MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 10, 2011

温家宝深圳讲话为何受关注 Tại Sao Ngôn Luận Của Ôn Gia Bảo Tại Thâm Quyến Vang Vọng Khắp Nơi


温家宝深圳讲话为何受关注
Tại Sao Ngôn Luận Của Ôn Gia Bảo Tại Thâm Quyến Vang Vọng Khắp Nơi
温总理的四“要”主张提纲挈领、蕴含深意,可视为政改突破口,而最重要的是尽快行动起来

胡舒立
Hồ Thư Lập


今年826日,是深圳经济特区成立30周年。以此为契机,改革思潮再次涌动,其中又以温家宝总理在深圳的讲话最受关注。这是因为温总理重申了政治体制改革的重要性,提出仅要推进经济体制改革,还要推进政治体制改革,没有政治体制改革的保障,经济体制改革的成果就会得而复失,现代化建设的目标就不可能实现
26 tháng 8 năm nay là ngày kỷ niệm 30 năm thành lập Đặc Khu Kinh Tế Thâm Quyến. Nhân dịp nầy tư triều cải cách lại ào ào trỗi lên, trong đó lời phát biểu của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo tại Thâm Quyến là ngôn luận thu hút nhiều chú ý hơn cả. Lý do là vì Thủ Tướng Ôn đã trịnh trọng tái khẳng định tính chất trọng yếu của công cuộc cải cách thể chế chính trị, đề xuất rằng Trung Quốc “không những phải xúc tiến cải cách thể chế kinh tế mà còn phải xúc tiến cải cách thể chế chính trị. Nếu không được cải cách thể chế chính trị bảo vệ, thành quả đã gặt hái được trong quá trình cải cách thể chế kinh tế sẽ tiêu tan và nỗ lực hiện đại hóa quốc gia sẽ thất bại.”

虽然这段话并未出现于官方通讯稿的突出位置,却在海内外引发强烈回声。足见在中共十七大报告以建立社会主义民主政治为题、以整章篇幅再度详细阐释政治体制改革任务三年之后,公众对是项改革仍是何等殷殷以待!
Mặc dù không được giới thông tấn chính thức đặt vào vị trí nổi bật, nhưng câu nói này đã vang vọng mãnh liệt khắp Trung Quốc cũng như hải ngoại. Điều này cũng đủ để chứng tỏ rằng công chúng vẫn đang khát khao mong chờ việc thực thi cải cách chính trị, một nhiệm vụ đã được vạch ra tường tận trong bản báo cáo mang tựa đề “Xây Dựng Nền Chính Trị Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa” tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 17 ba năm về trước.
知易行难。中国改革已经到了必须推进政治体制改革的键时刻。近年来,经济体制改革虽不断有技术性进展,然而,在财税、要素价格改革等政府曾作出庄严承诺的领域,迄无重大突破。原因复杂,而主要障碍便是政治体制改革止步不前。由于政改滞缓,文化、社会体制改革亦难有大突破。深化改革障碍重重,令公众对改革本身的评价和预期产生分歧。在改革开放已逾卅载、中国经济总量跃居全球第二之时,领导人仍不得不重申只有坚持推进改革开放,国家才有光明前途这正是改革边际效益下降的反映。政治体制改革已经拖不起、等不得了。
Tri dị hành nan (biết dễ làm khó). Thời khắc quan kiện mà Trung Quốc buộc phải thực thi cải cách thể chế chính trị đã đến. Trong những năm gần đây, tuy cải cách thể chế kinh tế không ngừng phát triển theo chiều hướng kỹ thuật hóa nhưng trong nhiều lãnh vực mà chính phủ đã trịnh trọng cam kết, như thuế vụ và điều chỉnh quy chế định giá nhân tố, vẫn không có đột phá gì đáng kể. Nguyên nhân dĩ nhiên là phức tạp, nhưng chướng ngại chủ yếu vẫn là tình trạng dậm chân tại chỗ của công cuộc cải cách chính trị. Vì việc cải chính trì trệ nên văn hóa và cải cách thể chế xã hội cũng khó có đột phá lớn lao. Chướng ngại càng ngày càng dồn dập trên con đường cải chính đã tạo ra phân kỳ trong quần chúng về triển vọng và giá trị của chính bản thân cải cách. Khi cải cách đã vượt qua mốc 30 năm và tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc đã đứng vào địa vị thứ nhì trên thế giới, giới lãnh đạo không thể trốn tránh việc tái khẳng định rằng “phải kiên trì xúc tiến cải cách và khai phóng, đất nước mới có tiền đồ sáng sủa.” Hiện trạng phản ánh quá rõ ràng vấn nạn suy giảm của “hiệu ứng biên tế” trong quá trình cải cách. Cải cách thể chế chính trị không thể trì hoãn và chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn nữa.
政治体制改革与经济体制改革具有相互依赖,相互配合的关系,改革开放总设计师邓小平对此早有清醒认识:们所有的改革最终能不能成功,还是决定于政治体制的改革。
Mối quan hệ giữa cải cách thể chế chính trị và cải cách thể chế kinh tế có tính chất “tương ỷ và tương phối.” Đặng Tiểu Bình, nhà tổng thiết kế cải cách và khai phóng, đã sớm nhận thức rõ ràng điều nầy: “Tất cả mọi cải cách của chúng ta có thành công hay không rốt cuộc rồi cũng do cải cách thể chế chính trị quyết định.”
回首改革开放之初,经济体制改革与政治体制改革一度并行不悖。废除领导职务终身制、推进党政分开、强化人大职能、在重大问题上政府与公众对话,便是早期改革的尝试。但是,20多年来,政治体制改革力度不足,却是不争的事实。值得警惕的是,当前出现了一种论调:中国经济的巨大成功,反过来证明了中国政治上的成功。按此逻辑,中国60多年来几无变化的政治体制,先验地既适应计划经济,也适应市场经济;基于这种中国模式政治优势过去不必改革,今后也无需改革。这种论调无视当前经济发展与政治体制不相适应的现实,与中共已有的政改决策相抵牾,也是对昭昭民意的漠视。
Nhìn lại giai đoạn đầu của công cuộc cải cách và khai phóng chúng ta có thể thấy rằng cải cách thể chế kinh tế và cải cách thể chế chính trị đã từng một thời rốt ráo song hành. Phế trừ chế độ tại nhiệm suốt đời trong các chức vụ lãnh đạo, xúc tiến việc tách rời chức năng của Đảng và chính phủ, tăng cường vai trò của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, khuyến khích đối thoại giữa chính phủ và công chúng trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại ... đều là những thử nghiệm sơ kỳ của công cuộc cải cách. Nhưng sự thật không thể chối cãi là trong hơn 20 năm qua sức mạnh của cải cách thể chế chính trị đã sút giảm và trở nên quá khiếm khuyết. Chúng ta cần thận trọng cảnh giác trước một luận điệu mới được đề xướng gần đây: Thành công lớn lao của nền kinh tế Trung Quốc đã chứng minh ngược lại rằng chế độ chính trị Trung Quốc cũng thành công. Theo lập luận này thì chế độ chính trị Trung Quốc trong 60 năm qua chẳng có gì biến đổi và xét ra thì nó thích hợp cho cả kinh tế kế hoạch lẫn kinh tế thị trường. Dựa trên “ưu thế chính trị” của loại “mô thức Trung Quốc” này, vì quá khứ đã không đòi hỏi cải cách thì không lý gì cải cách lại cần thiết cho tương lai. Luận điệu này không chịu nhìn nhận hiện thực sờ sờ trước mắt là thể chế chính trị không còn thích hợp cho công cuộc phát triển kinh tế và hơn nữa nó lại mâu thuẫn với quyết sách cải chính đã được công bố của Trung Quốc, cũng như trắng trợn xem thường khát vọng của nhân dân trong vấn đề này.
政治体制改革举步不前,也与一些认识上的现实顾虑相关。其中最大的顾虑是担心政改稍有不慎将导致社会动荡。这种顾虑可以理解,也值得重视,但如果疑虑过重,则只能延后改革,进一步累积社会失稳的因素。
Về mặt nhận thức, những mối ưu lo của chúng ta cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng dậm chân tại chỗ của công cuộc cải cách thể chế chính trị. Mối ưu lo lớn lao nhất là tâm lý e rằng nếu việc cải chính có chút gì không được thực thi cẩn thận thì sẽ dẫn đến trạng thái biến động xã hội. Mối ưu lo này là điều có thể lý giải và đáng được trọng thị, nhưng nếu ưu lo quá độ thì sẽ trì hoãn việc cải chính và trầm trọng hóa các nhân tố gây ra bất ổn xã hội.
应该看到,经过30多年的改革开放,市场经济体制框架基本确立,中国社会经济结构发生了根本变化,各阶层、各地区间经济纽带牢固,企业和公民的产权关系、法律关系空前明晰,公民人格独立意识、权利意识、参与意识初步觉醒,NGO等社会组织焕发活力,新一代公民期待经过启蒙,建设理性社会。因此,只要政改渐进、有序,就不必担心纷争四起、国无宁日。周边国家和地区的转型经验充分表明,在政治体制改革中,细波微澜或难避免,但只要稳步迈向真正的民主社会,现代经济社会运行机制断难被颠覆。而政改推进必须与社会、文化改革相同步,并与深化经济改革相辅相成。
Trải qua hơn 30 năm cải cách và khai phóng, chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng khuông giá của thể chế kinh tế thị trường đã được xác lập, cơ cấu kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã chuyển hóa tận gốc rễ, mối liên kết kinh tế giữa các giai tầng và các khu vực cũng rất vững vàng, quan hệ sản quyền của công dân và xí nghiệp cũng như quan hệ pháp luật đã đạt mức minh bạch chưa từng thấy, ý thức cá nhân độc lập, ý thức quyền lợi, và nhu cầu tham dự của công dân đã bắt đầu phát triển. Các tổ chức phi chính phủ cũng như các mạng lưới xã hội khác càng ngày càng hoạt động tích cực. Thế hệ công dân mới đang mong chờ cơ hội kiến thiết một xã hội lý tính thông qua quá trình khải mông. Bởi thế nếu việc cải chính được tiến hành từ từ và có trật tự thì không nhất thiết cần phải lo lắng về vấn đề “bè phái phân tranh tứ tung, đất nước chẳng có ngày yên ổn.” Kinh nghiệm chuyển hình của các quốc gia và khu vực phụ cận cho ta biết rõ sóng bé bão nhẹ là chuyện khó tránh trong quá trình cải cách thể chế chính trị, nhưng nếu chúng ta vững bước tiến về hướng xã hội dân chủ chân chính thì các cơ chế vận hành kinh tế và xã hội hiện đại do chúng ta tạo dựng tuyệt đối không dễ bị phá vỡ. Hơn nữa, không những cải chính cần phải được xúc tiến đồng thời với cải cách xã hội và văn hóa, mà cần phải hỗ tương phụ trợ các cải cách kinh tế phức tạp hơn.
30年前深圳特区成立,其前期发展曾伴随着激烈的争论,其实质是要不要改革。如果说,当年的争论主要是意识形态之争,那么,当今的改革争论则更多基于复杂的利益诉求。欲推进整体改革,需要建立不同利益集团之间的协商沟通机制,既避免少数人的专断,又避免多数的暴政。然而,改革毕竟不可能完全迎合既得利益集团的需要。当前,社会利益冲突加剧,群体性事件多发,人心思变,民气可用。富有胆识的政治家不难找到可以依靠的社会力量,从而让政治体制改革启碇,整体改革扬帆。
Khi Đặc Khu Kinh Tế Thâm Quyến được thành lập cách đây 30 năm, lúc ban đầu nó đã gây ra một cuộc tranh luận kịch liệt xoay quanh vấn đề chủ chốt là Trung Quốc có nên cải cách hay không. Nếu vào thời điểm đó việc tranh luận chỉ tập trung vào phạm trù ý thức hệ thì bây giờ nó đã được đa dạng hóa dựa trên sự cạnh tranh của nhiều quyền lợi đối kháng rất phức tạp. Nếu muốn xúc tiến toàn diện công cuộc cải cách, chúng ta cần phải thiết lập các cơ chế đối thoại và hiệp thương để những đoàn thể lợi ích có điều kiện tương tác và hội đàm nhằm ngăn chận tệ nạn độc đoán của thiểu số cũng như tình trạng “bạo chính của đa số.” Đương nhiên, nói cho cùng thì cải cách cũng không thể hoàn toàn phục vụ nhu cầu của các đoàn thể lợi ích. Hiện tại, xung đột lợi ích xã hội đã gia tăng cao độ, những sự kiện mang tính quần chúng cũng phát sinh liên miên, lòng dân muốn thay đổi và khí thế của họ có thể khai thác. Quý vị chính khách phú hữu đảm lượng và trí tuệ muốn tìm kiếm những lực lượng xã hội có thể nương nhờ không phải là chuyện khó khăn, và từ đó có thể nhổ neo khởi hành công cuộc cải cách thể chế chính trị, rồi thuận gió dương buồm đưa con thuyền cải cách toàn diện ra khơi.
为政改特有的敏感性,近两年来相关改革主张每每以政府改革”“行政体制改革代之,事实上避开了改革的主体任务,在实践中也难以有效推进。此次温家宝讲话提出,政治体制改革的任务包括要保障人民的民主权利和合法权益;要最广泛地动员和组织人民依法管理国家事务和经济、社会、文化事务;要从制度上解决权力过分集中又得不到制约的问题,创造条件让人民批评和监督政府,坚决惩治贪污腐败;要建设一个公平正义的社会,特别是要保障司法公正,重视保护和帮助弱势群体,使人们在生活中有安全感,对国家的发展有信心。此四张提纲挈领、蕴含深意,可视为政改突破口,而最重要的是尽快行动起来。
Vì tính mẫn cảm đặc hữu của nó, chủ trương cải chính trong hai năm nay thường được thay thế bằng những khái niệm hạn hẹp như “cải cách chính phủ” và “cải cách thể chế hành chính” mà thực chất chỉ là một phương thức tránh né nhiệm vụ chủ thể của công cuộc cải cách. Kết quả tất yếu là việc xúc tiến khó đạt được hiệu suất cao. Lần này ngôn luận của Ôn Gia Bảo đề xuất cụ thể rằng nhiệm vụ cải cách thể chế chính trị là: “Phải bảo vệ quyền lợi dân chủ cũng như quyền lợi pháp luật của nhân dân; phải động viên và tổ chức rộng rãi để nhân dân có điều kiện tham gia quản lý công việc của nhà nước cũng như các sự vụ kinh tế, xã hội, và văn hóa của quốc gia theo luật định; phải giải quyết, bằng quy trình chế độ, vấn đề tập trung quyền lực quá mức nhưng thiếu cơ cấu ước thúc, tạo điều kiện để nhân dân có thể phê bình và giám đốc chính phủ, kiên quyết trừng trị tham ô, hủ bại; phải kiến thiết một xã hội có chính nghĩa và công bình, đặc biệt là phải bảo vệ tính chất công chính của hệ thống tư pháp, trọng thị việc bảo hộ và giúp đỡ các thành phần nhược thế, để nhân dân có một cuộc sống an toàn và tin tưởng vào sự phát triển của quốc gia.” Chủ trương bốn “phải” nầy nêu ra những mấu chốt quan trọng, bao hàm nhiều ý tưởng sâu sắc, có thể xem là khởi điểm đột phá của công cuộc cải cách, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tức tốc hành động.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhpc38iNa0oMXQ9_tyt1njQ4tf74yi6hYYV4CZde8BgMAyZ8niOZWeWOCwR2byHrJdmL3DM_W1vaYkocjL6UAQIDqigoo6Zj_qZT_B49042ZwnZOO0meftzHUD_gJ3T5oR31SWfSHtuS5n2/s1600/hothulap.jpg
胡舒立
现任财新传媒总编辑、财新《新世纪》总编辑、《财新中国改革》执行总编辑、中山大学传播与设计学院院长、教授、博士生导师。




Hồ Thư Lập: Đương nhiệm tổng biên tập của công ty Truyền Thông Tài Tân, tổng biên tập của tuần báo Tân Thế Kỷ, chấp hành tổng biên tập của tạp chí Trung Quốc Cải Cách, giáo sư, viện trưởng Học Viện Truyền Bá Và Thiết Kế của Đại Học Trung Sơn.


Translated by Nam Hải Trường Sơn
http://hushuli.blog.caixin.cn/archives/8314

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn