MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 24, 2011

Panda Mugging Hành hung gấu trúc


Panda Mugging

Hành hung gấu trúc

Can the 2012 candidates China-bash their way to victory?

Liệu các ứng viên Tổng thống năm 2012 có liên tục đả kích Trung Quốc cho đến ngày thắng lợi hay không?

BY MICHAEL A. COHEN | OCTOBER 14, 2011

Michael A. Cohen, 14-10-2011,

A bipartisan spirit has momentarily returned to Washington! Before anybody gets too excited, it's not on jobs, the deficit, or the economy -- but rather China. By a 63-35 tally, the U.S. Senate voted on Tuesday, Oct. 11, to support tough legislation slapping tariffs on countries that purposely undervalue their currency (read: China). And though the bill has almost no chance of becoming law -- House Speaker John Boehner has called the legislation "dangerous" -- the fact that it was co-sponsored by a gaggle of liberal, moderate, and conservative senators suggests that this broadside against America's second-largest trading partner has support from across the political spectrum.

Một tinh thần lưỡng đảng đã trở lại Thủ đô Washington! Nhưng xin mọi người khoan quá phấn kích, vì tính lưỡng đảng này không liên quan đến công ăn việc làm, thâm hụt ngân sách hay nền kinh tế – nhưng tập trung vào Trung Quốc (TQ). Bằng một số phiếu 63-35, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết vào hôm thứ Ba, 11-10, để ủng hộ một dự án luật nghiêm khắc nhằm áp đặt thuế quan vào các nước cố tình kìm giá tiền tệ của họ ở mức quá thấp (phải hiểu là: TQ). Và mặc dù dự án luật này gần như không có cơ may trở thành luật – Chủ tịch Hạ viện John Boehner gọi hành động lập pháp này là “nguy hiểm” – nhưng sự thể nó được đồng-bảo trợ (co-sponsored) bởi một đám Nghị sĩ tự do, ôn hòa, và bảo thủ đã cho thấy rằng loạt đả kích nhắm vào đối tác thương mại lớn thứ nhì của Mỹ đang nhận được hậu thuẫn đều khắp trên lăng kính chính trị Mỹ.

In a way, it's surprising that it took this long for Congress to get around to making China a scapegoat for the continued U.S. downturn. After all, finding a foreign bogeyman at a time of domestic economic dissatisfaction is hardly unusual. In the 1930s, it helped spur passage of the Smoot-Hawley tariffs; in the 1980s and early 1990s, economic fears -- and high-profile investments by Japanese businesses, like the purchase of Rockefeller Center -- led to a round of Japan-bashing in popular culture and the media.

Trong một cách nào đó, điều đáng ngạc nhiên là Quốc hội Mỹ đã mất một thời gian khá lâu mới tìm ra cách biến TQ thành con dê tế thần cho cuộc suy trầm kinh tế còn tiếp diễn của Hoa Kỳ. Dẫu sao, việc tìm cho ra một ông kẹ [mối đe dọa] từ nước ngoài trong một thời kỳ dân chúng bất mãn về kinh tế trong nước không phải là điều mới lạ. Trong thập niên 1930, tâm lý này đã thúc đẩy việc Quốc hội thông qua luật thuế quan Smoot-Hawley; trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, những lo sợ kinh tế – và việc đầu tư nổi bật của các công ty Nhật vào Hoa Kỳ, như việc mua Trung tâm Rockefeller – đã dẫn đến một loạt công kích Nhật Bản trong văn hóa quần chúng và trên các phương tiện truyền thông.

In Tuesday's most recent Republican debate, GOP front-runner Mitt Romney was unabashed in labeling China as a cheater and manipulator of its currency. According to Romney, "the Chinese are smiling all the way to the bank, taking our currency and taking our jobs and taking a lot of our future." In a Washington Post op-ed three days later, Romney went even further, accusing China of seeking "advantage through systematic exploitation of other economies" and stealing American innovations. His remedy: classifying Beijing as a currency manipulator and taking a host of unilateral steps against China, including punitive measures.

Trong cuộc tranh luận gần đây nhất vào hôm thứ Ba giữa các ứng viên Cộng hòa, ứng cử viên dẫn đầu Mitt Romney không mảy may e ngại khi gọi TQ là nước gian lận và dùng thủ đoạn để kìm giá đồng Nhân dân tệ và gây bất lợi cho các ngoại tệ khác. Theo Romney, “người TQ đang cười toe toét suốt đường đi tới ngân hàng, lấy tiền của chúng ta, lấy công ăn việc làm của chúng ta và lấy mất khá nhiều tương lai của chúng ta”. Trong một bài op-ed [đối diện với bài xã luận] trên tờ Washington Post ba hôm sau đó, Romney còn đi xa hơn, lên án TQ tìm “những lợi thế bằng cách bóc lột có hệ thống các nền kinh tế khác” và ăn cắp các sáng kiến của Mỹ. Thuốc trị của ông: xếp loại Bắc Kinh như một nước dùng thủ đoạn tiền tệ (currency manipulator) và áp đặt một loạt những biện pháp đơn phương chống lại TQ, kể cả biện pháp trừng phạt.

These sorts of attacks on China, while relatively rare in presidential politics, are not unheard of. In 1992, Bill Clinton regularly took then-President George H.W. Bush to task for his coddling of the "butchers of Beijing" (a policy that was quickly reversed once Clinton took office -- a compelling reminder that even the harshest foreign-policy campaign rhetoric should perhaps be taken with a grain of salt). China "bashing" began to emerge more prominently during the 2010 campaign with dozens of congressional contenders scapegoating China for America's economic troubles.

Những hình thức đả kích chống TQ này, mặc dù tương đối hiếm trong các cuộc vận động tranh cử Tổng thống, nhưng không phải là không nghe tới. Năm 1992, Bill Clinton thường xuyên cáo buộc Tổng thống đương nhiệm George H.W. Bush về tội o bế “các tên đồ tể Bắc Kinh”. (Nhưng Clinton nhanh chóng đảo ngược chính sách của mình sau khi đắc cử – điều này nhắc nhở hùng hồn rằng ta không nên tin vào khẩu khí gay gắt của các ứng viên trong vấn đề đối ngoại). Những hành động “đả kích” TQ bắt đầu xuất hiện nổi bật hơn trong cuộc vận động tranh cử Quốc hội năm 2010 với hàng chục ứng cử viên đổ lỗi cho TQ đã gây ra các vấn đề kinh tế đáng lo cho Mỹ.

For example, Sen. Harry Reid accused his GOP rival Sharron Angle of being a "foreign worker's best friend" for supporting tax increases that sent American jobs to China and India. He was joined by Democratic colleagues like Barbara Boxer who went after Carly Fiorina for supporting "Shanghai" over "San Jose." Then-Rep. Zack Space of Ohio criticized his Republican opponent for backing free trade with China because it helped "their standard of living." Republicans got in some jabs as well, including Spike Maynard, whose ads attacking 34-year incumbent Rep. Nick Rahall featured traditional, plucked-string, Chinese-style music, red backgrounds, and shadowy pictures of what appears to be Chairman Mao.

Chẳng hạn Nghị sĩ Harry Reid đã lên án đối thủ Cộng hòa Sharon Angle về tội là “người bạn thân nhất của công nhân nước ngoài” vì cho rằng ông này đã ủng hộ việc tăng thuế khiến các công ty đưa việc làm tại Mỹ sang Trung Quốc và Ấn Độ. Ông được các đồng nhiệp Dân chủ hùa theo, chẳng hạn Barbara Boxer đã đả kích Carly Forina về tội đặt “Thượng Hải” lên trên “San Jose”. Dân biểu Cộng hòa đương nhiệm Zack Space tại Ohio đã chỉ trích đối thủ cùng đảng của ông về tội ủng hộ tự do mậu dịch với TQ vì chính sách này đã giúp nâng cao “mức sống của họ”. Các ứng viên Cộng hòa cũng tham gia những đấm đá chính trị liên quan đến TQ, chẳng hạn Spike Maynard dùng quảng cáo TV để đả kích Dân biểu Dân chủ Nick Rahall, người có thâm niên 34 năm tại Quốc hội, bằng nhạc đàn tranh truyền thống TQ, trên nền đỏ, và những hình ảnh lờ mờ nom như Chủ tịch Mao.

And it isn't just the loss of jobs that provokes American ire -- it's also the holding of trillions of dollars in U.S. debt by the Chinese government. In reality, China owns just around 8 percent of all U.S. Treasurys -- the largest group of owners is actually individual Americans and U.S. institutions. Yet even President Barack Obama has been quick to remind audiences that continued deficit spending means "borrowing more from countries like China." The notion that China is "America's banker" has more or less become a cliché.

Và người Mỹ phẫn nộ không phải chỉ vì mất công ăn việc làm, mà còn vì Chính phủ TQ đang cầm trong tay hàng nghìn tỷ đôla trái phiếu của Mỹ. Trên thực tế, TQ chỉ làm chủ khoảng 8% tổng số trái phiếu do Bộ Tài chính Mỹ phát hành – thật ra, tập thể chủ nhân lớn nhất gồm có những cá nhân người Mỹ và các định chế Mỹ. Tuy vậy, ngay cả Tổng thống Barack Obama cũng nhanh chóng nhắc nhở dân chúng Mỹ rằng tiếp tục chi tiêu thâm hụt có nghĩa là “vay mượn thêm từ các quốc gia như Trung Quốc”. Cái ý niệm cho rằng TQ là “ngân hàng của Mỹ” không ít thì nhiều đã trở thành một sáo ngữ.

But for all the bipartisan panda-mugging going on, it's unclear that the American people are buying it quite yet. According to a recent poll by the Pew Research Center, when given an option of "getting tougher with China" or "building a stronger relationship," voters supported the latter by a 53-40 margin. Even though all but five members of the Senate Democratic caucus voted for this week's currency bill, only 32 percent of Democratic voters want to see a get-tough approach to China. In fact, the only group of Americans that Pew could find who were in favor of a get-tough stance with China were self-described Tea Party members.

Nhưng cho dù việc hành hung chú gấu trúc [đả kích TQ] đang diễn ra trong cả hai Đảng, không ai dám chắc là nhân dân Mỹ đang hậu thuẫn hiện tượng này. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, khi được cho lựa chọn giữa “cứng rắn hơn với TQ” và “xây dựng quan hệ bền vững hơn”, cử tri ủng hộ điều sau bằng một tỷ lệ 53-40. Mặc dù gần như tất cả khối Dân chủ Thượng viện, chỉ trừ 5 thành viên, đều bỏ phiếu chấp thuận dự án luật tiền tệ tuần này, nhưng chỉ có 32% cử tri Dân chủ muốn thấy một đường lối cứng rắn với TQ. Thật ra, nhóm người Mỹ duy nhất mà Pew có thể nhận thấy là đang ủng hộ một đường lối cứng rắn với TQ là những người tự nhận là thành viên của phong trào [dân túy] Tea Party.

The reality is that while the Chinese currency is likely undervalued (though steadily appreciating), it's hardly a predominant cause of America's economic malaise. As Adam Hersh, an economist at the Center for American Progress (CAP), wrote on Oct. 7, "Policymakers should not pretend ... that tackling the exchange rate issue will be a panacea for our economic growth, jobs, and competitiveness challenges."

Sự thật là mặc dù đồng Nhân dân tệ có thể là bị kìm giá (nhưng hiện đang tăng giá đều đặn), đây không phải là nguyên nhân chính yếu tạo ra cuộc suy trầm kinh tế tại Mỹ hiện nay. Như Adam Hersh, một kinh tế gia tại Trung tâm Vì tiến bộ Mỹ (Center for American Progress/CAP) đã viết ngày 7-10, “Các nhà hoạch định chính sách đừng làm bộ… như thể giải quyết vấn đề hối suất là có thể tìm ra liều thuốc bá bệnh (panacea) cho việc tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm, và những thử thách cho khả năng cạnh tranh của chúng ta”.

Moreover, a blunt instrument like the legislation passed in the Senate will be unlikely to shift Chinese behavior in the near term -- (as Atlantic correspondent James Fallows explained it to me, "It is as bad in internal Chinese politics to 'knuckle under' to U.S. 'demands' as vice versa") -- and even if it did, it would take a massive appreciation in the yuan to have any real significant impact on American jobs.

Hơn nữa, một khí cụ cùn như dự án luật được Thượng viện vừa mới thông qua sẽ không thể thay đổi hành vi của TQ trong ngắn hạn – (như thông tín viên James Fallows của tờ Atlantic đã giải thích cho tôi, “Thật là không tốt cho chính trị nội bộ của TQ nếu TQ phải ‘nhượng bộ’ trước ‘những yêu sách’ của Mỹ, cũng như ngược lại” – và nếu TQ có nhượng bộ đi nữa, thì đồng Nhân dân tệ cũng phải tăng giá ào ạt mới tạo được ảnh hưởng đáng kể trên công ăn việc làm của người Mỹ.

If anything, such a course of action would likely lead jobs to trickle to other low-wage countries rather than back to the United States -- a phenomenon that is already taking place as labor costs in China are on the rise. Given that China is the third-largest importer of American goods ($66 billion so far this year), a potential trade war would not only affect what Americans pay for Chinese products, but it could also directly harm U.S. exporters and -- wait for it -- cost American jobs.

Có chăng là, việc tăng giá đồng Nhân dân tệ sẽ có khả năng chuyển một ít công việc từ TQ sang các nước có lao động rẻ khác chứ không đưa chúng về lại Mỹ – một hiện tượng đã bắt đầu diễn ra khi giá lao động tại TQ đang có chiều hướng tăng cao. Trong tình hình TQ là nước nhập khẩu hàng hóa Mỹ đứng thứ ba (66 tỷ đôla cho đến thời điểm này năm nay), một chiến tranh mậu dịch nếu xảy ra cũng không ảnh hưởng giá cả mà người Mỹ trả cho hàng TQ, nhưng nó có thể gây tổn thương trực tiếp cho các công ty xuất khẩu của Mỹ và – hãy đợi mà xem – sẽ làm mất thêm nhiều công ăn việc làm tại Mỹ.

As CAP's Nina Hachigian points out, it's not that currency valuation is unimportant. But other challenges in the U.S.-China relationship, like improved market access for U.S. products and better intellectual-property protections, need to be addressed. That's where the focus should be -- and to some extent it has been with the Obama administration, which has not been shy in taking China to the World Trade Organization on exactly these points.

Như Nina Hachigian của Trung tâm Vì tiến bộ Mỹ vạch rõ, không phải việc tăng giá đồng Nhân dân tệ là không quan trọng. Nhưng những thử thách khác trong quan hệ Mỹ-Trung, như vấn đề cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm của Mỹ và bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ, cần phải được đối phó nghiêm chỉnh. Đó là các lãnh vực cần phải quan tâm – và ở một mức độ nào đó Chính quyền Obama đã làm như vậy và không ngại ngùng đưa TQ ra trước WTO về những điểm này.

According to Devin Stewart, a senior fellow at the Carnegie Council and longtime Asia watcher, Congress is taking what he calls quite bluntly "a boneheaded approach. It is the exact opposite direction we should be going in." The right direction, he says, would be to focus on spurring innovation at home and building social infrastructure rather than making China into a global bad guy.

Theo Devin Stewart, một nhà nghiên cứu thâm niên tại Hội đồng Carnegie (the Carnegie Council) và là một nhà quan sát tình hình châu Á, Quốc hội đang thi hành điều mà ông gọi thẳng thừng là “một đường lối ngu muội. Nó đi ngược lại đường hướng mà đáng lẽ ta phải đi”. Đường hướng đúng đắn phải là tập trung vào việc khuyến khích sáng kiến ở trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội hơn là biến TQ trở thành một tên ác ôn toàn cầu.

It reminds me of a conversation I had with one of Foreign Policy's former editors, Charles William Maynes, not longer after the 9/11 attacks. When I noted how quickly America had united against al Qaeda and the broader terrorist bogeyman, he upbraided me: "If it wasn't the jihadists, it would have been the Chinese." With Osama bin Laden somewhere at the bottom of the Arabian Sea, maybe it's China's turn.

Điều này nhắc tôi nhớ lại một mẩu chuyện mà tôi trao đổi với một trong những cựu biên tập viên của tạp chí Foreign Policy, Charles William Maynes, không lâu sau vụ tấn công khủng bố Ngày 11 tháng Chín. Khi tôi nhận xét nhân dân Mỹ đã đoàn kết rất nhanh chóng để chống lại Tổ chức al Qaeda và tên trùm khủng bố toàn cầu, anh ta đã mắng tôi: “Nếu không có bọn thánh chiến Hồi giáo, thì lại có bọn TQ”. Bây giờ Osama bin Laden đang ở một nơi nào dưới đáy Biển Ả Rập, có lẽ đã đến phiên TQ.


Michael Cohen là một tác giả và là nhà nghiên cứu thâm niên tại Trung tâm nghiên cứu American Security Project (Dự án An ninh Mỹ).



Foreign Policy

Translated by Trần Ngọc Cư

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/14/china_republican_policy_panda_mugging?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn