MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 28, 2011

A NEW KIND OF KOREA: Building Trust Between Seoul and Pyongyang MỘT NƯỚC TRIỀU TIÊN KIỂU MỚI: XÂY DỰNG LÒNG TIN GIỮA XƠUN VÀ BÌNH NHƯỠNG


A NEW KIND OF KOREA: Building Trust Between Seoul and Pyongyang

MỘT NƯỚC TRIỀU TIÊN KIỂU MỚI: XÂY DỰNG LÒNG TIN GIỮA XƠUN VÀ BÌNH NHƯỠNG

Park Geun-hye

Foreign Affairs – Sep-Oct 2011

Park Geun-hye

Foreign Affairs số tháng 9-10/2011

On August 15, 1974, South Korea’s In-dependence Day, I lost my mother, then the country’s first lady, to an assassin acting under orders from North Korea. That day was a tragedy not only for me but also for all Koreans. Despite the unbearable pain of that event, I have wished and worked for enduring peace on the Korean Peninsula ever since. But 37 years later, the confict on the peninsula persists. The long-simmering tensions between North and South Korea resulted in an acute crisis in November 2010. For the first time since the Korean War, North Korea shelled South Korean territory, killing soldiers and civilians on the island of Yeonpyeong.

Vào ngày độc lập của Hàn Quốc, ngày 15/8/1974, tôi đã mất đi người mẹ của mình, khi đó là đệ nhất phu nhân của đất nước, dưới tay một kẻ ám sát hành động theo các mệnh lệnh từ Bắc Triều Tiên. Ngày hôm đó là một bi kịch không chỉ đối với tôi mà còn đối với tất cả người dân Hàn Quốc. Từ đó, bất chấp nỗi đau không thể chịu đựng nổi do vụ việc đó gây ra, tôi đã mong muốn và làm việc vì nền hoà bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên. Nhưng 37 năm sau, cuộc xung đột trên bán đảo này vẫn cứ dai dẳng. Những căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào tháng 11/2010. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã nã pháo vào lãnh thổ của Hàn Quốc, giết hại các binh lính và dân thường trên đảo Yeonpyeong.

Only two weeks earlier, South Korea had become the first country outside the g-8 to chair and host a g-20 summit, welcoming world leaders to its capital, Seoul. These events starkly illustrated the dual reality of the Korean Peninsula and of East Asia more broadly. On the one hand, the Korean Peninsula remains volatile. The proliferation of weapons of mass destruction by North Korea, the modernization of conventional forces across the region, and nascent great-power rivalries highlight the endemic security dilemmas that plague this part of Asia. On the other hand, South Korea’s extraordinary development, sometimes called the Miracle on the Han River, has, alongside China’s rise, become a major driver of the global economy over the past decade.

Trước đây chỉ hai tuần, Hàn Quốc đã trở thành đất nước đầu tiên không thuộc G-8 chủ trì và đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, chào đón các nhà lãnh đạo trên thế giới đến thủ đô của mình, Xơun. Những sự kiện này đã minh chứng rõ ràng cho thực tế kép về Bán đảo Triều Tiên và về Đông Á rộng lớn hơn. Một mặt, Bán đảo Triều Tiên vẫn không ổn định. Việc Bắc Triều Tiên phổ biến các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, sự hiện đại hoá các lực lượng thông thường trên khắp khu vực này, và những sự kình địch mới nảy sinh giữa các nước lớn làm nổi bật những tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh thường thấy gây khó khăn cho khu vực này của châu Á. Mặt khác, sự phát triển phi thường của Hàn Quốc, đôi khi được gọi là Sự thần kỳ trên sông Hàn, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã trở thành một động lực chính của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua.

These two contrasting trends exist side by side in Asia, the information revolution, globalization, and democratization clashing with the competitive instincts of the region’s major powers. To ensure that the first set of forces triumphs, policymakers in Asia and in the international community must not only take advantage of existing initiatives but also adopt a bolder and more creative approach to achieving security. Without such an eªort, military brinkmanship may only increase-withrepercussions well beyond Asia. For this reason, forging trust and sustainable peace on the Korean Peninsula represents one of the most urgent and crucial tasks on Asia’s list of outstanding security challenges.

Hai xu hướng trái ngược nhau này cùng tồn tại ở châu Á, cuộc cách mạng thông tin, sự toàn cầu hoá và dân chủ hóa xung đột với các bản năng mang tính cạnh tranh của các cường quốc chủ yếu của khu vực. Nhằm đảm bảo rằng loạt lực lượng đầu tiên giành chiến thắng, các nhà hoạch định chính sách ở châu Á và trong cộng đồng quốc tế cần phải không chỉ tận dụng các sáng kiến hiện nay mà còn phải thực hiện một đường hướng táo bạo và sáng tạo hơn để có được an ninh. Thiếu một nỗ lực như vậy, chính sách quân sự “bên miệng hố chiến tranh” chỉ có thể tăng lên – với những hậu quả vượt ra bên ngoài châu Á. Vì lí do này, việc tạo dựng lòng tin và hoà bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên là một trong những nhiệm vụ khẩn cấp và mang tính quyết định nhất trong danh sách các thách thức an ninh đáng chú ý của châu Á.

Introducing Trust

Thể hiện sự tin tưởng

A lack of trust has long undermined attempts at genuine reconciliation between North and South Korea. What little confidence did exist between the two countries virtually disappeared last year, after North Korea destroyed the South Korean naval ship Cheonan in March and brazenly attacked Yeonpyeong Island in November. North Korea also revealed that it had constructed a sophisticated uranium-enrichment facility, directly contravening commitments it had ndertaken, most recently in the September 19, 2005, joint statement of the six-party talks, to forbid uranium enrichment and abandon its nuclear weapons program.

Việc thiếu lòng tin từ lâu đã làm xói mòn các nỗ lực hoà giải thật sự giữa Bắc Triều Tiền và Hàn Quốc. Sự tin tưởng ít ỏi còn tồn tại giữa hai nước thật sự đã biến mất vào năm 2010, sau khi Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc vào tháng 3/2010 và đã trâng tráo tấn công Đảo Yeonpyeong vào tháng 11. Bắc Triều Tiên cũng đã tiết lộ rằng nước này đã xây dựng một cơ sở làm giàu urani tinh vi, trực tiếp vi phạm các cam kết mà nước này đã thực hiện, gần đây nhất vào 19/9/2005 là tuyên bố chung của đàm phán 6 bên, cấm việc làm giàu urani và từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

As one Korean proverb goes, one-handed applause is impossible. By the same token, peace between the two Koreas will not be possible without a combined ffort. For more than half a century, North Korea has blatantly disregarded international norms. But even if Seoul must respond forcefully to Pyongyang’s rovocations, it must also remain open to new opportunities for improving elations between the two sides. Precisely because trust is at a low point these days, South Korea has a chance to rebuild it. In order to transform the Korean Peninsula from a zone of conflict into a zone of trust, South Korea should adopt a policy of “trustpolitik,” establishing mutually binding expectations based on global norms.

Như một câu tục ngữ của Triều Tiên, không thể vỗ tay bằng một bàn tay. Vì thế, hoà bình giữa hai miền Triều Tiên sẽ không thể có được nếu thiếu một nỗ lực phối hợp. Trong hơn nửa thế kỷ, Bắc Triều Tiên rõ ràng là đã coi thường các chuẩn mực quốc tế. Nhưng cho dù Xơun phải trả đũa bằng vũ lực những sự khiêu khích của Bình Nhưỡng, nước này cũng vẫn phải để ngỏ các cơ hội mới cho việc cải thiện các mối quan hệ giữa hai bên. Chính vì sự tin tưởng ở mức thấp trong những ngày này, Hàn Quốc có một cơ hội để xây dựng lại nó. Để biến Bán đảo Triều Tiên từ một khu vực xung đột thành một khu vực của lòng tin, Hàn Quốc cần phải thực hiện chính sách “chính trị niềm tin”, tạo ra những sự mong đợi ràng buộc lẫn nhau dựa trên các chuẩn mực toàn cầu.

“Trustpolitik” does not mean unconditional or one-sided trust without verification. Nor does it mean forgetting North Korea’s numerous transgressions or rewarding the country with new incentives. Instead, it should be comprised of two coexisting strands: first, North Korea must keep its agreements made with South Korea and the international community to establish a minimum level of trust, and second, there must be assured consequences for actions that breach the peace. To ensure stability, trustpolitik should be applied consistently from issue to issue based on verifiable actions, and steps should not be taken for mere political expediency.

“Chính trị niềm tin” không có nghĩa là sự tin tưởng vô điều kiện hau một phía mà không được kiểm chứng. Nó cũng không có nghĩa là quên đi vô số tội lỗi của Bắc Triều Tiên hay thưởng cho đất nước này các sáng kiến mới. Thay vào đó, nó cần phải bao gồm hai mạch cùng tồn tại: thứ nhất, Bắc Triều Tiên phải giữ các thoả thuận của mình với Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế nhằm thiết lập được mức độ tin tưởng tối thiểu, và thứ hai, cần phải đảm bảo sẽ có những hậu quả đối với các hành động phá vỡ hoà bình. Để đảm bảo sự ổn định, chính trị niềm tin phải được áp dụng một cách nhất quán từ vấn đề này đến vấn đề khác dựa trên các hành động có thể xác minh, và không nên thực hiện các biện pháp chỉ vì thủ đoạn chính trị.

Building trust between competing nations has been accomplished before. The United States and China overcame deep mutual suspicions to establish relations in the 1970s. Egypt and Israel signed a peace accord in 1979 after a gradual process of trust-building between the two sides, and the agreement remains a linchpin of stability for the entire Middle East, even after the change in regime in Egypt earlier this year. In the 1950s, European nations overcame a half cen tury of warfare to create what would later become the European Union.

Việc xây dựng lòng tin giữa các nước cạnh tranh nhau đã được thực hiện từ trước. Mỹ và Trung Quốc đã vượt qua được những sự nghi ngờ lẫn nhau sâu sắc để thiết lập các mối quan hệ vào những năm 1970. Ai Cập và Ixraen đã ký một hiệp ước hoà bình vào năm 1979 sau tiến trình dần dần xây dựng lòng tin giữa hai bên, và một thoả thuận vẫn là yếu tố cốt tử của sự ổn định cho toàn bộ khu vực Trung Đông, ngay cả sau sự thay đổi chế độ ở Ai Cập vào đầu năm nay. Vào những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã vượt qua nửa thế kỷ chiến tranh để tạo ra cái mà sau này trở thành Liên minh châu Âu.

Although Asia’s cultural, historical, and geopolitical environment is unique, the continent can learn from these precedents, particularly Europe’s experience. To begin with, Asian states must slow down their accelerating arms buildup, reduce military tensions, and establish a cooperative security regime that would complement existing bilateral agreements and help resolve persistent tensions in the region. In addition, they should strengthen existing multilateral regimes-such as the asean Regional Forum, a formal dialogue among 27 nations on East Asian security issues; the trilateral summits through which China, Japan, and South Korea coordinate their shared policy concerns; and the Asia-Pacific Economic Cooperation. Together, these efforts would help form a more resilient Asian security network and build trust and security on the Korean Peninsula. Such endeavors will undoubtedly take time. But if North and South Korea and other Asian countries can institutionalize confidence-building measures, they will bolster the odds that economic and political cooperation can overcome military and security competition.

Mặc dù môi trường văn hoá, lịch sử và địa chính trị của châu Á là duy nhất, lục địa này có thể học được từ những tiền lệ này, đặc biệt là từ kinh nghiệm của châu Âu. Để bắt đầu, các nhà nước châu Á phải làm chậm lại việc tăng cường vũ trang đang gia tăng của họ, giảm tình trạng căng thẳng về quân sự, và thiết lập một cơ chế an ninh mang tính hợp tác sẽ bổ sung cho các thoả thuận song phương hiện nay và giúp giải quyết những căng thẳng kéo dài ở khu vực này. Ngoài ra, họ cần phải củng cố các cơ chế đa phương hiện nay - chẳng hạn như Diễn đàn Khu vực ASEAN, một diễn đàn đối thoại chính thức giữa 27 nước về các vấn đề an ninh Đông Á; các hội nghị thượng đỉnh ba bên qua đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phối hợp các mối lo ngại chính sách chung của họ; và tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với nhau, những nỗ lực này giúp hình thành một mạng lưới an ninh châu Á kiên cường hơn và xây dựng lòng tin và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên. Những nỗ lực như vậy chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng nếu Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc và các nước châu Á khác có thể thể chế hoá các biện pháp xây dựng lòng tin, họ sẽ thúc đẩy những lợi thế mà sự hợp tác kinh tế và chính trị có thể vượt qua sự cạnh tranh về quân sự và an ninh.

Bringing Pyongyang Into The Fold

Đưa Bình Nhưỡng trở lại cộng đồng

To establish trustpolitik on the Korean Peninsula, South Korea should adapt its past strategies toward North Korea. Previous governments in Seoul have alterna tively attempted to engage and deter Pyongyang. The ones that have emphasized accommodation and inter-Korean solidarity have placed inordinate hope in the idea that if the South provided sustained assistance to the North, the North would abandon its bellicose strategy toward the South. But after years of such attempts, no fundamental change has come. Meanwhile, the governments in Seoul that have placed a greater emphasis on pressuring North Korea have not been able to inuence its behavior in a meaningful way, either.

Để thiết lập chính trị niềm tin trên Bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc cần phải điều chỉnh các chiến lược trong quá khứ của mình đối với Bắc Triều Tiên. Các chính quyền trước đây ở Xơun đã lần lượt nỗ lực can dự và răn đe Bình Nhưỡng. Các chính quyền chú trọng vào sự dàn xếp và sự đoàn kết liên Triều đặt sự hy vọng thái quá vào ý tưởng rằng nếu Hàn Quốc đem lại sự hỗ trợ lâu dài cho Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên sẽ từ bỏ chiến lược hiếu chiến của mình đối với Hàn Quốc. Nhưng sau nhiều năm nỗ lực như vậy, vẫn không có một sự thay đổi cơ bản nào. Trong khi đó, các chính quyền ở Xơun chú trọng hơn vào việc gây áp lực lên Bắc Triều Tiên cũng không thể tác động đến cách cư xử của nước này theo một cách có ý nghĩa.

A new policy is needed: an alignment policy, which should be buttressed by public consensus and remain constant in the face of political transitions and unexpected domestic or international events. Such a policy would not mean adopting a middle-of-the-road approach; it would involve aligning South Korea’s security with its cooperation with the North and inter-Korean dialogue with parallel international efforts. An alignment policy would entail assuming a tough line against North Korea sometimes and a flexible policy open to negotiations other times. For example, if North Korea launches another military strike against the South, Seoul must respond immediately to ensure that Pyongyang understands the costs of provocation. Conversely, if North Korea takes steps toward genuine reconciliation, such as reafirming its commitment to existing agreements, then the South should match its efforts. An alignment policy will, over time, reinforce trustpolitik.

Một chính sách mới là cần thiết: chính sách gắn kết mà cần phải được củng cố bởi sự đồng lòng của dân chúng và vẫn bất biến trước những sự chuyển giao chính trị và các sự kiện không mong đợi ở trong nước và quốc tế. Một chính sách như vậy sẽ không có ý nghĩa là thực hiện một đường hướng chiết trung; nó sẽ bao gồm việc gắn vấn đề an ninh của Hàn Quốc với sự hợp tác của nước này với Bắc Triều Tiên và cuộc đối thoại liên Triều với những nỗ lực song song của quốc tế. Chính sách gắn kết có thể kéo theo việc thực hiện một đường lối cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên vào lúc này và một chính sách linh hoạt để ngỏ cho các cuộc đàm phán vào những thời điểm khác. Chẳng hạn, nếu Bắc Triều Tiên phái động một đòn tấn công quân sự khác nhằm vào Hàn Quốc, Xơun phải trả đũa ngay lập tức để đảm bảo rằng Bình Nhưỡng hiểu được những cái giá phải trả của hành động khiêu khích. Ngược lại, nếu Bắc Triều Tiên có những bước đi tiến tới hoà giải thực sự, như khẳng định lại cam kết của mình đối với các thoả thuận hiện nay, thì khi đó Hàn Quốc phải có hành động tương xứng với các nỗ lực của họ. Cùng với thời gian, chính sách gắn kết sẽ củng cố chính trị niềm tin.

To implement such an alignment policy, South Korea must first demonstrate, through a robust and credible deterrent posture, that it will no longer tolerate North Korea’s increasingly violent provocations. It must show Pyongyang that the North will pay a heavy price for its military and nuclear threats. This approach is not new, but in order to change the current situation, it must be enforced more vigorously than in the past. In particular, Seoul has to mobilize the international community to help it dismantle Pyongyang’s nuclear program. Under no circumstances can South Korea accept the existence of a nuclear-armed North Korea. North Korea’s nuclearization also poses a major threat to the international community because Pyongyang could develop long-range missiles with nuclear warheads or transfer nuclear technologies and materials abroad. Through a combination of credible deterrence, strenuous persuasion, and more effective negotiation strategies, Seoul and the international community must make Pyongyang realize that it can survive and even prosper without nuclear weapons. If North Korea undertakes additional nuclear tests, South Korea must consider all possible responses in consultation with its principal ally, the United States, and other key global partners.

Để thực hiện một chính sách gắn kết như vậy, Hàn Quốc trước hết phải chứng tỏ, thông qua một tư thế răn đe mạnh mẽ và đáng tin cậy, rằng nước này sẽ không còn khoan dung cho những hành động khiêu khích ngày càng bạo lực của Bắc Triều Tiên. Xơun phải cho Bình Nhưỡng thấy rằng Bắc Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho những hành động đe doạ bằng quân sự và hạt nhân của nước này. Đường hướng này không phải là mới nhưng để thay đổi tình hình hiện nay, nó phải được thực thi một cách mạnh mẽ hơn so với trong quá khứ. Đặc biệt là Xơun phải huy động cộng đồng quốc tế giúp huỷ bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Dù trong hoàn cảnh nào Hàn Quốc cũng không bao giời chấp nhận sự tồn tại của một Bắc Triều Tiên trang bị hạt nhân. Việc Bắc Triều Tiên trang bị hạt nhân cũng gây ra một mối đe doạ lớn cho cộng đồng quốc tế bởi vì Bình Nhưỡng có thể phát triển các tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân hay chuyển giao các công nghệ và nguyên liệu hạt nhân ra bên ngoài. Thông qua việc kết hợp sự răn đe đáng tin cậy, sự thuyết phục đòi hỏi nhiều cố gắng, và các chiến lược đàm phán hiệu quả hơn, Xơun và cộng đồng quốc tế cần phải khiến Bình Nhưỡng nhận ra rằng nước này có thể tồn tại và thậm chí phát triển thịnh vượng mà không cần có vũ khí hạt nhân. Nếu Bắc Triều Tiên thực hiện thêm các vụ thử hạt nhân, Hàn Quốc phải xem xét mọi sự trả đũa có thể bằng việc tham khảo ý kiến đồng minh chủ chốt của mình, Mỹ, và các đối tác toàn cầu then chốt khác.

Even as Seoul and its allies strengthen their posture against North Korea’s militarism and nuclear brinkmanship, they must also be prepared to offer Pyongyang a new beginning. Trust can be built on incremental gains, such as joint projects for enhanced economic cooperation, humanitarian assistance from the South to the North, and new trade and investment opportunities. When I met the North Korean leader Kim Jong Il in Pyongyang in 2002, we discussed a range of issues, including a Eurasian railway project that would reconnect the Trans-Korean Railway, which has been severed since the Korean War, and link it to the Trans-Siberian and Trans-China lines. Reconnecting the Korean railway would be a testament to mutual development and inter-Korean peace. And if that line were then tied to other regional lines, the effort could help develop China’s three northeastern provinces and Russia’s Far East-and, in turn, perhaps transform the Korean Peninsula into a conduit for regional trade. Although tensions have delayed further discussions about the railway project in recent years, these could be restarted as a means of building trust on vital security matters.

Ngay cả khi Xơun và các đồng minh của mình tăng cường tư thế của họ chống chủ nghĩa quân phiệt và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” hạt nhân của Bắc Triều Tiên, họ cũng phải sẵn sàng đem lại cho Bình Nhưỡng một sự khởi đầu mới. Lòng tin có thể được xây dựng trên những thành quả tăng thêm, như các dự án chung cho hợp tác kinh tế được tăng cường, viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc đối với Bắc Triều Tiên, và các cơ hội thương mại và đầu tư mới. Khi tôi gặp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng vào năm 2002, chúng tôi đã thảo luận về một loạt vấn đề, trong đó có dự án đường sắt Âu-Á sẽ nối lại tuyến Đường sắt xuyên Triều Tiên, đã bị cắt đứt kể từ Chiến tranh Triều Tiên, và nối nó với các tuyến đường xuyên Xibêri và xuyên Trung Quốc. Việc nối lại tuyến đường sắt Triều Tiên này sẽ là một bằng chứng rõ ràng cho sự phát triển đôi bên và hoà bình liên Triều. Và nếu tuyến đường đó khi đó được nối liền với các tuyến đường khác trong khu vực, nỗ lực này có thể giúp phát triển 3 tình phía Đông Bắc của Trung Quốc và miền Viễn Đông của Nga, và đến lượt nó có thể biến Bán đảo Triều Tiên thành một đường dẫn cho thương mại khu vực. Mặc dù những sự căng thẳng đã làm trì hoãn các cuộc thảo luận hơn nữa về dự án đường sắt này trong những năm gần đây, nhưng những cuộc thảo luận có thể được bắt đầu lại như là biện pháp xây dựng lòng tin đối với các vấn đề an ninh mang tính sống còn.

The rest of the world can help with these efforts. To begin with, strengthening the indispensable alliance between South Korea and the United States should send unequivocal signals to North Korea that only responsible behavior can ensure the regime’s survival and a better life for its citizens. The eu is not a member of the six-party nuclear talks, but the model of regional cooperation that Europe represents can contribute to peace building on the Korean Peninsula. Asian countries can devise ways to adopt a cooperative security arrangement based on the model of the Organization for Security and Cooperation in Europe, the world’s largest intergovernmental security organization. The osce process of fostering security and economic cooperation could be adapted to Northeast Asia: offering guarantees that North Korea would receive substantial economic and diplomatic benefits if it changed its behavior would reassure its leaders that the regime can survive without nuclear weapons.

Phần còn lại của thế giới có thể giúp những nỗ lực này. Để bắt đầu, việc tăng cường liên minh không thể thiếu được giữa Hàn Quốc và Mỹ cần phải gửi cho Bắc Triều Tiên các tín hiệu rõ ràng rằng chỉ có cách xử sự có trách nhiệm mới có thể đảm bảo sự tồn tại của chế độ này và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân của họ. EU không phải là thành viên của các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân, nhưng mô hình hợp tác khu vực mà châu Âu đem lại có thể góp phần vào việc xây dựng hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên. Các nước châu Á có thể đặt ra các hình thức để thực hiện một dàn xếp an ninh mang tính hợp tác dựa trên mô hìh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), tổ chức an ninh liên chính phủ lớn nhất của thế giới. Quá trình thúc đẩy an ninh và sự hợp tác kinh tế của OSCE có thể được điều chỉnh cho phù hợp với Đông Bắc Á: việc đưa ra những sự đảm bảo rằng Bắc Triều Tiên sẽ nhận được những lợi ích kinh tế và ngoại giao đáng kể nếu như nước này thay đổi cách cư xử của mình sẽ làm yên lòng các nhà lãnh đạo của nước này rằng chế độ này có thể tồn tại mà không cần có các vũ khí hạt nhân.

Given its role as North Korea’s principal economic benefactor and ally, China can play a critical part in prompting Pyongyang to change. Chinese efforts to encourage reforms in North Korea could be spurred by a more cooperative U.S.-Chinese relationship. As that relationship deepens, Pyongyang’s outlier status will increasingly undermine Beijing’s desire to improve its ties with Washington. Conversely, tensions between China and the United States might only increase North Korea’s intransigence, allowing it to play the two countries off each other.

Do vai trò của mình với tư cách là một nhà đem lại lợi ích kinh tế và một đồng minh chủ chốt của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có thể đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy Bình Nhưỡng thay đổi. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm khuyến khích các cuộc cải cách ở Bắc Triều Tiên có thể được khích lệ bởi mối quan hệ Mỹ-Trung hợp tác hơn. Khi mối quan hệ đó sâu sắc thêm, địa vị người ngoài cuộc của Bình Nhưỡng sẽ ngày càng làm xói mòn mong muốn của Bắc Kinh cải thiện các mối quan hệ của mình với Oasinhtơn. Ngược lại, những căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể làm tăng thêm sự ngoan cố của Bắc Triều Tiên, cho phép nước này đẩy hai nước Mỹ-Trung đến trận đấu quyết định với nhau.

Because South Korea maintains both a critical alliance with the United States and a strategic partnership with China, confidence building on the Korean Peninsula would also improve trust between Beijing and Washington, creating a virtuous cycle in which a more cooperative U.S.-Chinese relationship would bolster more positive inter-Korean relations and vice versa. Although North Korea continues to depend heavily on China’s economic and diplomatic protection, China’s growing global stature and interest in improving its ties with the United States may limit its support for North Korea if Pyongyang continues to threaten the region’s stability. North Korea may finally join the family of nations if it realizes that assistance from China cannot last forever.

Bởi Hàn Quốc vẫn vừa là liên minh quan trọng với Mỹ, vừa là đối tác chiến lược với Trung Quốc, việc xây dựng lòng tin đến Bán đảo Triều Tiên cũng sẽ cải thiện lòng tin giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn, tạo ra vòng tròn có tác dụng trong đó quan hệ Mỹ-Trung hợp tác hơn sẽ tăng cường các mối quan hệ liên Triều tích cực hơn và ngược lại. Mặc dù Bắc Triều Tiên tiếp tục phụ thuộc nặng nề vào sự bảo vệ của Trung Quốc về kinh tế và ngoại giao, địa vị toàn cầu ngày càng tăng và sự quan tâm của Trung Quốc vào cải thiện các mối quan hệ với Mỹ có thể hạn chế sự ủng hộ của nước này đối với Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đe doạ sự ổn định của khu vực này. Bắc Triều Tiên cuối cùng có thể gia nhập gia đình các quốc gia nếu đất nước này nhận ra rằng sự hỗ trợ từ Trung Quốc không thể kéo dài mãi mãi.

Making The Right Choice

The dual realities of the Korean Peninsula-prosperity and military tension-have coexisted for the past 60 years. In the midst of war and the bleakest of circumstances, South Korea received critical assistance from the United States and the international community that propelled its economic development and its democratization. Its progress was so fast, in fact, that in 2009 it became the first underdeveloped, aid-recipient country to become a member of the organization for Economic Cooperation and Development’s Development Assistance Committee. South Korea adheres to denuclearization, participates in countering the proliferation of other weapons of mass destruction, and increasingly contributes to global initiatives, such as reconstruction efforts in Afghanistan and antipiracy naval operations around the Horn of Africa.

Đưa ra sự lựa chọn đúng đắn

Những thực tế kép của Bán đảo Triều Tiên – sự thịnh vượng và tình trạng căng thẳng về quân sự – cùng tồn tại trong 60 năm qua. Giữa chiến tranh và tình cảnh u ám nhất, Hàn Quốc đã nhận được sự trợ giúp quan trọng từ Mỹ và cộng đồng quốc tế, điều đã thúc đẩy phát triển kinh tế và sự dân chủ hoá của nước này. Trên thực tế sự tiến bộ của nước này nhanh tới mức vào năm 2009 nó là nước kém phát triển và nhận viện trợ đầu tiên trở thành thành viên của Uỷ ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Hàn Quốc trung thành với quá trình phi hạt nhân hoá, tham gia chống lại việc phổ biến các vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác và ngày càng đóng góp nhiều hơn vào các sáng kiến toàn cầu, như các nỗ lực tái thiết ở Ápganixtan và các chiến dịch chống cướp biển của hải quân xung quanh khu vực Sừng châu Phi.

Enduring trust between the international community and South Korea was instrumental to Seoul’s development. To achieve the same outcome with North Korea, South Korea should adopt a principle of trustpolitik and an alignment policy. Once the vestiges of the harsh confrontation between Seoul and Pyongyang are overcome, the Korean Peninsula could emerge as a hub for cooperation and economic prosperity. Should the North relinquish its nuclear weapons and behave peacefully, it could work with the South to enhance economic cooperation between the two countries through special economic zones and the free movement of goods and people, gain development assistance from institutions such as the World Bank, and attract foreign investment. Such developments would contribute significantly to the establishment of a more enduring peace on the Korean Peninsula, and they might expedite the peninsula’s unification as well as encourage the gradual institutionalization of economic and security cooperation in Northeast Asia. A democratic, unified Korea would be an economic and security asset to the region.

Lòng tin lâu dài giữa cộng đồng quốc tế và Hàn Quốc góp phần cho sự phát triển của Xơun. Để đạt được một kết quả tương tự với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc cần phải thực hiện nguyên tắc chính trị niềm tin và chính sách gắn kết. Một khi các vết tích về cuộc đối đầu gay gắt giữa Xơun và Bình Nhưỡng được khắc phục, Bán đảo Triều Tiên có thể nổi lên như một trung tâm cho sự hợp tác và sự phát triển thịnh vượng về kinh tế. Nếu Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và hành xử một cách hoà bình, nước này có thể làm việc với Hàn Quốc để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua các khu vực kinh tế đặc biệt và sự tự do di chuyển của con người và hàng hoá, giành được viện trợ phát triển từ các thể chế như Ngân hàng Thế giới, và thu hút đầu tư nước ngoài. Những sự phát triển như vậy sẽ góp phần đáng kể vào việc thiết lập một nền hoà bình lâu dài hơn trên Bán đảo Triều Tiên, và chúng có thể xúc tiến sự thống nhất bán đảo này cũng như khuyến khích việc thể chế hoá dần sự hợp tác kinh tế và an ninh ở Đông Bắc Á. Một nước Triều Tiên dân chủ và thống nhất sẽ là tài sản về kinh tế và an ninh đối với khu vực này.

Many assert that in the coming years the Korean Peninsula will face growing uncertainty. But Koreans have shown that they can turn challenges into historic opportunities. In the 1960s and 1970s, South Korea chose to develop itself through rapid industrialization. In the 1990s, it expanded and deepened ties with countries and regions with which it had shared little during the Cold War, such as China, eastern Europe, and Russia. Over the last decade, it has emerged as one of Asia’s most vibrant democracies. Today, South Korea stands ready to work with the United States and other members of the international community to ensure that North Korea follows the same path.

Nhiều người khẳng định rằng trong những năm tới, Bán đảo Triều Tiên sẽ phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn gia tăng. Nhưng người Triều Tiên đã cho thấy rằng họ có thể biến các thách thức thành cơ hội lịch sử. Vào những năm 1960, 1970, Hàn Quốc đã lựa chọn tự phát triển thông qua quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng. Vào những năm 1990, nước này mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ với các nước và các khu vực mà nước này hầu như không có sự chia sẻ gì trong Chiến tranh Lanh, như Trung Quốc, Đông Âu và Nga. Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nổi lên như một trong những nền dân chủ mạnh mẽ nhất của châu Á. Ngày nay, Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ và các nước thành viên khác của cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo rằng Bắc Triều Tiên sẽ đi theo cùng một con đường.

http://www.foreignaffairs.com/articles/68136/park-geun-hye/a-new-kind-of-korea

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn