MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 5, 2011

Baby-Sitting the Economy NỀN KINH TẾ GIỮ TRẺ


Baby-Sitting the Economy

NỀN KINH TẾ GIỮ TRẺ

The baby-sitting co-op that went bust teaches us something that could save the world.

Hợp tác xã giữ trẻ bị phá sản dạy cho chúng ta đôi điều có thể cứu rỗi được thế giới.

By Paul Krugman

Paul Krugman

Paul Krugman, who won the Nobel Memorial Prize in Economic Sciences today for his work on international trade patterns, was the lead economics columnist for Slate from the magazine's launch in 1996 to 1999, when he became a columnist for the New York Times. His "Dismal Science" column covered everything from puzzling economics of ticket scalping to the tenacity of supply-side economics in presidential campaigns. One particular favorite, which was included in Slate's 10th-anniversary anthology, is "Baby-Sitting the Economy," a column about what a failed baby-sitting cooperative in Washington, D.C., can teach us about a global economic crisis.

Paul Krugman, người đoạt giải Nobel Memorial về Khoa học kinh tế ngày với công trình nghiên cứu các mẫu hình thương mại quốc tế, là nhà báo kinh tế hàng đầu cho tờ Slate từ khi tạp chí này khởi động vào những năm 1996 - 1999, khi ông trở nhà báo chuyên mục của tờ New York Times. Chuyên mục "Khoa học ảm đạm" của ông bao gồm tất cả mọi thứ từ kinh tế học rối rắm của “phe vé” đển sự kiên trì của kinh tế học bên cung ứng trong các chiến dịch tranh cử tổng thống. Một bài báo được đặc biệt yêu thích, đã được đưa vào tuyển tập kỷ niệm thứ 10 của Slate là "Nền kinh tế giữ trẻ", một bài báo nói về việc thất bại của hợp tác xã giữ trẻ tại Washington, DC, có thể dạy cho chúng ta về nhiều điều về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Twenty years ago I read a story that changed my life. I think about that story often; it helps me to stay calm in the face of crisis, to remain hopeful in times of depression, and to resist the pull of fatalism and pessimism. At this gloomy moment, when Asia's woes seem to threaten the world economy as a whole, the lessons of that inspirational tale are more important than ever.

Cách đây hai mươi năm tôi đã đọc một câu chuyện đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi thường nghĩ về câu chuyện nầy. Nó giúp tôi bình tĩnh trong những lúc khủng hoảng, hy vọng trong những khi suy sụp và kháng cự lại sự bi quan và buông xuôi cho số phận. Ở vào những lúc u ám như thế nầy, khi mà sự khủng hoảng của châu Á dường như đang đe doạ toàn bộ nền kinh tế thế giới, những bài học từ câu chuyện đầy cảm xúc đó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

The story is told in an article titled "Monetary Theory and the Great Capitol Hill Baby-Sitting Co-op Crisis." Joan and Richard Sweeney published it in the Journal of Money, Credit, and Banking in 1978. I've used their story in two of my books, Peddling Prosperity and The Accidental Theorist, but it bears retelling, this time with an Asian twist.

Câu chuyện được thuật lại trong bài báo nhan đề "Lý thuyết tiền tệ và Sự Khủng hoảng của Tổ hợp Giữ trẻ Đồi Capitol". John và Richard Sweeney công bố bài báo ở tạp chí Journal of Money, Credit and Banking trong năm 1978. Tôi đã sử dụng câu chuyện của họ trong các cuốn sách của mình, Peddling Prosperity và The Accidental Theorist, nhưng nó đáng được kể lại, lần nầy gắn với châu Á.

The Sweeneys tell the story of—you guessed it—a baby-sitting co-op, one to which they belonged in the early 1970s. Such co-ops are quite common: A group of people (in this case about 150 young couples with congressional connections) agrees to baby-sit for one another, obviating the need for cash payments to adolescents. It's a mutually beneficial arrangement: A couple that already has children around may find that watching another couple's kids for an evening is not that much of an additional burden, certainly compared with the benefit of receiving the same service some other evening. But there must be a system for making sure each couple does its fair share.

Sweeney kể câu chuyện - như bạn đoán đấy - về hợp tác xã giữ trẻ họ đã tham gia đầu những năm 1970. Những tổ hợp như thế rất phổ biến. Một nhóm người (trong trường hợp nầy là 150 cặp có quan hệ công việc với nhau tại quốc hội) thoả thuận giữ trẻ cho nhau để khỏi phải trả tiền thuê giữ. Đây là một thoả thuận có lợi cho tất cả các bên: Một cặp đã phải trông con sẽ cảm thấy nếu phải trông thêm một vài đứa trẻ khác trong một tối cũng chẳng nặng nề gì lắm, dĩ nhiên so với lợi ích mình sẽ được gửi trẻ như vậy trong những tối khác. Nhưng phải có một hệ thống để bảo đảm các cặp thực hiện trách nhiệm hợp lý của mình.

The Capitol Hill co-op adopted one fairly natural solution. It issued scrip—pieces of paper equivalent to one hour of baby-sitting time. Baby sitters would receive the appropriate number of coupons directly from the baby sittees. This made the system self-enforcing: Over time, each couple would automatically do as much baby-sitting as it received in return. As long as the people were reliable—and these young professionals certainly were—what could go wrong?

Tổ hợp Đồi Capitol áp dụng một giải pháp giản đơn công bằng. Nó phát hành những tấm vé - những mẩu giấy nhỏ có giá trị một giờ giữ trẻ. Những người trông trẻ sẽ nhận trực tiếp số vé tương ứng từ người nhờ trông trẻ. Điều nầy làm cho hệ thống tự vận hành: Theo thời gian, mỗi cặp sẽ tự động trông trẻ như họ đã được trông hộ.Chừng nào mà những người nầy cón đáng tin cậy - mà rõ ràng là những chuyên viên trẻ trung nầy đúng là như vậy - điều gì có thể xấu đi?

Well, it turned out that there was a small technical problem. Think about the coupon holdings of a typical couple. During periods when it had few occasions to go out, a couple would probably try to build up a reserve—then run that reserve down when the occasions arose. There would be an averaging out of these demands. One couple would be going out when another was staying at home. But since many couples would be holding reserves of coupons at any given time, the co-op needed to have a fairly large amount of scrip in circulation.

Vâng, có một vấn đề kỹ thuật nhỏ nẩy sinh. Hãy xem vé của một cặp điển hình. Vào những lúc ít có dịp đi chơi, một cặp sẽ cố gắng tích luỹ dự trữ vé - rồi xài hết số vé dự trữ đó khi có dịp. Có một mức trung bình của các nhu cầu nầy. Một cặp sẽ đi chơi khi có một cặp khác ở nhà. Nhưng ở một thời điểm nào đó, do có nhiều cặp muốn giữ dự trữ vé, hợp tác xã cần một lượng vé tương đối lớn trong lưu thông.

Now what happened in the Sweeneys' co-op was that, for complicated reasons involving the collection and use of dues (paid in scrip), the number of coupons in circulation became quite low. As a result, most couples were anxious to add to their reserves by baby-sitting, reluctant to run them down by going out. But one couple's decision to go out was another's chance to baby-sit; so it became difficult to earn coupons. Knowing this, couples became even more reluctant to use their reserves except on special occasions, reducing baby-sitting opportunities still further.

Bây giờ, điều xảy ra với hợp tác xã của Sweeney là, do những lý do phức tạp liên quan đến việc thu thập và sử dụng vé, số lượng vé trong lưu thông còn lại rất ít. Điều đó làm cho các cặp lo lắng tăng thêm dự trữ bằng cách trông trẻ, miễn cưỡng đi chơi tiêu xài số vé. Nhưng quyết định đi chơi của cặp nầy là cơ hội trông trẻ cho cặp khác; vì thế rất khó để kiếm được vé. Hiểu được điều nầy các cặp lại càng miễn cưỡng sử dụng dự trữ của họ hơn trừ những dịp đặc biệt, cơ hội giữ trẻ lại càng giảm đi.

In short, the co-op had fallen into a recession.

Since most of the co-op's members were lawyers, it was difficult to convince them the problem was monetary. They tried to legislate recovery—passing a rule requiring each couple to go out at least twice a month. But eventually the economists prevailed. More coupons were issued, couples became more willing to go out, opportunities to baby-sit multiplied, and everyone was happy. Eventually, of course, the co-op issued too much scrip, leading to different problems ...

Nói ngắn gọn, hợp tác xã đó đã rơi vào suy thoái.

Do phần lớn các thành viên là luật sư, rất khó thuyết phục họ vấn đề ở đây là vấn đề tiền tệ. Họ cố gắng ban hành luật pháp để khôi phục - thông qua luật yêu cầu mỗi cặp phải đi chơi ít nhất hai lần một tháng. Nhưng rốt cuộc các nhà kinh tế đã thắng thế. Nhiều vé hơn được phát ra, các cặp muốn đi chơi nhiều hơn, cơ hội giữ trẻ tăng vọt, mọi người đều vui vẻ. Cuối cùng, hiển nhiên thôi, tổ hợp phát hành quá nhiều vé, dẫn đến những vấn đề khác...

If you think this is a silly story, a waste of your time, shame on you. What the Capitol Hill Baby-Sitting Co-op experienced was a real recession. Its story tells you more about what economic slumps are and why they happen than you will get from reading 500 pages of William Greider and a year's worth of Wall Street Journal editorials. And if you are willing to really wrap your mind around the co-op's story, to play with it and draw out its implications, it will change the way you think about the world.

Nếu bạn nghĩ đây chỉ là một câu chuyện ngu xuẩn, một sự lãng phí thời gian của bạn thì bạn thật đáng trách. Cái mà Hợp Tác Xã Đồi Capitol trải nghiệm là một sự suy thoái thực sự.Câu chuyện của nó giúp cho bạn hiểu được suy thoái kinh tế là gì, tại sao nó xảy ra còn nhiều hơn là đọc 500 trang sách của William Greitler và một năm tạp chí Wall Street Journal.Và nếu bạn đắm mình vào câu chuyện đó, vui đùa cùng nó và rút ra những hiểu biết, nó sẽ làm thay đổi cách thức bạn suy nghĩ về thế giới nầy.

For example, suppose that the U.S. stock market was to crash, threatening to undermine consumer confidence. Would this inevitably mean a disastrous recession? Think of it this way: When consumer confidence declines, it is as if, for some reason, the typical member of the co-op had become less willing to go out, more anxious to accumulate coupons for a rainy day. This could indeed lead to a slump—but need not if the management were alert and responded by simply issuing more coupons. That is exactly what our head coupon issuer Alan Greenspan did in 1987—and what I believe he would do again. So as I said at the beginning, the story of the baby-sitting co-op helps me to remain calm in the face of crisis.

Chẳng hạn, giả sử thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, đe doạ huỷ hoại niềm tin của người tiêu dùng. Điều nầy không tránh khỏi là một cuộc suy thoái thảm khốc ? Hãy suy nghĩ điều đó theo cách nầy: Khi niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, nó sẽ như vậy, vì một vài lý do nào đó, thành viên của tổ hợp sẽ giảm mong muốn đi chơi, lo lắng tích luỹ vé cho những ngày khó khăn. Điều nầy có thể thực sự đưa đến một sự suy giảm - nhưng không nhất thiết là vậy nếu ban quản lý nhạy bén và phản ứng bằng cách phát hành nhiều vé hơn. Đó chính xác là việc mà người phát hành vé xếp sòng của chúng ta Alan Greenspan làm trong năm 1987 - và tôi tin là ông ấy sẽ còn làm nữa. Vì thế, như tôi đã nói ở phần đầu, câu chuyện hợp tác xã giữ trẻ giúp tôi giữ được bình tĩnh khi gặp khủng hoảng.

Or suppose Greenspan did not respond quickly enough and that the economy did indeed fall into a slump. Don't panic. Even if the head coupon issuer has fallen temporarily behind the curve, he can still ordinarily turn the situation around by issuing more coupons—that is, with a vigorous monetary expansion like the ones that ended the recessions of 1981-82 and 1990-91. So as I said, the story of the baby-sitting co-op helps me remain hopeful in times of depression.

Hoặc, giả sử Greenspan không phản ứng kịp thời và nền kinh tế thực sự đã rơi vào suy thoái. Đừng hốt hoảng. Ngay cả khi người phụ trách phát hành vé tạm thời bị tụt lại phía sau đường cong, thông thường ông ta vẫn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách phát hành thêm vé - đó là việc gia tăng tiền tệ mạnh mẽ như những đợt đã làm chấm dứt các cuộc suy thoái 1981-1982 và 1990-1991. Vì vậy, như tôi đã nói, câu chuyện hợp tác giữ trẻ giúp tôi duy trì hy vọng trong những lúc suy sụp.

Above all, the story of the co-op tells you that economic slumps are not punishments for our sins, pains that we are fated to suffer. The Capitol Hill co-op did not get into trouble because its members were bad, inefficient baby sitters; its troubles did not reveal the fundamental flaws of "Capitol Hill values" or "crony baby-sittingism." It had a technical problem—too many people chasing too little scrip—which could be, and was, solved with a little clear thinking. And so, as I said, the co-op's story helps me to resist the pull of fatalism and pessimism.

Trên tất cả mọi điều, câu chuyện hợp tác xã nầy cho bạn biết rằng suy giảm kinh tế không phải là sự trừng phạt dành cho tội lỗi của chúng ta, không phải là nỗi đau số phận buộc chúng ta phải gánh chịu. Hợp tác xã Đồi Capitol rơi vào rắc rối không phải vì các thành viên của nó là những người giữ trẻ tồi, kém kiệu quả; các rắc rối của nó không cho thấy một sai sót cơ bản nào của "các giá trị Đồi Capitol" hay "chủ nghĩa giữ trẻ thân hữu." Nó có một vấn đề kỹ thuật - quá nhiều người theo đuổi một số vé quá ít - điều mà có thể, và đã được, giải quyết với một chút tư duy sáng suốt. Và vì vậy, như tôi đã nói, câu chuyện tổ hợp giúp tôi kháng sự lại sự buông trôi theo chủ nghĩa định mệnh và bi quan.

But if it's all so easy, how can a large part of the world be in the mess it's in? How, for example, can Japan be stuck in a seemingly intractable slump—one that it does not seem able to get out of simply by printing coupons? Well, if we extend the co-op's story a little bit, it is not hard to generate something that looks a lot like Japan's problems—and to see the outline of a solution.

Nhưng nếu mọi thứ quá dễ dàng như thế, tại sao một phần lớn thế giới lại rơi trong hỗn loạn? Ví dụ, tại sao nước Nhật lại có thể bị kẹt trong sự suy giảm trông như khó chữa - sự suy giảm dường như không thể thoát ra đơn giản bằng cách in vé? Vâng, nếu chúng ta mở rộng câu chuyện một chút, không quá khó để tạo ra một cái gì đó rất giống với các vấn đề của nước Nhật - và xem xét các nét đại cương của giải pháp.

First, we have to imagine a co-op the members of which realized there was an unnecessary inconvenience in their system. There would be occasions when a couple found itself needing to go out several times in a row, which would cause it to run out of coupons—and therefore be unable to get its babies sat—even though it was entirely willing to do lots of compensatory baby-sitting at a later date. To resolve this problem, the co-op allowed members to borrow extra coupons from the management in times of need—repaying with the coupons received from subsequent baby-sitting. To prevent members from abusing this privilege, however, the management would probably need to impose some penalty—requiring borrowers to repay more coupons than they borrowed.

Trước hết, chúng ta phải hình dung một tổ hợp mà các thành viên của nó hiểu rõ có một sự bất tiện không cần có trong hệ thống. Có những dịp một cặp cần đi chơi nhiều lần liên tục và sẽ xài hết số vé của mình – và vì thế không thể gửi con của mình – cho dù họ thực sự mong muốn sau đó sẽ trông trẻ thật nhiều để bù lại. Để giải quyết vấn đề nầy, tổ hợp cho phép thành viên được mượn vé vượt mức từ ban quản lý khi cần – và trả lại bằng vé nhận được từ việc giữ trẻ sau này (*). Tuy vậy, để ngăn ngừa thành viên lạm dụng ưu tiên nầy, ban quản lý sẽ áp dụng một số hình phạt yêu cầu người mượn phải trả lại số vé nhiều hơn số đã mượn.

Under this new system, couples would hold smaller reserves of coupons than before, knowing they could borrow more if necessary. The co-op's officers would, however, have acquired a new tool of management. If members of the co-op reported it was easy to find baby sitters and hard to find opportunities to baby-sit, the terms under which members could borrow coupons could be made more favorable, encouraging more people to go out. If baby sitters were scarce, those terms could be worsened, encouraging people to go out less.

Trong hệ thống mới nầy, các cặp sẽ dự trữ số vé ít hơn trước đây do biết rằng họ có thể mượn thêm khi cần. Tuy vậy, ban quản lý hợp tác xã cần có một công cụ quản lý mới. Nếu các thành viên của nó thông báo rằng quá dễ tìm người trông trẻ và rất khó có cơ hội để giữ trẻ, điều kiện để thành viên có thể mượn vé được soạn thảo thoáng hơn, khuyến khích nhiều người đi chơi. Nếu người trông trẻ hiếm đi, các điều kiện sẽ ngặt nghèo hơn, khuyến khích mọi người đi chơi ít đi.

In other words, this more sophisticated co-op would have a central bank that could stimulate a depressed economy by reducing the interest rate and cool off an overheated one by raising it.

Nói cách khác, hợp tác xã phức tạp hơn nầy sẽ là một ngân hàng trung ương có thể kích thích một nền kinh tế suy thoái bằng cách giảm lãi suất và làm dịu một nến kinh tế quá nóng bằng cách tăng lãi suất lên.

But what about Japan—where the economy slumps despite interest rates having fallen almost to zero? Has the baby-sitting metaphor finally found a situation it cannot handle?

Nhưng thế nước Nhật thì sao - nền kinh tế Nhật suy giảm cho dù lãi suất đã rơi xuống gần như bằng không? Có phải ví dụ giữ trẻ cuối cùng đã gặp phải tình huống nó không thể giải thích được?

Well, imagine there is a seasonality in the demand and supply for baby-sitting. During the winter, when it's cold and dark, couples don't want to go out much but are quite willing to stay home and look after other people's children—thereby accumulating points they can use on balmy summer evenings. If this seasonality isn't too pronounced, the co-op could still keep the supply and demand for baby-sitting in balance by charging low interest rates in the winter months, higher rates in the summer. But suppose that the seasonality is very strong indeed. Then in the winter, even at a zero interest rate, there will be more couples seeking opportunities to baby-sit than there are couples going out, which will mean that baby-sitting opportunities will be hard to find, which means that couples seeking to build up reserves for summer fun will be even less willing to use those points in the winter, meaning even fewer opportunities to baby-sit ... and the co-op will slide into a recession even at a zero interest rate.

Tốt thôi, hãy hình dung có tính thời vụ trong cung và cầu của công việc trông trẻ. Trong mùa đông, trời lạnh và ảm đạm, các cặp không muốn đi chơi nhiều mà chỉ muốn ở nhà và trông con của những người khác – qua đó tích luỹ số điểm họ có thể sử dụng vào những tối hè yên ả. Nếu tính thời vụ nầy không quá mạnh mẽ, hợp tác sẽ vẫn giữ cân bằng giữa cung và cầu của việc giữ trẻ với lãi suất thấp trong những tháng mùa đông, lãi suất cao hơn trong những tháng mùa hè. Nhưng giả sử tính thời vụ thực ra rất mạnh. Khi đó trong mùa đông, cho dù lãi suất bằng không, số cặp tìm kiếm cơ hội để trông trẻ vẫn nhiều hơn số cặp đi chơi, có nghĩa là rất khó kiếm cơ hội để trông trẻ, có nghĩa là các cặp tìm cách tăng dự trữ cho vui chơi trong mùa hè lại càng không muốn sử dụng số điểm đó trong mùa đông, có nghĩa là cơ hội giữ trẻ lại càng ít hơn… và hợp tác xã đó sẽ trượt vào suy thoái ngay cả ở mức lãi suất bằng không.

And this is the winter of Japan's discontent. Perhaps because of its aging population, perhaps also because of a general nervousness about the future, the Japanese public does not appear willing to spend enough to use the economy's capacity, even at a zero interest rate. Japan, say the economists, has fallen into the dread "liquidity trap." Well, what you have just read is an infantile explanation of what a liquidity trap is and how it can happen. And once you understand that this is what has gone wrong, the answer to Japan's problems is, of course, quite obvious.

Và bây giờ là mùa đông chán nản của nước Nhật. Có thể do dân số già nua của nó, có thể do sự lo lắng mơ hồ về tương lai, công chúng Nhật hầu như không muốn tiêu xài nhiều để sử dụng khả năng của nền kinh tế, ngay cả với lãi suất bằng không. Nước Nhật, nói như các nhà kinh tế, đã rơi vào “cái bẫy thanh khoản”chết người. Vâng, điều mà bạn vừa đọc là sự giải thích thô sơ nhất bẫy thanh khoản là gì và cách mà nó xuất hiện. Và khi mà bạn hiểu được đây chính là cái trở nên tồi tệ, câu trả lời cho vấn đề của nước Nhật, dĩ nhiên, quá rõ ràng. (**)

So the story of the baby-sitting co-op is not a mere amusement. If people would only take it seriously—if they could only understand that when great economic issues are at stake, whimsical parables are not a waste of time but the key to enlightenment—it is a story that could save the world.

Như vậy, câu chuyện của hợp tác xã giữ trẻ không chỉ là trò giải trí. Chỉ cần mọi người xem xét nó nghiêm túc - chỉ cần họ hiểu được khi nào các vấn đề kinh tế lớn trở nên nghiêm trọng, những chuyện kể kỳ lạ sẽ không còn là sự lãng phí thời gian mà là chìa khoá cho sự giác ngộ - chính đây là câu chuyện có thể cứu rỗi thế giới nầy.

Chúng ta có thể dịch chuyển câu chuyện gần hơn một chút với cách thức mà nền kinh tế thực vận hành bằng cách tưởng tượng rằng các cặp có thể mượn và cho vay vé; khi đó lãi suất trong thị trường vốn thô sơ nầy sẽ đóng vai trò mà “tỉ lệ chiết khấu” của ban quản lý hợp tác xã đóng trong câu chuyện.

Vâng, có thể không rõ ràng lắm. Vấn đề căn bản với hợp tác xã trong mùa đông là mọi người muốn tiết kiệm vé họ kiếm được trong mùa đông để dùng trong mùa hè, thậm chí ở mức lãi suất bằng không. Những về tổng thể, các thành viên của tổ hợp không có thể tích lũy việc giữ trẻ mùa đông để xài trong mùa hè. Do vậy các nõ lực cá nhân thực hiện điều đó rốt cuộc không tạo ra được gì ngoài sự suy giảm trong mùa đông.

Câu trả lời là để làm cho nó rõ ràng là điểm số kiếm được trong mùa đông sẽ bị giảm giá trị nếu giữ cho đến mùa hè - thế này, số điểm kiếm được từ năm giờ giữ trẻ trong mùa đông sẽ tan chảy còn bằng chỉ bốn giờ trong mùa hè. Điều nầy sẽ khuyến khích mọi người sử dụng các giờ giữ trẻ của họ sớm hơn và như thế tạo nhiều cơ hội giữ trẻ hơn. Bạn sẽ cảm thấy dường như có gì đó không công bằng ở đây – nó như là tước đoạt sự tiết kiệm của người khác. Nhưng hiện thực ở đây là hợp tác xã như là một tổng thể không có thể gửi ngân hàng việc giữ trẻ mùa đông để sử dụng trong mùa hè, như thế nó thực sự làm biến dạng động cơ của các thành viên để cho phép họ trao đổi những giờ mùa đông lấy những giờ mùa hè trên cơ sở một-đổi-một.

Nhưng cái gì trong nền kinh tế không-giữ-trẻ tương ứng với vé của chúng ta bị tan chảy trong mùa hè? Câu trả lời là một nền kinh tế mắc kẹt trong bẫy thanh khoản cần có lạm phát kỳ vọng – có nghĩa là, nó cần thuyết phục mọi người rằng đồng yên mà họ cố tích trữ sau một tháng hay một năm sẽ mua được ít hơn so với hôm nay.

Việc chẩn đoán nước Nhật đang ở trong bẫy thanh khoản - và đề nghị lạm phát là một cách để thoát khỏi chiếc bẫy – đã bị phê phán khắp nơi trong những tháng qua. Nhưng họ phải đấu tranh với thành kiến cố hữu cho rằng giá cả ổn định luôn được mong muốn, rằng khuyến khích lạm phát là lừa đảo công chúng lấy mất phần thưởng xứng đáng cho sự tiết kiệm của họ để tạo ra những động cơ lầm lạc và nguy hiểm. Thưc ra, một vài nhà kinh tế và nhà phê bình cố gắng chứng tỏ rằng bất chấp vẻ bề ngoài, nước Nhật đang không kẹt trong bẫy thanh khoản, điều như vậy không thể thực sự xảy ra. Nhưng câu chuyện giữ trẻ mở rộng cho chúng ta biết nó có thể - và lạm phát thực sự là một giải pháp sửa sai kinh tế.

Translated by nguyen dinh huynh

http://www.slate.com/articles/news_and_politics/recycled/2008/10/babysitting_the_economy.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn