MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, October 5, 2011

Bo Xilai’s Big Impression Ấn tượng lớn về ông Bạc Hy Lai




Bo Xilai’s Big Impression
Ấn tượng lớn về ông Bạc Hy Lai
By David Cohen
David Cohen - 01-10-2011
China Leadership Monitor has an interesting new report out about middle-rung promotions in the Chinese Communist Party, a wave of which will take place next year to fill spots left vacant by the top-level leadership transition. It’s worth reading in full for detailed analysis (96.4% of China's mid-to-high level leaders are men, apparently), but extracts from this section about Chongqing Party boss Bo Xilai’s amazingly open campaign to join the Politburo standing committee are especially interesting:
China Leadership Monitor (*) có một bản tin mới thú vị về đề bạt thăng chức trong Ðảng cộng sản Trung Quốc, từ cấp bậc trung cấp. Một làn sóng đề bạt sẽ xảy ra năm tới để lấp vào các chỗ trống trong quá trình chuyển giao quyền lực ở cấp cao nhất trong Ðảng. Rất đáng để đọc toàn bộ bản phân tích này, để biết đầy đủ chi tiết (chẳng hạn như, 96.4% lãnh đạo từ trung đến cao cấp là nam), nhưng các đoạn trích trong phần này dành cho lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh, người đã mở một chiến dịch vận động đáng kinh ngạc để được tham gia vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị là điều đặc biệt thú vị:
‘The challenge confronting the Chinese leadership in general, and the Party apparatchiks in particular, on the eve of the 18th National Congress is remarkably overwhelming. Never has the country witnessed such extraordinarily open political lobbying by a Politburo member as that being engaged in by Chongqing Party Secretary Bo Xilai, whose aggressive self-promotion campaign is known for its two idiosyncratic initiatives: “Striking black triads and singing red songs.”
“Sự thách thức đối đầu trong giới lãnh đạo Trung Quốc nói chung, và trong ban lãnh đạo đảng nói riêng, trước thềm Ðại hội [Ðảng Cộng sản Trung Quốc] lần thứ 18 là hết sức to lớn. Ðất nước chưa từng chứng kiến một sự vận động chính trị công khai một cách khác thường của một ủy viên Bộ Chính trị như thế, do ông Bạc Hy Lai, Bí thư Ðảng ủy Trùng Khánh tiến hành. Ông Bạc Hy Lai tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá, tự đề cao mình, qua hai sáng kiến có phong cách đặc trưng ‘tấn công các các hội tam hoàng và hát những bài ca cách mạng’.
‘Bo’s political campaign methods are not entirely new. Many critics call them “Cultural Revolution–style social mobilization” in both format and substance. Having Chongqing serve as a political model for the nation is just a small part of Bo’s objective. Even people on the street seem to recognize Bo’s political ambition: to obtain a seat on the next Politburo Standing Committee. In recent months, five of the nine current Politburo Standing Committee members have visited Chongqing to endorse his campaign.
Các phương pháp vận động chính trị của ông Bạc Hy Lai không phải hoàn toàn mới. Nhiều người chỉ trích gọi chúng là ‘sự vận động xã hội theo kiểu Cách mạng Văn hóa’, kể cả về mặt hình thức lẫn thực chất nội dung. Dùng Trùng Khánh như một mô hình chính trị cho cả nước chỉ là một phần nhỏ trong mục tiêu của ông Bạc Hy Lai. Ngay cả những người dân thường cũng thấy được tham vọng chính trị của ông ta: có được một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị sắp tới đây. Trong những tháng gần đây, năm trong chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại đã đi thăm Trùng Khánh và ủng hộ chiến dịch vận động của ông Bạc Hy Lai.
‘On the ideological front, there is also a remarkable—and to a certain extent unprecedented—display of disunity in the leadership. Premier Wen Jiabao’s favourable view of the “universal” values of democracy and the necessity for democratic elections, his outspoken criticism of the official seizure of farmers’ land for property development, his serious concern about the prevalence of the worship of money and the moral decay in society, and his well-articulated reservations about the “China model” of development and growing Chinese assertiveness on the world stage all sharply contrast with many of the views of his colleagues in the Politburo.’
Về mặt trận ý thức hệ, cũng có điểm đáng chú ý – và ở một mức độ nào đó, [chiến dịch vận động này] chưa có tiền lệ – cho thấy có sự thiếu nhất quán trong ban lãnh đạo. Quan điểm được ưa chuộng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về các giá trị ‘phổ quát’ của nền dân chủ và sự cần thiết về các cuộc bầu cử dân chủ, sự chỉ trích mạnh mẽ công khai của ông ta về việc chính thức tước đoạt đất đai của nông dân để phát triển, mối quan ngại sâu sắc về sự thịnh hành thái độ tôn sùng tiền bạc và suy đồi đạo đức trong xã hội, cũng như sự e dè của ông ta mà mọi người đều biết về ‘mô hình Trung Quốc’ phát triển và sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, tất cả điều đó hoàn toàn trái ngược với nhiều quan điểm của các đồng sự ông ta trong Bộ Chính trị”.
When we covered Bo a few months ago, we thought his audience was the standing committee. But I've heard arguments recently that Bo is making a genuine mass campaign, trying to force a reluctant Politburo to accept him by winning popular support. Personal political campaigns haven’t happened in public in China since the days of the republic, so if he makes it onto the standing committee next year it may have huge implications for the way China’s top leaders compete for power.

Cách đây vài tháng, khi viết về ông Bạc Hy Lai, chúng tôi nghĩ rằng khán giả của ông ta là Ủy ban Thường vụ [Bộ Chính trị]. Nhưng gần đây, tôi cũng đã được nghe có lập luận cho rằng, ông Bạc Hy Lai đang thực hiện một chiến dịch vận động đông đảo quần chúng, cố gắng ép Bộ Chính trị miễn cưỡng chấp nhận ông ta, qua việc giành được sự ủng hộ trong quần chúng. Các chiến dịch vận động chính trị cá nhân chưa từng xảy ra công khai ở Trung Quốc, kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa [Nhân dân Trung Hoa], nên nếu ông Bạc Hy Lai giành được chức ủy viên thường vụ trong năm tới, có thể có những ẩn ý lớn về cách mà các lãnh đạo Trung Quốc tranh giành chức vụ.
The Diplomat
Ghi chú:
(*) China Leadership Monitor, tức ‘Quan sát giới lãnh đạo Trung Quốc’, là bản tin của Viện Hoover thuộc Ðại học Stanford.

Translated by Nguyễn Trùng Dương


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn