MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 3, 2011

China's Imminent Collapse Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa



China's Imminent Collapse
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa
John Quiggin, September 13, 2011
John Quiggin
The annual gathering of the great and good at the World Economic Forum in Davos has proved such a success that it has generated a series of spin-off events. I have spoken at a couple in Australia, and doubtless there are many others. But the biggest, second only to the WEF itself, is the Annual Meeting of the New Champions, informally known as “Summer Davos.”
Cuộc họp hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos đã tỏ ra thành công đến mức đã tạo ra hàng loạt những sự kiện phụ hữu ích. Tôi đã nói tại một đôi cuộc như thế ở Australia và chắc chắn có nhiều cuộc khác nữa. Nhưng cái lớn nhất, chỉ đứng thứ hai sau bản thân WEF, là Cuộc họp hàng năm của Những Quán quân mới, được biết một cách không chính thức dưới tên những "Davos Mùa Hè."
As its official title implies, the Summer Davos is focused on issues affecting the rapidly growing economies of Asia. This year, the event is to be held in Dalian, China, under the theme “Mastering Quality Growth.”
Như cái tên chính thức của nó hàm ý, Davos Mùa Hè tập trung vào những vấn đề đang ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển nhanh của châu Á. Năm nay, sự kiện này được tổ chức ở Đại Liên, Trung Hoa, dưới chủ đề "Làm chủ Tăng trưởng Chất lượng."
Both the theme and the conference program are redolent of the optimism about the beneficence and inevitable success of the market-liberal model epitomized in the pages of the National Interest by Francis Fukuyama’s essay, The End of History.
Cả chủ đề lẫn chương trình đều sặc mùi lạc quan về thành công tốt lành và chắc chắn của mô hình thị trường tự do được thu nhỏ trong những trang của National Interest, bằng luận văn của Francis Fukuyama "Kết thúc của lịch sử."
To be sure, the Davos discussions are not characterized by the glib triumphalism which was so dominant in the 1990s, when Fukuyama’s essay appeared. The path to quality growth, it seems, is beset with obstacles. Wise policy and good judgment are needed if these obstacles are to be avoided, and the very purpose of the Meeting of the New Champions is to provide guidance on navigating a path around them.
Chắc chắn là, các cuộc thảo luận Davos không đặc trưng bởi thái độ hân hoan chiến thắng thịnh hành vào những năm 1990, khi luận văn của Fukuyama xuất hiện. Con đường đi đến tăng trưởng có chất lượng có vẻ như bị vây bọc bởi những chướng ngại. Những chính sách khôn ngoan và những phán xét đúng đắn là cần nếu như những chướng ngại này có thể tránh được, và chính cái mục đích của Cuộc họp của Những Quán quân Mới này là cung cấp hướng dẫn để tìm đường lách qua những chướng ngại ấy.
Nevertheless, the program evinces little doubt that China and other emerging Asian champions will in due course follow a slightly modified version of the trail blazed by already developed countries, acquiring the necessary institutions such as rule of law and liberal democracy along the way.
Tuy nhiên chương trình tỏ ra có chút nghi ngờ rằng Trung Hoa và các quán quân mới nổi của châu Á sẽ trong một tiến trình thích hợp đi theo một phiên bản hơi đổi khác của con đường mòn đã được các nước đã phát triển đánh dấu, đạt được những định chế cần thiết như quy tắc thượng tôn pháp luật và nền dân chủ tự do trên con đường đó.
The impression of following a well-used trail is particularly evident in themes such as “disruptive innovation,” a slightly shopworn catchphrase coined by Clayton Christensen of the Harvard School of Business in the early years of the dotcom boom. Having helped to inflate that spectacular bubble, it is now being exported to the equally fizzy economies of East Asia.
Dấu vết của việc đi theo con đường đã được sử dụng tốt đặc biệt rõ ràng trong những chủ đề như "đổi mới gãy vỡ" một lối nói hơi bị mòn nhẵn do Clayton Christesen của Trường Kinh doanh đại học Harvard tạo ra, trong những năm đầu bùng nổ những địa chỉ mạng "chấm com." Nó đã giúp thổi phồng chiếc bong bóng ngoạn mục đó, bây giờ nó đang được xuất khẩu để làm sủi bọt các nền kinh tế Đông Á theo cách ấy.
The optimistic narrative offered at Davos is not without its critics. An alternative view is popular in two sharply opposed camps: those within the Chinese hierarchy who take the notion of “socialism with Chinese characteristics” at something like face value, and those in the United States who maintain the traditional suspicion of—and hostility to—China, either as a continuation of the Cold War or on the view that any two great powers must eventually clash.
Câu chuyện lạc quan được đưa ra ở Davos không phải không có những kẻ phê bình. Một quan điểm khác khá phổ biến trong hai phe đối lập gay gắt: Những người trong tôn ti trật tự Trung Hoa lấy khái niệm "chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa" ở một cái gì đó giống như giá trị bề mặt, và những người ở Hoa Kỳ vẫn giữ niềm hoài nghi truyền thống – hay thù địch với – Trung Hoa, hoặc là như một sự tiếp tục Chiến tranh Lạnh, hoặc là trên quan điểm cho rằng hai cường quốc lớn này cuối cùng thế nào cũng đụng độ nhau.
On the alternative account, China (and perhaps other Asian countries) can grow rich without becoming either liberal or democratic. Having done so, Beijing will (and, in the view of Chinese supporters of this analysis, should) convert its economic power into political influence. Globally, this influence will naturally favor a strong version of the doctrine of noninterference in the internal affairs of sovereign states (at least until China is powerful enough to contemplate such interference itself) and support for autocratic governments of all kinds as a counterweight to the claims of liberal democracies to be the only genuinely legitimate governments.
Về quan điểm khác này, Trung Hoa (và có lẽ các nước châu Á khác) có thể trở nên giàu có mà không cần trở thành tự do hay dân chủ. Đã làm được thế, Bắc Kinh (và theo quan điểm của những người ủng hộ Trung Hoa về phân tích này) sẽ biến sức mạnh kinh tế của nó thành ảnh hưởng chính trị. Trên tổng thể, ảnh hưởng này sẽ tự nhiên thiên về một phiên bản mạnh của học thuyết không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền (ít nhất cho đến khi Trung Hoa đủ mạnh để toan tính về một sự can thiệp như thế) và ủng hộ các chính phủ chuyên quyền đủ mọi loại như một đối trọng với tuyên bố của những nước dân chủ tự do là những chính phủ hợp pháp duy nhất chân chính.
On the face of it, the advocates of the second view have the better of the argument. Within China, the last twenty years have seen huge economic growth, but no net progress towards democracy. The hopes raised by the prodemocracy protests of 1989 have been crushed, and most Chinese appear to have accepted the political status quo and settled down to making money.
Trên bề mặt, những người ủng hộ quan điểm thứ hai có lý lẽ tốt hơn. Bên trong Trung Hoa hai mươi năm nay đã thấy tăng trưởng kinh tế khổng lồ, nhưng không có tiến bộ thực sự nào về hướng dân chủ. Những hy vọng mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ khơi lên năm 1989 đã bị nghiền nát, và hầu hết người Trung Hoa tỏ ra đã chấp nhận nguyên trạng chính trị và yên phận để kiếm tiền.
The promotion of local elections in rural villages as a training ground for democratization has turned out to be a dead end. Although the system of local elections has been in place for decades, it has not led to an extension of the system to the township level, let alone to the cities where economic activity is now centered. And the central authority does not hesitate to step on any village that takes its democratic rights too seriously—for example, by electing an unacceptable candidate or demanding the removal of a well-connected village chief.
Việc khuyến khích những cuộc bầu cử địa phương ở những làng mạc nông thôn như một cơ sở diễn tập dân chủ hóa hóa ra đã lâm vào một ngõ cụt. Mặc dầu những hệ thống bầu cử địa phương đã có trong nhiều thập kỷ, nó vẫn không dẫn đến việc mở rộng hệ thống này ra những thành phố nhỏ, chứ đừng nói đến những thành phố lớn hiện nay là trung tâm của những hoạt động kinh tế. Và chính phủ trung ương không ngại ngần dẫm lên bất cứ làng xã nào coi các quyền dân chủ là quá nghiêm túc – chẳng hạn, bằng cách bầu cho những ứng cử viên không được chấp nhận hoặc đòi bãi nhiệm một lãnh đạo xã có những mối liên hệ quan trọng.
Indeed, the system of local elections may be seen as a strategic retreat by the Communist Party, the better to defend its monopoly of power at the national level. With no remaining ideological interest in the way villages are run, handing off responsibility for the generally thankless business of local government makes a lot of sense.
Trên thực tế hệ thống bầu cử địa phương có thể được coi như một cuộc rút lui chiến lược của Đảng Cộng sản, cách tốt hơn để bảo vệ độc quyền quyền lực ở quy mô toàn quốc. Không còn sót lại mối quan tâm ý thức hệ nào theo cách các làng xã đang được điều hành, việc rũ bỏ trách nhiệm đối với những công việc không mấy lợi lộc của chính quyền địa phương có ý nghĩa rất lớn.
Internationally, China has established the Shanghai Cooperation Organization, along with Russia and a group of authoritarian governments in Central Asia (the ’stans) and with India, Iran, Mongolia and Pakistan as official observers. This group has a common interest in promoting the view that there is no uniquely suitable model of government and that Asian circumstances require Confucian values of deference to authority.
Về phương diện quốc tế, Trung Hoa đã thiết lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cùng với Nga và một nhóm các nước độc tài Trung Á (các tên nước có đuôi -stan) và với Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là những quan sát viên chính thức. Nhóm này có một lợi ích chung trong việc cổ vũ quan điểm rằng không có mô hình chính phủ nào duy nhất phù hợp [cho tất cả], và rằng hoàn cảnh châu Á đòi hỏi các giá trị Khổng giáo về việc tôn trọng người cầm quyền.
Finally, the Chinese government has sought to secure control over natural resources and to use that control to pursue geopolitical goals. Among the most notable examples was the monopolization, through predatory competition, of the market for “rare earths” and the imposition of an embargo on exports to Japan following that country’s detention of a Chinese fishing boat in disputed waters.
Cuối cùng chính phủ Trung Hoa đã tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng việc kiểm soát đó vào các mục tiêu địa chính trị. Trong số những thí dụ nổi bật nhất là việc giữ độc quyền, thông qua cạnh tranh như ăn cướp, thị trường "đất hiếm" và áp đặt lệnh cấm lên nhập khẩu sang Nhật Bản sau khi nước này bắt giữ một thuyền đánh cá Trung Hoa trong vùng biển tranh chấp.
All of these give the appearance of a unified regime in which economic and political power are wielded jointly in the pursuit of national interest. Unsurprisingly, this model is appealing to many Chinese and viewed with a mixture of fear and envy by many in the West.
Tất cả những chuyện này tạo vẻ ngoài về một chế độ thống nhất trong đó sức mạnh kinh tế và chính trị được vận dụng phối hợp cùng nhau trong việc theo đuổi những lợi ích của dân tộc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình này đang hấp dẫn nhiều người Trung Hoa và được nhiều người phương Tây nhìn bằng con mắt vừa sợ hãi vừa thèm muốn.
But appearances can be deceiving. Great powers, actual or aspiring, tend to overestimate their ability to direct the course of events. The United States has long used embargos as a tool of policy (or at least as an expression of political anger), most notably against the government of Cuba. In the absence of broad international participation, however, such policies are at best useless and at worse counterproductive. The Castros are still in power, long after dictators less offensive to U.S. sensibilities have been driven into exile or thrown into prison.
Nhưng những cái vẻ ngoài có thể lừa dối. Các cường quốc lớn đã định hình hay đang vươn lên, có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của họ điều khiển tiến trình của các sự kiện. Hoa Kỳ một thời gian dài dùng cấm vận như một công cụ của chính sách (hoặc ít nhất như một sự biểu thị cơn thịnh nộ chính trị), đáng chú ý nhất là cấm vận chống chính phủ Cuba. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiếu một sự tham gia rộng rãi của quốc tế, những chính sách như thế may lắm là vô dụng nếu không rơi vào tình trạng phản tác dụng tệ hại. Anh em Castro vẫn nắm chính quyền dài dài sau khi những tay độc tài ít hung hăng hơn theo cảm quan của Mỹ đã bị đuổi ra khỏi đất nước hay bị tống vào ngục.
The Chinese rare-earths embargo was even less successful than the Cuba embargo, being abandoned after only five weeks. Its only effect was a scramble among users of rare earths to secure alternative supplies, resulting in the reopening of mines that had been shut down as a result of low-cost Chinese competition. An expensively acquired position of market power was trashed for no return.
Việc cấm vận đất hiếm ít thành công hơn cuộc cấm vận Cuba, bị bãi bỏ chỉ sau năm tuần. Tác động duy nhất của nó là sự tranh giành trong số những người sử dụng đất hiếm để duy trì những nguồn cung cấp thay thế, dẫn đến việc mở lại những mỏ đã bị đóng do kết quả của cuộc cạnh tranh giá-thấp của Trung Quốc. Một vị trí giành được bằng giá đắt của sức mạnh thị trường đã bị vứt bỏ không thể lấy lại.
The SCO has been similarly ineffectual. It has not exercised a decisive influence on events in Western Asia. Russia’s actions in promoting separatist ministates like Abkhazia and South Ossetia have run directly counter to Chinese concerns for territorial integrity. Similarly, the organization has had little influence with respect to the fall of successive governments in Kyrgyzstan. When and if the autocracies in the other ’stans come under serious challenge from their subjects, it is hard to see the SCO doing much about it, or retaining much appeal for the successor states.
SCO cũng vô ích như thế. Nó đã không tạo được một ảnh hưởng quyết định lên các sự kiện ở Tây Á. Những hành động của Nga trong việc kích động những nước nhỏ li khai như Abkhazia và Nam Ossetia trực tiếp chống lại những quan ngại của Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ. Tương tự, tổ chức này có ít ảnh hưởng đối với sự sụp đổ của các chính phủ kế tiếp nhau ở Kyrgyzstan. Khi (và nếu) những kẻ độc tài ở các nước 'tên có đuôi –stan' gặp thách thức nghiêm trọng từ các thần dân của chúng, hiếm khi thấy SCO làm được gì nhiều, hoặc còn giữ được nhiều sức hấp dẫn với các nhà nước kế vị.
If Afghanistan is the graveyard of empires, Asia has been the graveyard of international organizations, and the SCO seems doomed to share the fate of SEATO, ASEAN, APEC, AP-6 and many others. These organizations (SEATO died through lack of interest in the 1970s, but the rest still exist) have held many meetings, but it’s hard to point to a single substantive achievement between them. And most of these organizations had a more coherent membership and rationale than does the SCO, which looks rather like a salon des refusés formed in defiance of the corresponding organizations of liberal democracies.
Nếu Afghanistan là bãi tha ma của các đế quốc, thì châu Á đã từng là bãi tha ma của các tổ chức quốc tế, và SCO dường như cũng chịu chung số phận với SEATO, ASEAN, APEC, AP-6 và nhiều tổ chức khác. Những tổ chức này (SEATO chết vì thiếu sự quan tâm trong những năm 1970 nhưng những tổ chức còn lại vẫn còn tồn tại đến ngày nay) đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng khó mà chỉ ra được một thành tựu quan trọng nào trong khoảng thời gian giữa những cuộc họp ấy. Và phần lớn những tổ chức này có nhiều thành viên cố kết và căn bản hơn SCO, vốn giống như một "salon chối từ" (salon des refusés[1]) hình thành trong sự thách thức của các tổ chức tương ứng của các nền dân chủ tự do.
Finally, there is the big question of whether the Chinese Communist Party can maintain its monopoly on power in a fully developed market (or perhaps mixed) economy. Contrary to some optimistic hopes, there is little to suggest that the development of a market economy per se will be sufficient to produce a shift towards democracy. The party has been very successful in coopting leading members of the business sector and in ensuring that they have a substantial stake in the maintenance of the existing order.
Cuối cùng có một câu hỏi lớn liệu Đảng Cọng sản Trung Hoa có thể duy trì độc quyền quyền lực của nó trong một nền kinh tế thị trường phát triển hết cỡ (hoặc có thể pha trộn) hay không. Trái ngược với một số hy vọng lạc quan, có ít lý do để nghĩ rằng sự phát triển của một nền kinh tế thị trường tự nó đủ để tạo ra một bước chuyển về hướng dân chủ. Đảng này đã hết sức thành công trong việc kết nạp những thành viên hàng đầu của khu vực kinh doanh và trong việc đảm bảo rằng họ có một khả năng thật sự để duy trì trật tự hiện tồn.
On the other hand, as the example of the Arab Spring has shown, authoritarian governments may be much more fragile than they appear. The system of self-selecting oligarchy that has emerged in China since the death of Mao has been a source of stability, but it offers no good way of resolving fundamental disagreements about policy directions.
Mặt khác, như tấm gương của Mùa Xuân A Rập cho thấy, các chính phủ độc tài có thể dễ đổ vỡ hơn nhiều so với vẻ ngoài của chúng. Cái hệ thống đầu sỏ chính trị tự-bầucử chính mình đã nổi lên ở Trung Hoa từ sau cái chết của Mao đã là một nguồn ổn định nhưng không đưa ra được cách nào tốt để giải quyết những bất đồng cơ bản về các đường lối chính sách.
The spectacular economic growth of the past two decades has made the resolution of policy disagreements relatively easy. Simply put, there has been enough surplus to satisfy all important interests and still allow rapidly rising incomes for the mass of the population, or at least those in urban areas who might pose a threat to political stability.
Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của hai thập kỷ qua đã làm cho việc giải quyết các bất đồng trở nên tương đối dễ dàng. Chỉ cần thấy, đã có đủ thặng dư để thỏa mãn mọi lợi ích quan trọng và vẫn còn cho phép tăng nhanh thu nhập cho khối lớn dân cư, hay ít nhất những người ở khu vực đô thị là những người có thể tạo thành mối đe dọa đối với ổn định chính trị.
Again, the example of the Arab Spring suggests that a slowdown in economic growth can bring about a sudden break in what seemed like an established political order. In democracies, economic shocks typically result in electoral defeat for the incumbent government, which at least provides the public with someone to blame, and a test of the hypothesis that the crisis was the result of mismanagement.
Hơn nữa, tấm gương Mùa Xuân A Rập gợi lên rằng một sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến gãy vỡ đột ngột trong cái có vẻ ngoài là một trật tự chính trị đã được thiết lập vững vàng. Trong các nước dân chủ, những cú sốc kinh tế thường dẫn đến thất bại trong bầu cử cho chính phủ đương nhiệm, điều ấy ít nhất cũng cung cấp cho xã hội một ai đó để đổ lỗi, và một phép thử của cái giả thuyết rằng khủng hoảng là do lãnh đạo kém.
In a closed oligarchy like that of China, there is no such mechanism. The system could break down from within, as factional disagreements within the central committee spill out into the broader party and the public at large. Alternatively, large-scale public protests, combined with disagreements over the extent to which repression is desirable and feasible, could bring about a rapid breakdown.
Trong một chế độ mà cấu trúc quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ đóng kín như Trung Hoa, không có một cơ chế như thế. Hệ thống này có thể đổ vỡ từ bên trong, những bất đồng, bè phái, bên trong ban chấp hành trung ương tràn ra toàn đảng và cả ra ngoài xã hội. Như một lựa chọn, những cuộc biểu tình phản đối quy mô lớn của công chúng, kết hợp với những bất đồng vượt quá mức độ cần đến và có thể đàn áp, dễ kéo đến một sụp đổ nhanh chóng.
Given the opacity of the system, there is no way of telling how and when such a breakdown might occur except to observe that is likely to be precipitated by an economic crisis of some kind. Moreover, there is no way to tell whether a crisis would produce a relatively smooth transition towards democracy or something more chaotic and perhaps bloody.
Với tính mờ đục của hệ thống này, không có cách nào nói trước một sự sụp đổ như vậy sẽ xảy ra khi nào và theo cách nào, trừ cái nhận xét rằng nó có thể được báo trước bằng một loại khủng hoảng kinh tế gì đó. Hơn nữa, không có cách nào nói trước liệu một cuộc khủng hoảng như thế có thể tạo ra bước chuyển biến tương đối êm đềm sang dân chủ, hay là một cái gì đó hỗn loạn hơn, hay có lẽ đẫm máu.
A collapse in the existing order, accompanied by an upsurge of demands for democratization would certainly be a prime example of “disruptive innovation.” But perhaps those who throw this phrase about should be careful what they wish for.
Một sự sụp đổ trật tự hiện tồn, đi kèm theo sự dâng trào đột ngột các yêu cầu dân chủ hóa chắc chắn sẽ là một ví dụ tốt nhất về một sự "đổi mới gãy vỡ." Nhưng có lẽ những người quăng ra câu này nên cẩn thận với điều họ muốn.

[1] Các salon nghệ thuật ở Paris trưng bày những tác phẩm bị giới hàn lâm thời thượng chối từ .



Translated by Hiếu Tân

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn