MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 10, 2011

China’s Dictator Complex Phức Cảm Chuyên chính Trung Quốc


China’s Dictator Complex
Phức Cảm Chuyên chính Trung Quốc
By Minxin Pei
September 27, 2011

Chinese policymakers are often assumed to be the archetypal practitioners of realpolitik. But their coddling of dictators is counter-productive.
Những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường được coi các nhà thực hành nguyên mẫu của chính trị thực tế. Nhưng nuôi dưỡng độc tài phản tác dụng.
The conventional wisdom about China’s foreign policy in the post-Mao era is that Beijing is the world’s quintessential practitioner of realpolitik – it pursues its national interests without ideological biases.
Nhận thức truyền thống về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ hậu-Mao Trạch Đông cho rằng Bắc Kinh là một tay nhà nghề điển hình của thế giới trong lãnh vực chính-trị-hiện-thực — họ không để thiên kiến ý thức hệ của mình ảnh hưởng đến công cuộc đeo đuổi lợi ích quốc gia.
But the portrayal of Beijing as a non-ideological pragmatist in international affairs is at odds with its policy and behaviour toward some of the world’s worst dictatorships. For example, China maintained its support for Slobodan Milosevic’s regime almost until the very end of his rule. In Africa, China stuck by Zimbabwe’s Robert Mugabe, inviting him to visit Beijing even when he was an international pariah. Of Latin American leaders, the mandarins in Beijing seem to have taken a particular liking to Hugo Chavez of Venezuela, a dictator in all but name.
Nhưng việc mô tả Bắc Kinh bằng hình hài của kẻ ứng xử theo chủ nghĩa thực dụng chứ không phải ý thức hệ trong lãnh vực quan hệ quốc tế không phù hợp với chính sách và hành vi của họ đối với một số nhà độc tài tồi tệ nhất của thế giới. Ví dụ, Trung Quốc đã tiếp tục ủng hộ chế độ Slobodan Milosevic hầu như cho đến lúc nền thống trị của ông ta kết thúc. Tại châu Phi, Trung Quốc kiên trì kề vai sát cánh cùng Robert Mugabe của Zimbabwe, mời mọc ông ta công du Bắc Kinh ngay cả khi nhân vật này đã được toàn thể thế giới xem như một kẻ hạ tiện. Trong số các lãnh tụ của châu Mỹ La Tinh, giới quan chức cao cấp tại Bắc Kinh đặc biệt ưa thích Hugo Chavez của Venezuala, một nhà độc tài trên mọi phương diện ngoại trừ tên gọi.
China’s dictator complex was on full display during the Arab Spring. Around the fall of Hosni Mubarak’s regime in February, the official Chinese media consistently cast Egypt’s anti-Mubarak forces as mobs who would do nothing but cause chaos. The Chinese handling of the recent collapse of Muammar Gaddafi’s regime was egregiously inept. Beijing not only received a high-level representative of the doomed Gaddafi regime in June – its arms manufacturers were trying to sell $200 million worth of weapons to Gaddafi’s forces in July, in violation of a UN Security Council resolution forbidding arms sales to Libya.
Phức cảm độc tài của Trung Quốc phơi bày toàn diện giữa Mùa Xuân Ả Rập. Quanh khoảng thời gian đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Hosni Mubarack vào tháng hai năm nay, giới truyền thông của nhà nước Trung Quốc trước sau vẫn kiên quyết khẳng định rằng các lực lượng chống đối Mubarak tại Ai Cập là những đám côn đồ chẳng làm gì hơn ngoài việc phá rối trị an. Phương thức mà Trung Quốc đã sử dụng để xử lý sự sụp đổ gần đây của chế độ Gaddafi cũng khờ khạo quá mức. Bắc Kinh không những đã đón tiếp một đại biểu cao cấp của chế độ Gaddafi đang giãy chết vào tháng sáu, các xưởng chế tạo vũ khí của họ còn tìm cách bán cho quân đội Gaddafi một lượng vũ khí trị giá 200 triệu Mỹ kim vào tháng 7, một hành động vi phạm nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm bán vũ khí cho Lybia.
What does this dictator complex tell us about Chinese foreign policy?
The most obvious answer is that, instead of being non-ideological, Chinese foreign policy actually is quite ideological. As can be seen from recent events, even in situations where supporting dictatorships hurts Chinese interests, Beijing has chosen to side with these international outcasts. This ideological bias stems from the nature of China’s domestic political regime – a one-party state. The ruling Chinese Communist Party believes that its greatest ideological threat is posed by the liberal democracies in the West. Even as China benefits from the West-led international economic system, the Communist Party has never let down its guard against the democratic West.
Mặc cảm độc tài này sẽ cho báo chúng ta biết gì về chính sách đối ngoại của Trung Quốc?
Câu trả lời hiển nhiên nhất là chính sách đối ngoại của Trung Quốc thực sự đậm đà sắc thái ý thức hệ, chứ không phải ngược lại. Như chúng ta có thể nhìn thấy được từ những biến cố gần đây, ngay cả trong những tình huống mà việc ủng hộ các chế độ độc tài sẽ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn chọn lựa đứng về phía những kẻ bị thế giới ruồng bỏ. Thiên kiến ý thức hệ này phát xuất từ bản chất của chế độ chính trị tại nội địa Trung Quốc — nhà nước độc đảng. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang trị vì tin rằng mối đe dọa ý thức hệ lớn lao nhất mà họ phải đối phó là do các nước tự do dân chủ ở phương Tây tiến hành. Ngay cả khi Trung Quốc đang hưởng thụ nhiều lợi ích từ hệ thống kinh tế quốc tế do phương Tây dẫn đầu, Đảng Cộng Sản cũng chưa bao giờ lơ là việc cảnh giác đề phòng phương Tây dân chủ.
A foreign policy corollary of this belief is that China needs allies – particularly of the authoritarian variety – in the developing world to counter the West. Dictators are easier to deal with, from Beijing’s point of view, simply because China knows very well how to do business with rulers unconstrained by the rule of law, civil society, and opposition parties. The fact that such dictators are ostracized by the international community is, then, no cause for concern. On the contrary, their isolation makes them all the more dependent on China.
Một hệ quả về mặt chính sách đối ngoại do niềm tin này mang lại là Trung Quốc phải cần có đồng minh — đặc biệt là đồng minh thuộc loại độc tài — trong thế giới đang phát triển để đối phó với phương Tây. Theo quan niệm của Bắc Kinh, giao thiệp với giới độc tài là việc làm dễ dàng hơn đơn giản là vì Trung Quốc hiểu rõ cách thức làm ăn với những kẻ thống trị không bị pháp quyền, xã hội dân sự, và đảng đối lập gò bó. Bởi thế, chuyện giới độc tài này bị cộng đồng quốc tế tẩy chay không phải là lý do đáng băn khoăn. Ngược lại, tình trạng bị cô lập khiến họ càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
The trouble with such thinking is that it isn’t true because coddling dictators hasn’t actually served Chinese interests.
Cái rắc rối của lối tư duy này là nó chẳng chính xác tí nào bởi vì chiều chuộng giới độc tài thực sự chưa hề phục vụ được gì cho lợi ích của Trung Quốc.
Isolated dictators may be weak, but they are tough customers and troublemakers. North Korea is perhaps the best example. The Kim Jong-il regime, the most isolated in the world, has given his Chinese patrons enormous grief over his nuclear programme and aggression against South Korea. Gaddafi, while in power, repeatedly blocked the Chinese state-owned oil giant, CNPC, from purchasing oil assets in Libya. Gaddafi committed the ultimate sin against China by hosting the Taiwanese president, an ardent pro-independence advocate, in 2006. China may keep scores against its enemies, but apparently cuts its autocratic clients plenty of slack.
Những kẻ độc tài bị cô lập có thể là đang ở trong thế yếu, nhưng họ là những khách hàng bướng bỉnh và ưa gây chuyện. Bắc Hàn có lẽ là ví dụ điển hình nhất. Chế độ Kim Jong-il, một chính quyền bị cô lập hàng đầu của thế giới, đã mang lại cho các đại ca đỡ đầu tại Trung Quốc nhiều phiền não lớn lao vì chương trình vũ khí hạt nhân và thái độ gây hấn Nam Hàn của mình. Lúc còn cầm quyền, Gaddafi đã nhiều lần ngăn cản không cho công ty dầu lửa quốc doanh khổng lồ của Trung Quốc, CNPC, thu mua tư sản của ngành dầu khí tại Lybia. Đối với Trung Quốc, Gaddafi đã vi phạm một tội lỗi tày trời vào năm 2006 khi ông ta đón tiếp và khoản đãi Tổng Thống Đài Loan, một người hăng hái chủ trương độc lập. Có lẽ Trung Quốc sẽ tính sổ với kẻ thù, nhưng hiển nhiên là họ đối đãi rất dễ dãi với các khách hàng chuyên chế của mình.
Dictators are also poor assets to invest in for China. From Beijing’s perch, such dictators may seem secure in their power. However, because of endemic corruption, brutal oppression, and lack of support within their societies, dictatorships are notoriously unstable and often implode without warning, as the Arab Spring shows. Beijing’s hopes that long-term relations with dictators are possible and productive are naïve and ignore the serious downside risks should its clients fall.
Đối với Trung Quốc, giới độc tài còn là loại tư sản đầu tư kém chất lượng. Nhìn từ vị thế của Trung Quốc, những kẻ độc tài này dường như rất an toàn trong phạm vi quyền lực của họ. Tuy nhiên, vì tệ nạn tham nhũng tràn lan, áp bức tàn khốc, và tình trạng khiếm khuyết sự ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội, các chế độ độc tài nổi tiếng là bất ổn định và thường suy sụp mà không có dấu hiệu báo trước, như Mùa Xuân Ả Rập đã minh họa. Hy vọng của Bắc Kinh rằng tiến trình xây dựng quan hệ dài lâu với giới độc tài là điều khả thi và có lợi là tư duy thơ ngây và phớt lờ những nguy cơ bất lợi nếu khách hàng của họ sa cơ lỡ vận.
From a purely realpolitik perspective, Chinese fears of new democracies in developing countries are grossly exaggerated. Most new democracies are no stooges of the West. In fact, their foreign policy has been exceptionally pragmatic. Take Brazil and Indonesia, for example. Both are success stories in making the transition from dictatorship to democracy. Both have shown strong independence in their foreign policy. Both enjoy good relations with China.
Từ một quan điểm thuần túy mang tính chất chính-trị-hiện-thực, nỗi âu lo của Trung Quốc đối với các nền dân chủ mới tại những nước đang phát triển đã được phóng đại cực độ. Hầu hết các nền dân chủ mới chẳng phải là đầy tớ của phương Tây. Sự thật là chính sách đối ngoại của họ hết sức thực dụng. Ví dụ, hãy xét trường hợp của Bra-xin và Indonesia. Cả hai đều là những trường hợp thành công trong tiến trình quá độ từ độc tài sang dân chủ. Cả hai đều triển hiện mạnh mẽ tính độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Cả hai đều có quan hệ tốt với Trung Quốc.
At the same time, some of the autocratic regimes surrounding China will pose the most serious threats to Chinese security. Russia is one possibility. The authoritarian Vladimir Putin regime not only distrusts China, but has taken steps to harm China’s national and energy security. It has repeatedly failed to honour its pledge to increase its energy exports to China and has sold Vietnam advanced jetfighters and submarines that can be deployed against the Chinese military in a potential conflict in the South China Sea. Vietnam is most likely to get into a fire fight with China over territorial disputes in the South China Sea. As for North Korea, its Beijing-fed ruling elites, whenever possible, barely conceal their hostility to their patrons and, during the now-defunct Six Party Talks, repeatedly betrayed and embarrassed Beijing with their double-dealing and duplicity.
Trong khi đó một số chế độ chuyên chính ở chung quanh Trung Quốc lại cấu thành những mối đe dọa nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Trung Quốc. Nga là một trường hợp rất có khả năng xảy ra. Chế độ độc đoán của Vladimir Putin không những chỉ nghi ngờ Trung Quốc mà còn xúc tiến việc gây tổn hại cho nền an ninh quốc gia và năng lượng của Trung Quốc. Nga đã nhiều lần nuốt lời hứa gia tăng mức xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và đã bán cho Việt Nam nhiều chiến đấu cơ phản lực và tàu ngầm tân tiến có thể được triển khai để chống lại quân đội Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông. Việt Nam rất có khả năng sẽ đụng đầu với Trung Quốc trong một cuộc đọ sức binh lửa vì chuyện tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Về phần Bắc Hàn, giai cấp thống trị của nước này, bất cứ lúc nào có thể, chỉ che dấu qua loa thái độ hằn học đối với những kẻ đỡ đầu của mình, cũng như đã nhiều lần phản bội và khiến Bắc Kinh phải bẽ mặt vì những hành vi tráo trở và gian dối của họ trong các cuộc Đàm Phán Sáu Bên mà bây giờ đã được giải thể.
So China should drop its dictator complex. If allowed to continue to influence Chinese foreign policy, this complex will needlessly set China up for confrontations with the democratic West, waste its precious diplomatic and economic resources, and undermine China’s own national interests.
Bởi thế Trung Quốc cần trút bỏ mặc cảm độc tài của mình. Nếu được phép tiếp tục ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mặc cảm này sẽ đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu với phương Tây dân chủ một cách không cần thiết, phung phí nguồn tài nguyên kinh tế và ngoại giao quý báu của mình, và hủy hoại lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc.

Translated by Nam Hải Trường Sơn

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn