MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 3, 2011

This Week at War: Let's Talk About China Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa

A Contest for Supremacy calls on America's China-watchers to get real


This Week at War: Let's Talk About China
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa
BY ROBERT HADDICK | SEPTEMBER 23, 2011
ROBERT HADDICK
A new book argues that it's time to have an open conversation about the security challenges posed by the Middle Kingdom's rise, even if Beijing gets offended.
Một cuốn sách mới lập luận rằng đã đến lúc phải nói công khai về thách thức an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra, cho dù có làm Bắc Kinh khó chịu
In the preface to A Contest for Supremacy: China, America, and the Struggle for Mastery in Asia, Aaron Friedberg, an international relations professor at Princeton, describes how, in the waning months of the Clinton administration, he was hired to review the U.S. intelligence community's assessment of China. The experience, he says, left him deeply troubled about what he saw coming between China and the United States. By contrast, the "China hands" he knew in and out of the U.S. government "seemed to believe that a Sino-American rivalry was either highly unlikely, too terrifying to contemplate, or (presumably because talking about it might increase the odds that it would occur) too dangerous to discuss. Whatever the reason, it was not something that serious people spoke about in polite company."
Trong lời tựa cuốn Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng: Trung Hoa, Hoa Kỳ, và cuộc tranh đua làm chủ châu Á, Aaron Friedberg[1], một giáo sư quan hệ quốc tế ở Princeton, mô tả trong những tháng gần cuối của chính quyền Clinton, ông đã được thuê để xem xét lại đánh giá của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ về Trung Hoa như thế nào. Ông nói, kinh nghiệm khiến ông hết sức bối rối về những gì ông thấy đang đến giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ. Trái lại, những “bàn tay Trung Hoa” ông biết trong và ngoài chính phủ Mỹ tin rằng một sự kình địch Hoa – Mỹ dường như hoặc là rất khó xảy ra, quá khủng khiếp nên không thể nghĩ tới, hoặc là (cho rằng nói đến chuyện đó có thể làm tăng khả năng nó xảy ra) quá nguy hiểm để thảo luận. Dù lý do gì thì đó không phải là chuyện để những người nghiêm túc nói về nó giữa chỗ bạn bè thân mật và lịch sự.
Like tossing a dead skunk into a garden party, A Contest for Supremacy aims to shake things up among the foreign-policy elite inside the United States. Friedberg presents all of the arguments employed in favor of optimism and complacency regarding the trends facing the United States in East Asia then systemically shoots them down. His book is the most thorough wake-up call yet regarding the security challenges presented by China's rise. It is also a plea to have an honest conversation about the difficult questions facing the United States in Asia.
Giống như ném xác một con chồn hôi vào bữa tiệc ngoài vườn, Một cuộc tranh cãi về uy quyền tối thượng nhằm lay động những người trong giới tinh hoa chính sách ngoại giao bên trong nước Mỹ. Friedberg trình bày tất cả những lý lẽ được sử dụng để ủng hộ tinh thần lạc quan và tự mãn liên quan đến xu hướng đang đối mặt với Hoa Kỳ ở Đông Á sau đó đánh đổ tất cả những lập luận ấy một cách có hệ thống. Cuốn sách của ông là lời kêu gọi thức tỉnh thấu đáo về những thách đố an ninh do sự trỗi dậy của Trung Hoa. Nó cũng là lời yêu cầu khẩn thiết một cuộc nói chuyện thành thực về những vấn đề khó khăn đang hiện ra trước mặt Hoa Kỳ ở Châu Á.
The book's straightforward organization bolsters Friedberg's arguments. The first four chapters summarize the history of China's dealings with the West and explain the origins of the Middle Kingdom's rivalry with other great powers, including the United States. Thucydides and Bismarck would quickly recognize Friedberg's description of a rising China that has growing interests and that sees that it must take action to defend its position. The unfortunate fact that China's new interests overlap with those of the current dominant power is nothing new in the history of great-power collisions.
Bố cục rõ ràng mạch lạc của cuốn sách làm mạnh thêm những luận điểm của Friedberg. Bốn chương đầu tóm tắt lịch sử Trung Hoa giao thiệp với Phương Tây và giải thích nguồn gốc sự thù địch của Trung Quốc với các cường quốc khác trong đó có Mỹ. Thucydides và Bismarck chắc sẽ nhanh chóng nhận ra sự diễn tả của Friedberg về một Trung Hoa đang trỗi dậy có những lợi ích và nó thấy nó cần phải hành động để bảo vệ vị trí của nó. Sự kiện bất hạnh là những lợi ích mới của Trung Hoa lại trùng với những lợi ích của cường quôc vượt trội hiện tại không có gì mới trong lịch sử những cuộc đụng độ của các siêu cường.
The second section of the book discusses China's view of its strategic situation. Friedberg draws extensively from Chinese sources to describe Beijing's view of the United States and the Chinese leadership's conceptions of its long-term interests and probable grand strategy. According to Friedberg, China's leaders view the United States not as a status quo power, but as a revisionist force determined to one day overthrow one-party rule inside China. This argument may come as a surprise to those in the United States who thought a revisionist China was challenging the status quo United States.
Phần hai cuốn sách bàn về quan điểm của Trung Hoa về vị thế chiến lược của nó. Friedberg rút một cách rộng rãi từ các nguồn của Trung Hoa để miêu tả quan điểm của Bắc Kinh về Hoa Kỳ và các quan niệm của lãnh đạo Trung Hoa về những quyền lợi dài hạn của nó và chiến lược lớn mà nó có thể áp dụng. Theo Friedberg các lãnh đạo Trung Hoa nhìn Hoa Kỳ không phải là một cường quốc nguyên trạng (status quo) mà là một lực lượng xét lại, quyết định đến một ngày nào đó lật đổ chế độ độc đảng bên trong Trung Hoa. Lý lẽ này là điều ngạc nhiên đối với những ai ở Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng một nước Trung Hoa xét lại đang thách thức cường quốc Hoa Kỳ nguyên trạng.
Friedberg analyzes why, in addition to its economic potential, China is such a difficult challenge for U.S. policymakers. It has been two centuries, with its struggles against Britain, since the United States faced a strategic adversary that was simultaneously a broad and deep trading and financial partner. Friedberg catalogs the numerous business and academic interests inside the United States that profit from their relationships with China and who seek to downplay the strategic rivalry. Finally there are China's tactics, which emphasize patience and outwardly profess modesty about China's intentions and capabilities. Meanwhile, according to Friedberg, China seeks "to win without fighting" by establishing alternative networks and alliances that will eventually supplant and replace those global institutions created and defended by the United States and its allies.
Friedberg phân tích tại sao, ngoài tiềm lực kinh tế của nó, Trung Hoa là một thách thức hóc búa đối với các nhà vạch chính sách Hoa Kỳ. Đã hai thế kỷ, với những cuộc đấu tranh của nó chống đế quốc Anh, Hoa Kỳ phải đối mặt với một kẻ thù chiến lược đồng thời là đối tác thương mại tài chính rộng và sâu. Friedberg liệt kê nhiều công cuộc kinh doanh và những mối quan tâm học thuật bên trong Hoa Kỳ được hưởng lợi từ các mối quan hệ của chúng với Trung Hoa và đó là những người đang tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc tranh đua chiến lược này. Cuối cùng là những chiến thuật của Trung Hoa, nhấn mạnh lòng kiên nhẫn và bề ngoài tuyên bố một cách khiêm tốn về những ý đồ và những khả năng của Trung Hoa. Trong khi đó, theo Friedberg, Trung Hoa tìm cách "không đánh mà vẫn thắng" bằng cách thiết lập các mạng lưới thay thế và các đồng minh cuối cùng sẽ hất cẳng và thay thế các thiết chế toàn cầu do Mỹ và các đồng minh của nó lập ra và bảo vệ.
After conducting a net assessment of China's and America's hard and soft power, Friedberg concludes with an analysis of the strategic options available to U.S. policymakers. He has little regard for the idea that being firm with China's leaders will merely catalyze an avoidable conflict. For Friedberg, China's rulers are tough and thick-skinned realists whose decisions will benefit from a firm U.S. approach and who, by contrast, could tragically miscalculate if they perceive American vacillation. He recommends reinforcing conventional military deterrence, reaffirming U.S. alliances in Asia, and taking steps to maintain U.S. research and technological advantages. Perhaps most important is Friedberg's plea for U.S. policymakers and citizens to openly discuss the adverse trends facing the United States in East Asia and to reject the idea that merely discussing these issues will create a confrontation.
Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ về quyền lực cứng và mềm của Trung Hoa và Hoa Kỳ, Friedberg kết luận bằng một phân tích về các phương án chiến lược có sẵn cho các nhà làm kế hoạch Hoa Kỳ. Ông xem thường cái ý tưởng tin chắc rằng các lãnh đạo Trung Hoa chỉ xúc tác một cuộc xung đột có thể tránh được. Đối với Friedberg, các nhà cai trị Trung Hoa là những kẻ thực tế chủ nghĩa thô bạo và chai lì mà những quyết định của họ sẽ được lợi từ một quan điểm cứng rắn của phía Hoa Kỳ, còn họ, trái lại, có thể tính toán sai một cách thảm hại nếu họ nắm được sự dao động của Mỹ. Ông khuyên nên củng cố rào chắn quân sự thông thường, khẳng định lại liên minh của Mỹ với các nước châu Á, và tiến hành các bước duy trì nghiên cứu và các ưu thế công nghệ của Mỹ. Có lẽ quan trọng nhất là yêu cầu của Friedberg đối với các nhà lập chính sách và các công dân là thảo luận công khai các xu hướng thù địch đang đối mặt với Hoa Kỳ ở châu Á, và vứt bỏ cái ý nghĩ cho rằng chỉ riêng việc thảo luận những vấn đề này cũng có thể tạo ra sự đối đầu.
The fragility of China's internal situation and the cresting in two decades of its demographic advantage do not escape Friedberg's scrutiny. Although Chinese leaders have displayed caution and patience, the window will close on their ability to take advantage of their growing power. With the next decade or so possibly being the most dangerous, there is all the more reason for both U.S. policymakers and the electorate to engage the difficult arguments presented in his book.
Tình hình nội bộ dễ đổ vỡ của Trung Hoa và đỉnh cao của thuận lợi về nhân khẩu trong hai thập kỷ không thoát khỏi sự xem xét kỹ lưỡng của Friedberg. Mặc dầu các lãnh đạo Trung Hoa đã tỏ ra thận trọng và kiên nhẫn, cánh cửa sẽ đóng lại với khả năng lợi dụng sức mạnh đang lớn lên của nó. Với khoảng một thập kỷ tới, có thể là thập kỷ nguy hiểm nhất, sẽ có đủ lý do để các nhà làm chính sách và cử tri lao vào những cuộc tranh cãi gay go được trình bày trong cuốn sách của ông.

Translated by Hieu Tan

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn