I will become ideal teacher so as to lead the younger generation on the path of knowledge.

Nghề dạy học có nhiều trách nhiệm, lại đầy khó khăn. Riêng bản thân tôi, khi tôi lớn lên, tôi sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục, nghĩa là, tôi sẽ làm thầy giáo, vì nghề giáo tràn đầy sức sống. Các học sinh bạn dạy bảo cũng giống như những cây ăn quả bạn vun trồng. Thật thú vị khi ta gieo hạt giống rồi xem nó nảy mầm, mọc lá, đơm hoa và kết trái. Như thế thì, sẽ là một sự khích lệ tinh thần tuyệt vời khi nghĩ rằng ta đang đóng góp một phần quan trọng và hữu ích cho tương lai của đất nước. Vì lý do này, tôi thấy công việc của người thầy vừa thú vị vừa tràn đầy hy vọng và tôi sẽ trở thành người thầy lý tưởng để đẫn dắt thế hệ trẻ trên con đường tri thức.

translated by hanhhien

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt
http://ngonngu.net/index.php?p=7

1.1.Trong vốn từ có nguồn gốc nước ngoài trong tiếng Việt, chúng ta có thể chia làm hai loại lớn là: từ ngữ vay mượn và từ ngữ nước ngoài. Trong đó, từ ngữ vay mượn bao gồm một bộ phận từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ dịch và một bộ phận của các từ ngữ phiên chuyển. Còn các từ ngữ nước ngoài bao gồm bộ phận còn lại của các từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ nguyên dạng, các từ ngữ chuyển tự, và phần còn lại của các từ ngữ phiên chuyển.

Xét về góc độ vay mượn, có thể thấy, các từ ngữ này có thể là:

  • Các từ ngữ dịch (căn ke, sao phỏng ngữ nghĩa).
  • Các từ ngữ phiên chuyển;
  • Các từ ngữ chuyển tự (ví dụ: đối với tiếng Nga);
  • Các từ ngữ nước ngoài (giữ nguyên dạng cách viết).

Trong những phương thức vay mượn trên, dịch là một phương thức tối ưu nhất, hợp lí nhất, đảm bảo cao nhất tính thống nhất cho hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải với bất kì từ nào chúng ta cũng có thể dịch sang tiếng Việt bằng một yếu tố tương đương sẵn có. Bởi vì yêu cầu cho “bản dịch ” là tính chính xác và tính “từ hoá ”. Bên cạnh đó, hiện nay đang tồn tại một xu hướng “tiết kiệm ”, mang tính “lười” là để nguyên dạng với cái lí là cho có tính quốc tế, cho dễ dàng hơn trong việc hội nhập và cập nhật kiến thức của nhân loại. Song rõ ràng đây chỉ là một xu hướng chịu sự tác động về mặt tâm lí. Cái quan trọng và quyết định ở đây phải là quy luật bản ngữ hoá của ngôn ngữ. Vì vậy, dịch là một con đường sáng sủa nhất cho việc xâm nhập của các từ ngữ nước ngoài vào trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đó là một con đường không hề bằng phẳng, dễ đi.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc vay mượn các thuật ngữ tiếng Anh và việc chuyển dịch các thuật ngữ này sang tiếng Việt. Điều này xuất phát từ hiện trạng là tiếng Anh đang có một cuộc “xâm lăng” rất mạnh mẽ vào trong tiếng Việt trên nhiều bình diện của đời sống: kinh tế, khoa học, công nghệ, thể thao… Trong các lĩnh vực đó, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin làm đối tượng khảo sát, hơn nữa, đây cũng là lĩnh vực có sự tiếp xúc sâu sắc và mạnh mẽ nhất.

1.2. Có một thực tế là tốc độ phát triển của ngành khoa học công nghệ thông tin là rất nhanh. Trong vòng từ sáu tháng đến một năm là công nghệ hiện tại đã có thể bị lạc hậu. Trong khi đó, Việt Nam không phải là một quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực này và chúng ta luôn ở trong tình trạng đuổi theo công nghệ. Trong khi đó, có một quy tắc không thành văn là tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ thông tin. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các ngôn ngữ lập trình (programming languages) và những quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh nhất là Mĩ và Ấn Độ lại là những quốc gia nói tiếng Anh. Vì vậy, khi muốn học tập và tiếp nhận công nghệ mới, người ta phải biết tiếng Anh.

Trong khi đó, giữa các thuật ngữ tiếng Anh và các “bản dịch ” tiếng Việt của nó luôn có một độ khúc xạ nhất định về cấu tạo và ngữ nghĩa. Đó là một sự cản trở cho việc tiếp nhận công nghệ mới nếu người tiếp nhận không thật sự giỏi tiếng Anh và đã quá quen với hệ thuật ngữ tiếng Việt.

Vì vậy, đã xảy ra tình trạng “lười ” như đã nói ở trên.

Như thế, yêu cầu được đặt ra ở đây là cần phải dịch như thế nào để vừa đảm bảo tính chính xác lại vừa tiện lợi cho việc liên tưởng, đối chiếu giữa các thuật ngữ tương ứng trong hai ngôn ngữ.

Nhìn lại thực tế những thuật ngữ đã dịch, chúng ta thấy những cách dịch như sau:

1– Sử dụng những từ ngữ sẵn có và tương đương. Ví dụ:

account – tài khoản;
paste – dán
mouse – con chuột
net – mạng
hang – treo

Thực chất, trong tiếng Anh, đây là những từ ngữ được thêm nghĩa mới, phản ánh những khái niệm mới. Nguyên tắc chọn lựa từ ngữ của nó là mối liên hệ gần gũi về một khía cạnh nào đó. Ví dụ như giữa con chuột máy tính là một thiết bị trỏ với con chuột là một động vật gặm nhấm có sự giống nhau về hình thức bên ngoài… Và khi những khái niệm này đi vào tiếng Việt thì người Việt cũng cung cấp nghĩa mới (là nội hàm của khái niệm) cho những từ tương đương sẵn có cũng với cũng một phương thức như vậy. Song, không phải thuật ngữ nào, khái niệm nào cũng có thể sử dụng những từ sẵn có như vậy được. Nếu như vậy sẽ xảy ra hiện tượng đồng âm ở mức không thể kiểm soát. Và phương thức ghép là một giải pháp.

2– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự liên tưởng về khái niệm. Ví dụ:

server ~ người phục vụserver = máy chủ;
client ~ khách hàngclient = máy khách;
path ~ đường đipath = đường dẫn;
cursor ~ mũi têncursor = con trỏ;

(Ghi chú: phần in nghiêng là các thuật ngữ)

Có thể thấy, ngay trong ngôn ngữ gốc đã có một sự liên tưởng giữa khái niệm mới và khái niệm cũ do từ đó biểu đạt, nghĩa là đã có một lần khúc xạ. Đến khi dịch sang tiếng Việt thì lại có một sự liên tưởng nữa. Như vậy là có tới hai lần khúc xạ trong cách dịch này. Như thế, sẽ rất khó cho người học trong việc nhớ từ.

3– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự tương ứng 1–1 về thành phần cấu tạo từ/ cụm từ. Ví dụ:

(data = dữ liệu) + (base = cơ sở) data base = cơ sở dữ liệu;
(command = lệnh) + (line = dòng) commandline= dòng lệnh;
(down = xuống) + (load = tải) download = tải xuống;
(scan = quét) + (-er = máy) scanner = máy quét;
(browse = duyệt) + (-er = trình-) browser = trình duyệt;
(inter- = giao-) + (face = -diện) interface = giao diện;

Ngoài ra còn có một số thuật ngữ được dịch theo phương thức có cả yếu tố tương đương (cách 1) lẫn một chút yếu tố liên tưởng (cách 2), khó phân định: field = trường; command = câu lệnh;.. Nhưng phức tạp hơn là cách dịch kết hợp cách 2 và cách 3: hacker = tin tặc; clipboard = bộ nhớ đệm… Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không nhiều.

Cách dịch đáng chú ý nhất là cách dịch thứ ba. Ở đây có một sự tương ứng gần như 1–1 về cơ cấu hình vị cấu tạo từ. Một câu hỏi được đặt ra là: Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay đó là những sự tương ứng mang tính quy luật? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc đối chiếu hệ thống hình vị của hai ngôn ngữ Anh-Việt.

2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ… Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có một điểm chung là phương thức hư từ, trật tự từ – mặc dù, như đã nói ở trên, phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một phương thức điển hình của Anh ngữ.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS. Nguyễn Tài Cẩn đã chia các hình vị tiếng Việt thành 4 loại:


Tiếng độc lập Tiếng không độc lập
Thực
Tiếng có nghĩa học sẽ quốc (quốc kì)
giả (học giả)
Tiếng vô nghĩa - - dãi (dễ dãi)
cộ (xe cộ)

(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 37)

Hay như một cách diễn đạt khác của TS. Nguyễn Hồng Cổn:

Giá trị →

Hoạt động ↓

Có giá trị ngữ nghĩa Có giá trị ngữ pháp
Độc lập hoàn toàn học, đẹp… sẽ, dù…
Độc lập không hoàn toàn thuỷ, quốc… bù (bù nhìn)… bất, vô…

2.2. Trong khi trình bày về thành tố cấu tạo từ, GS. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm bán phụ tố. Đó là “những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ. Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt động độc lập, cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố” (Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 67). Và khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Trong tiếng Việt, những yếu tố như viên, giả, sĩ, hoá… cũng có tính chất của các bán phụ tố” (sđd, trang 68). Đối chiếu với các phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn thì chúng ta thấy các hình vị có giá trị ngữ pháp nhưng không độc lập hoàn toàn và có nguồn gốc Hán Việt là những hình vị có tính chất của các bán phụ tố. Sau đây là một vài ví dụ:

-sĩ : nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, viện sĩ, nha sĩ…
-học : dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, sinh học…
tiền- : tiền đề, tiền lệ, tiền sử, tiền tố, tiền nhiệm…
bất- : bất biến, bất cẩn, bất chính, bất công, bất định, bất nhân, bất nghĩa, bất ngờ…

Có thể nhận thấy, trong các ví dụ trên, mỗi từ đều được cấu tạo từ hai yếu tố: một yếu tố mang nghĩa từ vựng cho toàn từ, còn yếu tố kia lại có thiên hướng về ý nghĩa ngữ pháp. Các yếu tố thứ hai đó chính là các hình vị có tính chất của các bạn phụ tố mà chúng ta đang nói tới. Và, khi đối chiếu với các từ tiếng Anh tương ứng, chúng ta sẽ nhận thấy có những sự tương ứng nhất định giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh về vai trò trong cấu tạo từ:

– artist, painter, musican, academician, dentist
– ethnology, pschology, sociology, biology
premise, precedent, prehistoric, prefix, predecessor…
invariable, careless, illegal, injustice, indeterminate, humanless, ungrateful, unexpected…
– …

Như vậy, rõ ràng là đã có một sự tương ứng về vai trò trong việc cấu tạo từ giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh. Tuy nhiên, sự tương ứng này không phải là tương ứng 1–1 hoàn toàn, nghĩa là không phải cứ ứng với một “bán phụ tố” tiếng Việt là một phụ tố tiếng Anh. Rõ ràng là ứng với sĩ- trong tiếng Việt là: -ist, -er, -an… trong tiếng Anh; hay giữa bất- với các phụ tố in-, -less, il-, un-…. Đó là khi chúng ta lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Ngược lại, khi ngôn ngữ cơ sở đó là tiếng Anh thì ta cũng nhận thấy tình trạng như vậy. Ví dụ với phụ tố -er trong tiếng Anh, nó làm thành tố cấu tạo các từ như: painter, teacher, worker, driver… thì các “bán phụ tố” tiếng Việt tương ứng lúc này lại là: -sĩ (hoạ sĩ), -viên (giáo viên), -nhân (công nhân), trình- (trình điều khiển)…

Do vậy, sự tương ứng đó phải nằm ở một bậc cao hơn, và mang tính khái quát.

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng lớn nhất của từ là chức năng định danh. Nghĩa là, từ là phương tiện dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… Xét về mặt logic thì có thể coi từ tương đương với các khái niệm (và chỉ là tương đương mà thôi). Trong khi đó, ở các dân tộc, các cộng đồng luôn có những phạm trù về thời gian, tính chân thực, về sự khẳng định hay phủ định… Đó là những cái chung. Tuy nhiên, giữa các ngôn ngữ khác nhau và giống nhau trong việc định danh. Điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu tạo từ có thể nhận thấy trước nhất ở mô hình theo kiểu căn tố+phụ tố/ “bán phụ tố”. Những ví dụ trên đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, về tần suất sử dụng và bản chất của mô hình này ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Và chúng ta có thể khẳng định rằng đó là một hiện tượng phổ biến trong tỉếng Anh, bởi đơn giản tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết.

Mặc dù không thể có sự tương ứng 1–1 ở mặt đơn vị cấu tạo từ nhưng nếu xét ở một bình diện khác, bình diện phạm trù ý nghĩa mà các hình vị đó thể hiện thì chúng ta có thể thấy: Đối với mỗi phạm trù (phủ định, chỉ con người, chỉ ngành khoa học…) ở mỗi ngôn ngữ luôn có những nhóm hình vị nhất định.

Ví dụ:

a. Phạm trù sự phủ định

a1. Tiếng Anh

dis- : dishonest, disorganize, dislike, disappear, disadvantage
il (+l)- : illegal, illiberal
im (+m or p)- : imposible, impolite
in- : indirect, invisible, injustice
ir (+r)- : irregular, irrelevant
non- : non-alcohobic, non-stop, non-profit
un- : uncomfortable, unusual, undated, uncertain, unpack, unzip
-less : hopeless, powerless

a2. Tiếng Việt

bất- : bất định, bấn đồng, bất biến, bất tận…
phi- : phi lí, phi nghĩa…
- : vô vi, vô đạo, vô tình, vô hình…

b. Phạm trù khả năng

b1. Tiếng Anh

-able : writeable, unable, comfortable…
-ible : visible, possible, comprehensible…

b2. Tiếng Việt

khả- : khả dụng, khả năng, khả biến…
-được : viết được, ăn được, nhìn (thấy) được…

c. Phạm trù chỉ người

c1. Tiếng Anh

-er/or : driver, editor
-ist : tourist, scientist
-ant/ent : assistant, student
-an/ian : republican, electrician
-ee : employee, examinee

c2. Tiếng Việt

- : nhạc sĩ, hoạ sĩ, giáo sĩ, nha sĩ, bác sĩ, viện sĩ…
-viên : giáo viên, sinh viên, nhân viên, diễn viên…
-giả : học giả, tác giả, kí giả…
-nhân : thi nhân, quân nhân, công nhân, nạn nhân, bệnh nhân…
nhà- : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo…

v.v và v.v…

Trong các ví dụ cho cách 3 (phần 1.2), chúng tôi đã chủ ý sắp xếp theo hướng giảm dần tính độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ: từ những căn tố tiếng Anh và từ ghép trong tiếng Việt đến các phụ tố trong tiếng Anh và các hình vị có nghĩa không độc lập trong tiếng Việt. Trong số 82 thuật ngữ (bao gồm cả thuật ngữ tin học và một số thuật ngữ bóng đá) mà chúng tôi tạm lấy làm tư liệu (xem phần Phụ lục) thì có tới 42 trường hợp sử dụng cách 3. Tất nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi khi có thống kê đầy đủ các thuật ngữ đã được dịch, nhưng chắc chắn cách 3 sẽ là cách phổ biến nhất, bởi vì nó sẽ vừa đảm bảo việc tiết kiệm (sử dụng những yếu tố có sẵn) vừa đảm bảo khả năng dễ liên tưởng, nhất là sự liên tưởng giữa các phụ tố tiếng Anh với các hình vị có nghĩa không độc lập (bao gồm cả các “bán phụ tố”) trong tiếng Việt. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, các hình vị tiếng Việt loại này có sức sản sinh từ rất cao do nội dung ngữ nghĩa của mỗi hình vị đều mang tính phạm trù, chứ không đơn thuần là một khái niệm đơn lẻ. Và sự tồn tại của những nhóm phụ tố – “bán phụ tố” tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt như đã trình bày là một thuận lợi rất lớn cho công tác dịch thuật.

Do điều kiện thời gian cũng như những đòi hỏi khách quan khác mà trong bài viết này chúng tôi chưa thể đưa ra một bảng đối chiếu các phụ tố tiếng Anh với các “bán phụ tố” tiếng Việt và các yếu tố tương đương. Trong khi đó, trên thực tế, một hạn chế của các từ điển đối chiếu (kể cả từ điển phụ tố) hiện nay là mới chỉ đưa ra các đối chiếu một cách rời rạc (word-by-word). Nếu chúng ta xây dựng được một bảng đối chiếu dựa trên các phạm trù thì sẽ tăng khả năng liên tưởng cũng như tăng khả năng chọn lựa từ ngữ hơn trong khi thực hiện công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch các thuật ngữ mới.

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt
(Phần 3)

PHỤ LỤC

Một số thuật ngữ tin học và bóng đá (để so sánh) trong tiếng Anh đã được dịch/Việt hoá và được dùng phổ biến trong tiếng Việt

Tiếng Anh Quan hệ Tiếng Việt
access = truy cập
access = truy nhập
access = truy xuất
active = kích hoạt
address bar thanh địa chỉ
backup # sao lưu
browser trình duyệt
chat P chát
chat = tán gẫu
chip P chíp
click # nháy
client # máy khách
clipboard #\→ bộ nhớ đệm
cluster # cung
command #\ = câu lệnh
command line dòng lệnh
computer máy tính
computer máy tính/ máy vi tính
configuration cấu hình
cursor # con trỏ
data base cơ sở dữ liệu
dialog box hộp thoại
digital technology kĩ thuật số
driver trình điều khiển
directory #\ = thư mục (2)
download tải xuống
download hạ tải
editor = biên tập viên
editor trình soạn thảo
e-mail (electronic mail) thư điện tử
emulator trình mô phỏng
field #\ = trường
file # tập tin
file # tệp
filter # bộ lọc
floppy (device) ổ mềm
floppy disk đĩa mềm
folder #\ = thư mục (1), hồ sơ
format # định dạng/ khuôn dạng
goal # cầu môn → khung thành
hacker #\ → tin tặc
hard disk đĩa cứng
hard disk device ổ cứng
hardware phần cứng
homepage # trang chủ
homepage trang nhà
hot line đường dây nóng
input đầu vào
insert #\ = chèn
interface giao diện
key word từ khoá
keyboard bàn phím
mobile phone điện thoại di động
monitor # màn hình
mouse = con chuột
multi-tasks đa nhiệm
multi-users đa người dùng
net = mạng
operating system hệ điều hành
output đầu ra
paste = dán
path # đường dẫn
penalty # phạt đền
printer máy in
processor trình soạn thảo
programmer lập trình viên
programming lập trình
programming language ngôn ngữ lập trình
reading head đầu đọc
red card thẻ đỏ
redo chuyển tác
resolution độ phân giải
scanner máy quét
server # máy chủ
software phần mềm
status bar thanh trạng thái
toolbar thanh công cụ
undo hoàn tác
upload tải lên
utility #\= tiện ích
web page trang web
yellow card thẻ vàng

Chú thích:

= : tương đương (cách 1)
# : liên tưởng (cách 2)
→ : căn ke 1–1 (cách 3)
P : phiên âm
\ : kết hợp


Vietnamese Passive Sentences from a Typological Perspective - Câu bị động tiếng Việt từ góc độ loại hình ngôn ngữ học

Vietnamese Passive Sentences from a Typological Perspective - Câu bị động tiếng Việt từ góc độ loại hình ngôn ngữ học

http://vn.360plus.yahoo.com/nghcon/article?mid=26&fid=-1

0 ABSTRACT

There exist different views on passive sentences in Vietnamese. Some researchers claim that the Vietnamese language does not have passive voice, so does not have passive sentences. Other researchers argue that Vietnamese may not have passive voice as a morphological category, it still have passive sentences as syntactic constructions. Yet, there is no consensus among these researchers as far as identification criteria for this kind of constructions is concerned.

Aiming at a more relevant solution to the above-mentioned issue, the present paper will critically review the different approaches to Vietnamese passive sentences and discuss about their syntactic structure from a typological perspective. The paper will have three parts: The first one presents a review of two different approaches to passive sentences in Vietnamese; The second one discusses about Vietnamese passive sentences from a typological perspective; The third one differentiate passive sentences from other types of sentences in Vietnamese.

1. Two different approaches to passive sentences in Vietnamese

The issues of passive voice/passive sentences in Vietnamese have always been the most controversial among Vietnamese linguists. Their different approaches to Vietnamese passive sentences could be put into two groups - the morphological approach and the syntactic approach: the former denies and the later acknowledges the existence of passive sentences in Vietnamese.

1.1 The morphological approach

Some researchers (Trần Trọng Kim 1936, M.B. Emeneau 1951, L. Cadière 1958, etc.) claim that Vietnamese is an isolating language, its verbs do not have passive voice, therefore it does not have passive sentences as do inflecting languages (such as Russian, French, etc.). To transform an active sentence to the passive sentence, the verb in inflecting languages has to change it’s form from active voice to passive voice. The verbs in Vietnamese do not change their forms so they do not satisfy these strict morphological criteria of passive voice as a grammatical category. Not intending to contrast active voice and passive voice in Vietnamese, L.C. Thompson (1965: 217) also considers that the constructions with được/bị are just the translation equivalents of passive constructions in Indo-European languages. He calls these logical passive expressions and does not consider them as real passive constructions.

Besides the absence of passive voice as a morphological catergory, some researchers base on the fact that Vietnamese is a topic-prominent rather than subject-prominent language to deny the existence of passive sentences in Vietnamese. They argue that in topic-prominent languages there must not be passive constructions because passive constructions are typical of subject-prominent languages which have passive voice. This argument could be traced back to Ch.N. Li & S.A Thompson’s typological classification between two types of “topic-prominent languages” and “subject-prominent languages” (1976). These authors claim that passive constructions are very common in subject-prominent languages but usually absent or rarely present in topic-prominent languages. And if they do occur in topic-prominent languages, they usually carry a special meaning, like the adversity passive in Japanese. Based on this idea of Ch.N. Li & S.A.Thompson, some researchers (Nguyễn Thị Ảnh 2000, Cao Xuân Hạo 2001) also think that there is no passive voice and consequently no passive sentences in Vietnamese.

Those who support the view that there is no passive sentences in Vietnamese also base on a conception that bị/được are transitive verbs so they could not be considered as passive markers. Nguyễn Kim Thản (1977) considers that bị/được are independent verbs occupying the main role in the sentence’s predicate and are not function words marking the intransitive verb’s passive use, because: In terms of meaning, được means receiving or undergoing something pleasant (for example: được ăn – be able to eat), and bị means suffering from something unhappy (for example: bị ốm - suffer illness) or it could be said to express an unlucky state of the logical subject. In terms of grammatical characteristics, bị and được are still used as main verbs and have a high diversity of complements. Based on this argument, he concludes that these verbs still keep their full meanings and grammatical characteristics of main verbs and not those of function words, and the subsequent constituents are all their complements. In other words, Nguyễn Kim Thản does not acknowledge bị/được as passive markers of intransive verbs and to him Vietnamese verbs do not have the passive voice (p.185-191). This view is supported and further elaborated by Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1998). Despite the fact that these two scholars do not acknowledge the existence of passive voice in Vietnamese as in other Indo-European languages, they both consider that Vietnamese has its own ways of expressing passive meanings, which are the syntactic structures (Nguyễn Kim Thản) or lexical means (Nguyễn Minh Thuyết). According to Nguyễn Thị Ảnh (2000), the passive voice as a grammatical category is expressed by absolutely obligatory morphological devices is found only in subject-prominent languages. Vietnamese is a topic-prominent language so its passive voice does not have such particular marking devices. To prove that Vietnamese does not have passive voice as a grammatical category, the author has provided many examples showing that được/bị are main verbs and are not function words marking “passiveness”. This view is supported by Cao Xuân Hạo (2002).

1.2 The syntactic approach

In contrast to the first view, some other researchers consider that even though Vietnamese does not have passive voice as a morphological category, it does have passive sentences as syntactic constructions. Nguyễn Phú Phong (1976) acknowledges “the passiveness” as a grammatical category in Vietnamese. He argues that it is possible to identify an alternation of active-passive sentences in Vietnamese which correspond to the translated active-passive sentences in French and points to the formal relations among constituents of each type of sentences in common terms. He also considers được, bị, do passive auxiliaries. Hoàng Trọng Phiến (1980) states that “in Vietnamese the opposition between passive and active voices is not done through purely grammatical ways but through lexico-grammatical ways (p.167). According to this author, the syntactic structure of a Vietnamese passive sentence are as follows:

- The subject of the passive is the object of the alternative active.

- The predicate of the passive includes an auxilary bị/ được/ d and a transitive verb.

- The agentive subiect are optional to be present in the passive.

(Hoàng Trọng Phiến, 1980: 166-67)

Lê Xuân Thại (1989) also has a similar view when he claims that even though Vietnamese does not have passive sentences completely similar to those in inflecting languages, it does have sentences which could be named passive with the following characteristics:

- The subject denotes the action’s patient, not the action’s agent.

- The predicate are added by bi/được.

- The predicate may be followed by a clause. For example:

(1) Em học sinh này được cô giáo khen

adr. student this get teacher appraise

“This student is appraised by the teacher

(2) Thành phố Vinh bị máy bay giặc tàn phá

city Vinh suffer airplanes enemy destroy

“Vinh city is destroyed by enemies’ airplanes.”

Besides, he also acknowledges that bị/được could be absent from passive sentences, for example:

(3) Bữa cơm được dọn ra

meal get set out

“The meal (is) set all.”

(4) Ngôi nhà này xây bằng gạch

house this build by bricks

“This house (is) built by bricks.

Diệp Quang Ban & Nguyễn Thị Thuận (2000) also support the existence of passive sentences in Vietnamese. They argue that, the passive voice in Vietnamese is not marked in the form of verbs but in the form of a special syntactic construction with established grammatical and semantic characteristics. Accordingly they come up with the following characteristics of Vietnamese passive constructions:

- The appropriate grammatical means for expressing the passiveness in Vietnamese are function words (bị/được) and word order.

- Verbs joining in passive constructions are transitive verbs which have semantic relations with entities expressed by noun phrases as subjects before được/bị.

- Semantically, the passive sentences have the following structure: i) The subject of the passive is assigned to the semantic roles as pacient, recipient, goal, beneficiary. ii) The types of state of affairs of passive sentences are actions with two semantic characteristics [+dynamic] and [+control].

- Syntactically, passive sentences have two clauses in their construction: C-V [C –V].

In brief, according to these two authors, the passive voice in Vietnamese are not expressrd by the form of verbs but by a syntactic construction with specific grammatical and semantic characteristics, i.e passive construction/sentence.

2. Vietnamese passive sentences from a typological perspective

2.1 Are there passive sentences in Vietnamese?

The review presented so far has shown that in order to prove the existence of passive constructions/sentences in Vietnamese it is necessary to clarify 3 points of controversy:

- Vietnamese does not have passive voice as a morphological category, therefore there is no passive construction/sentence.

- Vietnamese is a topic-prominent language, therefore it does not have “passive construction” or the passiveness is a marginal syntactic phenomenon.

- Được/bị are not function words (verbal auxiliaries), but are modal verbs or lexical verbs, therefore they can not be used as passive markers.

With regards to the first point, we agree with the view that the “passive voice” as a morphological category should not be identified with those passive construction. This view has been discussed by many authors from different angles (Nguyen Kim Thản, 1977; Hoàng Trọng Phiến, 1980; Lê Xuân Thại, 1989; Diệp Quang Ban & Nguyễn Thị Thuận, 2000). Evidences from passive sentences in other languages also show that, the morphological forms of verbs are just one of the morpho-syntactical devices used to mark the passive voice (M. Kenan 1985, Shibatani 1994). If we take the strict morphological criteria for “passiveness”, even in such languages like English or French the passive voice will not meet this strict requirement, because the passive voice in these languages is not marked only by morphological form of the verb, but also by an auxilary (be in English, être in French) and word order. So it is possible to conclude the fact that Vietnamese does not express the “passiveness” by morphological markers and therefore does not have a passive voice as a morphological category does not mean it does not have syntactically passive constructions/sentences. We will return to this issue later when we will discuss the syntactic characteristics of Vietnamese passive sentences.

With regards to the second point which considers that Vietnamese is a “topic-prominent” language (and not a “subject-prominent language) and therefore does not have passive constructions, we think there is a need to discuss more details here. First of all, we should restate here Li & Thompson’s view that the topic (what the sentence is about) and the subject (denoting the agent of the action expressed by the predicate) do not exclude each other like in topic-prominent languages there are no subjects, or in subject-prominent languages there are no topics. Even in a typical “topic-prominent” language like Chinese or Vietnamese, these functions do not exclude each other in most sentences. A syntactic description of Chinese sentences offered by Li & Thompson in a subsequent work (1981) also highlights that there are more sentences with subjects (topic on non-topical) than sentences with only topics (without subjects), and sentences with topical subjects prevail. If we apply both the topic and the subject functions in Li & Thompson’s understanding to analyze Vietnamese sentences, we will see that Vietnamese has a large number of sentences where subjects are identical with topics (especially in the cases where predicate is a transitive verb). Once the subjects are so prevalent, and the majority of transitive constructions also have subjects (which may be topical or non-topical), there is no reason why the “passiveness” is not present or it is marginal. Moreover, it should be noted that Ch. N. Li & S. A. Thompson do not absolutely exclude the passive voice out of topic-prominent languages, they just do not consider it a typical passive voice, i.e. it is not “purely morphological” passive voice as it is in Indo-European languages.

Because of the typological characteristics of the Vietnamese language as an isolating language, its grammatical catergory in general and the “passiveness” in particular do not have morphologocal markings as they do in inflectional languages. In one of his research, Dyvik (1984) came to a conclusion that if “subject” is acknowledged as a part of sentence in Vietnamese, it is not as clear as the subject in Indo-European languages, because grammatical properties of the subject in Vietnamese are more abstract. Just as the subject, the “passiveness” could only be

indentified by ways of rather “abstract” criteria. In other words, both “subject” and “passiveness” occur in Vietnamese although they are not as clear as similar categories in Indo-European languages (p.7-12).

With regards to the third point which is related to the syntactic function and meanings of được/bị, we consider the fact that these words are grammatically important and to some extent have lexical meanings does not exclude their function as markers of passive relations if we look at this issue from the gramaticalization viewpoint.

- Grammatically, with various arguments Nguyễn Kim Thản (1977), Nguyễn Minh Thuyết (1976), Nguyễn Thị Ảnh (2000) and Cao Xuân Hạo (2001) all consider that được/bị are not function words used to mark the “passiveness” but modal verbs, or even lexical verbs occupying the role of main verbs in predicates. Dyvik (1984), in contrast, tries to prove that được/bị are gradually losing their roles as a main verb to become an auxiliary marking the “passiveness” on its way of grammaticalization. Agreeing with Dyvik, but we still think that even if được/bị play the central grammatical role in predicates as shown by some researchers, that does not mean these words can not function as passive markers. This is similar to the auxiliares of passive sentences in English (be), in French (être), or in Russian (byt'). An auxiliary like be, will have almost no semantic role in creating the lexical meaning of a passive state which results from the form of the transitive verb (the past participle), but will play the central grammatical role in the predicate of passive sentences. The evidence is that it is the auxiliary be, and not the past participle, has the morphological agreement in persons and numbers with the subject of a passive sentence. Thus, grammatically the auxiliary verb be is not different from a main verb in the predicate of active sentences. Yet this does not impede it from being a passive marker.

- Semantically, được/bị indeed still carry the meaning of “enjoy” or “suffer”. However, even this semantic feature does not prohibit them from being passive markers if we put được/bị in the process of grammaticalization. In his article titled “The formation of oppositions among the three words “được/bị/phải”, Nguyễn Tài Cẩn (1978) considers that “bị” has shifted from a morpheme to a word, and from a lexical word to grammatical one. Đinh Văn Đc (1986: 118-19) offers more detailed explanations about the grammaticalization of được/bị and the relationships between their grammatical meaning of passiveness and their modal meanings: “There is a group of Vietnamese verbs such as cần (need), muốn (want), có thể (can), toan (inted), định (intend), dám (dare), bị (suffer), được (get, enjoy), etc., which clearly have no meanings at all. The lexical meanings of these verbs are very insignificant, they have been grammaticalized but they have not yet become true function words. These verbs have very narrow intensions so their extensions should be broad – they are always accompanied by secondary constituents. While expressing the meanings of need (cần - need), possibility (có thể - can), intension (toan – inted to , định – intend , dám – dare), wish (mong -wish, muốn-want), passiveness (được-get/enjoy; bị - suffer), etc., these verbs are used according to speakers’s attitudes towards and assessments of the realities. These relations reflect the subjective consciousness: When we say “Tôi được khen” (I was appraised) or “Tôi bị phạt” (I am punished), the words được/bị are the grammatical markers of the passiveness but the passive meaning here could be understood depending on the nuances of “good luck” or “bad luck”, and the meanings of “good luck” or “bad luck” are completely dependent on the understanding and assessments of the speakers. Consequently được/bị have temporarily become modal words…” (p.139-140). Agreeing with this explanation, we think the fact that được/bị still keep their original lexical meanings while functioning as function words (passive markers) is quite normal of the grammaticalization.

This analysis has highlighted that it is not surprising if được/bị still have the syntactic attitudes of a lexical verb (as a main verb in the predicates) and still keep their original lexical meanings (bị means suffering from something unhappy and được means enjoying something beneficial) while playing the roles of an auxiliary marking the passiveness. According to Keenan (1985: 257-61), in languages with periphrastic passive, there are at least 4 types of verbs used to mark passive predicates: (i) intensive/relational verbs (like be in English, byt’ in Russian, ªtre in French, etc.), (ii) giving-receiving verbs (like the passive constructions with get in English), (iii) motion verbs (like gayee in Hindi), and (iv) enjoying-suffering verb (like được/bị in Vietnamese). Clearly, the fact that Vietnamese uses modal verbs được/bị as auxiliary verbs expressing the passiveness is not an exception.

With the arguments presented above we have come to the following conclusion: Theoretically and practically we have enough evidences to talk about the presence of passive sentences in Vietnamese.

2.2 Typology of Vietnamese passive sentences

As presented above, there are different views on passive sentences in Vietnamese. Even among those who acknowledge passive sentences, there is no consensus as far as their identifications are concerned. We consider that, just like in other languages, Vietnamese passive sentences are syntactically transformed from the alternative active sentences, despite the fact that not all active sentences could be transformed into passive ones. Of course, the syntactic transformations should satisfy certain semantic and pragmatic constraints of passive sentences.

Formally, a prototypical passive sentence in Vietnamese could be identified and differentiated from an active sentence via the following syntactic criteria:

- The subject of the passive is derived from the object of the alternative active. Depending on each sentence, the subject of the passive could be a patient, a recipient, a goal, or an intrument (see also Diệp Quang Ban & Nguyễn Thị Thuận, 2000).

- The predicate of the passive is derived directly from the predicate of the alternative active by adding an auxiliary được/bị before the transitive verb.

- The oblique of the passive is derived from the subject of the alternative active. These oblique is usually optional (in passive sentences without agentive oblique NP). If they are not omited, they could be replaced before the predicate (in passive sentences with agentive oblique NP) or after predicate provided that a preposition bởi is added (in passive sentences with agentive oblique PP).

The transformation of Vietnamese active sentences into alternative passive sentences could be summarized as follows:

NP1 V NP2 (active sentence)

a) NP2 được/bị V (non-agentive passive sentence)

b) NP2 được/bị NP1 V (passive sentence with agentive oblique NP)

c) NP2 được V bởi NP1 (passive sentence with agentive PP)

(NP – Noun Phrase, NP1 – Agentive NP ; NP2 – Patient NP, NP3 – Recipient NP

PP – Prepositional Phrase, V- Predicative Verb, Aux – Auxilary Verbs, Pr - Prepostion)

Following are some illustrating examples:

NP2 được/bởi V

(5) được khen

he get appraise

NP2 Aux V

He is appraised.

(6) Tôi bị mắng

I suffer scold

NP2 Aux V

I am scolded.”


NP2 được/bị NP1 V

(7) Nó được thầy khen.

he get teacher appraise

NP2 Aux NP1 V

“He is appraised by his teacher.”

(8) Tôi bị mẹ mắng

I suffer mother scold

NP2 Aux NP1 V

“I am scolded by my mother.”


NP2 được/bị V bởi NP1

(9) Ngôi nhà này được xây dựng bởi những tay thợ lành nghề

House this get build by workers skilled

NP2 Aux V Pr NP1

“This house is built by skilled workers.”

(10) Tiếng con chim sơn ca bị át đi bởi tiếng còi tàu rúc

singing lark suffer drown by wristle train hoot

NP2 Aux V Pr NP1

The lark’ singing is drown by the train’s wristle.

Thus, with regards to the structure of passive sentences in Vietnamese, the main means used to marking the passiveness are word order and được/bị acting as function words (auxilaries). If we compare Vietnamese passive sentences with passive sentences from languages belonging to different typologies, from highly synthetic ones like Russian, to less synthetic ones like English, it will become clear the fact that Vietnamese, a typical analytic language which uses purely syntactic devices (i.e, word orders and function words) to express the passivenes, conforms to the general laws about the typological differences among languages. These differences are represented in the following table:

Passive Types

Passive marking means

Language

Examples

Synthetic

form of verbs

(purely morphological)

Russian

Rabotchie stroili dom

“Workers built the house”

Ø Dom stroilsa rabochimi

“The house was built by workers.”

Analytic

form of verbs + auxilary + word order

(morpho - syntactic)

Rabotchie postroili dom

“Workers have built the house”

Ø Dom byl postroen rabotchimi

“The house has been built by workers”

English

Workers built the house

Ø The house was built by workers

auxilary + word order

(purely syntactic)

Vietnamese

Công nhân đã xây xong ngôi nhà

“Workers have built the house”

Ø Ngôi nhà đã được công nhân xây xong

“The house has been built by workers.”

3. Differentiation of passive sentences from other types of sentences

It is necessary to distinguish types of protypical passive sentences in Vietnamese (identified according to the above-mentioned criteria) from other types of sentences which are similar in forms or meanings but which are not the passive per se.

3.1 Passive sentences NP2 được/bị V vs. pseudo-passive sentences NP1 được/bị V

NP1 được/bị V is a type of active sentences which have the subject NP1 denoting the experiencer or actor of the state of affairs expressed by the predicates V. V could be an intransitive verb (Tôi bị ngã - I fell, Nó được nghỉ - He has a day off) or a transitive verb (Tôi bị nghe lời phàn nàn - I have to listen to the complaints; Nó được xem phim - He got to watch the movie). NP2 được/bị V is a type of passive sentences which have the subject NP2 denoting a non-agentive semantic role (patient, recipient) and V is a transitive verb (Tôi bị mắng - I was scolded; Nó được khen - He was appraised). In this second type of sentences, the agentive oblique NP1 could appear before V or could not. It should be noted that when NP1 is absent, the passive sentences NP2/3 được/ bị V (11, 13) will have the surface structures similar to those of the active sentence type NP1 được/ bị V (12, 14):

(11) Tôi bị mắng

I suffer scold

NP2 Aux V

“I am scolded.”

(12) Tôi bị ngã·

I suffer fall

NP1 Aux V

“I fell.”

(13) Tôi được tặng giấy khen

I get award Certificate of Merit

NP3 Aux V NP2

“I was awarded with a Certificate of Merit.”

(14) Tôi được xem phim

I get watch movie

NP1 Aux V NP2

“I got to watch the movie.”

Some researchers base on this characteristics to consider sentence type NP2 ®­îc/ bÞ V (like examples 11, 13) as active sentences just as sentence type NP1 ®­îc/ bÞ V (like examples 12, 14) and not as passive sentences. To our understanding, these two sentence types look similar in their surface structures but different in their deep structures: sentences like 12 and 14 have experiencer subjects (i.e, their subjects coinciding with the experiencers of process); sentences like 11 and 13 have patien subjects (i.e, their subjects coinciding with the patients of action). These two types of constructions can be distinguished by a transformational test - adding an agentive NP before V:

(11) Tôi bị mắng > (11’) Tôi bị mẹ mắng

I suffer scold I suffer mother scold

NP2 Aux V NP2 Aux NP1 V

“I am scolded” “I am scolded by my mother”

(12) Tôi bị ngã > * (12’) Tôi bị mẹ ngã

I suffer fall I suffer mother fall

NP1 Aux V NP1 Aux NP1 V

“I fell” * “ I suffer my mother fell”

(13) Tôi được tặng giấy khen > (13’) Tôi được trường tặng giấy khen

I get award Certificate of Merit I get school award Certificate of Merit

NP2 Aux V NP3 NP3 Aux NP1 V NP2

“I was awarded with a Certificate “I was awarded with a Certificate of Merit

of Merit” by the school”

(14) Tôi được xem phim > * (14’) Tôi được trường xem phim

I get watch movie I get school watch movie

NP1 Aux V NP2 NP1 Aux NP1 V NP2

“I got to watch the movie.” * “ I got the school to watch the movie.”

The test show that sentences 12 and 14 do not accept an agentive NP (mẹ, nhà trường) before V whereas the addition of an agentive NP before V in sentences 11 and 13 does not change the sentence meaning if not make it clearer. From this test, we can conclude that NP2 được/ bị V (11, 13) and NP1 được/ bị V (12, 14) are two different sentence types: The former type represent a typological type of passive sentences (they are passive both in terms of grammar and semantics), the latter type represent a type of active sentences with the pseudo-passive form (they are passive in terms of grammar but active in terms of semantics), i.e pseudo-passive sentences.

3.2 Passive sentences NP2 được/bị V vs. active sentences NP2 do NP1 V

Some researchers consider a sentence like “Hàng này do xí nghiệp chúng tôi sản xuất” (This marchandise is produced by our factory) a passive one (Nguyễn Phú Phong 1976, Nguyễn Kim Thản, 1977), . According to us, this sentence is not a passive one because of the following reasons:

- First, do in this construction does not have the same functions as được/bị in passive sentences. The evidence is that do can not independently combine with a transituve verb to form a passive predicate. For example, we cannot say:

(15) * Hàng này do sản xuất

Marchandise this by produce

NP1 Pr V

* “ This marchandise by produced”

In other words, do is always used together with the presence of an agentive subject before a predicative verb, so it ‘s not an auxilary marking the passiveness like ones được/bị.

- Secondly, the transformation of the object in active sentence into subject in the sentence type NP2 do NP1 V are very limited. Only the pacient object could appear in the position of NP2 , other types of object (recipient, tool, etc.) do not have this posibility. For example, we can not perform the following transformation:

(16) Tôi viết thư cho Nam > (16’) * Nam do tôi viết thư cho

I write letter to Nam Nam by I write letter to

NP1 V NP2 Pr NP3 NP3 Pr NP1 V NP2 Pr

“I wrote a letter to Nam ” * “ Nam by I write a letter to”

3.3 Passive sentences NP2 được/bị V vs. de-trasitive sentences NP2 - V

Sentences with a pattern NP2 - V have non-agentive NP at the beginning of the sentence (NP is a recipient, pacient, etc.) followed by a predicate (V) which has the original meaning of a transitive verb, usually accompanied by an auxilary (before V) or an adverb (after V). For examples:

(17) Cửa mở rồi

door open already

NP2 V Adv

“The door opened”

(18) Cầu đang xây

bridge being build

NP2 Aux V

“The bridge is being built”

(19) Nhà cửa cuốn sạch rồi

houses carry away already

NP2 V Adv

“All the houses have been carried away”

According to some researchers, these NP2 - V sentences could be considered as passive (Nguyễn Kim Thản 1977, Lê Xuân Thại 1994). However, if we take into careful consideration all NP2 - V sentences as the above-given examples, it becomes difficult to say whether they are passive or active. At first they may seem passive because without được/bị they are still understood as having a passive meaning. And if we add được/bị after NP2, all the above sentences will become passive sentences :

(18) Cửa mở rồi > (18’) Cửa được mở rồi

door open already door get open already

NP2 V Adv NP2 Aux V Adv

“The door opened” “The door is opened”

(19) Cầu đang xây > (19’) Cầu đang được xây

bridge being build bridge being get build

NP2 Aux V NP2 Aux Aux V

“The bridge is being built” “The bridge is being built”

(20) Nhà cửa cuốn sạch rồi . > (20’) Nhà cửa bị cuốn sạch rồi

houses carry away already houses suffer carry away already

NP2 V Adv NP2 Aux V Adv

“All the houses are carried away” “All the houses are carried away”

But if we add an agentive NP before V, all sentences will lose their passive meanings, or in other words, they have active meanings and become active sentences. For example:

(18) Cửa mở rồi. > (18”) Cửa mẹ mở rồi

door open already door mother open already

NP2 V Adv NP2 NP1 V Adv

“The door is open” “The door, mother has opened it”

(19) Cầu đang xây > (19”) Cầu thợ đang xây

bridge being build bridge workers being bulid

NP2 Aux V NP2 NP1 Aux V

The bridge is being built The bridge, workers is building it "

(20) Nhà cửa cuốn sạch rồi > (20”) Nhà cửa cuốn sạch rồi

houses carry away already houses flood carry away already

NP2 V Adv NP2 NP1 V Adv

“All the houses are carried away” “All the house, the flood carried them away”

In the newly formed sentences, the function of NPs cửa, cầu, nhà cửa could be switch from the subject of sentence to the topic of sentence. These transformation possibilities suggest that the sentences NP2 - V could be a middle type between the passive and the active sentences, not yet be a typical passive sentence. We call this as a type of detransitive sentences (see Nguyễn Hồng Cổn, 2004).

4 Conclusion

The present paper discusses the issue of passive sentences in Vietnamese from a typological perspective of syntax. Based on a distinction of 3 types of passive sentences which are purely morphological passive, morpho-syntactic passive and purely syntactic, and based on a variety of evidences, the paper has demonstrated that: 1. Although it has no passive voice as a purely morphological category, Vietnamese still has passive sentences as syntactic constructions, marked by word orders and function words (được/bị); 2. There are 3 types of passive sentences in Vietnamese (NP2 được/bị V1, NP2 được /bị NP1 V, NP2 được/bị V bởi NP1 ) and all could be identified and differenticated from other sentence types by certain syntactic criteria.

References

Cadière, L. 1958. Syntaxe de la langue vietnamiene. Paris : Ecole Francaise d’Extrême-Orient. Publications de l’EFEO, 42.

Emeneau, M.B. 1951. Studies in Vietnamese (Anamese) grammar. University of California publications in linguistics (Vol. 8). Berkeley : University of California Press.

Cao Xuân Hạo 1991. Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng (Vietnamese Language: Basics of Vietnamese functional grammar, Vol. I. Ho Chi Minh City: Social Sciences Publisher.

Cao Xuân Hạo 2001. “Hai phép cộng và trừ trong ngôn ngữ” (Addition and substraction in linguistics), Tạp chí Ngôn ngữ (Language Review), No. 10: 1-12. Hanoi : Institue of Linguistics.

Diệp Quang Ban 1992. Ngữ pháp tiếng Việt (Vietnamese grammar), Vol. II. Hanoi : Education Publisher.

Diệp Quang Ban – Nguyễn Thị Thuận 2000. “Lại bàn về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt” (On passive sentences in Vietnamese), Tạp chí Ngôn ngữ (Language Review), No. 7: 14 -21. Hanoi : Institue of Linguistics.

Dyvik, H.J.J. 1984. Subject or topic in Vietnamese? Norway : University of Bergen .

Đinh Văn Đức 1986. Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại (Vietnamese grammar: Parts of speech). Hanoi : Education Publisher.

Givón,T.1990. Syntax: a functional - typological introduction, Vol. II. Amsterdam/Philadenphia: John Benjamin’s publishing company.

Hoàng Trọng Phiến 1980. Ngữ pháp tiếng Việt: Câu (Vietnamese grammar: Sentences). Hanoi : Education Publisher.

Keenan E. L. 1985. “Passive in the world's languages”. In Language typology and language desciption, T. Shopen (ed), Vol. I. Cambridge : Cambridge University Press,

Lê Xuân Thại 1994. Câu chủ - vị tiếng Việt (Subject-predicate sentence in Vietnamese). Hanoi : Social Science Publisher.

Li Ch.N. & Thompson S.A.1976. Subject and Topic: a new typology of language, New York – San Francisco – London : Academic Press.

Li Ch.N. & Thompson S.A. 1981. Madarin Chinese: A Functional Reference Grammar. Berkeley - Los Angeles – London : University California Press,

Nguyễn Hồng Cổn 2004. “Các kiểu cấu trúc phi ngoại động trong tiếng Việt” (De-transitive sentence types in Vietnamese), Tạp chí Khoa học (Journal of Sciences), No.2. Hanoi : Vietnam National University .

Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên 2004. “Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt” (Passive voice and the issue of passive sentences in Vietnamese), Tạp chí Ngôn ngữ (Language Review), No. 7: 1-12, No.8: 8-18. Hanoi : Institue of Linguistics.

Nguyễn Kim Thản 1964.: Ngữ pháp tiếng Việt (Vietnamese grammar), vol. II. Hanoi : Social Science Publisher.

Nguyễn Kim Thản 1977. Động từ trong tiếng Việt (Verbs in Vietnamese). Hanoi : Social Science Publisher

Nguyễn Minh Thuyết 1986. “Vai trò của "được", "bị" trong câu bị động tiếng Việt” (The roles of “được”, “bị” in Vietnamese passive sentences). In Những vấn đề các ngôn ngữ phương Đông (Issues on the Oriental languages). Hanoi : Institue of Linguistics.

Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp 1998. thuyết thành phần câu và thành phần câu tiếng Việt (Theory of sentence components and sentence components in Vietnamese). Hanoi : VNU Publisher.

Nguyễn Thị Ảnh 2000. “Tiếng Việt có thái bị động không?” (Is there a passive voice in Vietnamese?), Tạp chí Ngôn ngữ (Language Review), No. 5: 36-47. Hanoi : Institue of Linguistics.

Nguyễn Phú Phong 1976. Le Syntagme Verbal en Vietnamien. The Hague–Paris : Mouton.

Palmer, F.R. 1994. Grammatical roles and relations. Cambridge : Cambridge University Press, 1994.

Shibatani, M. 1994. Voice. In The Encyclopedia of Language and Linguistics/R.E Asher (ed), Vol. 4. Pergamon Press Ltd.

Thompson L.C. 1965. A Vietnamese Grammar, Seattle & London : University of Washington Press.

Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm 1936. Việt Nam văn phạm (Vietnam Grammar), Hà Nội: Hội Khai trí Tiến đức.

(*)Bài viết trình bày tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Ngôn ngữ học Đông Nam Á lần thứ XVIII tại Malaysia, 7./2008. In trong Journal of Southeast Asian Linguistics, Vol. 2, 2009