MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, October 2, 2011

China’s Near Sea Policy Provoking Regional Instability Chính sách Cận Hải của Trung Quốc gây bất ổn khu vực


China’s Near Sea Policy Provoking Regional Instability
Chính sách Cận Hải của Trung Quốc gây bất ổn khu vực
By Bhaskar Roy
Bhaskar Roy 20-09-2011
Reacting to the US Department of Defence study paper on China’s Military and Security Developments, 2011, China’s Defense Ministry Spokesman, Yang Yujun, referring to the India section said “China and India are not enemies, not opponents, but neighbours and partners” (China Daily, Sept 01). The Pentagon report had said that China’s new advanced rocket systems were a “deterrent” against India and the “mistrust” between the countries was leading to tensions. Yet, China’s ‘near sea’ politics has seriously disturbed not only India, but Japan, Australia, the US and the ASEAN countries. While Yang Yujun was officially pledging friendship with India, something else was happening on the side. An Indian navy ship, INS Airavat, sailing in the South China sea in July was warned by the Chinese navy to get off the waters as it was China’s sovereign waters, A added irritant for China was that the India ship was on an official port call to Vietnam.
Phản ứng trước báo cáo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ về những chuyển biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 2011, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun, ám chỉ phần về Ấn Độ, nói rằng Trung Quốc và Ấn Độ không phải là kẻ thù, không phải là đối thủ, mà là láng giềng và đối tác (Nhật báo Trung Quốc, ngày 1 tháng 9). Báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng hệ thống tên lửa tiên tiến mới của Trung Quốc là một sự răn đe đối với Ấn Độ và sự ngờ vực giữa hai nước đang dẫn tới căng thẳng. Tuy nhiên, các chính sách cận biển đông của Trung Quốc đang gây lo lắng nghiêm trọng, không chỉ với Ấn Độ mà còn cả Nhật Bản, Úc, Mỹ và các quốc gia ASEAN. Trong khi Yang Yujun trịnh trọng cam kết tình hữu nghị với Ấn Độ, có điều gì đó đang xảy ra ngoài điều này. Một tàu hải quân Ấn Độ, INS Airavat, đang chạy trên Biển Đông hồi tháng 7 thì bị hải quân Trung Quốc yêu cầu ra khỏi vùng biển vì đó là lãnh hải của Trung Quốc. Điều càng làm cho Trung Quốc khó chịu là con tàu này của Ấn Độ đang có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam.
Apparently provoked by Indian newspaper reports that India had protested to China over the incident, Chinese Foreign Ministry spokeswoman Jiang Yu declared at an official briefing in Beijing (Sept 15) that China was opposed to any country engaging in oil and gas exploration and development activities in the waters under China’s jurisdiction. Although Jiang Yu did not mention India by name, her statement was in answer to a set-up question by a Chinese journalist on India’s ONGC Videsh exploring in Vietnam’s claimed waters as per agreement with the Vietnamese authorities. Jian reiterated that China enjoyed “indisputable sovereignty” over the South China sea, and hoped foreign countries will not get involved in the dispute between China and other claimants to sections of the sea and its islands and reefs called the Spratly islands. While China claims the entire sea other claimants in parts are Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan.
Có vẻ như bị kích động trước tin tức trên báo chí Ấn Độ rằng nước này phản đối Trung Quốc về vụ việc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du đã tuyên bố tại một cuộc họp báo chính thức ở Bắc Kinh ngày 15 tháng 9, rằng Trung Quốc phản đối bất kỳ nước nào tham gia các hoạt động mở rộng và thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc. Mặc dù bà Khương Du không nêu cụ thể cái tên Ấn Độ, thông điệp của bà là để trả lời một câu hỏi đã sắp sẵn của một phóng viên Trung Quốc về việc tập đoàn ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền theo thỏa thuận với các nhà chức trách Việt Nam. Bà Khương Du tái khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi về Biển Đông, và hy vọng nước ngoài sẽ không tham gia vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác đối với các phần của vùng biển này, cùng các đảo và các dải đá ngầm có tên Quần đảo Trường Sa. Trong khi Trung Quốc nhận toàn bộ vùng biển này, các nước khác gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan nhận một số phần.
With the Indian foreign ministry holding that it supported the freedom of navigation in international waters including the South China sea, the Chinese official newspaper, the Global Times (Sept 16) a subsidiary of the communist party mouth piece, the People’s Daily came out with a sharp editorial. It called on the Chinese government to use “every means possible” to stop the ONGC from going ahead with the exploration, warning India that any cooperation with Vietnam will amount to a serious political provocation that would push China “to the limit”. It cautioned that China “cherishes the Sino-Indian friendship, but that does not mean China values it above all”.
Việc Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định họ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế trong đó có Biển Đông, tờ báo chính thống của Trung Quốc, ngày 16 tháng 9, tờ Hoàn Cầu Thời báo, một phụ trương của tờ Nhân dân Nhật báo, thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận gay gắt. Bài báo đề nghị chính phủ Trung Quốc dùng mọi biện pháp có thể để ngăn chặn ONGC xúc tiến việc thăm dò, cảnh báo Ấn Độ, rằng bất kỳ sự hợp tác nào với Việt Nam đều có nghĩa là một sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng mà sẽ đẩy Trung Quốc vào giới hạn. Báo này cũng cảnh báo rằng, Trung Quốc nuôi dưỡng mối quan hệ hữu nghị Trung – Ấn, nhưng như vậy không có nghĩa là Trung Quốc coi trọng nó hơn tất cả.
This hard hitting editorial obviously conveyed the view of the Chinese communist party and the government, and is serious. More important, the article surprisingly remarked that the “China’s society has already been indignant about Indian intervention in the Dalai (Lama) problem”.
Bài viết mạnh mẽ này rõ ràng truyền tải quan điểm của Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc, và rất nghiêm túc. Quan trọng hơn, nó còn bình luận một cách ngạc nhiên rằng, xã hội Trung Quốc đã rất căm phẫn về sự can thiệp của Ấn Độ vào vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bringing the Dalai Lama into a totally separate issue has not been noticed for a long time. India had endorsed China’s position on Tibet in writing when Prime Minster Atal Behari Vajpayee visited China in 2003. India has repeatedly explained its position on the Dalai Lama and Tibetan refugees in India and China, in turn, expressed satisfaction.
Đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma vào một vấn đề hoàn toàn tách biệt là điều chưa từng có từ lâu. Ấn Độ công nhận lập trường của Trung Quốc về Tây Tạng bằng văn bản khi Thủ tướng Atal Behari Vajpayee tới thăm Trung Quốc năm 2003. Ấn Độ liên tục giải thích quan điểm của nước này về Đức Đạt Lai Lạt Ma và người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ, và đổi lại, Trung Quốc bày tỏ sự hài lòng.
Then, why this shift in position? China has also shifted its position on the Kashmir issue. And its behaviour on certain other issues suggest that there is significant strategic policy change towards India, displaying an erosion of trust, and looking at India in a different perspective. Lastly, China has expressed concern with growing India-Vietnam relations including in military-to-military relations which would encourage Hanoi to stand up more strongly against China. Beijing remains suspicious that India was quietly in league with the US to contain China.
Vậy tại sao có sự thay đổi đó trong lập trường? Trung Quốc cũng đã thay đổi quan điểm về chuyện Kashmir. Và lối hành xử của nước này về một số vấn đề khác cho thấy, có một sự thay đổi đáng kể về chính sách chiến lược đối với Ấn Độ, thể hiện một sự xói mòn lòng tin, và nhìn nhận Ấn Độ theo một góc cạnh khác. Cuối cùng, Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về các mối quan hệ Việt – Ấn đang lớn mạnh, trong đó có quan hệ về quân sự mà sẽ khuyến khích Hà Nội đứng lên chống Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Bắc Kinh vẫn hồ nghi rằng Ấn Độ đang lặng lẽ liên kết với Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
There is a larger picture, however. It has been evident for some years that China was trying to dominate Asia, and was in a hurry. The year 2010 was particularly noticeable for its aggressive and assertive behaviour. While there were some signals towards the end of 2010, especially from foreign policy advisor, Dai Bingguo, that China would concentrate on development and would not provoke others. Its behaviour in 2011 shows otherwise.
Tuy nhiên, có một bức tranh lớn hơn. Đã rõ trong vài năm qua việc Trung Quốc cố gắng chế ngự châu Á, và rất gấp rút. Năm 2010 đặc biệt đáng chú ý về cách hành xử quyết đoán và hung hăng của Trung Quốc. Mặc dù có một số dấu hiệu vào cuối năm 2010, đặc biệt là từ cố vấn chính sách ngoại giao Đới Bỉnh Quốc, rằng Trung Quốc sẽ tập trung vào phát triển và không khiêu khích các nước khác, hành xử của nước này trong năm 2011 lại hoàn toàn trái ngược.
Why? From one angle, the country is now readying for a massive leadership change, including in the military, in 2012-2013. There is a power struggle between hardliners, and the reformists who are not necessarily liberal in the western sense but are more realists. Political and ideological differences among the upcoming leadership is becoming clearer. But there may be still another reason for the hurry. China is besotted by internal problems which can weaken it in the future.
Tại sao? Từ một góc độ, nước này hiện đang chuẩn bị sẵn sàng cho một sự thay đổi lãnh đạo ở quy mô lớn, cả trong quân đội, vào năm 2012-2013. Có một cuộc tranh giành quyền lực giữa phe kiên định lập trường và phe cải cách, những người không nhất thiết phải tự do theo kiểu phương Tây nhưng có đầu óc thực tế hơn. Những bất đồng về chính trị và tư tưởng trong ban lãnh đạo sắp tới đang trở nên rõ nét hơn. Tuy nhiên, có thể vẫn còn một lý do khác cho sự vội vàng. Trung Quốc bị rối ren bởi các vấn đề nội bộ mà có thể làm suy yếu nó trong tương lai.
It is correct that economically it is in a historic high, and the same is fuelling the huge rise in its military strength. Riding on the economic decline of the west, they also know this cannot last. The Chinese leadership is actually concerned about rising official corruption which is an issue for the public. Public disturbances have risen sharply. The central government has lost significant control over the provinces and lower administrative levels. The Party’s work style and policies are coming under criticism increasingly not only from the general public and the dissidents, but even from former leaders and current intellectuals. The Party’s legitimacy is being threatened which translates to the party and government leaders and cadres. Without a strong party, the country’s unity would be challenged, in the Party’s perception. There are too many fissiparous forces.
Đúng là về mặt kinh tế, Trung Quốc đang ở một cao điểm lịch sử, và điều đó đang tiếp sức cho sự tăng vọt về sức mạnh quân sự của nước này. Cưỡi trên lưng sự suy giảm kinh tế của phương Tây, họ cũng hiểu rằng điều đó chẳng thể kéo dài mãi. Ban lãnh đạo Trung Quốc thực sự lo ngại về tệ tham nhũng đang lan tràn vốn đang là một vấn đề đối với người dân. Những bất bình trong công chúng tăng cao. Chính quyền trung ương đã để mất đáng kể quyền năng ở các tỉnh và các cấp chính quyền thấp hơn. Các chính sách và tác phong làm việc của Đảng đang chịu sự chỉ trích ngày càng nhiều, không chỉ từ dân chúng và những người bất đồng mà còn cả từ các cựu lãnh đạo và giới trí thức hiện nay. Tính hợp pháp của Đảng đang bị đe dọa và điều này đang chuyển sang các lãnh đạo và cán bộ của đảng và chính phủ. Nếu không có một đảng vững mạnh, sự đoàn kết của đất nước sẽ bị thử thách, trong nhận thức của Đảng. Còn có quá nhiều các thế lực phân chia.
Its one-child policy has also become a demographic challenge. By 2025 the nonworking population will start for outgrowing the working population. If multiple children are allowed, then the 1.4 billion plus population will double in no time – something not acceptable.
Chính sách một con của nước này cũng đã trở thành một thách thức về nhân khẩu học. Tính đến năm 2025, lực lượng dân số không làm việc sẽ bắt đầu vượt trội lực lượng dân số làm việc. Nếu nhiều con được cho phép, thì tổng dân số hơn 1,4 tỷ người sẽ nhanh chóng tăng gấp đôi – một điều không thể chấp nhận được.
China’s development and growth is increasingly dependent on import of oil, gas and other important natural resources. It has to secure its overseas resources and their transportation routes to the country.
Sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu dầu lửa, khí đốt và các nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng khác. Nước này cũng phải đảm bảo các nguồn lực ở nước ngoài của mình và các tuyến đường vận tải tới nước này.
China is not in a very envious situation though no one is envisaging a collapse. Yet, big guns and trillions of dollars are not the solution for China.
Trung Quốc đang không ở vào một tình cảnh đáng ghen tị dù không ai phải đương đầu với một sự sụp đổ. Tuy nhiên, những khẩu súng lớn và hàng nghìn tỷ đôla không phải là một giải pháp cho Trung quốc.
The option before China is whether to work peacefully with the world in shared development, or use threats and military muscle to increase its territory and wealth. Unfortunately, there is confusion in China, and those who favour power domination are calling the shots. Since 2004, Chinese policy and strategy doctrines veered to be military driven, endorsed from the top by Hu Jintao, President, Party General Secretary and Chairman of the Central Military Commission (CMC). This can be summarised as follows in PLA’s responsibility:
Lựa chọn trước mắt Trung Quốc là hoặc hợp tác hòa bình với cả thế giới trong một sự phát triển chung, hoặc dùng những đe dọa và sức mạnh quân sự để mở rộng lãnh thổ và tăng thêm sự giàu có. Thật không may, có sự nhầm lẫn ở Trung Quốc, và những người thích chi phối sức mạnh đang nắm quyền quyết định. Kể từ năm 2004, các học thuyết về chính sách và chiến lược của Trung Quốc đã chuyển hướng thành động lực quân sự, được chấp nhận từ trên cao bởi Hồ Cẩm Đảo, Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương (CMC). Có thể tóm tắt như sau về trách nhiệm của PLA:
- Support the party retain its ruling position
- Safeguarding national sovereignty, security and interests of national development
- Modernising and strengthening national defense
- Maintaining world peace and stability (Hu Jintao’s 2004 doctrine in this part of promoting common development has been dropped from the 2010 declarations)
- Ủng hộ Đảng giữ vững vị thế lãnh đạo
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển đất nước.
- Hiện đại hóa và củng cố quốc phòng
- Giữ gìn hòa bình và ổn định thế giới (Học thuyết năm 2004 của Hồ Cẩm Đào trong phần này về thúc đẩy sự phát triển chung đã bị bỏ khỏi các tuyên bố năm 2010).
The above leaves to no doubt the immensity of concern over China using military means to safeguard its internal, near abroad, far overseas national interests.
Tất cả những điều trên cho thấy rõ ràng dư luận rộng lớn đang lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ các lợi ích quốc gia của họ ở trong nước, ở cả gần và xa ngoài nước.
China has for long regarded the Yellow Sea, the East China Sea (Sea of Japan) and the South China Sea as areas of special strategic importance. By the time the Communist Party came to power in 1949, China had started publishing maps of its territorial claims. More maps had been added since including on the India border.
Từ lâu Trung Quốc đã coi Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông là các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt. Khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949, Trung Quốc đã bắt đầu công bố các bản đồ mà họ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Nhiều bản đồ hơn nữa đã được thêm vào từ khi bao gồm đường biên giới Ấn Độ.
These three Seas are seen as security buffers which also hold enormous gas and oil resources. To establish their claims they have used media propaganda, legal arguments and show of military power. Understanding their propaganda and legal arguments are feeble, military means appears to have become the main option.
Ba vùng biển này được xem như các lớp đệm an ninh mà lại chứa nhiều tài nguyên dầu lửa và khí đốt. Để thiết lập các tuyên bố chủ quyền của mình, họ đã tổ chức tuyên truyền báo chí, dùng các lý lẽ pháp lý và phô trương sức mạnh quân sự. Hiểu rõ sức tuyên truyền và các lý lẽ pháp lý của mình là rất mơ hồ yếu kém, các biện pháp quân sự dường như đã trở thành một lựa chọn chính.
In 2010, a large Chinese shipping vessel collided with Japanese patrol boats near the Diaoyu (or Senkaku in Japan) islands in the East China Sea. It is alleged the Chinese vessel deliberately rammed the Japanese boats to spark a controversy. This incident destroyed whatever repair was done in Sino-Japanese relations despite the fact China is Japan’s largest partner. Japan has reacted gradually and strongly using the diplomatic and public channels.
Trong năm 2010, một tàu lớn của Trung Quốc đâm vào các tàu tuần tra Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư (hay Senkaku trong tiếng Nhật) gần Biển Đông Trung Quốc. Vụ việc được cho là tàu Trung Quốc cố ý đâm vào các tàu Nhật để gây ra một cuộc tranh cãi. Sự kiện này đã hủy hoại những phụ hồi đã đạt được trong mối quan hệ Trung – Ấn bất chấp thực tế Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản đã phản ứng một cách từ từ và mạnh mẽ thông qua các kênh ngoại giao và công khai.
In South China Sea, China has been similarly aggressive with Vietnam and the Philippines, employing military provocation and intimidation. This phenomenon is rapidly increasing. In 2002 China signed the Declaration of Code of Conduct (DOC) with the other claimants on South China Sea. It has neither abided by the DOC and, though a signatory to UN Laws of Sea Convention (UNCLOS), has refused to abide by it. China uses international conventions and regimes when it suits, but rejects them with impunity when they do not serve its requirements.
Ở Biển Đông, Trung Quốc tỏ ra hung hăng tương tự với Việt Nam và Philippines, dùng các khiêu khích và hăm dọa quân sự. Hiện tượng này đã gia tăng nhanh chóng. Năm 2002, Trung Quốc ký Tuyên bố Bộ Quy tắc ứng xử (DOC) với các bên tuyên bố chủ quyền khác trên Biển Đông. Nhưng nước này chẳng hành động theo DOC, và mặc dù đã ký kết Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc (UNCLOS), nước này cũng từ chối tuân thủ. Trung Quốc dùng các thể chế và công ước quốc tế khi thấy phù hợp, nhưng phản đối chúng khi chúng không đáp ứng các đòi hỏi của nước này.
Most dangerous is the fact that Chinese leaders and their intellectual brigade are promoting ultra-nationalism on the South China sea and East China Sea sovereignty.
Nguy hiểm nhất là thực tế các lãnh đạo Trung Quốc cùng đội quân trí thức của họ đang thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan về chủ quyền trên Biển Đông và Biển Đông Trung Quốc.
The International Herald Leader, a subsidiary of the official news agency Xuinhua, reported (July 25), the deliberations of a seminar on South China Sea strategies, by scholars of the Institute of Asia-Pacific Studies of the Chinese Academy of Social Sciences (CASS). The CASS is China’s prime official think tank and provides inputs for the decision making process. The seminar advocated the following (a) media warfare including in foreign media (b) actively (militarily) prevent foreign companies from exploration in south China Sea, and failing diplomatic and propaganda initiative, use military means to occupy and retake the Spratly islands (c) restrict US intervention even by threats to sanction US companies engaged in China (d) avoid international and UN conventions (e) raise nationalism, and (f) use anti-piracy exercises as a reuse to place the navy in all parts of the waters.
The International Herald Leader, một phụ trương của Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đưa tin (ngày 25/7) những cân nhắc tại một hội nghị chuyên đề về các chiến lược Biển Đông, bởi các học giả của viện Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS). CASS là nhóm cố vấn chính thức hàng đầu của Trung Quốc, cung cấp các dữ liệu cho tiến trình đưa ra quyết định. Hội nghị tán thành những vấn đề sau: (a) chiến tranh truyền thông bao gồm cả báo chí nước ngoài; (b) tích cực (về mặt quân sự) ngăn chặn các công ty nước ngoài khai thác ở Biển Đông, và nếu không có sáng kiến về ngoại giao và tuyên truyền, dùng các biện pháp quân sự để chiếm cứ và giành lại Quần đảo Trường Sa; (c) hạn chế sự can thiệp của Mỹ, thậm chí bằng những đe dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc; (d) tránh xa các công ước quốc tế và Liên Hợp Quốc; (e) nâng cao chủ nghĩa dân tộc, và (f) dùng các hoạt động chống cướp biển như một cách đặt hải quân vào tất cả các khu vực của biển.
The most recent Chinese signal to escalate the conflict situation in the South China Sea was given through Hong Kong newspaper Ming Pao and later corroborated by the Global times. China is forming its fourth Naval Fleet to be based at San Ya, with two aircraft carriers. The Varyag that Chinese acquired, yet again by deception declaring it be used as a casino/entertainment park, but refurbished into an operational carrier, will be ready for active duty by 2015. China is on course to build more air craft carriers by 2020.
Dấu hiệu gần đây nhất của Trung Quốc nhằm leo thang tình trạng xung đột ở Biển Đông đã được phát qua báo Ming Pao của Hồng Kông và sau đó được củng cố thêm bởi Thời báo Toàn cầu. Trung Quốc đang xây dựng Hạm đội Hải quân thứ 4 của nước này để đồn trú ở San Ya, với hai tàu sân bay. The Varyag, con tàu mà Trung Quốc mua được, một lần nữa lại bằng tuyên bố dối trá sử dụng tàu làm một casino hoặc khu giải trí, nhưng tân trang lại thành một tàu vận hành, sẽ sẵn sàng làm nhiệm vụ đầy đủ vào năm 2015. Trung Quốc đang trên đà xây dựng thêm các tàu sân bay vào năm 2020.
San Ya has emerged into a major submarine base with underground berthing facilities. The base has been prepared to station the more advanced nuclear submarines like the Type-93, Type-94, and under construction Type-96. The Jin-Class SSBN are armed with JL-2 nuclear missiles.
San Ya nổi lên như một căn cứ tàu ngầm chủ chốt với các cơ sở đỗ tàu bí mật. Căn cứ này đã được chuẩn bị để chứa các tàu ngầm hạt nhân tiên tiến hơn như Type-93, Type-94, và loại Type-96 đang được chế tạo. Tàu SSBN hạng Jin được trang bị các tên lửa hạt nhân JL-2.
The Hainan islands overlook the South China Sea, and in a short time Chinese submarines are expected to prowl these waters. Chinese militarization of the South China Sea will come sooner than later.
Đảo Hải Nam nhìn ra Biển Đông, và trong một thời gian ngắn, các tàu ngầm Trung Quốc được cho là chạy quanh vùng biển này. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sớm hay muộn cũng sẽ diễn ra.
China’s main problem is US intervention in the region. The US made it clear to China in 2010 that it will ensure freedom of navigation in the sea as its national interest. China is on the course to develop area denial weapons (DF-21D missiles) mainly to counter the US. But US-China relations have always surprised many.
Vấn đề chính của Trung Quốc là sự can thiệp của Mỹ trong khu vực. Mỹ đã tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc trong năm 2010 rằng nước này sẽ đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này như một lợi ích quốc gia của mình. Trung Quốc đang trên đà phát triển các vũ khí từ chối khu vực (Các tên lửa DF-21D), chủ yếu để chống lại Mỹ. Nhưng, các mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn luôn khiến nhiều người ngạc nhiên.
The freedom of navigation in the South China Sea involves most of the international community as 50 percent of the world’s merchant traffic passes through the South China Sea. If China decides to control this sea lane it will become an international issue. If some of the nations decide to negotiate with China for their maritime routes, the cost will be unbearable.
Tự do hàng hải ở Biển Đông liên quan đến phần lớn cộng đồng quốc tế, vì 50% giao thương của thế giới đi qua vùng biển này. Nếu Trung Quốc quyết định kiểm soát tuyến hàng hải này, nó sẽ trở thành một vấn đề quốc tế. Nếu một số nước quyết định thương lượng với Trung Quốc về các tuyến đường biển của họ, chi phí sẽ là điều không thể chịu nổi.
Bhaskar Roy from South Asia Analysis Group
Tác giả, Bhaskar Roy là một nhà nghiên cứu về Trung Quốc, thuộc nhóm Phân tích Nam Á (SAAG).
Translated by Trúc An

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn