MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, October 25, 2011

The Death of the Qaddafi Generation Cái chết của Thế hệ Qaddafi




The Death of the Qaddafi Generation

Cái chết của Thế hệ Qaddafi

The Era of Arab Strongmen Comes to an End

Thời đại của các người hùng Ả-rập đã cáo chung

Mohamad Bazzi, Foreign Affairs

Mohamad Bazzi, Foreign Affairs

Summary:

Unfortunately for him and for Libya, Muammar al-Qaddafi betrayed his own revolution, just as the other Arab strongmen of his generation had. His death marks the end of the rule of these old-style nationalist leaders.

MOHAMAD BAZZI is an Adjunct Senior Fellow for Middle East studies at the Council on Foreign Relations and an Assistant Professor of Journalism at New York University.

Tóm tắt:


Thật không may cho
ông ta và cho Libya, Muammar al-Qaddafi phản bội cuộc cách mạng của mình, cũng giống như các người hùng Ả Rập khác thuộc thế hệ ông. Cái chết của ông đánh dấu sự kết thúc sự cai trị của những phong cách lãnh đạo dân tộc kiểu cũ.


MOHAMAD BAZZI là một Phó Hội viên thâm niên nghiên cứu tình hình Trung Đông tại Hội đồng về Quan hệ đối ngoại và là Phó giáo sư ngành Báo chí tại Đại học New York.

In March 2008, Muammar al-Qaddafi took the podium at an Arab League summit in Damascus to deliver one of his famously long-winded and rambling speeches. Halfway through, he issued a prophetic warning, berating the assembled heads of state for acquiescing to the overthrow and subsequent execution of Iraq's Saddam Hussein. "A foreign power occupies an Arab country and hangs its leader while we all stand watching and laughing," Qaddafi thundered. "Your turn is coming soon!"

Tháng Ba 2008, Muammar al-Qaddafi đăng đàn tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên đoàn các nước Ả Rập tại Damascus [thủ đô của Syria] để đọc một trong những bài diễn văn vòng vo nổi tiếng của ông. Vào khoảng giữa bài diễn văn, ông đưa ra một cảnh báo có vẻ tiên tri, khiển trách các vị nguyên thủ quốc gia trong phòng họp về tội đã khứng chịu việc lật đổ và sau đó hành quyết Saddam Hussein của Iraq. “Một cường quốc nước ngoài đến chiếm một nước Ả Rập và treo cổ nhà lãnh đạo của nó trong khi tất cả chúng ta chỉ đứng ngắm xem và cười cợt”, Qaddafi hò hét. “Phiên của quý ngài cũng gần tới rồi đó!”

The audience broke into laughter. As television cameras panned across the room, the summit's host, Syrian President Bashar al-Assad, chuckled. Qaddafi continued, undeterred: "Even you, the friends of America. No, I will say we -- we, the friends of America. America might approve of our hanging one day." There was more laughter.

Tất cả cử tọa đều bật cười thành tiếng. Máy thu hình TV quay qua phía bên kia phòng họp, cho thấy vị chủ nhà của cuộc họp thượng đỉnh, Tổng thống Bashar al-Assad củaSyriađang cười khúc khích. Không mảy may ngại ngùng, Qaddafi nói tiếp: “Kể cả quý ngài, những người bạn của Mỹ. Không, tôi muốn nói chúng ta – chúng ta, những người bạn của Mỹ. Có thể rồi một ngày nào đó Mỹ cũng sẽ chấp thuận việc treo cổ chúng ta”. Tiếng cười trong phòng họp lại càng to hơn.

They are not laughing now. Qaddafi was the last of the old-style Arab nationalist strongmen, and his death on Thursday marks the end of an era. His contemporaries were the likes of Saddam and of Assad's father and predecessor, Hafez al-Assad -- military men from poor families and hardscrabble towns who fought their way to the top, riding the wave of revolutionary sentiment that swept the Middle East in the 1960s and 1970s. Their inspiration was Egypt's charismatic military officer, Gamal Abdel Nasser, who overthrew the British-backed King Farouk in 1952. Nasser's rousing speeches, heard across the region via the newly invented transistor radio, kindled visions of Arab unity. It was a time of upheaval, in which the merchant and feudal elites -- the allies of the old European colonial powers -- were losing their grip. At first, Saddam, Qaddafi, and Assad seemed to embody a promising new era of populist reform.

Bây giờ thì họ hết cười được rồi. Qaddafi là nhân vật cuối cùng trong những thủ lĩnh độc tài dân tộc chủ nghĩa kiểu cũ của thế giới Ả Rập, và cái chết của ông hôm thứ Năm đã đánh dấu sự chấm dứt của một thời đại. Những người đồng thời với ông là những nhân vật như Saddam Hussein, cha và người tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Assad, Hafer al-Assad – những quân nhân xuất thân từ những gia đình nghèo khó và những làng mạc khô cằn, đã phấn đấu vươn tới địa vị chóp bu, cỡi lên làn sóng của khí thế cách mạng đang tràn ngập Trung Đông trong những năm 1960 và những năm 1970. Nguồn khích lệ của họ đến từ một sĩ quan có sức thu hút kỳ lạ của Ai Cập, đó là Gamal Abdel Nasser, người đã lật đổ Vua Farouk, một vị vua thân Anh quốc, năm 1952. Những bài diễn văn kích động củaNasser, được nghe khắp khu vực qua chiếc radio bán dẫn vừa mới được phát minh, đã nhen nhúm viễn ảnh về một khối Ả Rập thống nhất. Đấy là một thời kỳ đầy biến động, trong đó giới lãnh đạo chóp bu thương gia và phong kiến – đồng minh của các cường quốc thuộc địa châu Âu cũ – đang mất dần quyền lực. Thoạt đầu, Saddam, Qaddafi, và Assad tỏ ra là hiện thân của một thời đại mới đầy hứa hẹn, trong đó sự cải tổ hướng về người dân là chính (populist reform).

Arab nationalism began to wane after the humiliating Arab defeat in the 1967 war with Israel, which left many Arabs feeling betrayed by their leaders. With Nasser's death three years later, the great hope of Arab unity was extinguished. Citizens figured out that their heroes had turned into corrupt, authoritarian despots who suppressed any opposition, executed their critics, and squandered national resources. By the 1980s, Islamist movements were gaining ground across the region, buoyed by Iran's Islamic Revolution and the jihad against the Soviet occupation of Afghanistan. Arab societies turned more conservative, and Islamic movements dislodged pan-Arab and secular parties, exerting significant influence over cultural and personal life. In an effort to crush any challenge to their authority, the region's autocrats built elaborate security apparatuses aimed at both Islamists and secular opponents. The Arab liberation movement would end in betrayal, exile, and carnage.

Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập bắt đầu suy yếu sau cuộc thất bại nhục nhã của các nước Ả Rập trong trận Chiến tranh 1967 với Israel, một sự thất bại đã khiến nhiều người Ả Rập cảm thấy bị giới lãnh đạo của họ phản bội. Với việcNasserqua đời 3 năm sau đó, niềm hy vọng cao cả về một khối Ả Rập thống nhất bị dập tắt. Người dân bắt đầu nhận ra rằng các vị anh hùng của họ đã trở thành những nhà độc tài chỉ biết đàn áp đối lập, hành quyết người chỉ trích, và phung phí tài nguyên quốc gia. Khoảng thập niên 1980, những phong trào Hồi giáo đang giành được lợi thế khắp khu vực, được khích lệ bởi Cuộc Cách mạng Hồi giáo của Iran và cuộc thánh chiến Hồi giáo chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô tại Afghanistan. Các xã hội Ả Rập ngày càng trở nên bảo thủ, và các phong trào Hồi giáo bắt đầu thay thế các đảng liên-Ả Rập và các đảng thế tục, tạo ảnh hưởng đáng kể lên văn hóa và đời sống cá nhân. Trong một nỗ lực nhằm đàn áp bất cứ sự thách thức nào đối với quyền lãnh đạo của họ, các nhà độc tài trong khu vực đã xây dựng những guồng máy an ninh tinh vi nhắm vào các nhà lãnh đạo Hồi giáo và các đối thủ chính trị thế tục. Phong trào giải phóng Ả Rập sẽ đi đến kết thúc bằng bội phản, lưu đày, và chém giết.

Now, one by one, the strongmen have begun to teeter and fall. A new generation of revolutionaries has fostered a revitalized sense of pan-Arab identity united around demands for broad political and social rights. As the protests that began in Tunisia have spread to Egypt, Libya, Yemen, Bahrain, and Syria, each uprising has been inspired by the others. A vanguard of civilian leaders is beginning to emerge from the revolts, and although they draw on some of the old Arab nationalist doctrines, such as anticolonial rhetoric and resistance to Israel, they are well aware of the failures of Qaddafi's generation.

Hiện nay, lần lượt theo nhau, các thủ lĩnh độc tài Ả Rập bắt đầu chao đảo và sụp đổ. Một thế hệ mới gồm các nhà cách mạng đã và đang nuôi dưỡng một ý thức vừa được hồi sinh về bản sắc liên-Ả Rập (a revitalized sense of pan-Arab indentity), đoàn kết chung quanh những đòi hỏi liên quan các quyền chính trị và xã hội rộng rãi. Khi các cuộc biểu tình vốn bắt đầu tại Tunisia lan dần sang Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, và Syria, mỗi một cuộc nổi dậy như vậy lại được các cuộc nổi dậy khác kích động. Một đội ngũ tiên phong gồm các nhà lãnh đạo dân sự bắt đầu xuất hiện từ các cuộc nổi dậy này, và mặc dù họ còn dựa vào một số học thuyết dân tộc chủ nghĩa Ả Rập cũ, như sự tuyên truyền chống thực dân và cuộc kháng chiến chống Israel, nhưng họ đã ý thức rõ ràng về những thất bại của thế hệ Qaddafi.

At the height of Arab nationalist and pan-Arab fervor, leaders such as Nasser sought to mobilize political support across borders by appealing to the idea that Arabs are bound by a common language, culture, history, and political identity. Today's revolutionaries are using similar rhetoric in their struggle against authoritarianism. It is no accident that the crowds in Tunisia, Egypt, Syria, Yemen, Bahrain, and elsewhere have been largely peaceful and repeat the same Arabic slogan: Al-shaab yurid isqat al-nizam ("The people want the fall of the regime"). Arabs are inspired by one another's methods and goals, and they no longer accept a social contract in which they effectively make peace with government repression, arbitrary laws, state-run media and censorship, and single-party rule, in exchange for security and stability. Instead, they demand justice, freedom, and dignity. "The people should not fear their government. Governments should fear their people," read a popular placard in Cairo's Tahrir Square earlier this year.

Ở cao điểm của nhiệt tình dân tộc chủ nghĩa Ả Rập và liên-Ả Rập, những nhà lãnh đạo như Nasser đã tìm cách huy động hậu thuẫn chính trị xuyên biên giới – bằng cách vận dụng tư duy cho rằng nhân dân Ả Rập được gắn bó bằng một ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, và bản sắc chính trị chung. Những nhà cách mạng hiện nay cũng đang sử dụng cùng một luận điệu trong cuộc đấu tranh chống độc tài của họ. Chẳng phải tình cờ mà các đám đông biểu tình tại Tunisia, Ai Cập, Syria, Yemen, Bahrain, và các nơi khác phần lớn đã tỏ ra ôn hòa và lặp lại cùng một khẩu hiệu bằng tiếng Ả Rập: Al-shaab yurid isqat al-nizam (“Nhân dân muốn thấy sự sụp đổ của chế độ”). Người Ả Rập được khích lệ bằng các phương pháp đấu tranh và mục tiêu của nhau; họ không còn chấp nhận một khế ước xã hội (social contract) trong đó họ đã thực sự thỏa hiệp với sự đàn áp của Chính phủ, với các luật lệ độc đoán, với các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, với chế độ kiểm duyệt, và với quyền cai trị độc đảng, để đổi lấy an ninh xã hội và ổn định chính trị. Thay vào đó, họ đòi hỏi công lý, tự do, và nhân phẩm. “Nhân dân không nên sợ Chính phủ. Chính phủ phải sợ nhân dân”, một biểu ngữ được nhiều người ưa thích đã viết như vậy tại Quảng trường Tahir [Giải phóng] của thủ đôCairo vào đầu năm nay.

The current Arab revolutions are different from those of the mid-twentieth century in one crucial way: They are not top-down movements like those that brought the autocrats to power. They are not being led or instigated by military men or charismatic figures. The age of the Arab strongmen is over, and although it remains unclear who or what will ultimately take their place, today's revolutionaries are redefining Arab nationalism by making it more populist and grassroots.

Những cuộc cách mạng Ả Rập hiện nay khác với những cuộc cách mạng của khu vực này vào giữa thế kỷ XX trong một cách thế rất quan trọng: Chúng không phải là những phong trào được điều khiển từ trên xuống dưới (top-down movements) như những phong trào đã đưa những thủ lĩnh độc tài lên cầm quyền trước đây. Những phong trào hiện nay không được lãnh đạo bởi các quân nhân hay những nhân vật có sức thu hút quần chúng. Thời đại của các thủ lĩnh độc tài Ả Rập đã qua rồi, và mặc dù vẫn chưa rõ ràng ai hoặc thế lực nào cuối cùng sẽ thay thế họ, các nhà cách mạng hôm nay đang định nghĩa lại chủ nghĩa dân tộc Ả Rập bằng cách làm cho chủ nghĩa này hợp với người dân bình thường hơn (more populist and grassroots).

The Arab rebels of today should examine Qaddafi's legacy and avoid the pitfalls of the old nationalist movements. When Qaddafi rose to power, he personified Arab rejection of the vestiges of colonial rule. The son of a young Bedouin couple, he was raised near the desert settlement of Sirte. In his teenage years, even before enrolling in the Libyan military academy at the age of 19, he listened to Cairo Radio's program "The Voice of the Arabs" and memorized Nasser's speeches. In 1969, the Egyptian leader's anti-imperialist rhetoric impelled Qaddafi, then a 27-year-old captain, to lead a coup against King Idris, who had handed over Libya's newly discovered oil riches to Western companies that shared little of the wealth.

Những người nổi dậy Ả Rập ngày nay phải duyệt xét lại di sản của Qaddafi và tránh những cạm bẫy của những phong trào dân tộc chủ nghĩa trước đây. Khi Qaddafi lên cầm quyền, ông tiêu biểu cho một sự dứt khoát của nhân dân Ả Rập đối với tàn tích của chế độ thực dân. Là con của một cặp vợ chồng trẻ thuộc bộ tộc Bedouin, ông lớn lên ở một nơi gần khu định cư Sirte nằm trong sa mạc. Trong tuổi thiếu thời, ngay cả trước khi đăng ký vào học Trường võ bị Libya năm ông 19 tuổi, ông thường nghe chương trình “Tiếng nói của người Ả Rập” và học thuộc các bài diễn văn của Nasser. Năm 1969, luận điệu tuyên truyền chống đế quốc của nhà lãnh đạo Ai Cập đã thôi thúc Qaddafi, lúc bấy giờ là một đại úy 27 tuổi, lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ Vua Idris, một người đã giao tài nguyên dầu lửa mới được khám phá của Libya cho các công ty phương Tây, nhưng những công ty này đã chia lại phần lời ít ỏi cho Libya.

At first, the coup brought prosperity to ordinary Libyans. Qaddafi's regime forced foreign oil firms to relinquish majority stakes in Libya's oil fields and hand over larger shares of the earnings. Other leaders in the region followed Qaddafi's example and demanded concessions from the oil giants in the name of Arab nationalism. One of those leaders was Saddam Hussein: In the early 1970s, Saddam oversaw the seizure of Iraqi oil assets from foreign companies just as oil prices were beginning to soar. The windfall enabled him to modernize rural Iraq, distributing land to farmers and mechanizing agricultural production. Iraq would become one of the richest countries in the Arab world -- and one of the most repressive.

Thoạt đầu, cuộc đảo chính đã mang lại thịnh vượng cho người dânLibyabình thường. Chế độ Qaddafi buộc các công ty dầu lửa nước ngoài phải từ bỏ các cổ phần chính trong các vùng dầu lửa củaLibyavà giao choLibyanhững phần lợi nhuận nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo khác trong khu vực noi gương Qaddafi và nhân danh chủ nghĩa dân tộc Ả Rập để đòi các nhượng bộ từ các đại công ty dầu lửa. Một trong những nhà lãnh đạo này là Saddam Hussein: Vào đầu thập niên 1970, Saddam trông coi việc chiếm hữu các tài sản dầu lửa từ các công ty nước ngoài đúng vào lúc giá dầu đang bắt đầu tăng vọt. Nguồn lợi bất ngờ này đã giúp ông hiện đại hóa vùng nông thônIraq, phân phối đất cho nông dân và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.Iraqsẽ trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới Ả Rập – và một trong những chế độ đàn áp nhất.

In the same way, Qaddafi built schools, housing, hospitals, roads, and highways. He led a campaign to expand free education and health care and tried to create new industries. In 1969, life expectancy in Libya was 51; today, it is 77. And although per capita annual income -- about $14,000 in 2010 -- is lower than that of other oil-producing states, it is significantly higher than neighboring Algeria, Egypt, and Tunisia.

Trong cùng một cách thế, Qaddafi đã xây trường học, nhà ở cho dân nghèo, bệnh viện, đường sá, và các xa lộ chính. Ông lãnh đạo một chiến dịch mở rộng giáo dục và y tế miễn phí và cố gắng tạo ra các công nghiệp mới. Năm 1969, tuổi thọ trung bình tạiLibyalà 51; ngày nay, là 77. Và mặc dù mức thu nhập đầu người hàng năm – khoảng 14.000 Mỹ kim năm 2010 – còn thấp hơn tại các quốc gia [Trung Đông] sản xuất dầu lửa khác, nhưng nó vẫn cao hơn các nước láng giềng Algeria, Ai Cập, và Tunisia một cách đáng kể.

Despite this initial burst of prosperity, much of Libya's oil wealth, like Iraq's, was squandered or siphoned off by the dictator and his cronies. Like other Arab leaders of his generation, Qaddafi quickly became a despot. He suppressed all opposition with purges, public trials, torture, and executions. His operatives assassinated dissidents in European capitals, and he dragged Libya into a destructive conflict with its southern neighbor Chad. He also made serious enemies in the West in the 1970s and '80s by backing terrorist groups and individuals such as the Irish Republican Army, Germany's Red Army Faction, Abu Nidal, and Carlos the Jackal. After Libyan agents were implicated in the 1988 explosion of Pan Am Flight 103 over Lockerbie, Scotland, the United Nations imposed sanctions on Libya, and Qaddafi became an international pariah.

Mặc dù có sự phồn thịnh bộc phát buổi đầu, phần lớn tiền dầu lửa của Libya, cũng như của Iraq, bị phung phí và biển thủ bởi nhà độc tài và giới thân cận ông ta. Cũng như các lãnh đạo Ả Rập khác cùng thế hệ với ông, Qaddafi nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh độc tài. Ông đàn áp mọi hình thức đối lập bằng thanh trừng, xử án công khai, tra tấn, và hành quyết. Bọn gián điệp của ông đã ám sát các nhà bất đồng chính kiến tại các thủ đô châu Âu, và ông đã lôi kéo Libya vào một cuộc xung đột tàn khốc với Chad, một nước láng giềng ở phía Nam. Qaddafi cũng tạo ra nhiều kẻ thù nghiêm trọng ở phương Tây trong thập niên 1970 và thập niên 1980 bằng hành động hậu thuẫn các nhóm và các tay khủng bố như Quân Cộng hòa Ái Nhĩ Lan, Phái Hồng quân của Đức (Germany’s Red Army Faction), Abu Nidal [người sáng lập nhóm Fatah], và Carlos the Jackal [tên khủng bố từ Venezuela]. Sau khi các gián điệp của Libya liên can vào vụ làm nổ chuyến bay 103 của Hãng Pan Am vào năm 1983 trên vùng trời Lockerbie, Scotland, Liên Hiệp Quốc đã áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Libya, và Qaddafi trở thành một kẻ bị quốc tế cô lập (an international pariah).

But all the while, Qaddafi fancied himself a champion of the people and a statesman-philosopher. He compiled his alternately bizarre and stunningly banal thoughts into the Green Book, his three-volume meditation on politics, economics, social organization, and many other topics. In 1975, he published the first volume (immodestly titled The Solution of the Problem of Democracy) and claimed it would serve as a blueprint for rescuing the capitalist and communist systems of the world from failure. With the Green Book, Qaddafi promised to show the world another way: His "third universal theory" would usher in an era of mass democracy in which people would directly rule themselves.

Nhưng trong suốt thời gian này, Qaddafi lại mang cái hoang tưởng rằng chính mình là chiến sĩ của nhân dân và cũng là một chính khách kiêm nhà minh triết (statesman-philosopher). Ông đúc kết đan xen nhau những tư tưởng kỳ quặc và những ý nghĩ tầm thường đến kinh ngạc của ông vào trong cuốn Sách Xanh, gồm ba bộ chứa đựng những suy niệm của ông về chính trị, kinh tế, tổ chức xã hội, và nhiều đề tài khác. Năm 1975, Qaddafi cho xuất bản bộ đầu tiên (huênh hoang với nhan đề Giải pháp cho Vấn đề dân chủ) và chủ quan cho rằng cuốn sách này sẽ có chức năng của một bản thiết kế (blueprint) nhằm cứu vãn cả hệ thống tư bản lẫn hệ thống cộng sản của thế giới khỏi thất bại. Với cuốn Sách Xanh trong tay, Qaddafi hứa hẹn chỉ cho thế giới thấy một con đường khác: “Lý thuyết phổ quát thứ ba” của ông sẽ mang lại một kỷ nguyên dân chủ đại chúng trong đó người dân sẽ trực tiếp cai trị chính mình.

As if to prove his theories, he resigned from all official positions in 1977 and proclaimed himself the "guide to the era of the masses." Libyans, he claimed, would henceforth rule themselves, replacing central government with "people's committees" and "popular congresses" in a utopia he called the Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya. (The term "jamahiriya" was one of Qaddafi's famous neologisms, a play on the Arabic word for republic, meaning, roughly, "the republic of the masses.") Of course, Qaddafi and his henchmen maintained an iron grip on all facets of life; whenever the popular congresses were called into session, they merely reaffirmed the leader's wishes.

Như thể để chứng minh những lý thuyết của mình là đúng, Qaddafi đã rời khỏi các chức vụ chính thức năm 1977 và tự tuyên bố mình là “người dẫn đường đến kỷ nguyên đại chúng”. Ông rêu rao, từ đấy người Libya sẽ tự cai trị lấy mình, thay thế chính phủ trung ương bằng các “ủy ban nhân dân” và “đại hội nhân dân” trong một thế giới không tưởng (utopia) mà ông gọi là Nước Cộng hòa Ả Rập nhân dân xã hội chủ nghĩa Libya vĩ đại (the Great Socialist People’s Libyan Arab Jamahiriya). (Từ “Jamahiriya” là một trong những từ mới nổi tiếng của Qaddafi, một lối chơi chữ dựa vào một từ Ả Rập có nghĩa “cộng hòa” để mang ý nghĩa đại khái là “nước cộng hòa đại chúng”). Tất nhiên, Qaddafi và đám thuộc hạ của ông vẫn duy trì một bàn tay sắt kiểm soát hết mọi sinh hoạt người dân; bất cứ khi nào các đại hội nhân dân được triệu tập, chúng cũng chỉ tái khẳng định các ý muốn của vị lãnh tụ mà thôi.

Until the end, Qaddafi kept up the pretense that he was no more than a guide for the nation. In a televised speech in late February, soon after the Libyan uprising began, he spoke of himself in the third person, vowing to stand fast. "Muammar Qaddafi has no official post so that he can pout and resign from it, like other presidents did! Muammar Qaddafi is not a president! He is the leader of the revolution until the end of time!" he bellowed, pounding the lectern. Then he lapsed into the first person: "I am greater than the positions held by presidents and notables. I am a fighter. A mujahid. A revolutionary from the tent." Unfortunately for him and for Libya, he betrayed his own revolution, just as the other strongmen of his generation had. With Qaddafi's death, the burden now falls on the newest revolutionaries to do better at securing Arab aspirations.

Cho đến cuối cùng, Qaddafi vẫn duy trì cái vẻ như là, ông ta chỉ là một người hướng dẫn đất nước mà thôi. Trong một bài diễn văn được truyền hình vào cuối tháng Hai năm nay, ngay sau khi cuộc nổi dậy của ngườiLibyabắt đầu, ông nói về ông ta trong ngôi thứ ba, cương quyết giữ vững lập trường của mình. “Muammar Qaddafi không có một địa vị chính thức để ông ta có thể từ nhiệm hay vất bỏ nó đi, như các vị Tổng thống các nước khác đã làm! Muammar Qaddafi không phải là một Tổng thống! Ông ta là nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng này đến ngày tận thế!” ông rống lên, tay đấm bục. Rồi lại trở về ngôi thứ nhất: “Tôi còn vĩ đại hơn các địa vị được nắm giữ bởi những ông Tổng thống và những bậc trứ danh. Tôi là một chiến sĩ. Một người tham dự thánh chiến. Một tay cách mạng xuất thân từ chiếc lều”. Thật bất hạnh cho ông và cho cảLibya, ông đã phản bội cuộc cách mạng của chính mình, cũng như các thủ lĩnh độc tài khác thuộc thế hệ ông đã phản bội. Với cái chết của Qaddafi, những nhà cách mạng của thế hệ mới nhất phải nhận lãnh trách nhiệm làm tốt hơn để đảm bảo những nguyện vọng của người dân Ả Rập

http://www.foreignaffairs.com

Translated by Trần Ngọc Cư



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn