MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 3, 2011

As U.S. Looks to Asia, It Sees China Everywhere Nhìn về châu Á, Hoa Kỳ thấy Trung Quốc ở khắp nơi




As U.S. Looks to Asia, It Sees China Everywhere

Nhìn về châu Á, Hoa Kỳ thấy Trung Quốc ở khắp nơi

by Bobby Yip/Reuters

Bobby Yip/Reuters

November 15, 2011

11/17/2011

The United States uses aircraft carriers like the George Washington, which was in Hong Kong last week, to project power into Asian waters.

Hoa Kỳ xử dụng đến những Hàng Không Mẫu Hạm như chiếc George Washington vửa ở HongKong

tuần qua để phóng tỏa sức mạnh trong các vùng đại dương ở Á Châu

The last time the remote Australian city of Darwin played a significant role in American military planning was during the early days of World War II, when Gen. Douglas MacArthur used the port as the base for his campaign to reclaim the Pacific from the Japanese.

Lần cuối cùng mà thành phố Darwin hẻo lánh của Úc đã đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch quân sự của Mỹ trong những ngày đầu Đệ Nhị Thế chiến, là khi Tướng Douglas MacArthur sử dụng hải cảng tại đó làm căn cứ cho chiến dịch chiếm lại Thái Bình Dương từ Nhật Bản của ông.

So it was with considerable symbolism that President Obama arrived on Wednesday in Canberra, Australia’s capital, for a trip that will include an announcement that the United States plans to use Darwin as a new center of operations in Asia as it seeks to reassert itself in the region and grapple with China’s rise.

Vì vậy, thật là một biểu tượng hết sức có ý nghĩa khi Tổng thống Obama đến Canberra, thủ đô của Úc vào hôm thứ Tư cho một chuyến đi sẽ bao gồm một thông báo rằng Mỹ có kế hoạch sử dụng Darwin như một trung tâm hành động mới ở châu Á khi đất nưóc này tìm cách tái khẳng định bản thân trong khu vực và quần thảo với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

The United States is taking some first steps — bold in rhetoric, still mostly modest in practice — to prove to its Asian allies that it intends to remain a crucial military and economic power in the region as the wars in Iraq and Afghanistan draw to a close. The new Australian base, coming after decades in which the Pentagon has been slowly but steadily reducing its troop presence in Asia, puts American planes and ships closer to trading corridors in the South China Sea, where some traditional American allies worry that China is trying to flex its military muscle.

Hoa Kỳ đang tiến hành những bước đầu tiên - mạnh mẽ trong lời hoa mỹ nhưng vẫn còn đa phần khiêm tốn trong thực tế - để chứng minh cho các đồng minh châu Á của mình dự định duy trì sức mạnh quân sự và kinh tế quan trọng trong khu vực khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan gần chấm dứt. Căn cứ mới ở Úc, đến sau nhiều thập kỷ khi Ngũ Giác dài đã chậm rãi nhưng liên tục giảm bớt hiện diện quân đội của mình ở châu Á, đặt các máy bay và tàu chiến của Mỹ đến gần hành lang kinh doanh trong Biển Đông hơn, nơi một số đồng minh truyền thống của Mỹ từng lo sợ rằng Trung Quốc đang cố gắng phô trương sức mạnh quân sự của mình.

Over the past year and a half, China has moved to assert territorial claims in the resource-rich but hotly contested waters near the Philippines and Vietnam. Many of the region’s smaller countries have asked Washington to re-engage in the region as a counterweight.

Trải qua một năm rưỡi qua, Trung Quốc đã di chuyển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển giàu tài nguyên nhưng tranh chấp căng thẳng gần Philippines và Việt Nam. Rất nhiều các nước nhỏ hơn trong khu vực đã yêu cầu Washington tham gia vào khu vực như một lực đối trọng.

“The U.S. needs to show the Chinese that they still have the power to overwhelm them, that they still can prevail if something really wrong happens,” said Huang Jing, a foreign affairs analyst and visiting professor at the National University of Singapore. “It’s a hedging policy.”

"Hoa Kỳ cần phải cho Trung Quốc thấy rằng mình vẫn có sức mạnh để áp đảo họ, rằng mình vẫn có thể thắng thế nếu có một điều gì thực sự sai trật xảy ra" ông Huang Jing, nhà phân tích vấn đề đối ngoại và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore nói. "Đó là một chính sách bảo hiểm cho sự rủi ro".

For the United States, the more muscular approach toward China has far-reaching implications, not just geopolitically but also economically. With Republicans at home calling for punitive measures against China for its currency and trade practices, Mr. Obama wants to appear strong in pressing Beijing. He made headway on an ambitious American plan to create a Pacific free trade zone, known as the Trans-Pacific Partnership, that, for now, would not include China.

Đối với Hoa Kỳ, cách tiếp cận bằng sức mạnh nhiều hơn đối với Trung Quốc có những ý nghĩa rộng rãi, không chỉ về phưong diện địa chính trị mà còn về kinh tế. Với đảng Cộng hòa trong nước đang kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì giá tiền tệ và các thực hành thương mại của Hoa Kỳ, ông Obama muốn xuất hiện mạnh mẽ trong việc tạo áp lực lên Bắc Kinh. Ông đã tiến triển một kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ để tạo nên một khu vực thương mại tự do Thái Bình Dương, được gọi là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, mối quan hệ mà cho đến nay sẽ không có Trung Quốc.

For the Pentagon, which faces sweeping budget cuts in Congress, shifting its focus toward Asia provides a strong argument against cutting back its naval presence in the Pacific — something that Defense Secretary Leon E. Panetta explicitly ruled out in a recent visit to the region. He and Secretary of State Hillary Rodham Clinton have been prime proponents of the emphasis on Asia, with Mrs. Clinton shoring up old alliances, like those with Japan and South Korea, and cultivating new partners, like India and Indonesia.

Với Ngũ giác đài, vốn đang phải đối mặt với cắt giảm ngân sách mạnh mẽ trong Quốc hội, việc di chuyển chú ý của mình về châu Á đã mang lại một lập luận mạnh mẽ nhằm chống lại việc cắt giảm sự hiện diện hải quân ở Thái Bình Dương - một khả năng mà Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta đã rõ ràng loại bỏ trong chuyến thăm gần đây tới khu vực. Ông và Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã là những người ủng hộ chính cho sự nhấn mạnh vào châu Á, với việc bà Clinton củng cố các đồng minh cũ, như Nhật Bản, Hàn Quốc và vun trồng các đối tác mới như Ấn Độ và Indonesia.

Inside the White House, that emphasis has been reinforced by the president’s national security adviser, Thomas E. Donilon, who has argued that the United States needs to “rebalance” its strategic emphasis, from the combat theaters in Iraq and Afghanistan toward Asia, where he contends that Washington has put too few resources in recent years, because of its preoccupation with the two wars.

Bên trong tòa Bạch Ốc, việc nhấn mạnh đó đã được tăng cường với Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, người đã lập luận rằng Hoa Kỳ cần "tái cân bằng" sự tập trung về chiến lược, từ nhà sân khấu chiến đấu ở Iraq và Afghanistan về châu Á, nơi Ông cho rằng Washington đã đầu tư nguồn lực quá ít trong những năm gần đây, bởi vì mối bận tâm của mình với hai cuộc chiến (Iraq và Afghanistan).

China has become the largest trading partner with most of the countries in the region, undercutting American economic influence. It also is projecting military power more broadly than at any other time in modern history. Its true military budget is not made public, but experts say it has at least tripled over the past decade, allowing China to strengthen a relatively weak maritime presence by building more modern ships that can operate with greater range and arming its first aircraft carrier. It has shown off what appears to be new stealth aircraft and has bought advanced weapons from Russia.

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất với hầu hết các nước trong khu vực, cắt giảm ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng phóng tỏa sức mạnh quân sự rộng rãi hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại. Tuy ngân sách quân sự thực sự của họ không được công bố nhưng các chuyên gia nói rằng ít nhất là tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, cho phép Trung Quốc tăng cường sự hiện diện hàng hải tương đối yếu bằng cách xây dựng các tàu hiện đại hơn để có thể hoạt động trong phạm vi lớn hơn và trang bị với chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình. Trung Quốc đã khoe những gì dường như là máy bay tàng hình mới và đã mua vũ khí tiên tiến từ Nga.

United States military spending remains many times larger than analysts’ projections of China’s real military budget, but much of that has been sucked into the Afghan and Iraq conflicts. Further, the Obama administration has committed to cutting $400 billion over 10 years, and budget battles may result in further cuts.

Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vẫn nhiều lần hơn so với dự đoán của các nhà phân tích về ngân sách quân sự thực của Trung Quốc, nhưng phần lớn đã bị hút vào những cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq. Hơn nữa, chính quyền Obama đã cam kết sẽ cắt giảm 400 tỷ trong 10 năm, và trận chiến về ngân sách có thể còn đưa đến những cắt giảm hơn nữa.

The American situation widens the opening for a more assertive China

Tình hình của Mỹ mở rộng ra đến một nước Trung Quốc quyết đoán hơn.

Earlier last year, Chinese officials warned administration officials visiting Beijing that China would not tolerate any interference in the region. This year, Chinese ships or planes began taking more forceful action. Officials in the Philippines say Chinese forces entered Philippine waters or airspace six times, including once when a Chinese frigate fired in the direction of a Philippine fishing boat. Vietnam has reported that Chinese ships cut the cables of two exploration ships carrying out seismic surveys.

Đầu năm ngoái, các quan chức Trung Quốc đã cảnh cáo các quan chức chính quyền đến thăm Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ một sự can thiệp nào vào khu vực. Năm nay, tàu thuyền hoặc máy bay của Trung Quốc đã bắt đầu hành động mạnh mẽ hơn. Các quan chức Philippines nói rằng quân đội của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển và vùng trời Phi Luật Tân sáu lần, kể cả một lần tàu khu trục Trung Quốc đã bắn về hướng một chiếc thuyền đánh cá Philippines. Việt Nam đã báo cáo rằng tàu Trung Quốc cắt cáp hai tàu thăm dò thực hiện khảo sát địa chấn.

On Tuesday, Philippine officials said China had recently protested their plans to explore waters less than 50 miles offshore from the Philippines, saying the waters fall under its territorial jurisdiction.

Vào hôm thứ Ba, các quan chức Philippines cho biết, gần đây Trung Quốc đã kiến quyết với các kế hoạch của họ để thăm dò trong một vùng biển dưới 50 dặm ngoài khơi Philippines, nói rằng vùng biển này thuộc lãnh thổ của mình.

The United States began pushing back last year. A quadrennial Pentagon review identified several countries in the region as strategic partners. The United States also began to restore bilateral ties with Myanmar (formerly Burma) and to promote ties with Indonesia.

Năm ngoái Hoa Kỳ đã bắt đầu phản đối lại các diễn biến này. Một bản nghiên cứu bốn năm một lần của Ngũ Giác đài đã xác định một số nước trong khu vực là đối tác chiến lược. Hoa Kỳ cũng bắt đầu khôi phục lại quan hệ song phương với Myanmar (trước đây là Burma) và thúc đẩy các quan hệ với Indonesia.

Most dramatically, at a regional meeting in Hanoi in the summer of 2010, Mrs. Clinton emphatically argued that the United States had a vital interest in maintaining open and peaceful sea lanes in the South China Sea. She called for all disputes to be settled in international forums. China’s foreign minister stormed out.

Đáng kể nhất, tại một cuộc họp khu vực ở Hà Nội vào mùa hè năm 2010, bà Clinton nhấn mạnh lập luận rằng Hoa Kỳ có một quyền lợi sống còn trong việc duy trì các tuyến đường biển tự do và hòa bình trong vùng Biển Đông. Bà kêu gọi tất cả các vụ tranh chấp nên được giải quyết trên các diễn đàn quốc tế. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã quát tháo ầm ĩ.

Administration officials have hewed to Mrs. Clinton’s line. “The South China Sea is a very important maritime common for the entire region” but also for the United States, Adm. Robert F. Willard, commander of the United States Pacific Command, told reporters traveling with Mr. Obama. The navigation lanes account for $5.3 trillion in bilateral annual trade, of which $1.2 trillion is American, he said.

Các quan chức chính quyền đã mở theo đường lối của bà Clinton. "Biển Đông là một khu vực hàng hải chung rất quan trọng cho toàn bộ khu vực" và cho cả Hoa Kỳ, Đô đốc Robert F. Willard, chỉ huy Lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã tuyên bố với các phóng viên tháp tùng ông Obama. Các tuyến đường biển có giá trị đến 5,3 nghìn tỷ USD trong thương mại song phương hàng năm, trong đó có 1,2 nghìn tỷ là của Mỹ, ông nói.

Obama administration officials say its stronger role is not just because of American interests. Benjamin Rhodes, deputy national security adviser for strategic communications, said Mr. Obama was focusing on “responding to both the extraordinary interest we have in the region, but also a demand, an interest from the nations of the region for the United States to play a role.”

Các quan chức chính quyền Obama nói rằng vai trò mạnh hơn của Hoa Kỳ không chỉ vì lợi ích của mình. Benjamin Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia về truyền thông chiến lược, cho biết rằng ông Obama đã tập trung vào việc "đáp ứng các lợi ích đặc biệt của cả hai phía chúng ta trong khu vực, nhưng cũng là một đòi hỏi, một quyền lợi của các quốc gia trong khu vực để Hoa Kỳ phải đảm nhiệm một vai trò".

As a sign of this, Mr. Obama will join the leaders of 16 other nations for the sixth East Asia Summit meeting in Bali this week, the first time an American president has participated in the forum.

Như một tín hiệu cho điều này, ông Obama sẽ tham gia cùng nhà lãnh đạo của 16 quốc gia khác trong cuộc họp tại tại Diễn đàn Châu Á lần thứ Sáu tại Bali trong tuần này, lần đầu tiên mà một tổng thống Mỹ đã tham dự trong một diễn đàn như thế.

The move is part of a broader strategy to re-embrace multilateralism. In recent years, Washington had come to view Asian regional groups as limiting its ability to act, while China embraced regional partnerships before its rise to regional superpower. Now, those roles appear to have switched. The United States has “ turned the multilateral tables on China,” said Carlyle A. Thayer, a professor of international relations at the Australian Defense Force Academy.

Động thái này là một phần của một chiến lược rộng hơn để lại nắm lại chủ nghĩa đa phương. Trong những năm gần đây, Washington xem các nhóm nước trong khu vực châu Á qua cái nhìn đã hạn chế khả năng hành động của mình, trong khi Trung Quốc đã theo đuổi các quan hệ đối tác khu vực trước khi vươn lên thành một siêu cường trong khu vực. Hiện nay, dường như các vai trò đã chuyển đổi. Hoa Kỳ đã "xoay bàn đa phương về phía Trung Quốc", ông Carlyle A. Thayer, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết.

But multilateralism has taken on an aggressive tinge, some analysts contend. “Beneath the surface they’re becoming an arena for subtle but, for the region, quite unnerving power plays and influence games between the U.S. and China,” said one analyst in Washington, Michael Green of the Center for Strategic and International Studies.

Tuy nhiên, một số nhà phân tich đồng thuận rằng chủ nghĩa đa phương đã đi vào bằng một màu sắc tích cực. "Bên dưới mặt nổi, chúng đang trở thành một vũ đài cho sự tinh tế, nhưng đối với khu vực, chúng hoàn toàn làm suy nhược sức mạnh và ảnh hưởng cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc", Michael Green, một nhà phân tích ở Washington của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận xét.

The more robust American position is proving difficult for many in China to accept.

Vị trí mạnh mẽ hơn của Mỹ đang chứng tỏ là Trung Quốc khó có thể chấp nhận.

Global Times, a subsidiary of the Communist Party’s flagship newspaper, People’s Daily, wrote Tuesday that the United States was trying to “form a gang” against China’s territorial claims on the South China Sea.

Toàn Cầu Thời báo, một chi nhánh của Nhân Dân Nhật báo, tờ báo tuyên truyền hàng đầu của Đảng Cộng sản,viết rằng Hoa Kỳ đã cố gắng để "tạo nên một băng đảng" chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa.

Many Chinese have grown angry over the American moves in the region, which are frequently reported and heavily criticized in the state-controlled press.

Nhiều người Trung Quốc đã trở nên tức giận trước động thái của Mỹ trong khu vực, những động thái luôn được tường thuật và chỉ trích nặng nề trên các báo chí do nhà nước kiểm soát.

“The United States is trying to use the small nations as marionettes,” said Ge Fen, a Hangzhou-based television producer. “It’s trying to hide behind them to encircle China.”

"Hoa Kỳ đang dùng các nước nhỏ như những con rối", Ge Fen, một nhà sản xuất chương trình truyền hình ở Hàng Châu nhận xét. "Họ đang núp đằng sau những con rối ấy để bao vây Trung Quốc".

But many more sober voices are also present.

“If the Chinese government is clever, it would do well to think about the reason why the U.S. is suddenly so popular in the region,” said Shi Yinhong, director of the Center on American Studies at the Renmin University in Beijing. “Is it because China has not been good enough when it comes to diplomacy with its neighboring countries?”

Tuy nhiên, cũng hiện diện nhiều tiếng nói mềm mỏng hơn.

"Nếu chính phủ Trung Quốc thông minh, họ nên suy nghĩ về lý do tại sao Mỹ lại đột nhiên trở nên được lòng các nước trong khu vực" ông Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Hoa Kỳ học tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nói. "Phải chăng vì Trung Quốc đã không đủ tốt lành trong cách ngoại giao với các nước láng giềng của mình ?".

There are some signs that China may be adjusting its policies to answer such criticism. Over the past few months, it has shown a renewed willingness to strike more cooperative deals with its neighbors. Last week, it announced that it would join its southeastern neighbors in combating pirates on the lower Mekong River. In July, China set guidelines for implementing a “declaration on conduct” with Southeast Asian nations over the resolution of disputes in the South China Sea.

Có một số dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh các chính sách của mình để đắp ứng với những lời chỉ trích như vậy. Trong vài tháng qua, đất nước này đã thể hiện một sự sẵn lòng mới để đánh mạnh vào nhiều giao dịch có tính hợp tác hơn với các nước láng giềng. Tuần trước, họ đã thông báo sẽ tham gia với các nước láng giềng phía đông nam của mình trong việc chống bọn cướp biển trên vùng hạ nguồn sông Cửu Long. Trong tháng Bảy, Trung Quốc đã ký một "tuyên bố về ứng xử" với các quốc gia Đông Nam Á về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

“We’re back in a cautiously optimistic position,” Professor Thayer said.

"Chúng ta trở lại một vị trí lạc quan thận trọng", Giáo sư Thayer cho biết.


Translated by Le Quoc Tuan

A news analysis article on Wednesday about the Obama administration’s effort to reassert the American role in the Pacific region referred incorrectly to a diplomatic agreement signed by China and Southeast Asian nations in July. It was a set of guidelines for implementing a “declaration on conduct” concerning the resolution of disputes in the South China Sea; it was not the declaration itself, which was signed in November 2002.

Một bài báo phân tích tin tức hôm thứ Tư về nỗ lực của chính quyền Obama tái khẳng định vai trò của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương được gọi không chính xác đến một thỏa thuận ngoại giao có chữ ký của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vào tháng Bảy. Đó là một tập hợp các hướng dẫn thực hiện một "tuyên bố về ứng xử" liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong vùng biển Nam Trung Hoa, đó không phải là việc kê khai, đã được ký kết trong tháng 11 năm 2002.





http://www.nytimes.com/2011/11/16/world/asia/united-states-sees-china-everywhere-as-it-shifts-attention-to-asia.html?pagewanted=2&_r=2

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn