MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, October 16, 2011

China’s Influence: Waxing or Waning? Ảnh hưởng Trung Quốc: thịnh hay suy?


China's President Hu Jintao shows the way to South Africa's President Jacob Zuma during a welcome ceremony outside the Great Hall of the People in Beijing on August 24, 2010.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang mời chàoTổng thống Nam Phi Jacob Zuma trong một buổi lễ chào mừng bên ngoài Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng Tám năm 2010.

China’s Influence: Waxing or Waning?

Ảnh hưởng Trung Quốc: thịnh hay suy?

by Elizabeth C. Economy


Elizabeth C. Economy

6/10/2011

One of the significant unresolved questions surrounding Chinese foreign policy is whether China’s influence is expanding or diminishing. Is China a model for other countries? Does its economic clout give it sway in other arenas? Does its growing military prowess have the potential to bend others to its will?

Một trong những câu hỏi quan trọng chưa được trả lời xung quanh đường lối ngoại giao của TQ là: ảnh hưởng của nước này đang tăng hay giảm. TQ có phải là một mẫu mực cho các nước khác? Liệu cú đấm kinh tế của nó có cho nó địa vị thống trị trên những lãnh vực khác? Liệu khả năng quân sự đang lớn lên của nó có thể khiến các nước khác ngả theo ý chí của nó?

In the past two weeks, China’s influence barometer has been fluctuating wildly. In Zambia, Presidential candidate Michael Sata campaigned largely on an anti-China platform, proclaiming “Zambia has become a province of China…the Chinese are the most unpopular people in the country because no one trusts them,” and won. Closer to home, Burma threw a wrench in China’s plans to populate the Irrawaddy with seven more dams, including the 6,000 megawatt Myitsone dam, when Burmese President Thein Sein announced the suspension of the dam until his term ends in April 2016. The dam would have flooded an area roughly the size of Singapore and provided energy primarily for China. The Chinese government was stunned at Burma’s betrayal. And of course, throughout much of Asia, China’s neighbors are forging new alliances and fortifying old ones to defend against a seemingly more assertive China. (That certainly sounds like influence…just not the kind Beijing wants to have.)

Trong hai tuần lễ qua, phong vũ biểu chỉ ảnh hưởng của TQ đã chao đảo dữ dội. Ở Zambia, ứng viên Tổng thống Michael Sata vận động tranh cử rộng rãi dựa trên nền tảng bài Hoa, ông tuyên bố “Zambia đã trở thành một tỉnh của TQ… Người TQ là những người mất lòng dân nhất ở nước này vì không ai tin họ hết,” và ông đã thắng. Gần TQ hơn, Myanmar phá một trong những kế hoạch của TQ nhắm xây thêm bảy đập trên sông Irrawadi, bao gồm đập Myitsone, khi Tổng thống Thein Sein công bố hoãn việc xây đập đến hết nhiệm kỳ của ông vào tháng Tư năm 2016. Đập này có thể làm ngập một vùng có diện tích ngang với Singapore và cung cấp điện năng cho TQ trước hết. Chính phủ TQ choáng người trước sự phản thùng của Myanmar. Và tất nhiên, hầu khắp châu Á, các láng giềng của TQ đang xây dựng những liên minh mới và củng cố các liên minh cũ để tự vệ chống lại một nước TQ có vẻ quyết đoán hơn (Điều này rõ ràng giống như ảnh hưởng… chỉ có điều không phải kiểu ảnh hưởng mà Bắc Kinh muốn có).

At the same time, the South African government led by President Zuma failed to provide the Dalai Lama with a visa to attend the 80th birthday party of his fellow Nobel Laureate Desmond Tutu, prompting an angry outcry from the Archbishop. In addition, my colleague Josh Kurlantzick has suggested that China’s influence in central and parts of Southeast Asia is expanding through Beijing’s programs to manage social instability. Although given the significant annual increases in numbers of protests in China, it’s not clear to me what they are teaching, exactly; and given the already authoritarian predilections of these states, China’s influence, while not negligible, is not terribly surprising. Finally, opening the newspaper on any given day, it is easy to get the impression that without Chinese investment, the entire world economy would be down under.

Cùng lúc, Chính phủ Nam Phi do Tổng thống Zuma lãnh đạo đã không cấp chiếu khán cho Dalai Lama dự lễ sinh nhật thứ 80 của Desmond Tutu, người bạn cũng có giải Nobel như ông, gây nên phản ứng giận dữ của vị Tổng Giám mục này. Thêm vào đó, đồng nghiệp Josh Kurlantzich của tôi gợi ý rằng ảnh hưởng TQ ở vùng giữa và một số vùng khác thuộc Đông Nam Á dang gia tăng qua những chương trình quản lý bất ổn xã hội của TQ. Dù có những sự gia tăng đáng kể hàng năm các cuộc phản đối ở TQ, tôi không thấy rõ những cuộc ấy chính xác là nói lên điều gì, và dù có những sự ưa chuộng nền độc tài đã có sẵn ở những quốc gia ấy, thì ảnh hưởng TQ, trong khi không phải là không đáng kể, cũng chẳng làm ai sửng sốt lắm. Cuối cùng, mở bất kỳ tờ báo của bất kỳ ngày nào, cũng dễ dàng có cảm tưởng là nếu không có đầu tư của TQ, toàn bộ kinh tế thế giới sẽ sa sút.

So, is China’s influence waxing or waning? The answer is that it depends. Relations between countries are forged at so many different levels among so many different actors; while influence may be felt in the economic sphere, for example, it may be non-existent on critical issues of security. China’s vast purchases of raw materials in Australia, which have contributed to an Australian economic boom, have certainly increased its influence on the Australian economy; when China sneezes, Australia runs for a handkerchief. Yet, the prime minister of Australia reportedly told Secretary of State Clinton that force might be necessary against China “if everything goes wrong.” Again, China has influence, but influencing the Australians to plan for the use of force against the mainland is not Beijing’s endgame.

Vậy thì ảnh hưởng TQ thịnh hay suy? Câu trả lời là còn tùy thuộc. Quan hệ giữa các nước được xây dựng trên quá nhiều bình diện khác nhau và có quá nhiều tác nhân khác nhau; trog khi ảnh hưởng có thể cảm thấy trong lĩnh vực kinh tế chẳng hạn, thì lại có thể không tồn tại trên những vấn đề nghiêm trọng về an ninh. Những vụ mua nguyên liệu thô rất lớn của TQ ở Úc, đóng góp vào sự phát đạt về kinh tế của Úc, chắc chắn đã gia tăng ảnh hưởng của nước này đối với kinh tế Úc; khi TQ hắt hơi, Úc vội kiếm khăn mù soa. Thế mà, người ta nói Thủ tướng Úc đã bảo Bộ trưởng Ngoại giao Clinton rằng có thể cần sức mạnh để chống lại TQ “nếu mọi việc trở nên sai trái”. Một lần nữa, TQ có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đến Úc mà để Úc lên kế hoạch sử dụng vũ lực chống lại đại lục thì không phải kết cục mà TQ muốn.

We also need to consider influence in a variety of contexts. What is the time frame? What is the issue? Who is the intended target of the influence? What does the target have to gain? Influence in foreign policy is not only issue but also time specific. Prior to President Obama’s trip to China in November 2009, for example, he did not meet with the Dalai Lama in order to avoid offending Beijing. A few months after the trip, he met with the Dalai Lama and clearly annoyed the Chinese. China seems to have had influence before November but not after. What is that influence really worth in serious foreign policy terms?

Chúng ta cũng cần xem xét ảnh hưởng trong nhiều hoàn cảnh đa dạng. Khuôn khổ thời gian là gì? Vấn đề gì? Ai là mục tiêu nhắm tới của ảnh hưởng? Mục tiêu phải đạt là gì? Ảnh hưởng trong đường lối đối ngoại không phải chỉ là vấn đề mà còn là thời điểm cụ thể. Trước khi Tổng thống Obama đi thăm TQ vào tháng 11 năm 2009 chẳng hạn, ông đã không gặp Dalai Lama nhắm tránh phật lòng Bắc Kinh. Vài tháng sau chuyến đi, ông gặp Dalai Lama và rõ ràng làm phiền lòng người TQ. TQ có vẻ có ảnh hưởng trước tháng 11 nhưng sau đó thì không. Ảnh hưởng ấy thực sự có giá trị gì xét về mặt đường lối ngoại giao nghiêm túc?

“It depends” is rarely a satisfactory answer to anything. But sometimes, it is the right one. “It depends” is also an answer that will help keep us from becoming overly alarmist or overly sanguine. China’s “influence” in any case may be positive or it may be harmful—the devil is always in the details—and we need to pay close attention as we to try to parse out where China is going, what it will mean for the rest of world, and what we can do about it.

“Còn tùy thuộc” ít khi là câu trả lời thỏa mãn cho bất cứ điều gì. Nhưng đôi khi nó là câu trả lời đúng. “Còn tùy thuộc” cũng là câu trả lời giúp chúng ta không trở thành quá khiếp hoảng hay quá lạc quan. Ảnh hưởng TQ bao giờ cũng có thể tích cực hay có hại – ma quỷ luôn ở trong các chi tiết – và chúng ta cần chú ý rất kỹ lưỡng khi tìm cách phân tích xem TQ đang đi tới đâu, điều đó có nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới, và chúng ta có thể làm gì về việc đó.


Translated by Hoàng Hưng

http://blogs.cfr.org/asia/2011/10/06/china%e2%80%99s-influence-waxing-or-waning/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn