MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 24, 2011

Demystifying the Chinese Economy Vén bức màn bí ẩn của Nền kinh tế Trung Quốc


Demystifying the Chinese Economy

Vén bức màn bí ẩn của Nền kinh tế Trung Quốc

Justin Yifu Lin

Justin Yifu Lin

WASHINGTON, DC – China had an advanced and prosperous civilization for millennia until the eighteenth century, but then degenerated into a very poor country for 150 years. Now it has resurged to become the world’s most dynamic economy since launching its transition to a market economy in 1979. What drove these fateful changes?

WASHINGTON, DC – Trung Quốc đã có một nền văn minh tiên tiến và thịnh vượng trong cả ngàn năm cho đến thế kỷ thứ mười tám, nhưng sau đó đã sa sút thành một nước rất nghèo trong 150 năm. Bây giờ nó đã lại nổi lên thành nền kinh tế năng động nhất thế giới kể từ khi bắt đầu chuyển đổi thành một nền kinh tế thị trường vào năm 1979. Cái gì đã thúc đẩy những thay đổi mang tính quyết định này?

In my recent book Demystifying the Chinese Economy, I argue that, for any country at any time, the foundation for sustained growth is technological innovation. Prior to the Industrial Revolution, craftsmen and farmers were the main source of innovation. With the largest population in the world, China was a leader in technological innovation and economic development throughout most of its history because it had a large pool of craftsmen and farmers.

Trong cuốn sách mới đây của tôi, cuốn Demystifying the Chinese Economy- Vén bức màn bí ẩn của Nền kinh tế Trung Quốc, tôi cho rằng, đối với bất cứ nước nào tại bất cứ thời điểm nào, nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững là đổi mới công nghệ. Trước Cách mạng Công nghiệp, các thợ thủ công và nông dân đã là nguồn chủ yếu của sự đổi mới. Với dân số lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc đã là một nước dẫn đầu trong đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế suốt hầu hết lịch sử của mình bởi vì nó đã có một khối lượng lớn các thợ thủ công và nông dân.

The Industrial Revolution accelerated the pace of Western progress by replacing experience-based technological innovation with controlled experiments conducted by scientists and engineers in laboratories. This paradigm shift marked the coming of modern economic growth, and contributed to the global economy’s “Great Divergence.”

Các mạng Công Nghiệp đã gia tăng nhịp độ tiến bộ của Phương Tây bằng cách thay thế sự đổi mới công nghệ dựa vào kinh nghiệm bằng các thí nghiệm được kiểm soát do các nhà khoa học và kỹ sư tiến hành trong các phòng thí nghiệm. Sự thay đổi hình mẫu (paradigm) này đã đánh dấu sự ra đời của tăng trưởng kinh tế hiện đại, và đã đóng góp vào “sự Phân kỳ Vĩ đại – Great Divergence” của nền kinh tế thế giới.

China failed to undergo a similar shift, owing primarily to its civil-service examination system, which emphasized the memorization of Confucian classics and provided little incentive for elites to learn mathematics and science.

Trung Quốc đã không trải qua một sự thay đổi giống thế, chủ yếu do hệ thống thi cử-quan lại nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử và ít tạo khuyến khích cho giới ưu tú để học toán và khoa học.

The Great Divergence had a silver lining: developing countries could use technology transfers from advanced countries to achieve a faster rate of economic growth than the countries that were at the industrial vanguard. But China failed to exploit this benefit of backwardness until the transition from a command economy began in earnest.

Sự Phân kỳ Vĩ đại đã mang lại một tia hy vọng: các nước đang phát triển có thể dùng chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước đã đi tiên phong về công nghiệp. Nhưng Trung Quốc đã không khai thác được lợi thế này của sự lạc hậu cho đến khi sự chuyển đổi khỏi nền kinh tế mệnh lệnh bắt đầu một cách nghiêm chỉnh.

In the wake of the communist takeover in 1949, Mao Zedong and other political leaders hoped to reverse China’s backwardness quickly, adopting a big push to build advanced capital-intensive industries. This strategy enabled China to test nuclear bombs in the 1960’s and launch satellites in the 1970’s.

Ngay sau khi giành chính quyền năm 1949, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo chính trị khác đã hy vọng đảo ngược sự lạc hậu của Trung Quốc một cách nhanh chóng, chấp nhận và thực hiện một sự thúc đẩy lớn để xây dựng các ngành tiên tiến thâm dụng-vốn. Chiến lược này đã cho phép Trung Quốc thử nghiệm bom hạt nhân trong các năm 1960 và phóng các vệ tinh trong các năm 1970.

But China was still a poor, agrarian economy; it held no comparative advantage in capital-intensive industries. Firms in those industries were not viable in an open, competitive market. Their survival required government protection, subsidies, and administrative directives. These measures helped China establish modern, advanced industries, but resources were misallocated and incentives distorted. Economic performance was poor. Haste made waste.

Nhưng Trung Quốc vẫn đã là một nền kinh tế nông nghiệp, nghèo nàn; nó đã không có lợi thế so sánh nào trong các ngành thâm dụng-vốn. Các hãng trong các ngành đó đã không thể đứng vững nổi trong một thị trường mở, cạnh tranh. Sự sống sót của chúng đòi hỏi sự bảo hộ, các khoản bao cấp, và các chỉ dẫn hành chính của chính phủ. Các biện pháp này đã giúp Trung Quốc thiết lập các ngành hiện đại, tiên tiến, nhưng các nguồn lực đã được phân bổ sai và các khuyến khích bị méo mó. Thành tích kinh tế đã kém. Sự nóng vội gây ra lãng phí.

When China’s market transition started in 1979, Deng Xiaoping adopted a pragmatic, dual-track approach, rather than the “Washington Consensus” formula of rapid privatization and trade liberalization. On the one hand, the government continued to provide transitory protection to firms in priority sectors; on the other, it liberalized the entry of private enterprises and foreign direct investment into the labor-intensive sectors that were consistent with China’s comparative advantage but were repressed in the past.

Khi chuyển đổi thị trường của Trung Quốc bắt đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận một cách tiếp cận thực dụng, hai-tuyến, hơn là theo công thức “Đồng thuận Washington” về tư nhân hóa nhanh và tự do hóa thương mại. Một mặt, chính phủ đã tiếp tục tạo sự bảo hộ quá độ cho các hãng của các khu vực ưu tiên; mặt khác, nó đã tự do hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực thâm dụng-lao động phù hợp với lợi thế so sánh của Trung Quốc mà lợi thế đó đã bị kìm hãm trong quá khứ.

This approach enabled China to achieve stability and dynamic growth simultaneously. Indeed, the benefits of backwardness have been breathtaking: 9.9% average annual GDP growth and 16.3% annual trade growth over the past 32 years – a stellar achievement that holds valuable lessons for other developing countries. Now China is the world’s largest exporter and its second largest economy, and more than 600 million people were pulled out of poverty.

Cách tiếp cận này đã cho phép Trung Quốc đạt đồng thời sự ổn định và tăng trưởng năng động. Quả thực, các lợi ích của sự lạc hậu đã thật ngoạn mục: sự tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 9.9% và sự tăng trưởng thương mại hàng năm 16.3% trong suốt 32 năm qua – một thành tích xuất sắc chứa đựng các bài học đáng giá cho các nước đang phát triển. Bây giờ Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và hơn 600 triệu người đã được kéo ra khỏi cảnh nghèo nàn.

Yet China’s success has not come without cost. Income disparities have widened, owing in part to the continuation of distortionary policies in various sectors, including the domination of China’s four large state-owned banks, the near-zero royalty on mining, and monopolies in major industries, including telecommunications, power, and financial services. Because such distortions (a legacy of the dual-track transition) result in income disparities, they ultimately repress domestic consumption and contribute to China’s trade imbalance. Those imbalances will remain until China completes its market transition.

Thế nhưng thành công của Trung Quốc đã không phải không có cái giá của nó. Sự chênh lệch thu nhập ngày càng rộng, một phần do sự tiếp tục của các chính sách méo mó trong các khu vực khác nhau, kể cả sự thống lĩnh của bốn ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc, tiền thuê mỏ gần bằng không, và sự độc quyền trong các ngành chủ yếu, bao gồm viễn thông, điện lực, và dịch vụ tài chính. Bởi vì những sự méo mó như vậy (một di sản của sự chuyển đổi hai-tuyến) đã tạo ra những chênh lệch thu nhập, rốt cuộc chúng kìm hãm tiêu dùng nội địa và đóng góp vào bất cân đối thương mại của Trung Quốc. Những bất cân đối này vẫn sẽ còn cho đến khi Trung Quốc hoàn tất sự chuyển đổi thị trường của mình.

I am confident that, notwithstanding the headwinds blowing from the eurozone crisis and the slump in demand worldwide, China can continue its dynamic growth. In 2008, China’s per capita income stood at 21% of the US level (measured in purchasing power parity), and was similar to Japan’s per capita income in 1951, South Korea’s in 1977, and Taiwan’s in 1975. Annual GDP growth averaged 9.2% in Japan from 1951 to 1971, 7.6% in South Korea from 1977 to 1997, and 8.3% in Taiwan from 1975 to 1995. Given the similarities between these economies’ experience and China’s post-1979 development strategy, it is likely that China can maintain 8% growth in the coming two decades.

Tôi vững tin rằng, bất chấp sóng gió thổi từ khủng hoảng vùng euro và sự sa sút về cầu trên toàn thế giới, Trung Quốc có thể tiếp tục sự tăng trưởng năng động của mình. Năm 2008, thu nhập đầu người của Trung Quốc bằng 21% mức của Hoa Kỳ (đo bằng sức mua tương đương), và đã tương tự như mức thu nhập đầu người của Nhật Bản năm 1951, của Hàn Quốc năm 1977, và của Đài Loan năm 1975. Tăng trưởng GDP bình quân năm ở mức 9.2% ở Nhật Bản từ 1951 đến 1971, 7.6% ở Hàn Quốc từ 1977 đến 1997, và 8.3% ở Đài Loan từ 1975 đến 1995. Căn cứ vào những sự giống nhau giữa kinh nghiệm của các nền kinh tế này và chiến lược phát triển sau-1979 của Trung Quốc, chắc là Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng 8% trong hai thập niên sắp đến.

Some may think that the performance of a country as unique as China, with more than 1.3 billion people, cannot be replicated. I disagree. Every developing country can have similar opportunities to sustain rapid growth for several decades and reduce poverty dramatically if it exploits the benefits of backwardness, imports technology from advanced countries, and upgrades its industries. Simply put, there is no substitute for understanding comparative advantage.

Một số người có thể nghĩ rằng thành tích của một nước có một không hai như Trung Quốc, với hơn 1.3 tỷ dân, là không thể sao chép được. Tôi không đồng ý. Mỗi nước đang phát triển có thể có các cơ hội tương tự để duy trì sự tăng trưởng nhanh cho nhiều thập kỷ và giảm nghèo một cách đột ngột nếu biết khai thác các lợi ích của sự lạc hậu, nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến, nâng cấp các ngành của mình. Nói đơn giản, không có gì thay thế cho sự hiểu về lợi thế so sánh.

Justin Yifu Lin, Chief Economist and Senior Vice President for Development Economics at the World Bank, founded the China Center for Economic Research at Peking University. His latest book is Demystifying the Chinese Economy (Cambridge University Press.).

Justin Yifu Lin, Giám đốc kinh tế Phó Chủ tịch cao cấp Kinh tế Phát triển tại Ngân hàng Thế giới, được thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách mới nhất của ông Demystifying nền kinh tế Trung Quốc (Cambridge University Press).

http://www.project-syndicate.org/commentary/lin5/English


Translated by Nguyễn Quang A

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn