MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 31, 2011

Chinese Nationalism and Its Discontents Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó


Chinese Nationalism and Its Discontents

Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó

Robert S. Ross

October 25, 2011

Robert S. Ross

Ngày 25-10-2011

AT NO time since the end of the Cold War have U.S.-China relations been worse. Yes, in the past there have been periodic confrontations over Taiwan, and tensions over the American bombing of the Chinese embassy in Belgrade and the Chinese fighter-jet collision with an American reconnaissance plane over the South China Sea. But the current downturn reflects a potential long-term trend with the likelihood of protracted strategic conflict. Equally troubling, this raising of tensions is not only unnecessary but also potentially costly to the United States.

Kể từ chiến tranh lạnh đến nay, chưa bao giờ quan hệ Mỹ-Trung tồi tệ hơn lúc này. Vâng, trong quá khứ đã từng có những xung đột lẻ tẻ về vấn đề Đài Loan, căng thẳng quanh vụ Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư), hay vụ máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc va chạm với máy bay trinh sát của Mỹ trên vùng trời Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Nhưng sự xuống cấp gần đây trong quan hệ hai nước phản ánh một khuynh hướng dài hạn tiềm tàng, với nguy cơ xung đột mở rộng và kéo dài là rất cao. Cũng phức tạp không kém là việc căng thẳng gia tăng như thế không chỉ không cần thiết mà sẽ còn rất tốn kém cho Mỹ.

Beginning in early 2009, China committed a series of diplomatic blunders that ultimately elicited a near-universal condemnation of Chinese diplomacy. The list is long:

Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã phạm một loạt sai lầm về ngoại giao, gây ra một sự chỉ trích gần như toàn cầu nhằm vào chính sách ngoại giao của họ. Danh sách các sai lầm rất dài:

- The March 2009 Chinese naval harassment of the U.S. Navy reconnaissance ship Impeccable operating in China’s exclusive economic zone in the South China Sea;

- Tháng 3-2009, hải quân Trung Quốc va chạm với tàu trinh sát Impeccable của Mỹ đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Đông;

- Beijing’s heavy-handed resistance to negotiation at the December 2009 United Nations Climate Change Conference in Copenhagen, causing diplomatic friction between China and Europe and between China and the United States;

- Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen, tháng 12-2009, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc đàm phán, gây ra những xích mích về ngoại giao giữa họ với châu Âu và với Mỹ;

- Its hard-line response to the January 2010 U.S. decision to sell arms to Taiwan, which included a threat to impose sanctions on U.S. companies that have defense cooperation with Taipei;

- Tháng 1-2010, với thái độ cứng rắn, Bắc Kinh phản đối quyết định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ. Họ đe dọa sẽ thiết lập lệnh trừng phạt lên các công ty Mỹ có hợp tác về quốc phòng với Đài Bắc;

- Mismanagement of North Korea’s sinking of the South Korean naval ship Cheonan in March 2010, followed by widespread South Korean anger toward China;

- Tháng 3-2010, Bắc Kinh xử lý không tốt vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan, gây ra một làn sóng phẫn nộ ở Hàn Quốc đối với Trung Quốc;

- Strident Chinese diplomatic protests against U.S.-South Korean naval exercises in international waters in the Yellow Sea;

- Những lời lẽ phản đối đinh tai nhức óc của Trung Quốc đối với các cuộc tập trận chung của hải quân Mỹ và Hàn Quốc trong vùng biển quốc tế ở Hoàng Hải;

- Excessive hostility to the Japanese detention, in September 2010, of the captain of a Chinese fishing boat for operating in Japanese-claimed waters and for steering his ship into a Japanese coast-guard vessel;

- Sự thù địch thái quá của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản, vào tháng 9-2010, bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển mà Nhật Bản đã tuyên bố chủ quyền rồi lại bẻ lái cho tàu đâm vào một tài tuần duyên của Nhật;

- The Chinese government’s clumsy campaign to compel Google to cease service of its search engine on the mainland;

- Chiến dịch vụng về của chính phủ Trung Quốc nhằm buộc Google phải ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại Trung Hoa lục địa;

- Its December 2010 harsh and persistent opposition to Liu Xiaobo’s selection as the Nobel Peace Prize recipient;

- Tháng 12-2010, phản đối gay gắt và dai dẳng việc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình;

- Increasingly forceful assertion of its disputed economic and territorial claims in the South China Sea, eliciting apprehension throughout Southeast Asia.

- Ngày càng khẳng định một cách dữ dội những yêu sách về chủ quyền và kinh tế gây tranh cãi trên Biển Đông, gây khiếp sợ trên toàn Đông Nam Á.

In contrast to three decades of a successful peaceful-rise strategy that enabled Beijing to develop cooperative interactions with nearly every country in the world, within two years China had managed to sour relations with virtually every Asian country and every advanced industrial nation.

Trái ngược với ba thập kỷ thực hiện thành công chiến lược “trỗi dậy hòa bình” – từng giúp cho Bắc Kinh phát triển quan hệ hợp tác với gần như tất cả các quốc gia trên thế giới – chỉ trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã làm hỏng mối bang giao với gần như tất cả các nước châu Á và các quốc gia công nghiệp phát triển.

The source of all this strident Chinese diplomacy is not its emergence as a regional great power with corresponding confidence in its new capabilities. Rather, China’s new diplomacy reflects the regime’s spiraling domestic confidence and its increasing dependence on nationalism for domestic stability. Washington has misread the state of affairs, exaggerating Chinese capabilities and fundamentally misinterpreting the source of all the aggressive Chinese diplomacy.

Khởi nguồn của chính sách ngoại giao to mồm này của Trung Quốc không phải là việc họ nổi lên như một siêu cường khu vực với sự tự tin chừng mực vào những năng lực mới của mình. Thực chất, chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc phản ánh sự tự tin đi theo hình xoắn ốc ở trong nước họ và tính phụ thuộc ngày càng nhiều vào chủ nghĩa dân tộc, nhằm có được ổn định bên trong. Washington đã hiểu sai tình hình chung (nguyên văn: state of affairs), phóng đại khả năng của Trung Quốc và về căn bản đã hiểu sai nguồn gốc của tất cả những chính sách ngoại giao hung hăng của Bắc Kinh.

THE TRUTH is China is neither particularly militarily strong nor particularly domestically stable. Beijing’s combative diplomacy was not spurred by American economic weakness in the wake of the recession, and it was far from an indicator of growing Chinese confidence. On the contrary, in recent years Beijing has not deployed and operationalized significant new advanced naval capabilities, and its domestic economic environment is worse today than at any time since the onset of the post-Mao economic reforms in 1978.

SỰ THẬT là Trung Quốc không đặc biệt mạnh về quân sự mà cũng chẳng đặc biệt ổn định về quốc nội. Chính sách ngoại giao hiếu chiến của Trung Quốc ra đời không phải do Mỹ gặp khó khăn về kinh tế trong hình hình suy thoái, cũng chẳng phải là một chỉ dấu cho sự tự tin ngày càng dâng cao của Bắc Kinh. Ngược lại, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã không triển khai quân và không sử dụng năng lực hải quân tân tiến của mình, còn môi trường kinh tế trong nước họ thì hiện giờ đang tồi tệ hơn bất cứ lúc nào kể từ khi năm 1978 khi công cuộc cải cách kinh tế thời hậu Mao bắt đầu.

Beyond its coastal waters, China’s naval capability remains dependent on its advanced diesel submarines, which were first deployed in the mid-1990s. By 2000, China’s submarine force had already begun to pose a formidable challenge to U.S. naval operations in the western Pacific Ocean. But since then it has not deployed any additional naval capabilities that pose consequential new challenges to the U.S. Navy or to America’s defense of its security partners. China still cannot independently manufacture advanced military aircraft, and it has yet to deploy a single Chinese-designed advanced aircraft. The J-15 and J-20 fighter planes are still in development. It has finally launched its first aircraft carrier, but it does not have aircraft for the carrier. Its antipiracy naval operations off the coast of Somalia are basic. Its protection of its claims in the South China Sea depends on coast-guard ships. China is developing potentially effective advanced-technology maritime access-denial capabilities, including an improved missile capability, but none of it has yet been adequately tested, much less deployed. Its antiship ballistic-missile program is not operational. China’s space program is making great progress, but the People’s Liberation Army (PLA) hasn’t developed the capacity to significantly challenge U.S. space-based communication capabilities or hasn’t built its own space-based war-fighting capability. The PLA is developing drones and air-based radar systems, but again these and other such defense projects remain relatively primitive or experimental. China will continue to modernize its military capabilities, and it will eventually deploy advanced systems that may challenge U.S. security and regional stability, but Beijing’s new diplomacy cannot be explained by thirty years of defense spending and military modernization.

Nếu ra khỏi các vùng biển gần thì năng lực hải quân của Trung Quốc vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào tàu ngầm diesel tiên tiến, được vận hành lần đầu vào giữa thập niên 1990. Tính đến năm 2000, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã bắt đầu là một thách thức đáng sợ đối với các hoạt động của hải quân Mỹ trên vùng biển Tây Thái Bình Dương. Nhưng kể từ năm 2000 đến nay, họ không triển khai thêm được sức mạnh hải quân nào có thể tạo một thách thức đáng kể đối với hải quân Mỹ hay là hệ thống bảo vệ về mặt quân sự mà Mỹ dành cho các nước đối tác về an ninh với họ. Trung Quốc vẫn chưa thể tự sản xuất máy bay quân sự tiên tiến, và cho đến nay cũng chưa cho ra được chiếc máy bay tiên tiến nào do họ tự thiết kế. Hai phi cơ chiến đấu J-15 và J-20 vẫn còn đang trong quá trình sản xuất. Cuối cùng họ đã cho cất cánh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, nhưng lại không có máy bay nào để hàng không mẫu hạm này chuyên chở. Hoạt động chống cướp biển của hải quân ở ngoài khơi Somalia chỉ ở mức căn bản. Việc bảo vệ những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thì phụ thuộc vào tàu tuần duyên. Trung Quốc đang phát triển năng lực ngăn chặn thâm nhập (access-denial) trong hàng hải công nghệ cao, bao gồm cả khả năng sử dụng tên lửa cao cấp; thế nhưng chưa có cái gì được thử nghiệm một cách phù hợp, lại càng ít cái được sử dụng thực tế. Chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu không chạy được. Chương trình không gian của Trung Quốc đạt tiến bộ lớn, nhưng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) chưa phát triển được năng lực đủ để có thể gây thách thức đáng kể với khả năng viễn thông trong không gian của Mỹ, cũng chưa xây dựng được năng lực chiến đấu trong không gian. PLA đang phát triển các máy bay không người lái và hệ thống radar, nhưng những thứ này cùng các dự án quốc phòng khác lại cũng đang ở trạng thái rất sơ khai hoặc đang được thử nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa năng lực quân sự, và cuối cùng sẽ triển khai các hệ thống cao cấp có thể chống phá an ninh Mỹ và ổn định khu vực, nhưng chính sách ngoại giao mới của Bắc Kinh không thể được lý giải chỉ nhờ 30 năm chi tiền vào quốc phòng và hiện đại hóa quân đội.

Nor does the strident diplomacy reflect Chinese economic confidence. At the height of the global financial crisis, the Chinese economy continued to grow at approximately 10 percent per year. But beneath this facade of prosperity, China’s economy was weakening significantly. In October 2008, as the global recession deepened, Chinese leaders unleashed a massive but dysfunctional stimulus program. Not only did it fail to resolve most of the deep-seated problems in the system, it also managed to foster many new ones. Despite the stimulus, unemployment in China remains high in rural areas and among urban college graduates. In 2010, Premier Wen Jiabao estimated that there were 200 million unemployed Chinese. Moreover, during the past two years, inequality—by international standards—has become extremely high. As a result of the stimulus, inflation has soared, affecting the price of food, housing and transportation. By last year, China’s property bubble had significantly worsened, the condition of national banks had deteriorated more than at any time in the past ten years and local government debt had skyrocketed. Economic growth has increasingly relied on government-stimulated investment, not on consumption—which fuels even-greater inflation. More worrying still, the state-owned sector is expanding at the expense of the private sector, thus undermining innovation while politicizing economic policy making. These are all protracted problems which together suggest that social instability in China will grow and that the Chinese Communist Party’s economic-based legitimacy will significantly erode.

Chính sách ngoại giao to mồm đó cũng không phản ánh sự tự tin của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xấp xỉ 10% một năm. Nhưng dưới cái mẽ ngoài thịnh vượng này, nền kinh tế Trung Quốc yếu đi một cách đáng kể. Tháng 10-2008, khi toàn thế giới suy thoái sâu sắc, lãnh đạo Trung Quốc tung ra một chương trình kích thích kinh tế đồ sộ nhưng rối loạn. Chương trình ấy không những không giải quyết nổi phần lớn những vấn đề có gốc rễ sâu xa từ trong hệ thống, mà còn sản sinh và nuôi dưỡng thêm nhiều vấn đề mới. Bất chấp gói kích thích, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc vẫn rất cao tại các vùng nông thôn và trong lực lượng sinh viên vừa tốt nghiệp ở thành thị. Năm 2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo ước tính có khoảng 200 triệu người Trung Quốc thất nghiệp. Hơn thế nữa, trong suốt hai năm qua, bất bình đẳng xã hội – theo tiêu chuẩn quốc tế – đã trở nên cực kỳ cao. Hậu quả của gói kích thích là lạm phát tăng vọt, tác động tới giá lương thực thực phẩm, nhà ở và giao thông vận tải. Cho tới cuối năm ngoái, bong bóng bất động sản Trung Quốc đã xấu đi rõ rệt, các ngân hàng quốc doanh sa sút với một tốc độ ghê gớm hơn bất kỳ lúc nào khác trong 10 năm qua, và nợ công của các chính quyền địa phương thì lên cao ngất trời. Tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc hơn vào những khoản đầu tư do chính phủ kích thích, chứ không dựa vào tiêu dùng – càng đổ thêm dầu vào lạm phát. Còn đáng lo ngại hơn thế, khu vực kinh tế quốc doanh đang mở rộng và khu vực tư nhân phải trả giá thay, do đó phá hoại mọi sự sáng tạo, đổi mới, trong khi lại chính trị hóa việc ra các quyết sách kinh tế. Đây đều là những vấn đề sâu rộng, đều cho thấy bất ổn định xã hội ở Trung Quốc sẽ gia tăng và tính chính đáng dựa trên cơ sở kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị bào mòn đáng kể.

Beijing’s problems are only exacerbated by the fact that the tools of Chinese repression are deteriorating. In the past five years, the number of spontaneous small- and large-scale demonstrations has mushroomed. More recently, the Internet has undermined the government’s ability to control information—and to minimize nationwide hostility toward the party. It has become an effective device for people to communicate their ire over unemployment and inflation, as well as over political and economic corruption, police brutality, criminal cover-ups, environmental degradation and property seizures. In addition, peer-to-peer microblogging (via Twitter and its Chinese equivalents) can facilitate large-scale, independent and impromptu mass protests. China made its first arrest for a microblog post back in September 2010 during the rallies against Japan’s detention of the Chinese fisherman. Economic instability and the erosion of the Communist Party’s control over society are occurring simultaneously. This domestic weakness has forced the government to rely more and more on nationalism for regime legitimacy—and it explains Beijing’s diplomatic blundering.

Những vấn đề của Bắc Kinh chỉ bị trầm trọng hóa bởi một thực tế là các công cụ đàn áp của chính quyền đang kém đi. Trong 5 năm qua, số lượng các cuộc biểu tình tự phát quy mô nhỏ và lớn đã tăng lên nhiều như nấm. Gần đây, Internet làm chính phủ yếu hẳn đi trong việc kiểm soát thông tin và giảm thiểu sự bất mãn trên toàn quốc đối với đảng. Internet đã trở thành một thiết bị hiệu quả để người dân truyền tải sự phẫn nộ của họ về tình trạng thất nghiệp, lạm phát, cũng như tham nhũng về kinh tế và chính trị, sự bạo hành của công an, nạn che giấu tội phạm, suy thoái môi trường và cưỡng chiếm tài sản. Thêm vào đó, mạng xã hội đồng đẳng (Twitter và các biến thể tương tự ở Trung Quốc) có khả năng trợ lực cho những cuộc biểu tình rầm rộ, độc lập và tự phát của quần chúng. Trung Quốc. Vụ bắt người đầu tiên vì tội viết blog ở Trung Quốc xảy ra vào tháng 9-2010 trong những cuộc tuần hành phản đối Nhật Bản bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Bất ổn định về kinh tế diễn ra đồng thời với việc Đảng Cộng sản mất dần tầm kiểm soát xã hội. Sự yếu kém từ bên trong nước này đã buộc chính phủ phải dựa ngày càng nhiều hơn vào chủ nghĩa dân tộc để có được tính chính đáng cho chế độ – và điều đó giải thích tại sao Bắc Kinh lại mắc nhiều sai lầm về ngoại giao.

As the Chinese people witness their relative position in the world increasing (particularly in light of the decline of Japan), the United States is seen as the obstacle to China’s international acceptance as a great power, so that Washington is gradually replacing Tokyo as the focus of nationalist resentment. With its influence waning, the party is now more vulnerable to growing strident nationalist opposition. Since January 2010, on the web and in newspapers, nationalists have demanded Chinese international assertiveness before the government can even consider a policy, putting Chinese leaders on the defensive. Indeed, in recent years nationalism has become more widespread in urban areas, infecting not just the military and disaffected youth but also workers, intellectuals, civilian leaders and businesspeople. Moreover, Internet communication technologies enable Chinese nationalists to interact with each other and can facilitate popular protests against Chinese foreign policy, thus magnifying the importance of nationalism and the danger it poses to regime stability. China’s insecure rulers, preoccupied with domestic stability, are thus compelled to pay evermore attention to nationalist triumphalism as they formulate foreign policy.

Khi người dân Trung Quốc chứng kiến vị thế tương đối của họ trên thế giới được nâng cao dần lên (đặc biệt trong khi Nhật Bản đang đi xuống), Mỹ bị coi như vật cản cho việc Trung Hoa được quốc tế công nhận là siêu cường, vì thế cho nên Washington đang dần dần thế chỗ Tokyo để trở thành trung tâm của sự thù hận mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc. Giờ đây khi ảnh hưởng của đảng cộng sản bị suy thoái, đảng trở nên nhạy cảm hơn với sự đối kháng có tính chất dân tộc chủ nghĩa – cũng đang ngày càng dâng lên. Kể từ tháng 1-2010, trên mạng và trên báo chí, các tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đã đòi Bắc Kinh phải quyết liệt hơn trên sân khấu quốc tế – trước cả khi chính quyền kịp tính đến một chính sách nào đó – đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào thế phải tự vệ. Quả thật là trong vài năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc đã lan rộng ra các khu vực thành thị, tác động đến không chỉ quân đội và những thanh niên bất mãn, mà còn tới cả công nhân, trí thức, cán bộ công chức, doanh nhân. Hơn nữa, công nghệ truyền thông trên nền Internet giúp cho các phần tử dân tộc chủ nghĩa ở Trung Hoa tương tác với nhau, và có thể tiếp sức cho những cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính sách ngoại giao của nhà nước, do vậy càng khuếch đại tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc cũng như mối đe dọa của nó đối với sự ổn định của chế độ. Vì thế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cảm thấy bất an và lo lắng cho ổn định quốc nội, buộc phải chú ý nhiều hơn bao giờ hết đến sự lên ngôi của chủ nghĩa dân tộc mỗi khi họ định hình chính sách đối ngoại.

For the first time since the death of Mao Tse-tung, Chinese leaders have had to choose between using nationalism and strident diplomacy to accommodate their domestic audience and using China’s peaceful-rise strategy to accommodate the international community. Until recently, China opted for the latter. But since 2009 the party’s effort to appease China’s nationalists has resulted in a bumbling foreign policy that has aroused global animosity and undermined China’s security.

Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông mất, giới lãnh đạo Trung Quốc phải chọn lựa giữa tận dụng chủ nghĩa dân tộc kết hợp chính sách ngoại giao to mồm cho vừa lòng đám khán giả trong nước, hay là sử dụng chiến lược trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc cho phù hợp với cộng đồng quốc tế. Tới gần đây thì Trung Quốc vẫn chọn phương án sau. Nhưng kể từ năm 2009, nỗ lực của đảng nhằm vỗ về các phần tử dân tộc chủ nghĩa trong nước đã sinh ra một chính sách ngoại giao vụng về, khuấy động sự thù ghét trên toàn cầu đối với Trung Quốc và làm chính họ mất an toàn.

THIS NATIONALIST diplomacy bred considerable anxiety among America’s allies in East Asia. Did Washington have the will to sustain its strategic presence and balance China’s rise? A robust U.S. diplomatic response was in order. But the United States went too far, challenging China’s security on its continental periphery, creating the potential for protracted great-power security conflict and heightened regional instability.

Chính sách ngoại giao dân tộc chủ nghĩa này gây ra mối lo ngại đáng kể trong các nước đồng minh của Mỹ ở Đông Á. Washington có ý định duy trì sự hiện diện chiến lược của họ ở đây để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc không? Mỹ đã có phản ứng ngoại giao thẳng thắn đúng lúc. Nhưng họ đi quá xa, họ đối đầu với an ninh của Trung Quốc trong khu vực ngoại vi của Hoa lục, tạo ra nguy cơ về một cuộc xung đột an ninh mở rộng giữa các siêu cường và làm cho bất ổn trong khu vực càng gia tăng.

Following the North Korean sinking of the South Korean naval ship Cheonan in March 2010 and China’s failure to publicly condemn Pyongyang for the attack, the United States developed a series of effective initiatives in maritime East Asia designed to reaffirm its resolve to contend with the rise of China. Many of these initiatives were necessary and constructive. In late June, for the first time since the end of the Cold War, three U.S. nuclear-powered submarines surfaced simultaneously in Asian ports. In July 2010, during former secretary of defense Robert Gates’s visit to Jakarta, the United States agreed to expand military cooperation with Indonesia. In November, during Secretary of State Hillary Clinton’s trip to New Zealand, the United States agreed to reestablish full military cooperation with the Pacific island nation, despite New Zealand’s ban on visits by nuclear-powered ships to its ports. The United States expanded military relations with the Philippines and strengthened its commitment to the protection of Japan. During Sino-Japanese tension over the fishing-boat-captain incident, Hillary Clinton stated that the U.S.-Japan defense treaty covered military contingencies involving the disputed Senkaku Islands administered by Japan but also claimed by China. Subsequent to the release of the captain, Washington and Tokyo carried out their largest-ever joint naval exercise. Here then was a strong America reassuring its allies—this may have encroached on China’s grand ambitions, but it was an expected and appropriate response.

Tiếp sau vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan hồi tháng 3-2010 và Trung Quốc không công khai lên án Bình Nhưỡng về hành động tấn công này, Mỹ đã triển khai một loạt sáng kiến hiệu quả trên vùng biển Đông Á, nhằm tái khẳng định quyết tâm của họ là đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Rất nhiều sáng kiến trong đó là cần thiết và mang tính xây dựng. Cuối tháng 6, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ba tàu ngầm hạt nhân Mỹ đồng thời nổi lên ở các cảng châu Á. Tháng 7-2010, trong chuyến thăm của cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đến Jakarta, Mỹ nhất trí mở rộng hợp tác quân sự với Indonesia. Tháng 11, trong chuyến công du của Ngoại trưởng Hillary Clinton tới New Zealand, Mỹ đồng ý tái thiết hợp tác đầy đủ về quân sự với các cảng biển ở đây. Mỹ còn mở rộng quan hệ quân sự với Philippines, khẳng định cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản. Giữa lúc Trung-Nhật căng thẳng vì vụ việc bắt giữ thuyền trưởng tàu cá, bà Hillary Clinton tuyên bố hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật sẽ xử lý cả những sự cố bất ngờ liên quan đến quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền (gọi là Điếu Ngư – ND). Sau khi Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá, Washington và Tokyo đã tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay giữa hải quân hai nước. Đây đó là một sự tái cam kết mạnh mẽ của Mỹ với đồng minh – điều này có thể phạm vào tham vọng to lớn của Trung Quốc, nhưng là phản ứng thích hợp và được trông đợi.

But then there was the overly assertive Washington that launched, in Hillary Clinton’s formulation, its “forward-deployed diplomacy.” It was a volte-face of years of American policy, and it was seen as a growing—and very different sort of—challenge by Beijing.

Nhưng sau đó, Washington đã tung ra một chính sách ngoại giao mạnh bạo thái quá, theo công thức của bà Hillary Clinton, là “ngoại giao tiến công” (nguyên văn: forward-deployed diplomacy, có người dịch là “ngoại giao triển khai phía trước” – ND). Đó là một sự quay trở lại với chính sách ngoại giao từng kéo dài nhiều năm của Mỹ, và bị Bắc Kinh xem như một thách thức ngày càng lớn dần lên, và rất khác.

During the George W. Bush administration, the United States reduced its troops in South Korea by 40 percent, removed its forces deployed between the demilitarized zone and Seoul, dramatically reduced the size of the annual U.S.-South Korean joint military exercises and stated in the Department of Defense’s Quadrennial Defense Review that in 2012 the United States would transfer to Seoul operational command (OPCOM) of South Korean forces. These steps, regardless of the administration’s intentions, created a China that was more secure on its periphery.

Dưới thời George W. Bush, Mỹ đã giảm 40% quân số ở Hàn Quốc, chấm dứt triển khai quân tại khu vực nằm giữa vùng phi quân sự với Seoul, giảm mạnh mẽ quy mô tập trận chung hàng năm Mỹ-Hàn, và tuyên bố trong báo cáo quốc phòng của Bộ Quốc phòng (ra bốn năm một lần) rằng vào năm 2012, Mỹ sẽ chuyển giao bộ tư lệnh hành quân các lực lượng quân đội Hàn Quốc (operational command, OPCOM) cho Seoul. Cho dù ý định của chính quyền Mỹ là gì đi nữa, những việc làm này vẫn khiến cho Trung Quốc cảm thấy an toàn hơn trong khu vực lân cận của họ.

Now, the Obama administration has reversed course. The transfer of OPCOM to South Korea has been deferred for at least three years. Throughout 2010 the United States conducted a series of high-profile, large-scale military exercises with Seoul, including maritime drills in waters west of South Korea. Later in the year, the United States and South Korea signed the new “Guidelines for U.S.-ROK Defense Cooperation,” which called for enhanced combined exercises and interoperability between the two armed forces. These developments all suggested a determined U.S. interest in reestablishing a significant conventional military presence on the peninsula.

Giờ đây, chính quyền Obama đã thay đổi tình hình theo hướng ngược hẳn lại. Việc chuyển giao OPCOM cho Hàn Quốc đã bị hoãn ít nhất ba năm. Suốt năm 2010, Mỹ tiến hành một loạt cuộc tập trận đình đám, quy mô lớn với Seoul, trong đó có cả hoạt động tập trận hàng hải trên vùng biển phía tây Hàn Quốc. Cuối năm 2010, Mỹ và Hàn Quốc ký mới “Các nguyên tắc hợp tác quốc phòng Mỹ-Hàn”, theo đó lực lượng vũ trang hai bên sẽ đẩy mạnh tập trận chung và tương tác. Tất cả các diễn biến này đều cho thấy Mỹ kiên quyết giữ lợi ích của họ trong việc tái thiết lập sự hiện diện quân sự đáng kể, theo thông lệ, trên bán đảo Triều Tiên.

The U.S. security initiative with South Korea has eroded Beijing’s confidence over its strategic relationship with Seoul; China is now increasingly dependent on North Korea as its only reliable ally on the peninsula, and it has become more resistant to Korean unification for fear that it could lead to an expanded U.S. military presence closer to China’s border. Chinese leaders now place ever-greater value on stability in North Korea. Rather than use its economic leverage on Pyongyang in cooperation with U.S. nonproliferation objectives, Beijing has increased its support of North Korean economic and political stability.

Sáng kiến an ninh của Mỹ với Hàn Quốc làm Bắc Kinh bớt tự tin về quan hệ chiến lược của họ với Seoul; Trung Quốc bây giờ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Triều Tiên như thể đó là đồng minh đáng tin cậy duy nhất của họ trên bán đảo, và họ cũng ngày càng đối kháng hơn với việc hợp nhất hai miền Triều Tiên vì sợ điều đó sẽ dẫn đến việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự hơn nữa, ra sát biên giới với Trung Quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc bây giờ đánh giá cao hơn bao giờ hết sự ổn định ở Bắc Triều Tiên. Thay vì sử dụng đòn bẩy kinh tế để tác động khiến Bình Nhưỡng phải hợp tác với Mỹ về mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh tăng cường ủng hộ ổn định chính trị và kinh tế ở Bắc Triều Tiên.

And in July 2010, as a U.S.-South Korean naval exercise took place in the Yellow Sea, Hillary Clinton launched a new U.S. strategic initiative for Southeast Asia at an Asian regional-security meeting in Hanoi. After Washington held extensive consultations and planning with all of the claimants of the Spratly Islands except China, Secretary Clinton announced America’s support for a “collaborative diplomatic process” to resolve the dispute. The move constituted a sharp rebuke to Beijing, which has long claimed sovereignty over the territory, and suggested U.S. intervention in support of the other claimants, which have advocated multilateral negotiations. In addition, the United States had previously expressed support for stability in the South China Sea, but only in Washington, DC, at the assistant-secretary level, and never through prior discussion with any of the involved nations.

Và vào tháng 7-2010, khi tập trận Mỹ-Hàn diễn ra ở Hoàng Hải, bà Hillary Clinton đưa ra một sáng kiến chiến lược mới của Mỹ dành cho Đông Nam Á, tại một hội nghị an ninh khu vực châu Á tổ chức ở Hà Nội. Sau khi Washington tiến hành tham vấn đáng kể và có kế hoạch riêng với tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (chỉ trừ Trung Quốc), Ngoại trưởng Clinton tuyên bố Mỹ ủng hộ một “tiến trình ngoại giao hợp tác” để giải quyết tranh chấp. Động thái này có ý nghĩa như một lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Bắc Kinh – kẻ mà từ lâu đã ra yêu sách đòi chủ quyền ở khu vực tranh chấp – và hàm ý rằng Mỹ can thiệp ủng hộ các nước khác, tất cả những nước ủng hộ đàm phán đa phương. Đó là chưa kể, trước đây Mỹ đã từng tỏ thái độ ủng hộ một Biển Đông ổn định, nhưng họ chỉ tuyên bố như thế ở Washington DC, ở cấp trợ lý ngoại trưởng, chứ chưa bao giờ thông qua một cuộc thảo luận trước nào với bất kỳ quốc gia nào có liên quan đến tranh chấp.

The administration’s forward-deployed diplomacy also includes strategic cooperation with Vietnam. For over twenty years Washington parried Vietnamese overtures, understanding that Indochina is not a vital interest. Yet, in August, after Clinton’s support in Hanoi for Vietnamese resistance to Chinese maritime claims, the U.S. Navy, including the aircraft carrier USS George Washington, held a joint training exercise with the Vietnamese navy for the first time. In October, Secretary Gates visited Hanoi, where he proclaimed the potential for expanded U.S.-Vietnamese defense cooperation and his hope that Vietnam would continue to participate in military exercises with the United States. Later that month, Clinton returned to Hanoi and declared U.S. interest in developing a “strategic partnership” with Vietnam and in cooperating with the country on “maritime security.” She then visited Phnom Penh and urged Cambodia to establish greater foreign-policy independence from China. In addition, for the first time the United States expressed support for the Indochinese countries’ efforts to constrain Chinese use of the headwaters of the Mekong River.

Chính sách ngoại giao tiến công của chính quyền Mỹ cũng có nội dung hợp tác chiến lược với Việt Nam. Suốt hơn 20 năm Washington né tránh đàm phán với Việt Nam, với ý thức rằng Đông Dương không phải là lợi ích sống còn. Tuy nhiên, đến tháng 8, sau phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội ủng hộ Việt Nam chống lại những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền hàng hải, thì hải quân Mỹ, trong đó có hàng không mẫu hạm George Washington, đã tổ chức tập trận chung với hải quân Việt Nam lần đầu tiên. Tháng 10, Bộ trưởng Gates thăm Hà Nội, tại đây ông tuyên bố khả năng mở rộng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt và bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tập trận quân sự với Mỹ. Cuối tháng 10, bà Clinton trở lại Hà Nội và tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc phát triển “quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam và hợp tác về “an ninh hàng hải”. Sau đó bà thăm Phnom Penh và đề nghị Campuchia xây dựng chính sách ngoại giao độc lập hơn với Trung Quốc. Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ thể hiện thái độ ủng hộ nỗ lực của các nước Đông Dương nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng nguồn nước thượng nguồn sông Mekong.

Beijing is now intent on punishing Vietnam for its hubris in cooperating with the United States. It wants to compel Hanoi to accommodate Chinese power. In 2011 it escalated the frequency and scale of its armed harassment of Vietnamese fishing ships operating in disputed waters, causing increased bilateral tension and damage to the Vietnamese fishing industry. China also stepped up its naval harassment of Philippine economic activities in disputed waters. But in response, the United States has only reinforced its commitment to the Southeast Asian countries. In July 2011 it held another military exercise with Vietnam. Then it again sent an aircraft carrier to visit the country, and the Pentagon reached its first military agreement with the Vietnamese military. The Pentagon is also assisting the Philippines’ maritime intelligence capabilities in the South China Sea. China’s deputy foreign minister Cui Tiankai recently warned that some Southeast Asian countries were “playing with fire” and expressed his “hope that the fire will not be drawn to the United States.”

Bắc Kinh hiện đang tìm cách trừng phạt Việt Nam vì đã ngạo mạn mà hợp tác với Mỹ. Bắc Kinh muốn buộc Hà Nội phải chấp nhận siêu cường Trung Quốc. Năm 2011, họ leo thang cả về tần suất lẫn quy mô của những vụ quấy nhiễu bằng quân sự vào tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển tranh chấp, làm căng thẳng giữa đôi bên càng gia tăng và đe dọa ngành hải sản Việt Nam. Trung Quốc còn đẩy mạnh hành động quấy nhiễu trên biển vào các hoạt động kinh tế của Philippines trong khu vực tranh chấp. Nhưng đổi lại, họ chỉ làm Mỹ thắt chặt thêm cam kết với các nước Đông Nam Á. Tháng 7-2011, Mỹ lại tập trận lần nữa với Việt Nam. Sau đó Mỹ gửi một hàng không mẫu hạm tới thăm Việt Nam, và Lầu Năm Góc đã đạt được thỏa thuận quân sự đầu tiên với quân đội Việt Nam. Lầu Năm Góc cũng hỗ trợ phát triển năng lực tình báo của Philippines trên Biển Đông. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Cui Tiankai) gần đây ra lời cảnh cáo rằng một số nước Đông Nam Á đang “đùa với lửa”, và bày tỏ “hy vọng rằng ngọn lửa sẽ không lan tới Mỹ”.

Washington is thus engaged in an increasingly polarized conflict in Southeast Asia. But more important, independent of the course of the South China Sea maritime disputes, U.S. collaboration with Vietnam’s effort to use America to oppose China is not only costly but also foolish. Vietnam’s common land border with China, its maritime vulnerability to the Chinese navy and its economic dependency on Beijing ensure that the United States will not be able to develop meaningful defense cooperation with Vietnam. But having engaged China in this regional diplomatic tussle, any U.S. effort to disengage from the island conflict by encouraging moderation on the part of its Southeast Asian partners would risk being viewed as a strategic retreat.

Do đó, Washington đã tham gia vào một cuộc xung đột đa cực ngày càng lớn ở Đông Nam Á. Nhưng quan trọng hơn, và độc lập với quá trình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sự hợp tác của Mỹ với nỗ lực của Việt Nam trong việc sử dụng Mỹ để đối đầu với Trung Quốc không chỉ tốn kém mà còn ngu ngốc. Đường biên giới chung trên bộ của Việt Nam với Trung Quốc, tính chất dễ bị tổn thương của Việt Nam trên biển trước hải quân Trung Quốc, và sự phụ thuộc về mặt kinh tế của họ vào Bắc Kinh cho thấy chắc chắn rằng Mỹ sẽ không thể phát triển quan hệ quốc phòng đầy đủ với Việt Nam. Nhưng đã kéo Trung Quốc vào xung đột ngoại giao khu vực như thế này, thì mọi nỗ lực của Mỹ nhằm rút ra khỏi tranh chấp biển đảo bằng cách khích lệ các đối tác Đông Nam Á của mình cư xử ôn hòa, đều sẽ bị coi là hành động rút lui mang tính chiến lược.

The Obama administration’s greater security cooperation with countries on the mainland’s perimeter is a disproportionate reaction to Chinese nationalism. It is not reflective of any recent improvements in Chinese naval capabilities that could challenge U.S. maritime dominance. Nor does it reflect an increased strategic importance of the Korean Peninsula or Indochina for U.S. security. Since 1997, the United States deployed increasing quantities of its most advanced weaponry to East Asia and consolidated security cooperation with its maritime security partners, all the while maintaining significant U.S.-China cooperation. That was a productive policy.

Hợp tác an ninh ngày càng mở rộng của chính quyền Obama với các nước trong vùng ngoại vi của Trung Hoa lục địa là một phản ứng không tương xứng với chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc. Nó không tương xứng với bất kỳ tiến bộ nào gần đây trong năng lực hải quân Trung Quốc mà có thể chống lại sức mạnh bao trùm của Mỹ trên biển. Nó cũng không phản ánh tầm quan trọng chiến lược ngày một tăng của bán đảo Triều Tiên hay Đông Dương đối với an ninh Mỹ. Kể từ năm 1997, Mỹ đã triển khai ngày càng nhiều vũ khí cao cấp đến Đông Á và thắt chặt hợp tác an ninh với các đối tác an ninh hàng hải, đồng thời vẫn duy trì hợp tác đáng kể với Trung Quốc. Đó mới là một chính sách hiệu quả.

But now Chinese leaders are reevaluating U.S. intentions. They have concluded that the United States is developing a forward-leaning policy of encirclement and containment. Regardless of Washington’s intent, recent American actions have provided ample evidence to support China’s claims.

Nhưng bây giờ giới lãnh đạo Trung Quốc đang đánh giá lại các dự định của phía Mỹ. Họ đi đến kết luận rằng Mỹ đang triển khai một chính sách thiên về tiến công, với các hoạt động bao vây và kiềm chế đối phương. Bất kể dự định của Washington là gì đi nữa, các hành động gần đây của Mỹ đã là bằng chứng thừa đủ để chứng minh cho kết luận của Trung Quốc.

BEIJING’S NATIONALIST diplomacy is dangerous. America’s ill-conceived response makes it even more so. China is militarily vulnerable to the United States, and the regime is vulnerable to internal instability. At this point, Washington is embroiled in territorial disputes over worthless islands in the South China Sea and is expanding its strategic presence on China’s periphery. And in an era when Chinese cooperation is increasingly important, Washington is needlessly challenging Chinese security.

Chính sách ngoại giao dân tộc chủ nghĩa của Bắc Kinh thật nguy hiểm. Phản ứng một cách thiếu nhận thức của Mỹ làm cho chính sách ấy còn nguy hiểm hơn nữa. Trung Quốc, về mặt quân sự, rất nhạy cảm với Mỹ, và chế độ của họ rất nhạy cảm với khái niệm “ổn định trong nước”. Vào lúc này, Washington đang bị lôi kéo vào tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo chẳng có giá trị gì trên Biển Đông, và đang mở rộng sự hiện diện quân sự của họ trên vùng ngoại vi của Trung Quốc. Và trong một thời kỳ mà hợp tác với Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn, thì Washington không cần thiết phải thách thức nền an ninh của Trung Quốc làm gì.

Just as America expects China to restrain its security partners in the Middle East and Asia from exacerbating conflict with the United States, America has the responsibility to rein in its security partners as well.

Mỹ mong đợi Trung Quốc sẽ kiềm chế các đối tác an ninh của họ ở Trung Đông và châu Á để các đối tác đó không làm trầm trọng thêm mâu thuẫn với Washington. Tương tự, Mỹ cũng phải có trách nhiệm kiềm chế các đối tác an ninh của họ.

The balance of power in East Asia is a vital national-security interest, and the United States must reassure its strategic partners that it will provide for their security, despite the rise of China. The United States military must continue to focus its weapons acquisitions and deployments on maintaining U.S. security in the region. The task at hand for American policy is to realize these objectives while maintaining U.S.-China cooperation. Chinese nationalism will continue to challenge U.S. foreign policy for a long time to come. This will require the administration to acknowledge both America’s maritime superiority and China’s domestic and international vulnerabilities, and thus exercise confident restraint and resist overreaction to Beijing’s insecure leadership.

Thế cân bằng quyền lực ở Đông Á là một thứ lợi ích an ninh quốc gia sống còn, và Mỹ cần phải đảm bảo cho các đối tác chiến lược biết rằng họ sẽ hỗ trợ các nước này về an ninh, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quân đội Hoa Kỳ phải tiếp tục tập trung vào việc tích lũy vũ khí và triển khai sử dụng để duy trì an ninh của Mỹ trong khu vực. Nhiệm vụ trước mắt cho các nhà làm chính sách của Mỹ là phải xác định được các mục tiêu này trong khi vẫn duy trì hợp tác Mỹ-Trung. Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc sẽ tiếp tục thách thức chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thời gian dài sắp tới. Điều này đòi hỏi chính quyền Obama phải thừa nhận cả ưu thế hàng hải của Mỹ lẫn những tổn thương trong nước và quốc tế của Trung Quốc, và vì thế phải thực hiện kiềm chế mạnh, chống những phản ứng thái quá đối với lãnh đạo Trung Quốc vốn đang trong tâm trạng bất an.



Robert S. Ross is a professor of political science at Boston College and an associate at the John King Fairbank Center for Chinese Studies at Harvard University.

Ông Robert S. Ross là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Boston và trợ lý giáo sư tại Trung tâm John King Fairbank về Trung Quốc học, Đại học Harvard.


Translated by Thuy Truc

http://nationalinterest.org/article/chinese-nationalism-its-discontents-6038?page=show



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn