MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 25, 2011

Conference on Internet Freedom Remarks Hillary Rodham Clinton - Secretary of State Phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội nghị




Conference on Internet Freedom Remarks

Hillary Rodham Clinton - Secretary of State

Phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội nghị về Tự do Internet

Fokker Terminal

The Hague, Netherlands

December 8, 2011

Fokker Terminal

The Hague (La Hay), Hà Lan

8/12/ 2011

SECRETARY CLINTON: Well, good evening, and it’s wonderful to be back in The Hague. I want to thank my colleague and friend, Foreign Minister Rosenthal, a longtime friend, and co-conspirator from time to time, Eric Schmidt. Also, thanks to Leon Willems, the director of the Free Press Unlimited, and to those of my colleagues whom I know are here, namely Carl Bildt, an incredibly connected foreign minister, along with other ministers, ambassadors, the diplomatic community, and ladies and gentlemen.

NGOẠI TRƯỞNG CLINTON: Xin chào và thật tuyệt vời được quay lại Hague. Tôi muốn cảm ơn đồng nghiệp đồng thời là bạn của tôi, ngoại trưởng Rosenthal; một người bạn cũ và cũng là người ‘tâm phúc’ của tôi lâu nay là Eric Schmidt. Tôi cũng muốn cảm ơn Leon Willems, giám đốc tổ chức Báo Chí Tự Do Không Giới Hạn (Free Press Unlimited), và các đồng nghiệp khác mà tôi biết có mặt tại đây hôm nay, Carl Bildt, một ngoại trưởng vô cùng gắn kết, cùng với các bộ trường, đại sứ, công đồng ngoại giao, và các quí ông và quí bà.

It’s a pleasure to join you here today to discuss this issue, because we think it is vitally important to every nation represented and every nation in the world; namely, internet freedom. And I want to thank Uri and the Netherlands for hosting this conference, which is a reflection of your long tradition of defending and advancing people’s human rights and fundamental freedoms everywhere, including online. And thanks as well to the representatives of nearly two dozen other governments here, all of whom I know will be working to get real solutions and recommendations agreed to tomorrow. I’m pleased we also have representatives from the private sector and civil society. So it all adds up to a multi-stakeholder event.

Rất vui khi tham dự với các quý vị ngày hôm nay để cùng thảo luận về một vấn đề mà tất cả chúng ta đều nghĩ rằng rất quan trọng đối với mọi quốc gia có đại diện ở đây cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới; đó là — tự do internet. Tôi muốn cảm ơn Uri và đất nước Hà Lan đã chủ trì hội nghị này, phản ánh truyền thống lâu đời của Hà Lan trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khắp nơi, kể cả trên mạng internet. Và cũng xin cảm ơn đại diện của hơn hai mươi chính phủ có mặt tại đây hôm nay, và tôi biết rằng tất cả họ sẽ hợp tác cùng nhau để ngày mai có thể thoả thuận được các giải pháp và khuyến nghị thực sự. Tôi cũng rất vui khi thấy đại diện từ lãnh vực tư nhân và xã hội dân sự cũng có mặt. Tất cả giúp cho dịp này trở thành một sự kiện được đa dạng các thành phần tham gia.

Now, in two days, on December 10th, we’ll celebrate Human Rights Day, which is the anniversary of the adoption of the Universal Declaration of Human Rights. And in the 63 years since that achievement, the world has been implementing a global commitment around the rights and freedoms of people everywhere, no matter where they live or who they are. And today, as people increasingly turn to the internet to conduct important aspects of their lives, we have to make sure that human rights are as respected online as offline. After all, the right to express one’s views, practice one’s faith, peacefully assemble with others to pursue political or social change – these are all rights to which all human beings are entitled, whether they choose to exercise them in a city square or an internet chat room. And just as we have worked together since the last century to secure these rights in the material world, we must work together in this century to secure them in cyberspace.

Trong hai ngày nữa, vào ngày 10 tháng 12, chúng ta sẽ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, cũng là dịp kỷ niệm việc thông qua Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền. Trong 63 năm kể từ ngày đạt được thành tựu đó, thế giới đã và đang thực hiện một cam kết toàn cầu về quyền lợi và tự do của con người ở khắp mọi nơi, bất kể là họ sống nơi đâu và họ là ai. Ngày hôm nay, khi con người đang ngày càng chuyển sang sử dụng internet trong các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, chúng ta càng phải đảm bảo rằng nhân quyền phải được tôn trọng cả trên mạng internet lẫn trong đời thường. Xét cho cùng, quyền bày tỏ quan điểm, thực hành tín ngưỡng, tụ họp hoà bình nhằm theo đuổi các thay đổi chính trị và xã hội — đây là tất cảc các quyền mà nhân loại, ai cũng phải được hưởng, cho dù là họ chọn để thực hành các quyền này tại một quảng trường thành phố hay trong phòng chat internet ảo. Vì chúng ta đã hành động cùng nhau từ thế kỷ trước bảo vệ các quyền này trong thế giới thực, nay trong thế kỷ này, chúng ta cũng phải hợp tác để đảm bảo các quyền này trong không gian điện toán.

This is an urgent task. It is most urgent, of course, for those around the world whose words are now censored, who are imprisoned because of what they or others have written online, who are blocked from accessing entire categories of internet content, or who are being tracked by governments seeking to keep them from connecting with one another.

Đây là một nhiệm vụ khẩn cấp. Nó sẽ là cấp thiết nhất, dĩ nhiên, đối với những ai trên thế gian này chịu đựng sự kiểm duyệt trong từng câu chữ họ viết, bị bỏ tù vì những gì họ và các người khác đã đăng trên mạng; cấp thiết đối với những người đang bị chặn khi truy cập trọn vẹn các nội dung trên internet, hoặc những người đang bị chính quyền theo dõi, tìm cách ngăn cản họ kết nối, liên lạc với nhau.

In Syria, a blogger named Anas Maarawi was arrested on July 1st after demanding that President Asad leave. He’s not been charged with anything, but he remains in detention. In both Syria and Iran, many other online activists – actually too many to name – have been detained, imprisoned, beaten, and even killed for expressing their views and organizing their fellow citizens. And perhaps the most well known blogger in Russia, Alexei Navalny, was sentenced on Tuesday to 15 days in jail after he took part in protests over the Russian elections.

Tại Syria, một blogger tên là Anas Maarawi bị bắt vào hôm 1 tháng 7 sau khi đòi tổng thống Asad phải từ chức. Anh ta không bị cáo buộc vì bất cứ tội danh nào, nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ. Tại Iran và Syria, rất nhiều các nhà hoạt động trên internet — thực quá nhiều đến nổi không thể nêu hết tên — đã bị quản thúc, bỏ tù, đánh đập và thậm chí bị giết vì bày tỏ chính kiến của mình và tổ chức cho đồng bào nước mình bày tỏ chính kiến. Một blogger, có lẽ nổi tiếng nhất tại Nga, Alexei Navalny, bị kết án 15 ngày tù hôm thứ Ba sau khi anh tham gia các cuộc phản đối kết quả bầu cử ở nước này.

In China, several dozen companies signed a pledge in October, committing to strengthen their – quote – “self-management, self-restraint, and strict self-discipline.” Now, if they were talking about fiscal responsibility, we might all agree. But they were talking about offering web-based services to the Chinese people, which is code for getting in line with the government’s tight control over the internet

Tại Trung Quốc, hàng chục công ty trong tháng 10 đã ký vào một bản hứa hẹn, cam kết sẽ tăng cường “tự quản lý, kiềm chế, và tự khép mình kỷ luật nghiêm ngặt”. Nếu điều đó liên quan đến trách nhiệm tài chính, thì chúng ta hoàn toàn tán thành. Nhưng điều họ đang nói liên quan đến các dịch vụ internet dành cho người Trung Quốc, hàm ý là họ sẽ tuân thủ chính sách kiểm soát internet ngặt nghèo của chính phủ.

Now, these and many other incidents worldwide remind us of the stakes in this struggle. And the struggle does not belong only to those on the front lines and who are suffering. It belongs to all of us: first, because we all have a responsibility to support human rights and fundamental freedoms everywhere. Second, because the benefits of the network grow as the number of users grow. The internet is not exhaustible or competitive. My use of the internet doesn’t diminish yours. On the contrary, the more people that are online and contributing ideas, the more valuable the entire network becomes to all the other users. In this way, all users, through the billions of individual choices we make about what information to seek or share, fuel innovation, enliven public debates, quench a thirst for knowledge, and connect people in ways that distance and cost made impossible just a generation ago.

Các sự cố đó cũng như nhiều điều tương tự khắp thế giới nhắc chúng ta nhớ đến những khó khăn của cuộc đấu tranh hiện nay. Cuộc đấu tranh này không chỉ được quyết định bởi các cá nhân trên tuyến đầu hay các nạn nhân đang phải chịu đựng. Nó là của tất cả chúng ta: trước hết vì tất cả chúng ta có trách nhiệm hỗ trợ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản tại bất cứ đâu. Thứ hai, bởi vì ích lợi của mạng internet sẽ tăng, khi số lượng người sử dụng tăng. Internet không thể bị hao mòn hay mang tính cạnh tranh. Việc tôi sử dụng internet không làm giảm đi hoạt động trên mạng của bạn. Ngược lại, càng có nhiều người vào mạng và đóng góp ý tưởng, internet sẽ càng trở nên hữu ích hơn với những người dùng tiếp theo. Theo cách này, mọi người sử dụng internet, thông qua hàng tỉ sự lựa chọn cá nhân sẽ chia sẻ và tìm tòi, sáng tạo, khiến các cuộc tranh luận công cộng trở nên sôi nổi, đáp ứng cơn khát kiến thức, và kết nối mọi người theo cách mà chỉ cách đây một thế hệ chúng ta không tài nào thực hiện được, chỉ vì các trở ngại về khoảng cách và chi phí.

But when ideas are blocked, information deleted, conversations stifled, and people constrained in their choices, the internet is diminished for all of us. What we do today to preserve fundamental freedoms online will have a profound effect on the next generation of users. More than two billion people are now connected to the internet, but in the next 20 years, that number will more than double. And we are quickly approaching the day when more than a billion people are using the internet in repressive countries. The pledges we make and the actions we take today can help us determine whether that number grows or shrinks, or whether the meaning of being on the internet is totally distorted.

Khi ý tưởng bị ngăn chặn, thông tin bị xoá, các trao đổi bị kìm lại, và con người bị hạn chế quyền lựa chọn, thì internet sẽ giảm bớt hiệu quả dành cho chúng ta. Những gì hôm nay chúng ta làm với mục đích bảo tồn các tự do căn bản trên mạng sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ người sử dụng internet sau này. Hiện có hơn hai tỉ người đang kết nối internet, nhưng trong vòng 20 năm tới con số đó sẽ tăng hơn gấp đôi. Chúng ta sẽ sớm chứng kiến cái ngày mà con số người sử dụng internet tại các quốc gia có áp bức sẽ tăng tới trên một tỷ. Các cam kết và hành động chúng ta ngày hôm nay có thể giúp quyết định xem con số đó tăng hay giảm, hoặc thử xem việc sử dụng internet có còn nghĩa lý gì không.

Delivering on internet freedom requires cooperative actions, and we have to foster a global conversation based on shared principles and with the right partners to navigate the practical challenges of maintaining an internet that is open and free while also interoperable, secure, and reliable. Now, this enterprise isn’t a matter of negotiating a single document and calling the job done. It requires an ongoing effort to reckon with the new reality that we live in, in a digital world, and doing so in a way that maximizes its promise.

Xây dựng tự do internet đòi hỏi hợp tác hành động, và chúng ta phải thúc đẩy một cuộc đối thoại toàn cầu dựa trên các nguyên tắc chung và phối hợp với các đối tác thích hợp để đối phó với các thách thức thực tiễn trong việc duy trì mạng internet cởi mở và tự do, đồng thời cũng tương thích, an toàn và đáng tin cậy. Công việc đó không đơn thuần bao hàm việc chỉ đàm phán rồi ký một văn kiện rồi coi là xong. Nó đòi hỏi một nỗ lực không ngừng để hành xử với thực tế mới mà trên đó chúng ta đang sống — thế giới kỷ thuật số — và phải ứng phó theo cách có thể tận dụng các tiềm năng của thế giới đó.

Because the advent of cyberspace creates new challenges and opportunities in terms of security, the digital economy, and human rights, we have to be constantly evolving in our responses. And though they are distinct, they are practically inseparable, because there isn’t an economic internet, a social internet, and a political internet. There is just the internet, and we’re here to protect what makes it great.

Vì sự ra đời của mạng internet tạo ra các thách thức và cơ hội mới liên quan đến an ninh, kinh tế kỹ thuật số, và nhân quyền, chúng ta phải không ngừng cho ra các giải pháp mới và tương thích. Các thách thức này khác xa về bản chất nhưng chúng lại gắn chặt với nhau. Không có chuyện phân biệt internet kinh tế, internet xã hội và internet chính trị. Đơn giản là chỉ có một internet và chúng ta tại đây có trách nhiệm bảo vệ những gì khiến cho internet trở nên vĩ đại.

Tomorrow’s sessions provide the opportunity for us to make concrete progress. At this kickoff event, I’d like to briefly discuss three specific challenges that defenders of the internet must confront.

Các phiên thảo luận ngày mai sẽ cho chúng ta cơ hội tạo các tiến bộ cụ thể. Tại buổi khai mạc sự kiện này, tôi xin phép trao đổi vắn tắt ba thách thức cụ thể mà những người bảo vệ internet phải đối mặt.

The first challenge is for the private sector to embrace its role in protecting internet freedom, because whether you like it or not, the choices that private companies make have an impact on how information flows or doesn’t flow on the internet and mobile networks. They also have an impact on what governments can and can’t do, and they have an impact on people on the ground.

Thách thức đầu tiên là dành cho khối tư nhân khi nắm lấy vai trò bảo vệ quyền tự do internet. Dù chúng ta có thích điều này hay không, thì sự lựa chọn của các công ty tư nhân sẽ tác động, tích cực hoặc tiêu cực, vào dòng chảy thông tin trên internet và mạng lưới di động. Các lựa chọn đó cũng tác động lên những gì chính phủ có thể và không thể làm, và cũng sẽ tác động đến dân thường.

In recent months, we’ve seen cases where companies, products, and services were used as tools of oppression. Now, in some instances, this cannot be foreseen, but in others, yes, it can. A few years ago, the headlines were about companies turning over sensitive information about political dissidents. Earlier this year, they were about a company shutting down the social networking accounts of activists in the midst of a political debate. Today’s news stories are about companies selling the hardware and software of repression to authoritarian governments. When companies sell surveillance equipment to the security agency of Syria or Iran or, in past times, Qadhafi, there can be no doubt it will be used to violate rights.

Trong những tháng gần đây, chúng ta đã thấy các trường hợp khi các công ty, sản phẩm, và dịch vụ được sử dụng như công cụ đàn áp. Một mặt nào đó, điều này không thể thấy trước được, nhưng ở nơi khác, ta vẫn có thể. Cách đây một vài năm, báo chí nêu bật việc các công ty cung cấp cho nhà cầm quyền các thông tin nhạy cảm về các nhà bất đồng chính kiến. Đầu năm nay, có chuyện về một công ty đã đóng các tài khoản mạng xã hội của các nhà hoạt động giữa lúc diễn ra một cuộc tranh luận chính trị. Tin tức ngày nay nói về các công ty bán các phần mềm và thiết bị dùng cho mục đích đàn áp cho các chính quyền độc tài. Khi các công ty này bán các thiết bị do thám cho lực lượng an ninh của Syria hay Iran, hay như trong quá khứ, cho Qadhafi, thì không nghi ngờ gì cả — những thiết bị đó sẽ được sử dụng để vi phạm nhân quyền.

Now, there are some who would say that in order to compel good behavior by businesses, responsible governments should simply impose broad sanctions, and that will take care of the problem. Well, it’s true that sanctions and export controls are useful tools, and the United States makes vigorous use of them when appropriate; and if they are broken, we investigate and pursue violators. And we’re always seeking to work with our partners, such as the European Union, to make them as smart and effective as possible. Just last week, for example, we were glad to see our EU partners impose new sanctions on technology going to Syria.

Sẽ có người nói rằng để buộc các doanh nghiệp có các hành vi đúng đắn, các chính phủ có trách nhiệm nên đơn thuần áp dụng các lệnh trừng phạt trên diện rộng và vấn đề sẽ được giải quyết. Quả thực, các lệnh trừng phạt hay hạn chế xuất khẩu là những công cụ hữu ích, và Hoa Kỳ đã tận dụng chúng rất tốt khi cần thiết; nếu các lệnh này bị vi phạm, chúng tôi sẽ điều tra và truy đuổi những kẻ đã vi phạm. Chúng tôi luôn làm việc với các đối tác, như Liên Hiệp Châu Âu, cải tiến cho các công cụ này thông minh và hiệu quả hơn. Chỉ tuần trước, chúng tôi rất vui khi thấy rằng các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt mới lên các sản phẩm công nghệ được xuất sang Syria.

So sanctions are part of the solution, but they are not the entire solution. Dual-use technologies and third-party sales make it impossible to have a sanctions regime that perfectly prevents bad actors from using technologies in bad ways. Now, sometimes companies say to us at the State Department, “Just tell us what to do, and we’ll do it.” But the fact is, you can’t wait for instructions. In the 21st century, smart companies have to act before they find themselves in the crosshairs of controversy.

Lệnh trừng phạt là một phần của giải pháp, chứ không phải là toàn bộ giải pháp. Các công nghệ mang giá trị sử dụng đa năng và việc bán chúng cho bên thứ ba khiến cho không thể tạo ra cơ chế hoàn hảo đặng ngăn chặn các phần tử xấu sử dụng các công nghệ vì mục đích không tốt. Một vài công ty nói với chúng tôi tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng “Hãy cho chúng tôi hay phải làm gì và chúng tôi sẽ thực hiện.” Tuy nhiên thực tế cho thấy là các bạn không thể cứ ngồi đó chờ hướng dẫn. Trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp thông minh phải hành động trước khi thấy bản thân chúng trở thành trung tâm của tranh cãi.

I wish there were, but there isn’t, an easy formula for this. Making good decisions about how and whether to do business in various parts of the world, particularly where the laws are applied haphazardly or they are opaque, takes critical thinking and deliberation and asking hard questions. So what kind of business should you do in a country where it has a history of violating internet freedom? Is there something you can do to prevent governments from using your products to spy on their own citizens? Should you include warnings to consumers? How will you handle requests for information from security authorities when those requests come without a warrant? Are you working to prevent post-purchase modifications of your products or resale through middlemen to authoritarian regimes?

Tôi ước là có một công thức dễ dàng để giải quyết vấn đề này, mặc dù là chẳng có công thức nào như vậy cả. Vạch các quyết định đúng đắn về phương cách làm kinh doanh tại các khu vực trên thế giới, đặc biệt tại nơi mà luật lệ được áp dụng bừa bãi hay không rõ ràng, đòi hỏi ta phải có lối suy nghỉ và quyết định khắt khe, kỹ lưỡng và đặt các câu hỏi thật khó. [Chẳng hạn] loại hình kinh doanh nào mà bạn sẽ triển khai trong một đất nước có lịch sử vi phạm tự do internet? Có cách gì bạn có thể làm để ngăn chặn các chính phủ sở tại sử dụng sản phẩm của bạn đề theo dõi công dân nước họ? Bạn có nên cảnh báo người tiêu dùng? Bạn sẽ ứng xử ra sao khi cơ quan an ninh của chính phủ sở tại yêu cầu cung cấp thông tin một cách bất hợp pháp? Bạn có hành động để ngăn chặn việc sửa đổi sản phẩm khi hậu mãi, đối với những sản phẩm từ công ty mình, hay việc bán lại các sản phẩm đó qua trung gian đến những chế độ độc tài?

Now, these and others are difficult questions, but companies must ask them. And the rest of us stand ready to work with you to find answers and to hold those who ignore or dismiss or deny the importance of this issue accountable. A range of resources emerged in recent years to help companies work through these issues. The UN Guiding Principles on Business and Human Rights, which were adopted in June, and the OECD Guidelines for Multinational Enterprises both advise companies on how to meet responsibilities and carry out due diligence. And the Global Network Initiative, which is represented here tonight, is a growing forum where companies can work through challenges with other industry partners, as well as academics, investors, and activists.

Đây là những câu hỏi khó nhưng các công ty phải tự đặt ra cho mình. Chúng tôi sẽ sẵn sàng hợp tác với các bạn để tìm ra câu trả lời và sẽ buộc các công ty phải chịu trách nhiệm nếu họ không quan tâm, phủ nhận hay đánh giá thấp tầm quan trọng của vấn đề này. Một loạt các nguồn tham khảo đã xuất hiện trong những năm gần đây để giúp các công ty ứng xử trong các vấn đề này. Các Nguyên Tắc Của Liên Hợp Quốc Hướng Dẫn Về Kinh Doanh và Nhân Quyền, được thông qua vào tháng 6, và Hướng Dẫn của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) dành cho các Công Ty Đa Quốc, cả hai hiện tư vấn cho các công ty về phương cách thực hiện trách nhiệm và thực thi chức trách cho kịp thời. Sáng Kiến Mạng Lưới Toàn Cầu, được giới thiệu tại đây đêm này, là một diễn đàn đang được mở rộng, nơi mà các công ty có thể tìm cách giải quyết các thách thức bằng cách hợp tác với các đối tác công nghiệp, cũng như với các nhà đầu tư, giới trí thức và các nhà hoạt động.

And of course, companies can always learn from users. The Silicon Valley Human Rights Conference in October brought together companies, activists, and experts to discuss real life problems and identify solutions. And some participants issued what they called the Silicon Valley Standard for stakeholders to aspire to.

Và dĩ nhiên, các công ty cũng có thể học từ người sử dụng internet. Hội nghị Nhân Quyền tại Thung Lũng Silicon vào tháng 10 đã quy tụ các công ty, các nhà hoạt động, các chuyên gia để bàn luận các vần đề thực tiễn trong đời sống và tìm các giải pháp. Một vài bên tham dự đã phát hành cái gọi là Tiêu Chuẩn Thung lũng Silicon cho các đối tượng quan tâm khác hướng đến.

Working through these difficult questions by corporate executives and board members should help shape your practices. Part of the job of responsible corporate management in the 21st century is doing human rights due diligence on new markets, instituting internal review procedures, identifying principles by which decisions are to be made in tough situations, because we cannot let the short-term gains that all of us think are legitimate and worth seeking jeopardize the openness of the internet and human rights of individuals who use it without it coming back to haunt us all in the future. Because a free and open internet is important not just to technology companies but to all companies. Whether it’s run with a single mobile phone or an extensive corporate network, it’s hard to find any business today that doesn’t depend in some way on the internet and doesn’t suffer when networks are constrained.

Trả lời được những câu hỏi khó do các uỷ viên quản trị và ban giám đốc đưa ra sẽ giúp định hình các thông lệ của các bạn. Một phần trong công việc quản lý công ty có trách nhiệm trong thế kỷ 21 là tìm hiều kỹ cách khía cạnh nhân quyền ở những thị trường mới nổi, xây dựng mới các thủ tục đánh giá nội bộ, xác định những nguyên tắc để dựa trên đó đưa ra quyết định trong những tình huống khó khăn, bởi vì chúng ta không để những lợi ích ngắn hạn mà chúng ta nghĩ là chính đáng, huỷ hoại sự cởi mở của internet và nhân quyền của những cá nhân sử dụng internet; nếu thất bại thì chính những điều đó trong tương lai sẽ quay lại ám ảnh tất cả chúng ta. Bởi vì mạng internet tự do và cởi mở quan trọng không chỉ đối với các công ty công nghệ mà đối với tất cả mọi công ty. Cho dù công ty được điều hành chỉ bằng một chiếc điện thoại di động, hay một hệ thống quản trị dày đặc, ngày nay thật khó tìm được một doanh nghiệp nào đó mà không phụ thuộc cách này hay cách khác vào internet và không bị ảnh hưởng mỗi khi mạng bị nghẽn.

And also I would add that, in this day, brand and reputation are precious corporate assets. Companies that put them at risk when they are careless about freedom of the internet can often pay a price.

Và tôi cũng muốn nói thêm rằng ngày nay thương hiệu và danh tiếng là những tài sản quý giá của doanh nghiệp. Những công ty nào mạo hiểm đối với hai tài sản này khi họ bất cẩn về tự do internet sẽ thường phải trả giá.

So I think it’s particularly appropriate and important that the private sector is strongly represented at this meeting and that Google is co-hosting tonight’s event. In both securing the promise of a free and open internet and managing the risks that new technologies raise, the private sector is a crucial partner.

Vì vậy tôi nghĩ một điều đặc biệt phù hợp và quan trọng là có nhiều đại diện từ khu vực kinh tế tư nhân dự cuộc họp này và Google đồng đăng cai sự kiện tối nay. Trong công cuộc tìm kiếm các hứa hẹn xây dựng mạng lưới internet tự do và cởi mở, và kiểm soát những rủi ro mà những công nghệ mới gây ra, khu vực kinh tế tư nhân là một đối tác trọng yếu.

But even as companies must step up, governments must resist the urge to clamp down, and that is the second challenge we face. If we’re not careful, governments could upend the current internet governance framework in a quest to increase their own control. Some governments use internet governance issues as a cover for pushing an agenda that would justify restricting human rights online. We must be wary of such agendas and united in our shared conviction that human rights apply online.

Tuy nhiên, khi các công ty phải đẩy mạnh đi lên, thì các chính phủ cũng phải cưỡng lại cái ham muốn tăng cường kiểm tra và bóp nghẹt chúng xuống — đây là thách thức thứ hai mà chúng ta đang đối mặt. Nếu không cẩn thận, các chính phủ có thể phá bỏ khung pháp lý quản trị internet hiện tại nhằm gia tăng sự kiểm soát của chính họ. Một số chính phủ đã sử dụng các vấn đề trong quản lý internet làm bình phong để đẩy mạnh một nghị trình dùng để thanh minh cho việc hạn chế nhân quyền trên mạng internet. Chúng ta phải cảnh giác trước những nghị trình như vậy và đoàn kết lại để cùng thuyết phục mọi người rằng nhân quyền phải được thực thi trên trực tuyến.

So right now, in various international forums, some countries are working to change how the internet is governed. They want to replace the current multi-stakeholder approach, which includes governments, the private sector, and citizens, and supports the free flow of information, in a single global network. In its place, they aim to impose a system cemented in a global code that expands control over internet resources, institutions, and content, and centralizes that control in the hands of governments.

Vì vậy, ngay bây giờ trên nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, một số quốc gia đã đang tìm cách thay đổi phương pháp quản lý internet. Họ muốn thay thế phương pháp sở hữu phương hiện nay bao gồm chính phủ, khu vực tư nhân và các công dân và ủng hộ dòng chảy tự do của thông tin, trong một mạng toàn cầu đơn nhất. Thay vào đó, họ muốn áp đặt một hệ thống gắn kết, áp dụng một mã số toàn cầu nhằm mở rộng kiểm soát đối với các nguồn internet, các thể chế, và nội dung, và tập trung quyền kiểm soát đó vào tay các chính phủ.

Now, in a way, that isn’t surprising, because governments have never met a voice or public sphere they didn’t want to control at some point or another. They want to control what gets printed in newspapers, who gets into universities, what companies get oil contracts, what churches and NGOs get registered, where citizens can gather, so why not the internet? But it’s actually worse than that. It’s not just that they want governments to have all the control by cutting out civil society and the private sector; they also want to empower each individual government to make their own rules for the internet that not only undermine human rights and the free flow of information but also the interoperability of the network.

Trên một phương diện thì điều đó không đáng ngạc nhiên bởi vì các chính phủ đó chưa bao giờ gặp phải một tiếng nói hay tầm ảnh hưởng của công chúng mà họ không muốn kiểm soát lúc này hay lúc khác. Họ muốn kiểm soát những gì được in trên mặt báo, những ai được vào các trường đại học, những công ty nào được ký được hợp đồng về dầu khí, những nhà thờ và tổ chức phi chính phủ nào mới được đăng ký hợp pháp, những nơi nào để người dân có thể tụ tập, vậy tại sao không quản lý luôn internet [cho xong]? Sự thực còn tồi tệ hơn thế. Họ không chỉ muốn các chính phủ đều duy trì kiểm soát bằng cách cắt bỏ xã hội dân sự và khu vực kinh tế tư nhân; họ còn muốn trao quyền hành hợp pháp cho từng chính phủ để có thể xây dựng luật lệ của riêng đối với internet, điều này làm suy yếu không chỉ nhân quyền và dòng chảy tự do của thông tin mà còn làm giảm tương tác giữa các phần của mạng internet.

In effect, the governments pushing this agenda want to create national barriers in cyberspace. This approach would be disastrous for internet freedom. More government control will further constrict what people in repressive environments can do online. It would also be disastrous for the internet as a whole, because it would reduce the dynamism of the internet for everyone. Fragmenting the global internet by erecting barriers around national internets would change the landscape of cyberspace. In this scenario, the internet would contain people in a series of digital bubbles, rather than connecting them in a global network. Breaking the internet into pieces would give you echo chambers rather than an innovative global marketplace of ideas.

Các chính phủ đang thúc đẩy chương trình nghị sự này thực ra đang muốn tạo những rào cản, [biên giới] quốc gia trên không gian ảo. Biện pháp này sẽ là thảm hoạ đối với tự do internet. Chính phủ kiểm soát ngày càng nhiều thì ngày càng siết chặt hơn những gì người dân ở những môi trường bị đàn áp có thể thực hiện trực tuyến. Điều này cũng sẽ là thảm hoạ đối với internet nói chung bởi vì nó sẽ làm giảm tính năng động của internet đối với mọi người. Chia cắt mạng internet toàn cầu bằng cách dựng lên những rào cản xung quanh mạng internet của mỗi quốc gia sẽ làm thay đổi cảnh quan của không gian ảo. Trong viễn cảnh này, mạng internet sẽ trói buộc, bọc người dân vào một loạt những bong bóng số, thay vì kết nối họ vào một mạng lưới toàn cầu. Chia mạng internet thành những mảnh nhỏ sẽ tạo cho bạn những căn phòng đầy tiếng vọng, thay vì một thị trường ý tưởng toàn cầu đầy sáng tạo.

The United States wants the internet to remain a space where economic, political, and social exchanges flourish. To do that, we need to protect people who exercise their rights online, and we also need to protect the internet itself from plans that would undermine its fundamental characteristics.

Hoa Kỳ muốn mạng internet là một không gian nơi các trao đổi về kinh tế, chính trị và xã hội được rộng mở. Để làm được điều đó, chúng ta cần bảo vệ người dân, những người thực hiện quyền lợi của họ trên mạng, và chúng tôi cũng cần bảo vệ cả chính mạng internet khỏi những kế hoạch muốn phá đi những nét đặc trưng cơ bản của nó.

Now, those who push these plans often do so in the name of security. And let me be clear: The challenge of maintaining security and of combating cyber crime, such as the theft of intellectual property, are real – a point I underscore whenever I discuss these issues. There are predators, terrorists, traffickers on the internet, malign actors plotting cyber attacks, and they all need to be stopped. We can do that by working together without compromising the global network, its dynamism, or our principles.

Ngày nay, những người muốn thực hiện các kế hoạch này thường thực hiện dưới chiêu bài vì lý do an ninh. Và tôi xin nói rõ là: thách thức trong việc duy trì an ninh và đấu tranh với nạn tội phạm trên mạng, chẳng hạn như nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ, là có thực — một điểm mà tôi thường nhấn mạnh mỗi khi thảo luận về những vấn đề này. Có những kẻ chuyên lợi dụng người khác, những kẻ khủng bố, buôn lậu trên internet, những kẻ có tâm địa độc ác đang âm mưu tấn công mạng, tất cả những đối tượng này cần phải bị ngăn chặn. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách hợp tác cùng nhau nhưng không nhân nhượng, không làm tổn hại đến mạng toàn cần, đến tính năng động của nó, hay cả đến những nguyên tắc của chúng ta.

Now, there’s a lot to be said about cyber security. I won’t go into that tonight. I’ll be talking about it more, but my basic point is that the United States supports the public-private collaboration that now exists to manage the technical evolution of the internet in real time. We support the principles of multi-stakeholder internet governance developed by more than 30 nations in the OECD earlier this year. A multi-stakeholder system brings together the best of governments, the private sector, and civil society. And most importantly, it works. It has kept the internet up and running for years all over the world. So to use an American phrase, our position is, “If it ain’t broke, don’t fix it.” And there’s no good reason to replace an effective system with an oppressive one.

Ngày nay, có rất nhiều điều cần bàn về an ninh mạng. Tôi không muốn đi sâu vào vấn đề này tối nay. Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này, nhưng điều căn bản tôi muốn nói đó là Hoa Kỳ ủng hộ sự hợp tác công-tư hiện nay đã hình thành nhằm quản lý sự tiến hóa kỹ thuật của internet trong thời gian thực. Chúng tôi ủng hộ những nguyên tắc quản trị internet đa thành phần — đã được phát triển bởi hơn 30 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đầu năm nay. Một hệ thống đa thành phần sẽ cùng đem lại những điều tốt đẹp nhất của các chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân và xã hội dân sự. Và điều quan trọng nhất là nó hoạt động hiệu quả. Nó đã giúp mạng internet tồn tại và hoạt động suốt nhiều năm qua trên khắp thế giới. Vì vậy, để sử dụng một thành ngữ trong tiếng Mỹ, quan điểm của chúng tôi là “Cái gì không hỏng thì đừng có sửa.” Và chẳng có lý do tốt đẹp nào cho việc thay thế một hệ thống hiệu quả bằng một hệ thống mang tính áp đặt.

The third and final challenge is that all of us – governments, private, sector, civil society, must do more to build a truly global coalition to preserve an open internet. And that’s where all of you here today come in, because internet freedom cannot be defended by one country or one region alone. Building this global coalition is hard, partly because for people in many countries the potential of the internet is still unrealized. While it’s easy for us in the United States or in the Netherlands to imagine what we would lose if the internet became less free, it is harder for those who have yet to see the benefit of the internet in their day to day lives. So we have to work harder to make the case that an open internet is and will be in everyone’s best interests. And we have to keep that in mind as we work to build this global coalition and make the case to leaders of those countries where the next generation of internet users live. These leaders have an opportunity today to help ensure that the full benefits are available to their people tomorrow, and in so doing, they will help us ensure an open internet for everyone.

Thách thức thứ ba và cũng là cuối cùng là tất cả chúng ta – chính phủ, khu vực tư nhân phải làm nhiều hơn nữa để xây dựng một liên minh toàn cầu thực thụ nhằm duy trì một mạng internet mở. Và đó là nơi tất cả các bạn ở đây hôm nay bước vào, bởi vì một quốc gia hay một khu vực không thể tự mình bảo vệ được tự do internet được. Xây dựng được liên minh toàn cầu này là điều khó, một phần bởi vì đối với người dân ở nhiều quốc gia, tiềm năng của internet vẫn chưa được nhận thức rõ rệt. Mặc dù rất dễ dàng đối với chúng tôi ở Hoa Kỳ hay ở mọi người ở Hà Lan có thể tưởng tượng ra những gì chúng ta có thể sẽ mất nếu mạng internet trở nên kém tự do hơn, nhưng điều này rất khó đối với những người chưa từng thấy lợi ích của mạng internet trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vì vậy chúng ta phải làm việc tích cực hơn nữa để bảo vệ quan điểm rằng internet là lợi ích tốt đẹp nhất của mọi người. Và chúng ta phải tâm niệm điều đó khi hành động để xây dựng liên minh toàn cầu này và thuyết phục lãnh đạo của các nước, nơi những thế hệ người sử dụng internet tiếp theo sinh sống. Những nhà lãnh đạo này ngày hôm nay có cơ hội hành động để bảo đảm cho những thế hệ ngày mai được hưởng đầy đủ những lợi ích từ internet; và khi làm như vậy họ sẽ giúp chúng ta bảo đảm cho mạng internet mở ra cho mọi người.

So the United States will be making the case for an open internet in our work worldwide, and we welcome other countries to join us. As our coalition expands, countries like Ghana and Kenya, represented here tonight, Mongolia, Chile, also represented, I saw, Indonesia and others are sure to be effective at bringing other potential partners on board who have perspectives that can help us confront and answer difficult questions. And new players from governments, the private sector, and civil society will be participating in managing the internet in coming decades as billions more people from all different regions go online.

Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ đề xuất xây dựng một mạng internet mở — như một phần công việc của chúng tôi trên khắp thế giới – và chúng tôi chào đón các quốc gia khác tham gia cùng chúng tôi. Khi liên minh của chúng ta mở rộng, các quốc gia như Ghana và Kenya cũng có đại diện tại đây tối nay, Mông Cổ, Chile, cũng có đại diện, tôi cũng thấy Indonesia và các quốc gia khác tại đây nữa, chắc chắn họ sẽ rất hiệu quả trong việc đưa các đối tác tiềm năng và những quốc gia có quan điểm vào cuộc để có thể giúp chúng ta đương đầu và trả lời những câu hỏi hóc búa. Và những người tham gia mới từ các khu vực chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân, và xã hội dân sự sẽ tham gia quản lý internet trong những thập kỷ sắp tới khi có thêm hàng tỷ người nữa đến từ tất cả các khu vực khác nhau lên mạng.

So let’s lay the groundwork now for these partnerships that will support an open internet in the future. And in that spirit, I want to call attention to two important items on your agenda for tomorrow. The first will be to build support for a new cross-regional group that will work together in exactly the way that I’ve just discussed, based on shared principles, providing a platform for governments to engage creatively and energetically with the private sector, civil society, and other governments.

Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đặt nền tảng cho những quan hệ đối tác này vì chúng sẽ giúp hỗ trợ một mạng internet mở trong tương lai. Và trên tinh thần đó, tôi muốn kêu gọi sự chú ý của các bạn đến hai vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự ngày mai của các bạn. Đầu tiên sẽ là tạo sự hỗ trợ cho một nhóm liên vùng mới sẽ làm việc cùng nhau đúng theo cách mà tôi đã thảo luận, dựa vào những nguyên tắc chung, cung cấp một cương lĩnh cho các chính phủ để tham gia một cách sáng tạo và mạnh mẽ với khu vực kinh tế tư nhân, xã hội dân sự và các chính phủ khác.

Several countries have already signaled their intention to join. I hope others here will do the same, and going forward, others will endorse the declaration that our Dutch hosts have prepared. It’s excellent work, Uri, and we thank you for your leadership.

Một số quốc gia đã ra hiệu muốn tham gia. Tôi hy vọng các quốc gia khác ở đây sẽ làm tương tự và cùng tiến về phía trước; các quốc gia khác sẽ hậu thuẫn cho tuyên bố mà các bạn chủ nhà Hà Lan của chúng ta đã chuẩn bị. [Ngoại trưởng] Uri, ông thật xuất sắc, và chúng tôi cám ơn vì sự chỉ đạo của ông.

The second item I want to highlight is a practical effort to do more to support cyber activists and bloggers who are threatened by their repressive governments. The Committee to Protect Journalists recently reported that of all the writers, editors, and photojournalists now imprisoned around the world, nearly half are online journalists. The threat is very real. Now, several of us already provide support, including financial support, to activists and bloggers, and I was pleased that the EU recently announced new funding for that purpose. And I know that other governments, including the Netherlands, are also looking for ways to help out.

Vấn đề thứ hai mà tôi muốn làm nổi bật đó là nỗ lực thực tế nhằm góp sức hơn nữa để hỗ trợ các nhà hoạt động trên mạng và blogger, những người bị đe doạ bởi các chính phủ hà khắc của họ. Uỷ ban Bảo Vệ Nhà Báo gần đây báo cáo rằng trong số tất cả các nhà văn, biên tập và phóng viên hình hiện đang bị cầm tù trên khắp thế giới thì có gần một nửa là phóng viên báo mạng. Sự đe doạ này là có thực. Hiện nay, một số chúng ta đã hỗ trợ, kể cả hỗ trợ tài chính cho các nhà hoạt động và các blogger này và tôi rất hài lòng khi gần đây EU thông báo dành một khoản ngân sách mới cho mục đích đó. Và tôi biết rằng các chính phủ khác, kể cả Hà Lan, cũng đang tìm cách để giúp đỡ.

By coordinating our efforts, we can make them go further and help more people. Earlier, I heard what the foreign minister here is proposing. And we have talked about creating a digital defenders partnership to be part of this global effort. We hope tomorrow’s meetings will give us a chance to discuss with other potential partners how such a partnership could work.

Bằng cách phối hợp các nỗ lực chúng ta có thể tiến xa hơn và giúp được nhiều người hơn. Trước đó, tôi đã nghe được điều mà ngoại trưởng ở đây đang đề xuất. Và chúng tôi đã bàn về việc tạo ra một quan hệ đối tác những người bảo vệ kỹ thuật số — một phần của nỗ lực toàn cầu này. Chúng tôi hy vọng những cuộc gặp vào ngày mai sẽ cho chúng ta cơ hội thảo luận với các đối tác tiềm năng khác xem một quan đối tác như vậy sẽ hoạt động ra sao.

So while we meet here in the Netherlands in this beautiful city to talk about how to keep the internet open, unfortunately some countries are pulling very hard in the opposite direction. They’re trying to erect walls between different activities online, economic exchanges, political discussions, religious expression, social interaction, and so on. They want to keep what they like and which doesn’t threaten them and suppress what they don’t. But there are opportunity costs for trying to be open for business but closed for free expression, costs to a nation’s education system, political stability, social mobility, and economic potential.

Vậy trong khi chúng ta gặp nhau ở đây, Hà Lan, ở thành phố xinh đẹp này để thảo luận cách nào để giữ một internet cởi mở, tiếc thay một số quốc gia lại đang cố gắng làm theo hướng ngược lại. Họ đang cố gắng dựng lên những bức tường ngăn các hoạt động trực tuyến khác nhau, các trao đổi kinh tế, thảo luận chính trị, phát ngôn về tôn giáo, giao lưu xã hội, v.v… Họ muốn giữ những gì họ thích và những gì không đe dọa, và dập vùi những gì họ không thích. Nhưng có những mất mát cơ hội khi chỉ cố gắng cởi mở với thương mại, nhưng lại đóng hoàn toàn với tự do ngôn luận, sẽ có những tổn thất đối với hệ thống giáo dục của một quốc gia, đối với ổn định chính trị, tính lưu động của xã hội và tiềm năng kinh tế.

And walls that divide the internet are easier to erect than to maintain. Our government will continue to work very hard to get around every barrier that repressive governments put up, because governments that have erected barriers will eventually find themselves boxed in, and they will face the dictator’s dilemma. They will have to choose between letting the walls fall or paying the price for keeping them standing by resorting to greater repression and to escalating the opportunity cost of missing out on the ideas that have been blocked and the people who have disappeared.

Dựng lên những bức tường chia rẽ mạng internet dễ hơn là duy trì chúng. Chính phủ của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc rất tích cực để vượt mọi rào cản mà các chính phủ hà khắc dựng lên. Bởi vì các chính phủ nào đã dựng lên các rào cản thì cuối cùng sẽ tự thấy mình bị cô lập và họ sẽ phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan của kẻ độc tài. Họ sẽ phải lựa chọn giữa phá bỏ những bức tường đó hoặc trả giá để duy trì những bức tường bằng cách phải sử dụng đàn áp nhiều hơn và lỡ đi các cơ hội vì để mất những ý tưởng do bị ngăn chặn và của những người dân đã biến mất.

I urge countries everywhere, instead of that alternative dark vision, join us here today in the bet that we are making, a bet that an open internet will lead to stronger, more prosperous countries. This is not a bet on computers or mobile phones. It’s a bet on the human spirit. It’s a bet on people. And we’re confident that together, with our partners and government, the private sector, and civil society around the world, who have made this same bet like all of you here tonight, we will preserve the internet as open and secure for all.

Tôi thúc giục các quốc gia ở mọi nơi trên thế giới, thay vì viễn cảnh khác biệt và đen tối đó, hãy cùng chúng tôi đặt cược vào một niềm tin rằng một internet cởi mở sẽ dẫn đến những quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng hơn. Đây không phải là trò cá cược thông thường trên máy tính hay điện thoại di động. Đây là sự đặt cược vào tinh thần nhân loại, vào con người. Và chúng tôi tự tin cho rằng cùng với nhau, với các đối tác và chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự trên khắp thế giới, những người đã đặt cược như tất cả các bạn ở đây tối nay, chúng ta sẽ duy trì mạng internet luôn cởi mở và an toàn cho tất cả mọi người.

On the eve of Human Rights Day, this meeting reminds us of the timeless principles that should be our north star. And a look at the world around us and the way it is changing reminds us there is no auto-pilot steering us forward. We have to work in good faith and engage in honest debate, and we have to join together to solve the challenges and seize the opportunities of this exciting digital age. Thank you all for being committed to that goal and that vision. The United States pledges our support and our partnership going forward.

Thank you all very much.

Vào trước Ngày Quốc Tế Nhân quyền, cuộc họp này nhắc nhở chúng ta về những nguyên tắc trường tồn, là ngôi sao Bắc Đẩu chỉ đường chúng ta. Thế giới xung quanh ta cách nó vận động thay đổi đang nhắc nhở chúng ta rằng hiện không có con tàu tự động nào đưa chúng ta tiến lên. Chúng ta phải hành động với thiện ý và tham dự vào một cuộc tranh luận trung thực, và chúng ta phải tham gia cùng nhau nhằm vượt qua những thách thức và nắm lấy cơ hội của thời kỳ kỹ thuật số đầy lý thú này. Cám ơn tất cả các bạn vì đã cam kết cho mục tiêu và tầm nhìn đó. Hoa Kỳ cam kết luôn đưa sự hỗ trợ và đối tác của chúng ta tiến về phía trước.

Cám ơn tất cả các bạn rất nhiều.

http://hochiminh.usconsulate.gov/secstate/12102012.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn