MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 22, 2011

Vietnam courting major powers Việt Nam tiếp cận các cường quốc


Vietnam courting major powers
Việt Nam tiếp cận các cường quốc
by David Koh, for the Straits Times, dated 10 November 2011
David Koh
Học viện Nghiên cứu Đông nam Á
IN THE past five years, Vietnam has been courting all major economic and political centres of the world, including the permanent members of the United Nations Security Council.
Trong năm năm qua, Việt Nam đã tiếp cận tất cả những trung tâm kinh tế và chính trị lớn trên thế giới, bao gồm những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
In the middle of last month, there was a flurry of diplomatic activities, when its three top political leaders visited or re- ceived guests of importance. German Chancellor Angela Merkel visited Hanoi, while State President Truong Tan Sang visited India. These visits followed one to Vietnam by Australian Prime Minister Ju- lia Gillard in March. Prime Minister Nguy- en Tan Dung also visited Japan this month.
Vào giữa tháng trước, lại có một loạt những hoạt động ngoại giao, khi ba nhà lãnh đạo chính trị tối cao đã đến thăm hoặc tiếp đón những vị khách quan trọng. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm Hà Nội, trong khi Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang sang thăm viếng Ấn Độ. Những chuyến thăm này tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Úc Julia Gillard vào tháng Ba. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến thăm Nhật vào tháng này.
However, the visit that was most eager- ly awaited was Vietnam Communist Par- ty boss Nguyen PhuTrong’s visit to Chi- na in mid-October. But the visit showed that all was not well between the two countries.
Tuy nhiên, chuyến đi được trông đợi nhất là của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm viếng Trung Quốc vào giữa tháng Mười. Nhưng chuyến đi này cho thấy mọi việc không tốt đẹp mấy giữa hai quốc gia.
The trip to China was MrTrong’s sec- ond overseas visit after he became the country’s top politician. In May, Chinese Maritime Administration ships had cut a cable of Vietnamese ship Binh Minh 02 conducting oil exploration activity.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là lần xuất ngoại thứ hai sau khi ông trở thành nhà chính trị tối cao của quốc gia. Vào tháng Năm, những chiếc tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt đứt dây cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam khi nó đang tiến hành công tác thăm dò dầu mỏ.
During the visit Mr. Trong met all the top Chinese politicians. The highlight of the visit was an agreement reached between the two sides on how to resolve the bilateral disputes over the South China Sea.
Trong chuyến đi của mình, ông Trọng đã gặp gỡ tất cả những nhà chính trị cao cấp Trung Quốc. Điểm sáng của chuyến đi này là một thoả thuận mà hai bên đạt được về việc giải quyết những tranh chấp song phương trên biển Đông.
Both sides made some concessions. For instance, the first clause of their joint declaration reiterated the Chinese stand that both sides should consider “the big picture” – overall bilateral relations, the regional situation and their traditional friendship – when dealing with South Chi- na Sea issues.
Cả hai phía đều đã có một số nhượng bộ. Ví dụ đoạn văn đầu trong bản tuyên bố chung đã lặp lại quan điểm của Trung Quốc rằng cả hai bên cần quan tâm đến “bức tranh lớn” - toàn bộ quan hệ song phương, tình hình trong khu vực và truyền thống hữu nghị của hai nước - khi thương lượng về những vấn đề biển Đông.
On its part, Vietnam made China put ink on paper to discuss bilateral maritime disputes with Vietnam, including those in the Gulf of Tonkin, in accordance with the 1982 Law of the Sea, historical claims, as well as the Declaration on the Conduct of Parties on the South China Sea. However, the text did not state clear- ly whether disputes involving third par- ties need multilateral negotiations (the Chinese said no, the Vietnamese said yes).
Về phía mình, Việt Nam cũng đã buộc Trung Quốc viết rõ ràng trên giấy mực việc thảo luận tranh chấp biển song phương với Việt Nam, bao gồm khu vực Vịnh Bắc bộ, dựa theo Luật về Biển 1982, những tuyên bố chủ quyền trong lịch sử, cũng như bản Tuyên bố Ứng xử của các bên trên biển Đông. Tuy nhiên, văn bản trên đã không nói rõ liệu những tranh chấp liên quan đến nước thứ ba có cần đến việc thương lượng đa phương hay không (Việt Nam đồng ý việc này trong khi Trung Quốc không đồng ý).


Both countries also agreed to have bi- annual high-level meetings to discuss bi- lateral hot issues. A hotline will be established to deal with emergency matters on the seas.
Cả hai nước cũng đã đồng ý tiến hành những hội nghị bán niên cấp cao để thảo luận những vấn đề song phương nóng. Một đường dây nóng sẽ được thiết lập để đối phó với những tình huống khẩn cấp về biển.
Such an agreement hardly means Sino-Vietnamese tensions will go away. And the agreement still needs to be verified by actual conduct.
Thoả thuận này không có nghĩa là những căng thẳng Việt - Trung sẽ biến mất. Và bản thoả thuận này vẫn cần được thẩm định bằng hành xử thiết thực.
This is probably the Vietnamese view as well and so Vietnam has been earnestly courting other major powers, including those that have cards to play against China.
Có lẽ đây cũng là quan điểm của Việt Nam vì Việt Nam đang sốt sắng mời chào những cường quốc lớn, bao gồm những nước có quân bài để chống lại Trung Quốc.
The visit to India by State President Sang is a statement about India’s impor- tance to Vietnam’s strategic calculations. India is the major power on Vietnam’s western maritime flank and a possible counterweight to the influence of other major powers.
Chuyến đi thăm Ấn Độ của Chủ tịch Sang là một tuyên bố về tầm quan trọng của Ấn Độ đối với những tính toán chiến lược của Việt Nam. Ấn Độ là một cường quốc quan trọng trong khu vực hàng hải phía Tây của Việt Nam và có thể là một đối trọng cho ảnh hưởng của những cường quốc quan trọng khác.
The most important outcome of the visit was the bilateral agreement to invite India to prospect for oil on Vietnam’s continental shelf. This came as a shock to Chinese commentators, who demanded India’s immediate withdrawal.
Thành quả quan trọng nhất của chuyến đi là thoả thuận chung nhằm mời Ấn Độ khai thác dầu ở thềm lục địa Việt Nam. Việc này đã gây một cú sốc đối với những nhà bình luận Trung Quốc, họ đã đòi hỏi Ấn Độ phải rút lui ngay lập tức.
Truth be told, Vietnamese-Indian intentions were already known to Chinese officials as long as four years ago. Officially, China warned India the drillings were illegal, but India disregarded it, given its view that the area drilled was “within Vietnamese territory”. India has had an oil presence in the South China Sea since the early 1990s.
Sự thật là những chủ định của Việt Nam và Ấn Độ đã được các quan chức Trung Quốc nhận biết từ bốn năm trước. Trên danh nghĩa, Trung Quốc đã cảnh cáo Ấn Độ rằng việc khoan dầu là bất hợp pháp, nhưng Ấn Độ đã không đếm xỉa đến, với quan điểm là khu vực được khai thác nằm “trong lãnh thổ Việt Nam”. Ấn Độ đã có mặt khai thác dầu trên vùng biển Đông từ những năm đầu 1990.
The high-profile visit by the German Chancellor to Hanoi confirmed the historical friendship between the two countries, and at the same time marked a new vig- our in their cooperation.
Chuyến thăm trọng đại của Thủ tướng Đức đến Hà Nội đã củng cố tình hữu nghị lịch sử giữa hai quốc gia, và cùng lúc cũng đã đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Germany has received hundreds of thousands of Vietnamese students and workers in the past four decades, and currently there are 4,000 Vietnamese students in Germany. There are also more than 100,000 Vietnamese immigrants in Germany, including a second-generation Vietnamese who has become a government minister. Bilateral trade with Germany stood at US$6 billion (S$7.6 billion) last year – less than that with the United States and China, but more than trade with India.
Đức đã nhận hàng trăm nghìn sinh viên và công nhân Việt Nam trong bốn thập niên qua, và hiện nay có 4 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức. Ngoài ra còn có hơn 100 nghìn dân Việt nhập cư tại Đức, bao gồm một người Việt thuộc thế hệ thứ hai đã trở thành một bộ trưởng chính phủ. Thương mại song phương với Đức đã đạt đến 6 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái - ít hơn so với Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng nhiều hơn so với Ấn Độ.
More importantly, a Vietnam-Germany Strategic Partnership was signed that would greatly increase German offers of scholarships, training of nurses, and environment and climate change capabilities in Vietnam. Germany took the opportunity to announce it would offer US$400 million in overseas development aid help to Vietnam next year.
Điều quan trọng hơn là việc ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược Việt - Đức sẽ tăng cường mạnh mẽ những giúp đỡ của Đức về học bổng, đào tạo y tá, và những khả năng bảo vệ môi trường và khí hậu của Việt Nam. Đức đã dùng cơ hội này để thông báo rằng sẽ cung cấp quỹ trợ giúp phát triển nước ngoài trị giá 400 triệu Mỹ kim cho Việt Nam vào năm tới.
PM Dung, who received Dr Merkel, said “the strategic partnership would contribute to peace, cooperation and development to the region and to the world”. This statement appears to be a subtle message signalling a Vietnamese wish to expand Germany’s role in South-east Asia.
Thủ tướng Dung, người đón tiếp Tiến sĩ Merkel, đã nói rằng “Hiệp ước đối tác chiến lược sẽ đóng góp vào hoà bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Tuyên bố này có vẻ là một thông điệp ngầm, báo hiệu mong muốn của Việt Nam về việc Đức mở rộng vai trò của mình tại Đông nam Á.
In the end, the Vietnamese strategy is basically threefold. At the core is its relationship with major powers that are also neighbours. Asean is the next layer pro- viding a cover of regionalism and community. The outermost layer is engagement with major powers that make up the gaps of the first two.
Cuối cùng, chiến lược của Việt Nam bao gồm ba lớp. Phần cốt lõi là quan hệ của nó với những cường quốc quan trọng và cũng là láng giềng của mình. Các quốc gia ASEAN là lớp vỏ thứ hai bao trùm chủ nghĩa khu vực và cộng đồng. Lớp vỏ ngoài cùng là sự tiếp xúc với những cường quốc lớn giúp khoả lấp những khoảng trống của hai lớp kia.
This strategy is carefully thought out and is different from the big power strategy Vietnam adopted during the Cold War. It is a recognition of the pre-eminent status of China in the region, but it also contains enough insurance to ensure that Hanoi’s respect for China is reciprocated.
Chiến lược này đã được nghiên cứu cặn kẽ và khác với chiến lực cường quốc lớn mà Việt Nam từng sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó là việc thừa nhận vị thế ưu việt có sẵn của Trung Quốc trong khu vực, nhưng nó cũng có đủ biện pháp để bảo đảm rằng sự tôn trọng của Hà Nội đối với Trung Quốc phải được đáp trả.
The writer is a senior fellow at the Institute of Southeast Aian Studies
Tác giả là nghiên cứu viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Đông nam Á
http://web1.iseas.edu.sg/?p=5904

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn