MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 23, 2011

How to Be a Real Superpower Làm thế nào để thành một Cường Quốc thực sự?



How to Be a Real Superpower

Làm thế nào để thành một Cường Quốc thực sự?

By Fareed Zakaria

The Times, Nov 28, 011

Fareed Zakaria, Times số ngày 28 tháng 11, 2011

China has enjoyed peace, stability and free trade. It should also help produce them.

Trung Quốc đã hưởng Hòa Bình, ổn định và tự do thương mại. Họ cũng phải góp phần để tạo ra những điều đó.

The Republican primary campaign has not been noteworthy for its discussion of foreign policy. But one set of statements stands out: Mitt Romney's on China. In a series of speeches, responses and op-eds, Romney has taken a fierce line, accusing Beijing of cheating "on almost every dimension" in its economic relations with the U.S. and promising to brand it a currency manipulator on his first day as President. "If you are not willing to stand up to China, you will get run over by China," he said in a debate in October. Romney's stance is significant because he is breaking with 40 years of Republican foreign policy.

Chiến dịch vận động sơ bộ [cho cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới] của đảng Cộng Hòa không thấy họ chú ý về những bàn cải về chính sách ngoại giao. Nhưng một số tuyên bố đã làm nổi bật Trung Quốc của Mitt Romney [ứng cử viên TT]. Trong nhiều buỗi thuyết trình, trong câu trả lời và trong những bài bình luận, Romney đã lấy một thế đứng mạnh bạo, buộc tội Bắc Kinh đã gian lận “gần như tất cả mọi chuyện” trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và đã hứa sẽ ghi dấu nó với việc thao túng ngoại hối ngay ngày đầu tiên làm Tổng Thống. “Nếu bạn không muốn đứng lên đối diện với Trung Quốc, bạn sẽ bị thống trị bởi Trung Quốc,” ông phát biểu trong một buổi thảo luận vào tháng Mười. Thế đứng của Romney là quan trọng vì ông này đã phá vỡ một chính sách từ 40 năm nay của đảng Cộng Hòa về ngoại giao.

Ever since Richard Nixon and Henry Kissinger opened the door, the Republican Party has been the party of engagement with China. Democrats have often campaigned on tougher platforms. So why is Romney—a moderate Republican who is trying his best not to make news during this primary campaign—­making this sharp break? The answer can be found in the polls. One of the consequences of this Great Recession is that the American public now has an unreservedly hostile view of China as a job stealer and economic threat. A recent Pew Research Center poll found that more than half of Americans see China's growth as bad for the U.S. Romney's shift reflects the fact that even business—the core constituency for good relations with China—is changing its views. As Beijing has adopted policies to favor Chinese companies over foreign ones and refused to crack down on rampant intellectual-property theft, businessmen in the U.S. have become less starstruck and more worried.

Ngay cả từ khi [Tổng Thống] Richard Nixon và Henri Kissinger mở cửa và đảng Cộng Hòa là đảng đã cam kết với Trung Quốc. Đảng Dân Chủ thường vận động dựa trên một cương lĩnh khó khăn hơn. Vì sao Romney – một người Cộng Hòa hòa hoãn đã có những cố gắng hết sức để không làm kinh động báo chí trong đợt vận động sơ bộ này – lại đổi giọng sắc nhọn như thế? Câu trả lời là nằm trong các kết quả điều tra dư luận. Một trong những hậu quả của cuộc Đại Khủng Hoảng lần này là công chúng Hoa Kỳ đã có ác cảm không dè dặt nhìn Trung Quốc như kẻ ăn cắp việc làm và là một đe dọa cho kinh tế [Hoa Kỳ]. Trong một cuộc điều tra dư luận gần đây của Trung Tâm Nghiên cứu Pew đã khám phá rằng có hơn một nửa dân Mỹ nhìn sự nổi dậy của Trung Quốc là một điều xấu cho Hoa Kỳ. Sự thay đổi của Romney đã phản ánh sự kiện là ngay cả giới kinh doanh – yếu tố chính yếu trong quan hê tốt với Trung Quốc – cũng đã thay đổi cách nhìn của họ. Trong khi Bắc Kinh áp dụng những chính sách nhằm ưu đãi cho các công ty Trung Quốc so với các công ty nước ngoài và từ chối truy phạt các vụ ăn cắp ngày càng tăng các sản phẩm trí tuệ, giới kinh doanh ở Mỹ bớt đam mê và nhiều lo ngại.

Americans aren't the only ones concerned. In Africa, where Beijing has lavished attention, investment and aid in exchange for natural resources and energy, China has emerged as a paramount foreign policy issue. In the recent presidential campaign in Zambia, there was little discussion of the U.S., the West or neocolonialism, but one candidate, Michael Sata, argued that the Zambian government had sold out the country's economic interests to Beijing. The issue caught on, and no wonder: Zambia's chief export is copper, and Chinese state-owned companies buy a lot of it. (Such is their influence that when Sata won the election, he quickly made peace with Beijing, throwing a lunch for Chinese investors in October and promising good relations.)

Không phải chỉ có dân Mỹ quan tâm. Ở Châu Phi, nơi mà Bắc Kinh có một kỳ vọng, những đầu tư và viện trợ rất tốn phí để đổi khoáng sản và năng lượng, Trung Quốc đã nổi lên như một vấn đề hết sức quan trong về chính sách ngoại giao. Trong kỳ vận động bầu cử Tổng Thống gần đây ở Zambia, chỉ có ít thảo luận về Mỹ, các nước phương Tây hay chủ nghĩa Tân Thực Dân, nhưng một ứng viên là Michael Sata đã tranh luận rằng chính phủ Zambia đã bán đứng các quyền lợi kinh tế của đất nước cho Bắc Kinh. Vấn đề được nắm bắt và không ai cần hỏi lại: xuất khảu chính của Zambia là đồng, và những công ty thuộc chính phủ Trung Quốc đã mua rất nhiều đồng. (Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nỗi ngay sau khi đắc cử [Tổng Thống], Sata đã nhanh chóng làm hòa với Bắc Kinh, tổ chức ngay một bữa tiệc mời các nhà đầu tư Trung Quốc vào tháng Mười và hứa sẽ quan hệ tốt).

Across Asia, China's every move is now watched with great attention. In 2010, as China asserted its sovereignty over disputed waters and islands in the South China Sea, it rattled neighbors from Japan to South Korea to Vietnam. This year Beijing has been more diplomatic, but tensions persist. At the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit on Nov. 12-13, many leaders echoed Singapore's Prime Minister when he said the U.S. was welcome in the region and that its ­presence would "do good." The U.S. announced on Nov.?16 that it would for the first time establish a formal military presence in ­Australia—a base in all but name.

Suốt Á Châu, mọi động thái của Trung Quốc đều được chú ý theo dõi rất sát. Năm 2010, khi Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên biển và trên đảo ở vùng biển Nam Trung Quốc [Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là Biển Tây Philippines], họ đã gây lo ngại cho các nước lân bang từ Nhật đến Hàn Quốc đến Việt Nam. Năm nay, Bắc Kinh tỏ vẻ ngoại giao hơn nhưng căng thẳng vẫn còn đó. Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương [APEC] họp ngày 12 và 13 tháng Mười Một vừa qua, nhiều lãnh đạo đã đồng ý với Thủ Tướng Singapore khi ông nói Hoa Kỳ được chào đón đến với khu vực và sự hiện diện của Hoa Kỳ là “chuyện tốt”. Ngày 16 tháng Mười Một Hoa Kỳ tuyên bố thiết lập lần đầu tiên một hiện diện quân sự chính thức ở Úc Châu – một căn cứ đầy đủ mọi thứ trừ cái tên [chưa đặt].

The Obama Administration is now ­quietly re-engaging in Asia, reversing the troop cutbacks of the Bush Administration, which was more focused on Iraq and the Middle East. Asian diplomats had often complained that U.S. participation at regional summits was too low-level. Obama's attendance at the APEC summit marks a shift in that approach.

Chính quyền Obama nay âm thầm trở lại dấn thân vào khu vực Châu Á, đảo ngược lại việc cắt giảm quân số thời chính quyền Bush lúc ấy tập trung nhiều vào Iraq và khu vực Trung Đông. Các nhà ngoại giao Á Châu thường hay phàn nàn rằng sự tham gia của Mỹ vào các diễn đàn khu vực là chỉ ở mức độ quá thấp. Việc Obama có mặt ở APEC lần này đã làm một thay đổi cho cách tiếp cận đó.

China might well view this as the start of a containment policy. It's not. But the Chinese authorities should reflect on the changing attitudes toward their country, from businessmen in the U.S. to peasants in Africa to diplomats in Australia. People are waking up to China's enormous impact on the world, and that leads to very close scrutiny of everything China does—and does not do. Beijing is being held to a higher standard, a super­power standard. This is the way the world has looked at the U.S. for decades. Welcome to the club.

Có thể Trung Quốc đã chắc chắn nhìn chuyện ấy như khởi đầu của một chính sách ngăn chận. Không phải vậy. Nhưng giới cầm quyền Trung Quốc phải phản ánh được những thay đổi về thái độ [của nước khác] đối với đất nước của họ, từ giới kinh doanh Mỹ cho đến người nông dân ở Phi Châu cho đến nhà ngoại giao Úc. Mọi người đã tỉnh thức trước tác động khổng lồ của Trung Quốc trên thế giới và điều đó dẫn đến việc vạch xem kỹ lưỡng những gì Trung Quốc làm – hay không làm. Bắc Kinh đã đứng vào một vị thế với nhiều tiêu chuẩn [xử thế] cao hơn, tiêu chuẩn của một đại cường quốc. Đây là cách mà Thế Giới đã nhìn về Hoa Kỳ trong nhiều thập niên nay. Chào mừng [Trung Quốc] vào câu lạc bộ [các đại cường].

What's worrisome is that China seems content to act narrowly and exclusively in its own interests, unconcerned about helping maintain global rules. It is happy to consume peace, stability and free trade while doing little to produce any of these public goods. When it does try to project values, its actions seem even more worrying. Consider the awarding of the Confucius Peace Prize, China's version of the Nobel Peace Prize, to Vladimir Putin on Nov. 13. Does Beijing seriously think this will help its image?

Điều đáng lo ngại là dường như Trung Quốc vẫn bằng lòng trong lối cư xử hẹp hòi và chỉ dành riêng duy nhất cho lợi ích của họ, không hề quan tâm đến việc giúp đỡ giữ gìn các luật chơi quốc tế. Họ vui sướng hưởng Hòa Binh, ổn định và tự do mậu dịch trong khi làm rất ít để đóng góp những điều tốt lành công cộng đó. Khi họ tìm cách đặt kế hoạch kiếm lợi, những hành động của họ lại càng đáng lo ngại hơn. Dự tính trao giải Hòa Binh Khổng Tử, một bản sao của giải Hòa Bình Nobel, cho [Thủ Tướng Nga] Vladimir Putin ngày 13 tháng 12 [tới đây] liệu Bắc Kinh có nghiêm chỉnh tin rằng việc đó sẽ giúp cho hình ảnh của họ tốt hơn?

We often hear calls in the U.S. for Washington to forge a new China policy. Doubtless we could do better, but the country that really needs a new China policy is China. Beijing needs to understand its new position in the world and act in ways commensurate with its power. Otherwise, Romney's statements will be the first of many, and they will come from places far beyond the U.S.

Ở Hoa Kỳ, chúng ta thường nghe những lời kêu gọi Washington phải đưa ra một chính sách mới đối với Trung Quốc. Không hồ nghi gì là chúng ta có thể làm tốt hơn, nhưng đất nước thực sự đang cần một chính sách Trung Quốc mới chính là [bản thân] Trung Quốc. Bắc Kinh cần phải hiểu rõ vị thế mới của họ trên thế giới và phải hành xử tương xứng với tầm cường quốc của họ. Nếu không, tuyên bố của Romney chỉ là đợt thứ nhất trong nhiều lần khác, và chúng có thể đến từ những nơi rất xa ngoài Hoa Kỳ.


Translated by Trần Bích Đăng

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2099706,00.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn