MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, October 5, 2011

In South China Sea, a dispute over energy TRANH CHẤP NĂNG LƯỢNG Ở BIỂN ĐÔNG



In South China Sea, a dispute over energy




Home to a population that consumes 20 percent of the world’s energy, China sees the waterways as indispensable to its economic health.
Là đất nước với một dân số tiêu thụ 20% năng lượng của thế giới, Trung Quốc thấy các tuyến đường thủy là một phần không thể thiếu đối với sức khỏe kinh tế của nó.
In South China Sea, a dispute over energy
TRANH CHẤP NĂNG LƯỢNG Ở BIỂN ĐÔNG
By Andrew Higgins, Published: September 18
Andrew Higgins, Thứ hai, ngày 03/10/2011

Ngày 17/9, tờ Bưu điện Oasinhtơn (Washinton Post) đăng bài “Tại Biển Đông, một cuộc tranh chấp năng lượng” của nhà báo Andrew Higgins, viết từ Philíppin. Andrew Higgins là phóng viên kỳ cựu của tờ Nhật báo Phố Uôn, báo Độc Lập, và hãng thông tấn Reuters, từng được giải báo danh tiếng Pulitzer. Sau đây là nội dung bài viết:
PUERTO PRINCESA, PHILIPPINES — When China’s largest offshore petroleum producerlaunched a $1 billion oil rig this summer from Shanghai, Lt. Gen. Juancho Sabban, the commander of Philippine military forces 1,500 miles away in the South China Sea, began preparing for trouble.
PUERTO PRINCESA, PHILIPPINES - Khi nhà sản xuất dầu lửa ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc bắt đầu xây dựng một dàn khoan dầu trị gía 1 tỉ USD vào mùa Hè năm nay ở Thượng Hải, Trung tướng Juchanco Sabban, chỉ huy các lực lượng quân đội của Philíppin cách đó 1500 dặm trên Biển Đông, đã bắt đầu chuẩn bị để đối phó với rắc rối.
The drilling platform, said China, would soon be heading in the general’s direction — southward into waters rich in oil and natural gas, and also in volatile fuel for potential conflict.
Phía Trung Quốc cho biết dàn khoan này sẽ sớm được đưa xuống phía Nam, tới các vùng biển giàu dầu mỏ và khí đốt, và cũng đầy bất trắc về khả năng xảy ra xung đột.
“We started war-gaming what we could do,” said Sabban, a barrel-chested, American-trained marine who, as chief of the Philippines’ Western Command, is responsible for keeping out intruders from a wide swath of sea that Manila views as its own but that is also claimed by Beijing.
“Chúng tôi bắt đầu trò chơi chiến tranh với những gì chúng tôi có thể làm”, Tướng Sabban nói. Ông từng là lính thuỷ quân lục chiến do Mỹ huấn luyện, và hiện là Tư lệnh Bộ chỉ huy phía Tây của Philíppin, chịu trách nhiệm chống lại những kẻ xâm nhập từ một vùng biển rộng lớn mà Manila coi là của mình, nhưng Bắc Kinh cũng có tuyến bố chủ quyền.
Arguments over who owns what in the South China Sea have rumbled on for decades, ever since 1947, when the doomed Chinese government of Chiang Kai-shek issued a crude map with 11 dashes marking as Chinese almost the entire 1.3 million-square-mile waterway. The Communist Party toppled Chiang butkept his map and his expansive claims, though it trimmed a couple of dashes.
Các tranh cãi xung quanh việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông đã diễ ra từ nhiều thập kỷ nay, từ khi Chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc năm 1947 ban hành một bản đồ sơ lược với 11 đoạn nhận gần như toàn bộ vùng biển rộng 1,3 triệu dặm vuông là củ Trung Quốc. Đảng Cộng sản lật đổ Tưởng Giới Thạch nhưng vẫn giữ tấm bản đồ của ông ta cũng như những tuyên bố chủ quyền rộng lớn, mặc dù đã bỏ đi hai đoạn.
Today, China’s insatiable thirst for energy has injected a highly combustible new element into long-running quarrels over cartography, arcane issues of international law and ancient shards of pottery that Beijing says testify to its “indisputable sovereignty” over the South China Sea.
Ngày nay, cơn khát năng lượng không thể thoả mãn của Trung Quốc đã trở thành một nhân tố mới, có khả năng bùng nổ cao, trong các cuộc tranh cãi lâu dài về khoa bản đồ, những vấn đề bí hiểm của luật quốc tế và những mảnh gốm sứ cổ mà Trung Quốc nói là đã minh chứng cho “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình ở Biển Đông.
China, which imports more than half its oil, will nearly double its demand for it over the next quarter-century, according to the International Energy Agency in Paris. Its demand for natural gas — believed to be particularly abundant beneath an archipelago of contested islands and reefs known as the Spratlys, just west of here — is projected to more than quadruple.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế tại Pari, Trung Quốc hiện nhập khẩu hơn một nửa lượng dầu tiêu thụ và sẽ tăng gần gấp đôi nhu cầu của mình trong một phần tư thế kỷ tới. Nhu cầu của Trung Quốc đối với khí đốt – thứ tài nguyên được cho là dồi dào bên dưới một quần đảo bao gồm nhiều hòn đảo và san hô có tên là Hoàng Sa, ở phía Tây của Philíppin – được dự tính sẽ tăng gấp bốn lần.
With consumption soaring and the price of imports rising, China is desperate for new sources to boost its proven energy reserves, which for oil now account for just 1.1 percent of the world total — a paltry share for a country that last year consumed 10.4 percent of total world oil production and 20.1 percent of all the energy consumed on the planet, according to theBP Statistical Review of World Energy.
Với lượng tiêu thụ gia tăng nhanh chóng và giá nhiên liệu nhập khẩu đang tăng lên, Trung Quốc tìm kiếm quyết liệt các nguồn cung mới để tăng lượng dự trữ năng lượng của mình, trong đó dầu hiện chỉ chiếm 1,1% tổng dự trữ của thế giới – tỉ lệ quá nhỏ đối với một quốc gia mà năm vừa rồi đã tiêu thụ 10,4% tổng lượng sản xuất dầu của thế giới và 20,1% tất cả năng lượng được tiêu thụ trên toàn cầu, theo Thống kê Năng lượng Thế giới cảu hãng BP.
As a result, Beijing views disputed waters as not merely an arena for nationalist flag-waving but as indispensable to its future economic well-being.
Kết quả là, Bắc Kinh coi các vùng biển tranh chấp không chỉ đơn thuần là nơi phất lên ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa, mà còn là phần không thể thiếu đối với tương lai thịnh vượng kinh tế của mình.
“The potential for what lies beneath the sea is clearly a big motivator” in a recent shift by China to a more pugnacious posture in the South China Sea, said William J. Fallon, a retired four-star admiral who headed the U.S. Pacific Command from 2005 until 2007. China is wary of pushing its claims to the point of serious armed conflict, which would torpedo the economic growth on which the party has staked its survival. But, Fallon said, such a thick fog of secrecy surrounds China’s thinking that “we have little insight into what really makes them tick.”
Theo William Fallon, cựu đô đốc bốn sao của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2005 đến 2007, “Tiềm năng dưới đáy biển rõ ràng là một động cơ lớn” trong các thay đổi gần đây của Trung Quốc theo hướng hiếu chiến hơn trên Biển Đông. Trung Quốc thận trọng không đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình đến độ xảy ra xung đột vũ trang nghiêm trọng, có thể phá vỡ sự tăng trưởng kinh tế mà Đảng Cộng sản đã nhờ vào đó để trụ lại. Nhưng, Fallon nói, màn sương bí mật bao quanh tư duy của người Trung Quốc dày đến mức “chúng ta hầu như không hiểu được điều gì thực sự khiến họ hành động như vậy”.
A big factor in this uncertainty is a meshing of Chinese commercial, strategic and military calculations. Like other giant energy companies in China, the China National Offshore Oil Corp., or CNOOC, the owner of the new Chinese rig, pursues profit but is ultimately answerable to the party, whose secretive Organization Department appoints its boss.
Một yếu tố lớn khác tạo nên sự thiếu chắc chắn này là sự đan xen các tính toán thương mại, chiến lược và quân sự của Trung Quốc. Giống như các công ty năng lượng khổng lồ khác ở Trung Quốc, Tập đoàn CNOOC, chủ nhân của dàn khoan mới của Trung Quộc, cũng theo đuổi lợi nhuận nhưng phải chịu trách nhiệm cao nhất trước đảng, trong đó người đứng đầu của tập đoàn là do Ban Tổ chức của đảng chỉ định.
The oil corporation is listed on the Hong Kong stock exchange, but a state-owned parent company in Beijing holds a majority of its shares — and makes all key decisions. This adds a layer of hidden calculation to what, in companies driven only by the bottom line, would be a straightforward and relatively predictable business agenda.
Tập đoàn dầu lửa này có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, nhưng một công ty mẹ do nhà nước sở hữu ở Bắc Kinh nắm phần lớn cổ phần – và ra các quyết định chính. Điều này đã tạo ra yếu tố bí ẩn trong cái mà lẽ ra có thể là kế hoạch kinh doanh rõ ràng và tương đối dễ đoán của một công ty.
When CNOOC took delivery of the new high-tech rig in May, Sabban took fright at Chinese reports that it would start work at an unspecified location in the South China Sea. With only a handful of aging vessels under his command but determined to block any drilling in Philippine-claimed waters, he came up with an unorthodox battle plan: He asked Filipino fishermen to be ready to use their boats to block the mammoth rig should it show up off the coast of Palawan, a Philippine island from whose capital, Puerto Princesa, the lieutenant general runs Western Command.
Khi CNOOC nhận bàn giao dàn khoan dầu mới với công nghệ cao vào tháng Năm, Tướng Sabban rất lo ngại trước các thông tin của Trung Quốc rằng họ sẽ bắt đầu tại một địa điểm chưa xác định trên Biển Đông. Chỉ với một số tàu cũ kỹ dưới quyền chỉ huy của ông nhưng quyết tâm ngăn chặn bất cứ hoạt động khoan dầu nào trong các vùng biển mà Philíppin tuyên bố chủ quyền, Sabban đề ra một kế hoạch tác chiến phi truyền thống: Ông đề nghị ngư dân Philíppin sẵn sàng sử dụng tàu thuyền của họ ngăn chặn dàn khoan khổng lồ kia nếu nó xuất hiện ngoài khơi Palawan, một hòn đảo của Philíppin với thủ phủ Puerto Princesa là trung tâm chỉ huy của Bộ Tư lệnh phía Tây.
“We can’t stand up to the military power of China, but we can still resist,” said Sabban, who trained with the U.S. Marine Corps at Quantico, got a master’s degree at the Naval War College in Rhode Island and, with help from U.S. troops, battled Islamic rebels in the Philippines’ unruly south. “We have to send a message that we will defend our territory,” said Sabban, noting that parts of the Spratly Islands — which the Philippines calls Kalayaan, or freedom — lie just over 100 miles from here, and more than 1,000 miles from China.
“Chúng tôi không thể đọ sức mạnh quân sự với Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn có thể chống lại”, Sabban nói. Ông từng được huấn luyện ở Trung tâm Thuỷ quân Lục chiến tại Quantico của Mỹ, có bằng thạc sĩ ở Đại học Hải quân thuộc bang Rhode Island (Mỹ), và với sự giúp đỡ của quân đội Mỹ, đã chiến đấu với các phần tử Hồi giáo nổi dậy ở miền Nam. Tướng Sabban nói: “Chúng tôi phải gửi một thông điệp rằng chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình”, và nhấn mạnh rằng nhiều phần của quần đảo Trường Sa – mà Philíppin gọi là Kalayaan, nghĩa là tự do – nằm cách Philíppin chỉ 100 dặm, và cách Trung Quốc hơn 1000 dặm.
Negotiating a settlement
Thương lượng một giải pháp
CNOOC declined to comment on the whereabouts of its drilling platform — which allows China to drill in much deeper waters than before — and reconnaissance flights by the Philippines military have not yet picked up any sign of it. On a recent visit to Beijing, Philippine President Benigno Aquino and Chinese Communist Party leader Hu Jintao pledged to settle their nations’ rival claims peacefully through negotiation, though they remained far apart on who exactly should negotiate: Beijing wants to talk separately with each claimant; Manila and other smaller nations favor a regional settlement.
CNOOC từ chối cung cấp thông rin về địa điểm đặt dàn khoan của mình – dàn khoan cho phép Trung Quốc khoan tại các vùng biển sâu hơn nhiều so với trước đây – và các máy bay do thám của quân đội Philíppin chưa hề thấy bóng dáng của nó. Trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino và nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cam kết giải quyết các tranh chấp giữa hai nước một cách hoà bình thông qua đàm phán, mặc dù hai bên vẫn chưa thống nhất được chính xác ai cần đàm phán: Bắc Kinh muốn đàm phán riêng với từng bên tranh chấp; Manila và các nước nhỏ khác muốn có một giải pháp khu vực.
And nobody yet really knows the true extent of the hydrocarbon wealth they would be negotiating over. In the absence of detailed surveys, estimates vary widely, though even a low-ball figure by the U.S. Geological Survey estimates that the South China Sea could contain nearly twice China’s known reserves of oil and plenty of gas, too.
Và hiện chưa ai biết trữ lượng thực sự về dầu lửa mà họ sẽ đàm phán. Khi còn chưa có các khảo sát chi tiết, các tính toán ước lượng có kết quả rất khác nhau, mặc dù con số của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ ước tính rằng Biển Đông có thể có trữ lượng gần gấp hai lần trữ lượng đã được biết đến của Trung Quốc về dầu và khí đốt.
China’s own estimates are many times higher. In January, the Ministry of Land and Resources in Beijing told the People’s Daily, the Party’s official organ, that Chinese geologists had found 38 oil and gas fields under the South China Sea and would start exploiting them this year. The ministry declined to elaborate or make officials available for interviews.
Các ước lượng của Trung Quốc còn cao hơn nhiều lần. Tháng Giêng vừa qua, Bộ đất đai và tài nguyên ở Bắc Kinh cho tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản biết rằng các nhà địa chất của Trung Quốc đã tìm ra 38 mỏ dầu và khí ở dưới Biển Đông và dẽ bắt đầu khai thác trong năm nay. Bộ này từ chối cung cấp thêm thông tin, từ chối cho phỏng vấn quan chức của họ.
During the past year, China has grown increasingly assertive in its maritime claims, which collide with those of not only the Philippines but also Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei, and in a dispute with Japan over islands in the East China Sea, which also lie near oil and gas deposits.
Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã ngày càng tự thị trong các tuyên bố chủ quyền trên biển của mình, có tranh chấp không chỉ với Philíppin mà cả với Việt Nam, Malaixia, Đài Loan và Brunây, và tranh chấp các đảo với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, cũng nằm gần các mỏ dầu và khí.
Early this year, Chinese vessels, including craft from the People’s Liberation Army Navy, erected posts and unloaded construction materials on and near a reef near the coast of Palawan. Sabban had the Chinese markers dismantled.
Đầu năm nay, các tàu của Trung Quốc, trong đó có tàu của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, đã dựng các cột mốc và đổ vật liệu xây dựng bên trên gần một đảo ngầm gần bở biển Palawan. Tướng Sabban đã cho dỡ bỏ các cột mốc của Trung Quốc.
China has been particularly keen to thwart efforts by the Philippines and others to exploit resources it wants for itself. This spring, Sabban said, Chinese naval vessels harassed a seismic survey ship working for Forum Energy, a British firm looking for oil under contract with the Philippines. After two days of near-collisions, Sabban sent out a small military plane to fly over the area.
Trung Quốc đã đặc biệt tích cực trong việc cản trở các nỗ lực của Philíppin và các nước khác trong việc khai thác các tài nguyên mà Trung Quốc muốn là của riêng mình. Tướng Sabban cho biết vào đầu năm nay các tàu hải quân Trung Quốc đã quấy nhiễu một tàu thăm dò địa chấn làm việc cho Forum Energy, một công ty của Anh đang thăm dò dầu hí theo hợp đồng với Philíppin. Sau hai ngày với các vụ suýt va chạm, Sabban đã cử một máy bay quân sự nhỏ tuần tra khu vực.
“Fortunately, the Chinese withdrew,” he said. A new round of surveys is due to start early next year, setting up another potential confrontation.
“May là phía Trung Quốc đã rút lui”, ông nói. Một đợt khảo sát mới dự kiến sẽ được thực hiện vào đầu năm sau, đặt ra khả năng có thêm đối đầu.
China has not objected to a big existing natural gas field off Palawan developed by a state-owned Philippine company, Shell and Chevron but has demanded that Manila stay away from potential energy wealth in the nearby Spratlys. The Department of Energy in Manila is nonetheless now taking bids for 15 new offshore exploration blocks, three of them in or near contested waters.
Trung Quốc chưa có phản đối nào với dàn khoan khí tự nhiên lớn hiện có ngoài khơi Palawan do một công ty nhà nước của Philíppin, hãng Shell và Chevron cùng xây dựng, nhưng yêu cầu Manila tránh xa khu vực giàu tiềm năng về năng lượng ở Trường Sa gần đó. Tuy vậy, Bộ Năng lượng của Philíppin hiện đã nhận đơn dự thầu với 15 lô thăm dò ngoài khơi mới, trong đó có ba lô nằm trong hoặc gần các vùng biển tranh chấp.
Ismael Ocampo, the department’s director of energy resource development, said he’d like CNOOC to make a bid as that would mean Beijing acknowledges Philippine jurisdiction. But, with that unlikely to happen, he’d prefer a big American firm as “they have an armada of battleships” behind them.
Ismael Ocampo, Giám đốc phụ trách phát triển nguồn năng lượng của Bộ, nói rằng ông muốn CNOOC tham gia đấu thầu vì điều đó sẽ có nghĩa là Bắc Kinh thừa nhận quyền tài phán của Philíppin. Nhưng, điều này khó có khả năng xảy ra, ông muốn có một công ty lớn của Mỹ tham gia vì “họ có một hạm đội tàu chiến” phía sau.
Across the region, militaries are bulking up, most notably China’s, which in August launched its first aircraft carrier, built on a Soviet-made hull. Beijing, which has boosted defense spending by annual average of more than 12percent over the past decade, has poured money into its navy. It completed a huge new naval base last year on Hainan Island to accommodate attack and ballistic-missile submarines for its South Sea Fleet and has made far more rapid progress than expected in developing anti-ship missiles that could one day sink U.S. aircraft carriers. According to a recent Pentagon report, China will likely build “multiple” carriers of its own over the next decade.
Trên toàn khu vực, quân đội các nước đang mở rộng, trong đó điển hình nhất là Trung Quốc với việc hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên hồi tháng Tám, con tàu xây dựng trên thân tàu do Liên Xô sản xuất. Với chi phí quân sự tăng trung bình mỗi năm trên 12%, Trung Quốc đã và đang đổ tiền vào lực lượng hải quân. Năm ngoái, Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng một căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam làm nơi trú ngụ cho các tàu ngầm tấn công mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Nam Hải, và đã đạt được tiến bộ nhanh hơn nhiều so với mong đợi trong việc chế tạo các tên lửa chống tàu mà một ngày nào đó có thể đánh đắm các tàu sân bay của Mỹ. Theo một báo cáo gần đây cảu Lầu Năm Góc, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chế tạo thêm nhiều tàu sân bay trong một thập kỷ tới.
Vietnam, which in May accused China of slicing cables from an oil survey ship, is meanwhile buying Russian submarines and hosting visits by the U.S. Navy. The Philippines has just bought what is now its navy’s biggest vessel: a 40-year-old former U.S. Coast Guard ship. Washington — which has a 20-year-old mutual-defense treaty with Manila — threw in a new weapons system for free.
The new vessel’s main job will be helping Sabban’s Western Command boost patrols off the coast of Palawan, a narrow, 265-mile-long island that juts into the South China Sea.
Việt Nam, tháng Năm vừa qua đã buộc tội Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của mình, hiện đang mua tàu ngầm của Nga và đón các chuyến thăm của Hải quân Mỹ. Philíppin vừa mới mua con tàu hải quân hiện là lớn nhất của mình: một tàu tuần duyên cũ đã 40 tuổi của Mỹ. Oasinhtơn – vốn có hiệp ước phòng thủ trong 20 năm qua với Manila – đã cho không một hệ thống vũ khí. Nhiệm vụ chính của con tàu mới sẽ là giúp Bộ tư lệnh phía Tây của Tướng Sabban tăng cường tuần tra ngoài khơi Palawan, một hòn đảo đẹp, dài 265 dặm nằm xiên vào Biển Đông.
Fueling deep unease
Không đễ lấy dầu ở biển Đông
In some areas, China’s desire to maintain a steady supply of energy matches the interests of the United States and other nations: All want to ensure that sea lanes remain open and that oil tankers can pass undisturbed through the Malacca Strait on their way to China, Japan and elsewhere.
Trong một số lĩnh vực, mong muốn của Trung Quốc nhằm duy trì một nguồn cung năng lượng ổn định là phù hợp với lợi ích của Mỹ và các quốc gia khác: tất cả đều muốn đảm bảo các đường vận tải biển lưu thông và các tàu chở dầu có thể đi lại mà không gặp trở ngại qua Eo biển Malắcca trên đường tới Trung Quốc, Nhật Bản và những nơi khác.
But China’s insistence that it owns virtually the whole sea — and the resources beneath it — has fueled deep unease, undoing much of the goodwill China previously worked hard to develop.
Nhưng việc Trung Quốc khăng khăng đòi làm chủ hầu như toàn bộ khu vực – và các nguồn tài nguyên bên dưới đáy biển – đã tạo ra mối bất an sâu sắc, xóa đi rất nhiều thiện chí mà Trung Quốc trước đó đã cố gắng lắm mới có được.
“Maybe they need energy more than they need their image,” said Abraham Mitra, the governor of Palawan. Along with Sabban, the governor this summer took a military plane to a Pagasa, a Philippine-controlled island in the Spratlys with a population of 50 and a small garrison, and waved their country’s flag. China accused them of trespassing on Chinese turf.
Abraham Mitra, thống đốc của Palawan nhận xét: “Có lẽ họ cần năng lượng hơn là hình ảnh của họ”. Cùng với tướng Sabban, mùa Hè năm nay viên thống đốc này đã đi máy bay quân sự tới Pagasa, một hòn đảo do Philíppin kiểm soát ở Trường Sa với dân số 50 người và một đồn quân sự nhỏ, treo cơ quốc gia của họ. Trung Quốc buộc tội họ xâm phạm lãnh thổ.
The mission was organized by a left-wing legislator, Walden Bello, who, after years of criticizing the United States, now worries more about China. “Just look at their maps and you say: ‘My God, how do they come up with these claims?’” Bello said. He sponsored a motion in congress for the South China Sea to be called the West Philippine Sea.
Chuyến đi được tổ chức bởi nghị sĩ cánh tả Walden Bello, người sau nhiều năm chỉ trích Mỹ giờ đã chuyển mối lo ngại hơn sang Trung Quốc. Bello nói: “Cứ nhìn vào các bản đồ của họ rồi anh sẽ nói ‘Chúa ơi, làm sao họ nghĩ ra được những tuyên bố chủ quyền thế này?’”. Ông bảo trợ một dự luật trước Quốc hội để gọi Biển Nam Trung Hoa là Biển Tây Philíppin.
Some politicians, though not Bello, even want the United States to reestablish military bases in the Philippines — 20 years after Manila, in a burst of nationalist ardor at a time when few here paid much attention to China, booted out the U.S. Navy and Air Force.
Một số chính trị gia, thậm chí còn muốn Mỹ tái thiết lập các căn cứ quân sự tại Philíppin – 20 năm sau khi Manila, trong một lần bùng nổ tinh thần dân tộc giữa lúc đầu như không ai để ý đến Trung Quốc – đã đuổi Hải quân và Không quân Mỹ ra đi.
“We need the U.S. to come back. The U.S. needs to come back, too,” said James “Bong” Gordon Jr. , the mayor of Olongapo, the town adjoining Subic Bay, which until 2001 housed a sprawling U.S. naval base. Lt. Gen.Sabban and Mitra, Palawan’s governor, scoff at the idea of the United States setting up again in Subic Bay but say it should take a look at Palawan, much closer to possible flash points in the Spratlys.
“Chúng tôi cần Mỹ trở lại, và người Mỹ cũng cần phải trở lại,” James “Bongo” Gordon, thị trưởng của Olongopo nói. Olongopo là nơi có Vịnh Subic, nơi đến năm 2001 vẫn có một căn cứ hải quân của Mỹ. Tướng Sabban và Thống đốc Mitra thì giễu cợt với ý tưởng Mỹ lập lại căn cứ ở Vịnh Subic, nhưng nói rằng Mỹ nên xem xét đến Palawan, vốn gần hơn nhiều với các địa điểm có thể xảy ra xung đột tại trường Sa.
At his seafront headquarters, Sabban showed off a modest trophy of his efforts to assert Philippine sovereignty: a small fiberglass boat and three Yamaha outboard motors. His men seized the vessel and its Chinese crew of six in March off the southern coast of Palawan.
Tại trụ sở ngay bờ biển của mình, Tướng Sabban khoe một chiến tích khiêm tốn về những nỗ lực của ông trong tuyên bố chủ quyền của Philíppin. Những người lính của ông đã bắt đầu giữ chiếc tàu và sáu thuỷ thủ Trung Quốc vào hồi tháng Ba năm nay ngoài khơi biển phía Nam Palawan.
Interviewed in a Puerto Princesa jail, the Chinese crewmen said they’d set out from the Chinese island of Hainan to hunt for fish and got lost after their navigation equipment failed. They declined to identify their boat’s owner. Sabban doubts this story and thinks they were part of a bigger Chinese flotilla as their tiny craft could not have sailed so far on its own. What they were up to, though, isn’t clear.
Được phỏng vấn trong một trại giam ở Puerto Princesa, các thuỷ thủ Trung Quốc nói họ đi từ đảo Hải Nam của Trung Quốc để đánh cá và bị lạc do thiết bị hàng hải bị hỏng. Họ từ chối cung cấp thông tin về chủ nhân của chiếc tàu. Tướng Sabban nghi ngờ lời khai này và nghĩ rằng họ thuộc một hạm đội Trung Quốc lớn hơn vì chiếc tàu nhỏ này không thể tự đi xa như vậy được. Tuy nhiên, họ đến với mục đích gì thì còn chưa rõ.
After years of public indifference, the South China Sea — where the Philippines controls five tiny islands, two reefs and two sandbars — is now front-page news here. Alarm over China’s intentions even seeped into a recent beauty pageant.
Sau nhiều năm không được dư luận chú ý, Biển Đông – nơi Philíppin kiểm soát 5 đảo nhỏ, hai đảo đã ngầm và hai bãi cát – giờ trở thành tin tức trên trang nhất của báo chí ở Philíppin. Sự cảnh giác trước các ý đồ của Trung Quốc thậm chí còn hiện diện trong một cuộc thi sắc đẹp gần đây.
The winner of this year’s “Miss Palawan” contestwas 18-year-old Sarah Sopio Osorio, an accounting student who entered as the representative for Kalayaan, as the Philippines calls the Spratlys. She won after a spirited speech in favor of Philippine claims.
Người chiến thắng trong cuộc thi “Hoa hậu Palawan” năm nay là cô gái 18 tuổi Sarah Sopio Osorio, một sinh viên ngành kế toán đã trở thành đại diện của Kalayaan, tên gọi của Philíppin với quần đảo Trường Sa. Cô đã chiến thắng sau một bài phát biểu phấn khích ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Philíppin.
Osorio doesn’t live in Kalayaan but does visit for a month each year with her parents, who work in the local government of Pagasa island. The trip takes three days by boat from Puerto Princesa: “I vomit all the way,” the beauty queen said. Nonetheless, she says, the Philippines must hang on to its territory against “greedy” Chinese demands. She’s in no doubt about what’s fueling China’s appetites: “Oil is the only reason. That is it.”
Osorio không sống ở Trường Sa nhưng đến thăm một tháng mỗi năm với bố mẹ mình, hiện làm việc cho chính quyền của đảo Pagasa. Chuyến đi mất ba ngày bằng tàu từ Puerto Princesa. “Tôi nôn suốt dọc đường,” hoa hậu nói. Tuy nhiên, cô nói rằng Philíppin phải kiên trì bảo vệ chủ quyền trước các đòi hỏi “tham lam” của Trung Quốc. Cô không nghi ngờ gì động cơ của Trung Quốc: “Dầu lửa là lý do duy nhất. Chỉ có nó thôi”.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn